BIBLE SCHOOL FOR VIETNAMESE
Môn Học: Lịch Sử Cơ Đốc Giáo Tại Việt Nam
Chương trình B.A. Online Khóa 5
Từ  ngày 30/09/2013 đến 25/11/2013
Phụ Trách: Mục Sư Cao Hoàng Cung
 Mục đích môn học:
Môn học Lịch Sử Cơ đốc Giáo tại Việt Nam  nhằm giúp sinh viên học biết về Quá trình hình thành Cơ Đốc Giáo tại Việt Nam, Những bậc tiền nhân, Những sự kiện lịch sử, gắn liền với chương trình cứu chuộc của Đức Chúa Trời trên đất nước và dân tộc Việt Nam.
Biết ơn những vị Giáo sĩ và những vị Mục sư tiên phong thì chúng ta không thể nào quên cảm tạ ơn của Ba Ngôi Đức Chúa Trời. Ơn của Ngài  "cao bằng các từng trời... rộng lớn hơn biển cả!" (Gióp 11:8-9). Bởi lòng nhơn từ vô biên của Đức Chúa Trời, Ngài đã ban ơn tha thứ cho chúng ta qua dòng huyết  cứu rỗi của Đức Chúa Giê su Christ.
Mục tiêu môn học:
Sau khi học môn học này, sinh viên có thể nắm vững:
-Lịch sử hình thành Cơ Đốc Giáo tại Việt nam từ giai đoạn tiên khởi đến năm 1975.
-Khái quát tình hình phát triển Cơ Đốc Giáo sau năm 1975.
Nhận Thức
1.   Nhận biết Đức Chúa Trời rất yêu Dân Tộc Việt Nam, Ngài không muốn một người nào bị chết mất. Tạ ơn Đức Chúa Trời, vì thấy tình cảnh đau thương của người Việt Nam, Ngài đã sai các tôi tớ của Ngài là những Giáo sĩ  đến Việt Nam, để rao giảng tình yêu thương của Đức Chúa Trời cho người Việt Nam
2.  Biết ơn những vị Mục sư tiên phong. Họ là những người vì yêu Chúa và yêu linh hồn đồng bào Việt Nam, dấn thân hy sinh hầu việc Chúa từ bỏ những lợi ích đời nầy để vâng theo "sự kêu gọi trên trời." (Phi líp 3:14).  
Tài liệu giáo khoa:
-        Đọc Tài liệu Lịch sử Cơ Đốc Giáo tại Việt Nam
-        Đọc sách 41 năm hầu việc Chúa với Hội Thánh Tin Lành Việt Nam. Hoặc Đọc sách 46 năm hầu việc Chúa của Mục sư Lê Văn Thái.
-        Đọc tài liệu Cơ đốc Giáo Việt Nam theo Dòng Thời gian.
-        Đọc sách Những Bước chân đầu tiên.
-        Đọc tài liệu Quá Trình Phiên dịch Kinh Thánh Sang tiếng Việt Nam.
-        Phan Khôi giới thiệu Thánh Kinh Báo.
-        Các Hệ Phái Tin Lành tại VN

