Những điều
cần thay đổi
Sáng nay
tôi sẽ chia sẻ một điều.
Điều tôi sắp nói ra đây là điều mà quý vị cần
phải nghiêm túc suy xét và thay đổi.
Trước khi tôi nói: thì tôi đề nghị quý vị hãy mở
Lời của Chúa trong sách Luca 2:19.
+ khi chúng ta nghe thì thái độ của chúng ta phải
như thái độ của Ma-ri.
Còn
Ma-ri thì ghi nhớ mọi lời ấy và suy nghĩ trong lòng. ( Luca 2:19)
·
ghi nhớ lời ấy
·
và suy gẫm trong
lòng
Tôi
đề nghị trong khi nghe và khi nghe xong. Thì không được ai đưa ra ý kiến của
mình, ngay cả khi nhóm xong, hay khi ngồi bất cứ ở đâu về sau này. Đừng ai hỏi
gì về chuyện này, hay nhắc gì về chuyện này. Hãy cứ làm như tôi căn rặn đó là: Ghi nhớ lời ấy và suy gẫm trong
lòng.
Tôi
nhắc lại là: Dù cho người già hay người trẻ, không ai được góp ý kiến, hay đưa
ra ý kiến. Và tôi không nghe bất cứ ý kiến của người nào cả.
+
Trong những năm qua và càng về mấy tháng gần đây.
Hội
Thánh đã liên tục gặp tôi và đề nghị tôi thay đổi địa điểm nhóm lại.
Tôi
hiểu tấm lòng của quý vị đã kiên nhẫn, nhẫn lại, chịu đựng và không nói hết được
lên gánh nặng, sự nặng lòng của quý vị ra thành tiếng nói.
Nhưng
quý vị đã thương người hầu việc Chúa và đã nghe lời tôi khuyên bảo để đến hôm
nay chúng ta vẫn còn tiếp tục thờ phượng Chúa ở địa điểm nơi này.
+
Qua việc cầu nguyện với Chúa và khảo sát, tư vấn của các Mục sư có ơn và sâu
nhiệm trong Chúa, những tôi tớ của Chúa trong nước hay ngoài nước. Thì nay, tôi
quyết định tôi sẽ để cho Hội Thánh tự quyết định và sẽ không sen vào quyết định
ấy nữa. Bởi tôi không muốn Hội Thánh quá nặng tình với tôi mà phải chịu đựng
nữa.
+
Tức là tôi đồng ý cho quý vị tự do chọn lựa nơi hay địa điểm nhóm lại – nhưng
tôi sẽ từ chức để mời người khác đến để giúp cho Hội Thánh.
+
Riêng cá nhân tôi: Thì tôi đã làm hết sức mình trong những năm tháng qua, trong
việc chăm sóc và không ngừng dạy dỗ Lời Chúa cho Hội Thánh.
+
Tôi cũng đã vâng theo Lời của Chúa để rao giảng cả những sứ điệp cáo trách, hay
sửa trị rồi.
+
Tôi sẽ cư xử theo các nhà giáo ngày xưa rằng: Trò không chịu thay đổi một phần
là do lỗi của người thầy.
+ Chỉ trách tôi đã không đủ ơn, đủ yêu
thương của Chúa để giúp cho anh chị em mà thôi. Chẳng trách ai được, cũng chẳng
đổ lỗi cho ai được.
+
Như tôi đã nói: Tôi làm việc vì cái tình, cái nghĩa.
Tôi
không phải là người làm công tác tôn giáo, nay đến nhà này, mai bỏ nhà khác. Nó
ngược lại với bản tính của tôi. Cho nên chỉ còn cách tôi xin tự rút lui để
người khác đến giúp đỡ quý vị mà thôi.
·
Nhưng trước khi
quý vị làm việc gì, hay có quyết định quan trọng thì hãy như điều tôi căn rặn
sau đây mà ghi nhớ lời ấy và suy gẫm trong lòng.
1/. Đức Chúa Trời luôn cho con người ta
thời gian ăn năn trước khi Ngài đoán phạt.
Theo
Thánh Kinh thì mỗi khi Chúa sắp làm việc gì thì Ngài luôn báo trước cho tôi tớ
của Ngài biết.
