ĐỀ TÀI: SAI ĐI TỪNG ĐÔI
KINH THÁNH: MÁC 6: 7-13
Mục đích:
Để Hội Thánh được phát triển chúng ta cần thực hành lời sai phái của Chúa Giê xu và trở lại với khuôn mẫu Hội Thánh đầu tiên. Cũng khiêm nhường nhìn nhận những thiếu xót của bản thân và thiếu xót của Hội Thánh để xin Chúa phục hồi.

Lời chào:
Tác giả của Thi-thiên có reo mừng rằng: “ Nguyện hết thảy những kẻ tìm cầu Chúa, Được vui vẻ và khoái lạc nơi Chúa; Nguyện những người yêu mến sự cứu rỗi của Chúa, Hằng nói rằng: Đức Giê-hô-va đáng tôn đại thay? ”
( Thi-thiên 40:16)

Nhập đề:
Buổi sáng hôm nay, chúng ta tạm ngưng học Lời Chúa trong sách Giê-rê-mi để cùng nhau học hỏi Lời của Chúa trong sách Tin Lành Mác.
Mời quý ông bà anh chị em cùng mở Lời của Chúa trong sách MÁC 6: 7-13.

Qua bản văn Thánh Kinh vừa đọc, chúng ta cùng học với nhau hai bài học:
Phần thứ nhất: SAI ĐI.
Phần thứ hai: TỪNG ĐÔI
Bây giờ, chúng ta cùng học phần thứ nhất.

I. CHÚA SAI ĐI.
Chữ sai đi là một động từ diễn tả hành động, họ không phải đang ngồi mà là họ đang đi, họ đang chủ động chứ không phải họ thụ động, hay bất động. Sai đi là họ đang ở trong một tư thế luôn luôn sẵn sàng, luôn luôn dấn thân.

Họ cần ra đi rao giảng và công bố Phúc Âm tha tội của Chúa Giê xu cho thế giới đang lầm lạc ở trong bóng tối của tội lỗi. Họ cần phải ra đi để rao báo hồng ân và sự giải thoát cấp bách của Đức Chúa Trời cho thế giới đang ở trong sự chết.
Trong sách tiên tri Ê-sai 6, Ê-sai nghe thấy tiếng gọi của Chúa và ngay lập tức ông đáp ứng lại với tiếng gọi ấy:
“  Đoạn, tôi nghe tiếng Chúa phán rằng: Ta sẽ sai ai đi? Ai sẽ đi cho chúng ta? Tôi thưa rằng: Có tôi đây; xin hãy sai tôi.”Es 6:8)

Có rất nhiều người khi Chúa kêu gọi thì đặt điều kiện với Chúa, có rất nhiều lúc Chúa sai phái chúng ta chúng ta do dự, lưỡng lự và trần trừ.
Nhưng Ê-sai đã không đặt điều kiện gì với Chúa cả, cũng không do dự, lưỡng lự hay trần trừ bất cứ điều gì cả. Ê sai thưa rằng: Có tôi đây; xin hãy sai tôi.

Minh họa: Đang khi đi đường, có kẻ thưa Ngài rằng: Chúa đi đâu tôi sẽ theo đó. 58 Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Con cáo có hang, chim trời có ổ; song Con người không có chỗ mà gối đầu. 59 Ngài phán cùng kẻ khác rằng: Ngươi hãy theo ta. Kẻ ấy thưa rằng: Xin cho phép tôi đi chôn cha tôi trước đã. 60 Nhưng Đức Chúa Jêsus phán rằng: Hãy để kẻ chết chôn kẻ chết; còn ngươi, hãy đi rao giảng nước Đức Chúa Trời. 61 Có kẻ khác nữa thưa rằng: Lạy Chúa, tôi sẽ theo Chúa, song xin cho phép tôi trước về từ giã người trong nhà tôi. 62 Đức Chúa Jêsus phán rằng: Ai đã tra tay cầm cày, còn ngó lại đằng sau, thì không xứng đáng với nước Đức Chúa Trời. ( Luca 9:57-61)

Thái độ rứt khoát, nghiêm ngặt của Chúa Giê xu cho thấy khi ai đã theo Chúa và trở nên môn đệ của Ngài thì người ấy cần phải sẵn sàng dấn thân hy sinh vì Phúc âm, từ bỏ mọi sự vì Phúc Âm.
Ngài không tranh luận để phân tích, chỉ mất thì giờ mà thôi. Khi một người bước đi theo Chúa thì không thể nào cứ đưa ra lý do hay bão chữa trì hoãn sự kêu gọi.
Vì Phúc âm mà hy sinh công việc, gia đình, thì giờ và tiền bạc đó là thái độ rứt khoát mà Chúa Giê xu đang cần tìm kiếm. Mọi nhu cầu, mọi mối quan hệ của chúng ta phải đặt thứ tự phía sau.