Download Tài liệu tại đây:
Copy đường link dưới đây và dán vào trình duyệt, sẽ vào được trang Mediafire sau đó download về máy và đọc với PDF.
-41 năm hầu việc Chúa  http://www.mediafire.com/?9n77gck46iroc5y
-Cơ đốc Giáo Việt Nam theo Dòng Thời gian:
-Những Bước chân đầu tiên: http://www.mediafire.com/?7z791xf7zizl0vq  
-Lịch sử Cơ Đốc Giáo tại Việt Nam: http://www.mediafire.com/?pa594abker7kwc2
-Quá trình phiên dịch Kinh Thánh sang Tiếng Việt Nam:
-Phan Khôi Giới Thiệu Thánh Kinh Báo: http://www.mediafire.com/?a3144w5jjfhfc11
-Sơ Lược Tiểu Sử Mục Sư Lê Văn Thái: http://www.mediafire.com/?c5jkawt7zv4zo1b
-Các Hệ Phái Tin Lành Tại Việt Nam: http://www.mediafire.com/?vi5yqsr7o34hsqv 
46 Năm Chức Vụ của Mục sư Lê Văn Thái: http://www.mediafire.com/?udov8tqp952dipd
PHẦN CHUẨN BỊ CỦA SINH VIÊN:
CÁCH HỌC:
Trong học kỳ các bạn sinh viên cần thực hiện những điều sau đây:
1. Đọc tài liệu giáo khoa
2. Tham gia thảo luận
3. Thi trắc nghiệm (Tuần 8)
4. Viết Bài Cuối Khóa:
Sinh viên sẽ thực hiện một bài viết cuối khóa dài từ 10 – 12 trang (dòng đôi, Font 12 Times New Roman). Sinh viên có thể  tự chọn Đề Tài bài viết cuối khóa theo những đề tài được gợi ý trong lớp học, hoặc những đề tài khác với sự chấp thuận của Giáo sư.
HỌC TRÌNH:
 Tuần 1: 30 tháng 09 – 06 tháng 10 năm 2013 
1- Chào mừng sinh viên và Giới thiệu môn học
2- Đọc tài liệu, giáo khoa
3- Thảo luận: Mỗi Sinh viên sẽ tự giới thiệu sơ lược về bản thân và Hội Thánh nơi đang sinh hoạt và phục vụ trong một bài viết ngắn khoảng 2 trang A4 (Đăng trong phần thảo luận)
Tuần 2: 07 tháng 10 – 13 tháng 10 năm 2013 
1- Thảo luận: So sánh và phân tích sự khởi đầu công cuộc truyền giáo của Công giáo La Mã và Tin Lành tại Việt Nam?
 Tuần 3: 14 tháng 10 – 20 tháng 10 năm 2013 
1- Thảo luận: Sự cấm đạo của triều đình  nhà Nguyễn có tác động thế nào đối với việc truyền đạo Cơ Đốc giáo nói chung tại Việt Nam?
 Tuần 4: 21 tháng 10 – 27 tháng 10 năm 2013 
1- Thảo luận: Những đặc điểm nổi bật của Hội Thánh Việt Nam trong giai đoạn tiên khởi là gì? Nó có ảnh hưởng như thế nào với sự phát triển của Hội Thánh Việt Nam sau này?
 Tuần 5: 28 tháng 10 – 03 tháng 11 năm 2013 
1- Thảo luận: Nêu bật những khó khăn gặp phải của Hội Thánh Việt Nam trong giai đoạn 1911-1945, Những lợi ích và những tổn hại trong giai đoạn này là gì?
 Tuần 6: 04 tháng 11 – 10 tháng 11 năm 2013 
 1- Thảo luận: Hãy nhận định, với bề dày lịch sử hơn 100 năm hình thành và phát triển Hội Thánh Việt Nam. Những bài học nào từ lịch sử có thể áp dụng để giúp Hội Thánh Chúa tại Việt Nam phát triển nhanh chóng trong những năm tới?
2-Chọn Đề Tài, thiết lập và nộp Dàn bài của bài viết cuối khóa.
Các đề tài gợi ý:
-        Lịch sử hình thành và phát triển của Hội Thánh Ngũ Tuần (nói chung) tại Việt Nam.
-        Lịch sử hình thành và phát triển của Hội Thánh Giám Lý tại Việt Nam
-        Lịch sử hình thành và phát triển của Hội Thánh Trưởng Lão tại Việt Nam.
-        Lịch sử hình thành và phát triển của Hội Thánh Lutheran tại Việt Nam
-        Lịch sử hình thành và phát triển của Cơ đốc Truyền Giáo Hội tại Việt Nam.
-        Hoặc Lịch sử hình thành và phát triển của một giáo phái (hệ phái Tin Lành) dưới sự đồng ý của Giáo sư.
 Tuần 7: 11 tháng 11 – 17 tháng 11 năm 2013 
1- Thực hiện viết Bài cuối khóa
 Tuần 8: 18 tháng 11 – 24 tháng 11 năm 2013 
1-Thực hiện viết Bài cuối khóa, nộp Bài viết cuối khóa.
2-Địa chỉ nộp bài: nopbailam@yahoo.com  Tiêu đề (SUBJECT): Họ và Tên Sinh Viên_Bài Làm cuối khóa Môn Học LSCDG tại VN.
3-Làm bài trắc nghiệm cuối khóa. Chỉ được làm 1 lần duy nhất, 20 câu hỏi, thời gian 30 phút.
Hạn chót nộp bài viết cuối khóa ngày 01 tháng 12, năm 2013.
Sau ngày 01 tháng 12 năm 2013 sẽ không nhận bài viết cuối khóa vì bất cứ  lý do gì.
 Cách tính điểm
Điểm môn học căn cứ vào:
- Hiện diện[1] & đọc tài liệu 20%
- Tham gia thảo luận, Trả lời & góp ý các bài thảo luận 30%
- Bài thi trắc nghiệm 20%
- Bài cuối khóa 30%
Bảng Điểm
Cấp độ
Tối thiểu
Tối đa
Ghi Chú
A
93.0
100