Hoặc
mỗi khi Ngài sửa trị hoặc đoán phạt thì Ngài thường nói cho người ta biết trước
để mong người ta hoán cải, ăn năn và rồi tùy theo sự hoán cải ăn năn ấy mà Ngài
cũng rút sự trừng phạt của Ngài lại.
Nghĩa
là, Ngài sửa trị, bẻ trách cốt mong người ta nhận ra và ăn năn. Nhưng không bao
giờ là Ngài trừng phạt ngay cả. Ngài cho người ta thời gian, Ngài chờ đợi người
ta ăn năn thay đổi.
Minh họa: Quý vị đã từng học với tôi về việc,
trước khi Chúa nổi giận, xô đổ bàn ghế và quất roi vào những người ngang bướng.
Thời gian Chúa cho họ ăn năn là thời gian Ngài bện roi. Ngài nhìn thấy họ đổi
bồ câu, chiên và bạc, nhưng Ngài không quất ngay…
+ Khi Phi-e-rơ chối Chúa ba lần, Chúa Giê xu
không bỏ mặc ông một mình, Ngài cũng không đem những sấm sét, hay bệnh tật đến
với ông. Nhưng sau khi Ngài hiện ra Ngài đã tìm gặp ông.
Ngài đã cho ông có thời gian, ăn năn để đến khi
gặp Ngài, Ngài phục hồi ông.
+ Tất cả, các môn đồ đã chạy chốn bỏ Ngài lại một
mình, nhưng khi Chúa Phục sinh Ngài đã đi tìm từng người một, chỉ có mình Gia
đa là đứa con của sự hư mất mà thôi.
+ Tôi rất hiểu
tấm lòng của Chúa Giê xu khi Ngài sắp sửa phải bước lên trên thập tự giá: “ Đang khi Con còn ở với họ, Con gìn giữ họ trong danh
Cha, là danh Cha đã ban cho Con. Con đã gìn giữ họ, trừ đứa con của sự hư mất
ra, thì trong đám họ không một người nào bị thất lạc, hầu
cho lời Kinh thánh được ứng nghiệm.” ( Gi 17:12).Là người học theo gót của Chúa Giê xu người thầy vĩ đại có tình thương cao cả. Tôi không muốn một người nào phải ở một mình và thất lạc, lẻ loi cả.
Tôi rất thương quý vị! Tình thương ấy chỉ Cha trên trời chứng dám cho tôi.
2/. Danh của Đức Chúa Trời sẽ bị sỉ nhục
Ro 2:24 24
Vì bởi cớ các ngươi nên danh Đức Chúa Trời bị nói
phạm trong vòng người ngoại, [†]
3/. Sự nguy hiểm khi ở một mình
“Hai
người hơn một... Nếu người nầy sa-ngã, thì người kia sẽ đỡ bạn mình lên”.—Vua
Sa-lô-môn
VUA
SA-LÔ-MÔN của nước Y-sơ-ra-ên xưa nói: “Hai người hơn một, vì họ sẽ được
công-giá tốt về công-việc mình. Nếu người nầy sa-ngã, thì người kia sẽ đỡ bạn
mình lên; nhưng khốn thay cho kẻ ở một mình mà sa-ngã, không có ai đỡ mình
lên!” ((Truyền đạo 4:9-12)
Bất
kỳ ai cũng có lúc ngã. Thánh Phaolô cũng nói :”Ai đang đứng, ý tứ kẻo ngã” và
tục ngữ Việt nam cũng nói :”Khỏe như voi không coi cũng ngã”. Vì thế, trong
cuộc đời phải có “Chị ngã em nâng”.
Khi
chúng ta tuyên xưng đọc bài tín điều các sứ đồ trong đó có câu:
“
Sự cảm thông của thánh đồ”
Những công việc và gánh nặng mà bạn phải mang có
thể quá nhiều cho bạn. Vậy thì, bạn phải chia xẻ nan đề của bạn với những anh
em thánh đồ, vì “một mình chẳng gánh nỗi” (Xuất 18:18). Và Ma-thi-ơ 18:20 chép,
“Vì nơi nào có hai ba người nhân danh ta nhóm nhau lại, thì ta ở giữa họ.”
“Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.
Hãy
cùng quay lại với đoạn Kinh thánh bên trên, và hãy để ý là trong cả đoạn chủ
yếu nhắc đến con số hai, nhằm mô tả quan hệ giữa hai con người, nhưng trong câu
cuối cùng tổng kết thì nhắc đến con số ba, để đảm bảo cho mối quan hệ đó sẽ
được bền vững - “một sợi dây đánh ba tao lấy làm khó đứt”.