Minh họa:
“ Ê-li đi ngang qua người, ném áo choàng mình trên người. 20 Ê-li-sê bèn bỏ bò mình, chạy theo Ê-li mà nói rằng: Xin cho phép tôi hôn cha và mẹ tôi đã, đoạn tôi sẽ theo ông. Ê-li đáp: Hãy đi và trở lại; vì ta nào có làm gì cho ngươi đâu. Ê-li-sê bèn lìa khỏi Ê-li trở về, bắt một đôi bò giết đi, và lấy cày làm củi mà nấu thịt nó, rồi cho các tôi-tớ mình ăn. Đoạn, người đứng dậy, đi theo Ê-li, và hầu-việc người.”  ( I Các vua 19:19-21)
Sẽ chẳng bao giờ có được luống cày thẳng nếu mà cứ ngó về đằng sau, sẽ chẳng bao giờ có thể dấn thân, hy sinh và phục vụ Chúa được nếu mà cứ ngó lại đằng sau.

Nhiều người được Chúa mời gọi để trở thành làm con cái của Đức Chúa Trời, Chúa hứa khi ai làm con của Chúa thì mọi tội lỗi sẽ được tha, sẽ được phục hòa với Đức Chúa Trời, sẽ được sự sống đời đời, có sự bình an, và sự chăm sóc, che trở của Chúa ban cho.
Nhưng lại nói để tôi về tôi hỏi chồng tôi đã, để tôi về tôi hỏi bà cố, ông nội, bác trưởng. Hoặc là khi nào công việc của tôi ổn định, gia đình khá giả rồi thì tôi mới tin Chúa, mới đi hầu việc Chúa đó là thái độ của kẻ hèn nhát không xứng làm môn đệ Chúa.

Mỗi chúng ta mai đây phải khai trình trước mặt Chúa về mọi điều mình đã  chọn lựa và quyết định trong trần thế này.
Thật đáng tiếc cho những ai đã đặt cuộc đời mình trên ý kiến của người khác, thật đáng tiếc cho những ai để cuộc đời mình cho người khác quyết định.

Chúa Giê xu đã phán trong Tin Lành Mác 10: 37-39 rằng: “ Ai yêu cha mẹ hơn ta thì không đáng cho ta; ai yêu con trai hay là con gái hơn ta thì cũng không đáng cho ta; 38 ai không vác cây thập tự mình mà theo ta, thì cũng chẳng đáng cho ta. 39 Ai gìn giữ sự sống mình, thì sẽ mất; còn ai vì cớ ta mất sự sống mình, thì sẽ tìm lại được.”

Cơ Đốc nhân tận hiến có thể xa lìa bạn bè và người thân. Khi nói như thế, không phải là Chúa Giê-xu khuyến khích người ta không vâng lời cha mẹ hay gây bất hoà trong gia đình. Trái lại, Ngài muốn chứng minh rằng Ngài phải là ưu tiên số một của cuộc đời chúng ta.

Xin đừng bỏ bê gia đình của bạn, nhưng phải nhớ rằng việc bạn tận hiến cho Đức Chúa Trời còn quan trọng hơn cả gia đình của bạn nữa. Bạn phải chọn Đức Chúa Trời làm quyền ưu tiên số một của mình.

Chúa Cứu Thế gọi chúng ta để thực hiện một sứ mạng cao cả hơn việc chỉ đi tìm tiện nghi vật chất và đời sống an nhàn. Yêu thương gia đình là một điều luật của Đức Chúa Trời, nhưng cả đến tình yêu thương đó cũng có thể là ích kỷ và được dùng để bào chữa cho việc không phục vụ Đức Chúa Trời và thi hành công tác Ngài giao phó.

Trở lại với câu Chúa sai đi, chúng ta nhận thấy theo bản văn thì tất cả 12 môn đệ của Chúa được sai phái đi rao giảng Phúc âm cứu rỗi. Tức là không ai ở nhà cả, không ai đùn đẩy ai ai cũng đứng lên đi ra theo sự sai phái và sứ mạng Chúa rao phó.
Có ba cấp trong tiến trình huấn luyện của Chúa dành cho các môn đồ.
1. Nhóm 12 người
2. Nhóm 3 người
3. Nhóm 1 người
Trong mười 12 người ông Phi-e-rơ có thể là môn đồ trưởng đi chăng nữa thì Chúa Giê xu cũng không phân công hay cắt cử ông ở nhà, ông Giăng được mệnh danh là sứ đồ của tình yêu là người gần gũi và thân cận của Chúa Giê xu nhất cũng không miễn trừ sự ra đi chứng đạo.