A-
90
92,99

B+
87
89,99

B
83
86,99

B-
80
82,99

C+
77
79,99

C
73
76,99

C-
70
72,99

D+
67
69,99

D
60 
66,99

F
00
59,99










Yêu cầu của môn học:
Thời gian cho môn học: 8 tuần
Hiện diện & đọc tất cả tài liệu Giáo Khoa
Tích cực tham gia thảo luận, làm bài tập và trắc nghiệm.
Hoàn tất bài viết cuối khóa đúng thời hạn.
Lưu ý: Khi đọc xong phần này và tải các tài liệu học tập về máy để sử dụng. Các bạn sinh viên vui lòng gửi vài dòng vào phần thảo luận với nội dung đã đọc và tải tài liệu của môn học này, nếu không tải được hoặc gặp trục trặc xin vui lòng thông báo để tìm hướng khắc phục và giúp đỡ.
Mến chúc Qúy sinh viên một khóa học phước hạnh và gặt hái được những thành quả tốt.
Mục Sư Cao Hoàng Cung

BIBLE-SCHOOL-FOR-VIETNAMESE (BSFVN)
LỚP: CỬ NHÂN THẦN HỌC. KHÓA 5: 30/9 – 23/11/2013
MÔN HỌC: TƯ VẤN MỤC VỤ (PASTORAL COUNSELING)
CHƯƠNG TRÌNH HỌC - SYLLABUS
 Phụ Trách: Hồng Đào T. Võ


Giới Thiệu Môn Học
Tư Vấn Mục Vụ là môn học đề cập đến sự quan tâm của người chăn bầy đối với những thành viên trong Hội Thánh.  Sự quan tâm này xuất phát từ tình yêu thương, sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời để người chăn đem hết sức mình giúp đỡ con chiên một cách toàn diện.  Dù không thể thay thế cho việc rao giảng, dạy dỗ và môn đệ hóa, tư vấn mục vụ nằm trong tiếng gọi của Đức Chúa Trời dành cho người chăn.  Công tác rao giảng, dạy dỗ, an ủi khích lệ, là ba yếu tố không thể tách rời nhau trong thiên chức người chăn, mà Chúa Giê-xu của chúng ta là một mẫu mực.  Công tác tư vấn không chỉ dành riêng cho Mục sư lãnh đạo nhưng bao gồm mọi tín hữu.  Mỗi Cơ Đốc nhân cần dự phần trong việc khuyên bảo, nâng đỡ, khích lệ, quan tâm, chăm sóc và tất cả cần đầu tư trong sự học hỏi và thực hành.

Mục Đích Môn Học
Môn học này nhằm giúp sinh viên tìm hiểu khái quát về mục đích, vai trò và phương pháp tư vấn dựa trên nền tảng Kinh Thánh, đồng thời học biết những nguyên tắc căn bản về tư vấn mục vụ, hầu áp dụng trong bối cảnh Hội Thánh và Gia Đình Việt Nam.  Sinh viên tìm biết sự liên hệ mật thiết giữa thể lý, tình cảm, tâm lý, tinh thần và tâm linh trong một con người. Thực tập tư vấn trong một số nan đề cụ thể.