Sợi
dây ba tao tức là sợi dây được tết lại từ ba sợi dây. Sợi dây thứ ba nói về
người thứ ba ẩn danh ít được nhắc đến trong quan hệ giữa hai con người, lại
chính là nhân tố quan trọng nhất để gìn giữ nó, đó là ngầm chỉ Đức Chúa Trời ở
giữa chúng ta. Nếu trong mọi quan hệ, mọi cư xử, chúng ta đều có Chúa tham gia,
có Ngài ở cùng, có Ngài phân xử, thì quan hệ đó mới có sức sống và bền vững
trước mọi sự chia rẽ bất đồng.
“Rút
lại, hết thảy anh em phải đồng lòng đầy thương-xót và tình yêu anh em, có lòng
nhân-từ và đức khiêm-nhượng”.—1 Phi-e-rơ 3:8.
sứ
đồ Phao-lô khuyến giục: “Hãy... yên-ủi những kẻ ngã lòng, nâng-đỡ những kẻ
yếu-đuối, phải nhịn-nhục đối với mọi người.... Hãy tìm điều thiện luôn luôn,
hoặc trong vòng anh em, hoặc đối với thiên-hạ”.—1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:14, 15.
Mối
quan hệ của hai người với nhau cộng với Đức Chúa Trời sẽ như ba góc của hình
tam giác mà Chúa là đỉnh. Như hai cây hai bên chụm lại, nhờ vào sức mạnh của
cây ở giữa, để làm thành hòn núi cao.
Chúng
ta gần nhau hơn, hiểu nhau hơn và thông cảm cho nhau hơn khi chúng ta càng đến
gần Chúa hơn.
Và
khi chúng ta hướng về Chúa, là chúng ta hướng về nhau, và mối quan hệ đó sẽ
được chính quyền năng của Đức Chúa Trời tuôn đổ từ trên xuống.
Thi
thiên 133
1
Kìa, anh em ăn ở hòa thuận nhau
Thật
tốt đẹp thay!
2
Ấy khác nào dầu quí giá đổ ra trên đầu,
Chảy
xuống râu, tức râu của A-rôn,
Chảy
đến trôn áo người;
3
Lại khác nào sương móc Hẹtmôn
Sa
xuống các núi Si-ôn;
Vì
tại đó Ðức Giê-hô-va đã ban phước,
Tức
là sự sống cho đến đời đời.
Bức
tranh mà Thi thiên này mô tả là bức tranh của những anh chị em con cái Chúa ăn
ở hòa thuận với nhau, giúp đỡ lẫn nhau trong đời sống. Đó chính là phước hạnh
mà người đời mơ cũng không thể có được.
Phước
hạnh của Chúa sẽ như sự xức dầu của Thánh Linh tuôn chảy và thấm đẫm trên đời
sống mọi người trong Hội thánh, từ trên xuống dưới, từ người đức tin đã phát
triển đến người còn đang tập những bước đi đầu tiên.
Đó
là dầu của sự vui mừng, dầu của sự an ủi, cũng là dầu có quyền phép chữa lành,
dầu chảy lan từ người này sang người khác.
Còn
sương móc chính là biểu tượng của ân điển Chúa - cứ mỗi một sớm mai lại giáng
xuống tươi mới trên mỗi con người, điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ không chỉ
sống với những phước hạnh quá khứ, không phải đợi lâu lâu mới được một lần, mà
sẽ có đủ ơn Chúa cho mỗi ngày khi chúng ta sống trong hòa thuận.
Một
cây ta làm chẳng nên non, và hai cây cũng vậy. Nhưng, khi có thêm Đức Chúa Trời
ở giữa, chúng ta nên ngọn núi mà trên đỉnh là nguồn quyền phép và phước hạnh sự
sống không bao giờ cạn mà Chúa đã định dành cho mọi con cái Ngài.
Hãy
đến với Chúa, xin Ngài ban cho mình tìm được sự gắn bó với Hội thánh của Ngài
để xây dựng được những quan hệ nền tảng vững chắc cho cuộc sống mình suốt chặng
đường trên đất.
Nguyện
xin Chúa ban cho mỗi anh chị em thấu hiểu được phước hạnh này.
Do you like ThisBlog...?