Mục Tiêu Môn Học
Sau khóa học này, học viên có thể nắm vững:

Nhận thức:
- Nhận thức tầm quan trọng của mục vụ tư vấn
- Học biết nền tảng Thánh Kinh về tư vấn và mục vụ
- Học nguyên tắc của Kinh Thánh về con người
- Hiểu biết những phẩm chất, động lực của người làm công tác tư vấn
- Học lý thuyết, mối quan hệ, tiến trình, các kỹ năng và thực hành tư vấn

          Trang bị:
- Được trang bị để tự giúp chính mình và giúp đỡ người khác khi đối diện nan đề.
- Hiểu biết cách xác định mức độ trưởng thành tâm linh của mt người qua cá tính và
  cách hành xử của người đó khi nan đề xảy đến.
- Phát huy những phẩm chất quan trọng của người tư vấn.
- Nhận biết khả năng, sự khiêm tốn trong việc nhận ra giới hạn của chính mình và biết
  khi nào phải chuyển giao.
- Biết quan tâm đến người khác, thấu cảm, yêu thương chân thật, nương cậy Thánh Linh...

          Thực hành:
- Thực hành trong nhóm
- Thực hành cá nhân qua những cases study

Sách Giáo Khoa & Tài Liệu
1. Christian Counseling –A comprehensive Guide by Gary R. Ph.D. Collins
    (3rd edition) Thomas Nelson, 2007.
2. Cố vấn Mục Vụ. Tài liệu sách giáo khoa của chương trình ICI (International
    Correspondence Institute).
3. Collins,  Gary R. và Lâm, B. Paul. Tâm Vấn Cơ Đốc. TPHCM: Nxb Tôn giáo, 2007.
4. Effective Biblical Counseling Dr. Larry Crabb- Zondervan Publishing House 1977.
5. Fisher, Ánh Tuyết  “Mục Vụ Tư Vấn & Chăm Sóc.” CA: năm 2011.
6. Võ, Hồng Đào Tư Vấn Mục Vụ.” WA: (BSFVN). Tháng 03, năm 2013.
7. Yeo, Anthony.  Bàn Tay Giúp Đỡ. TPHCM: Nhà Xuất Bản Trẻ, 2005.
* Tài liệu và bài học sẽ được đăng lên lớp hằng tuần.

PHẦN CHUẨN BỊ CỦA SINH VIÊN

CÁCH HỌC:
Mỗi tuần các bạn cần làm những điều sau đây:
1.     Đọc tài liệu giáo khoa
2.     Tham gia thảo luận
3.     Viết bài nhận định
4.     Làm bài thực tập



HỌC TRÌNH

Tuần 1: 30/9 - 5/10/2013: Khái Niệm về Tư Vấn Mục Vụ

Nội Dung:
Chào Mừng & Giới thiệu
Tư Vấn Mục Vụ Là Gì?
Vai Trò, Nhiệm Vụ và Tầm Quan Trọng của Tư Vấn Mục Vụ
Nhu Cầu Tư Vấn trong Hội Thánh
Thảo Luận
Nhận Định

Tuần 2: 7 – 12/10/2013: Thánh Kinh và Tư Vấn Cơ Đốc
Nội Dung:
Tư Vấn trong Quan Điểm Kinh Thánh.
Những Trường Hợp Tư Vấn trong KT của Chúa Giê-xu
Những Nguyên Tắc Tư Vấn
Sơ Đồ Tư Vấn
Thảo Luận
Thực Tập

Tuần 3: 14 – 19/10/2013: Những Lưu Ý và Đạo Đức Mục Vụ
Nội Dung:
Những Lưu Ý trong Tư  Vấn
Các Vấn  Đề Liên Quan Đến Đạo Đức trong Mục Vụ
Người Tư Vấn và Sự Tư Vấn
Tiêu Chuẩn Đạo Đức về Tư Vấn Cơ Đốc
Thảo Luận
Thực Tập Trong Nhóm
Nhận Định

Tuần 4: 21 -  26/10/2013: Người Tư Vấn và Mục Vụ
Người Được Tư Vấn    
Nội Dung:
Phẩm Chất, Động Lực của Người Tư Vấn
Những Nguyên Tắc và Cảnh Giác trong Mục Vụ
Tình Trạng Kiệt Lực
Con Người, Cá Tính, Ảnh Hưởng và Khả Năng Đối Phó
Thảo Luận
Thực Tập
Nhận Định

Tuần 5: 28/10 - 2/11/2013: Mục Đích, Kỹ Năng và Phương Pháp Tư Vấn
Nội Dung:
Mục Đích và Kỹ Năng Tư Vấn
Hiểu Biết Chính Mình và Tự Phát Huy Khả Năng
Mối Quan Hệ Giúp Đỡ
Các Phương Pháp Tư Vấn
Thảo Luận
Thực Tập

Tuần 6: 4 - 9/11/2013: Cách Nan Đề Phát Triển
Nội Dung:
Tìm Hiểu và Phân Tích Những Bước Nan Đề Phát Triển
Tâm Thức, Tiềm Thức, Ý Chí, Cảm Xúc
Điều Gì Cần Thay Đổi
Thảo Luận
Nhận Định

Tuần 7: 11 - 16/11/2013: Những Nan Đề Phổ Biến
Nội Dung:
Lo Âu, Giận Dữ
Mặc Cảm Tội Lỗi và Sự Tha Thứ
Tình Trạng Ngã Lòng
Thảo Luận
Thực Tập
Nhận Định 


Tuần 8: 18 - 23/11/2013: Hôn Nhân và Gia Đình
Nội Dung:
Chọn Lựa Người Phối Ngẫu
Tư Vấn trước Hôn Nhân 
Nan Đề trong Hôn Nhân 
Các Mối Quan Hệ Cá Nhân
Nuôi Dạy Con Cái,
Hướng Dẫn Cha Mẹ
Tư Vấn Tuổi Thiếu Niên
Thảo Luận
Thực Tập
Nhận Định
Tổng Kết


                                 Thi cuối khóa:
Gồm 2 phần:
1. Thực tập 1 trường hợp tư vấn.
2. Sinh viên sẽ viết một bài khóa luận dài đúng 7 trang (dòng đôi, không kể trang bìa, trang nội dung và trang thư mục), size 12. Bài khóa luận thực hiện ít nhất là 7 footnotes và 7 thư mục.  Đề tài bài khóa luận sinh viên tự chọn theo những đề tài trong lớp học với sự chấp thuận của giáo sư.

Cách tính điểm
Điểm môn học căn cứ vào:
- Hiện diện & đọc tài liệu: 10%
- Phụ trách thảo luận & tích cực góp ý thảo luận: 20%
- Thực tập, góp ý thực tập: 20%
- Bài nhận định: 20%
- Bài cuối khóa 30%
 
Set Grade LettersXin giúp đõ,
Grade Letter
Low

High



Yêu cầu của môn học:
Thời gian cho môn học: 8 tuần
Cần đọc tất cả tài liệu Giáo Khoa
Tích cực tham gia thảo luận trong lớp
Làm đầy đủ bài nhận định và phần thực tập của mỗi bài học
Hoàn tất bài thi cuối khóa đúng thời hạn

Bài làm và bài thi:

Thảo luận: gồm 2 phần:
a.     Phụ trách thảo luận: Xem chi tiết cách phụ trách thảo luận trong tuần 1
b.    Hiện diện và góp ý thảo luận: Mỗi tuần học có 2-3 câu hỏi thảo luận, sinh viên cần tham gia tích cực. Phần góp ý thảo luận dựa trên các tài liệu giáo khoa, sưu tầm riêng và suy nghĩ cá nhân.
Điểm thảo luận được chấm dựa trên phần phụ trách thảo luận tt và bao nhiêu lần bạn tham gia thảo luận cùng giá trị nội dung của các câu góp ý.

Nhận Định: Học viên phải ghi lại suy nghĩ và nhận xét sâu sắc nhất của mình về đề tài và nội dung bài học khoảng 1-11/2 trang dòng đơn.

Thực tập: Học viên viết ra những nan đề cụ thể (Cases Study)  và thực tập giúp giải quyết các nan đề đó.

Thi cuối khóa: Nộp bài đúng thời hạn. Từ ngày 25/11 đến 14/12 năm 2013.