Tất cả các môn đồ cùng được sai đi, họ cùng nhau đi ra để nói lên một chân lý rằng: Việc chứng đạo, truyền giáo cứu người là sứ mạng dành cho tất cả mọi người, là trách nhiệm chung của tất cả con cái của Chúa.
Dù mới tin Chúa hay tin Chúa lâu năm thì rao báo Tin Lành của Chúa Giê xu Christ là sứ mạng của tất cả chúng ta.

Minh họa: Ngày nay, chúng ta cứ làm ngược lại cái tiến trình tăng trưởng Kinh Thánh đã đưa ra một mô hình, khuôn mẫu tuyệt vời trong Thánh Kinh. Chúng ta cứ bảo: Để ông mục sư giảng, để ông mục sư dạy giáo lý, để ông mục sư thăm viếng, để ông mục sư làm chứng, truyền giáo. Cái gì cũng sư sư thành sứ sứ, sự sự.
Lời khuyên của bố vợ Môi se khuyên môi se rằng:   Quả thật, con cùng dân sự ở với con sẽ bị đuối chẳng sai, vì việc đó nặng nề quá sức con, một mình gánh chẳng nổi.” (Xu 18:18  )
Đúng thế chắc chắn sẽ bị hụt hơi và đuối sức, chính vì thế mà cần có những A-rôn tình nguyện, cần có Hu-rơ dấn thân, cần có Giô-suê là những chiến binh.
Sách Công Vụ Các Sứ Đồ 6, khi số người tin Chúa càng ngày càng thêm lên, nhu cầu gia tăng, sự chăm sóc, đáp ứng nhu cầu càng cấp bách, nhanh chóng hơn.

Các sứ đồ đã triệu tập một cuộc họp, trong cuộc họp họ nhận ra cái đáng trách đó là: họ quá bận rộn trong nhiều việc, họ đã làm quá nhiều việc phụ và họ đã bỏ đi cái việc chính yếu là: Chuyên lo cầu nguyện và giảng đạo.

Chuyên lo cầu nguyện và chức vụ giảng đạo là chức vụ của các sứ đồ. Không phải là những việc khác không quan trọng, công việc Chúa thì việc nào cũng quan trọng nhưng ở đây phải nhận ra đâu là công việc ưu tiên nhất, cần thiết nhất.
Minh họa: Trong Hội Thánh hướng dẫn của Ms, truyền giáo cũng Mục sư, thăm viếng cũng mục sư, âm nhạc cũng mục sư, có những Hội Thánh còn bắt cả mục sư đi gặt nữa, đi cày, mà nếu không đi cày, đi gặt cho thì bảo không có yêu thương.

Cái gì tuốt tuồn tuột kệ ông mục sư, tuốt tuồn tuột thì sẽ tuột ngay. Một Hội Thánh mạnh là một Hội Thánh mà tất cả cùng làm việc, một Hội Thánh mạnh sẽ phục vụ, hầu việc theo chức năng, ân tứ Chúa cho.

Minh họa: Trong Kinh Thánh tín đồ đi ra mục sư ở nhà chuyên lo cầu nguyện và giảng đạo, còn bây giờ tín đồ ở nhà Mục sư đi ra. Trong Kinh thánh tín đồ chứng đạo và mục sư thì giảng đạo.
Thế bây giờ, giảng đạo đã không giảng được rồi, chứng đạo cũng không chứng đạo thì làm gì bây giờ, chờ Chúa tái lâm, rồi nghe Chúa gọi: hỡi đầy tớ chăm chỉ của ta được lắm, hãy đến nhận phần thưởng của ngươi.

Thế tự nhiên giật mình nghĩ rằng: ô thế mình cũng có phần thưởng àh, nghĩ Chúa không biết. Nhưng thực ra đến nhận mão triều hư nát.
Chẳng có cái mão nào cả, mà chỉ có cái mào, cái mũ mà chỉ có cái chóp, nó đâm cho thủng đầu.
Trong Phúc âm Giăng 19:10, Chúa Giê xu nhập thế, nhập thể Ngài vào đời, Ngài đến trong thế gian này không phải để ngồi một chỗ nhưng đã đi đến từng làng, Ngài gõ từng nhà, Ngài đến với từng cuộc đời một. Đây chính là sứ mạng cao cả của Chúa.

Bạn và tôi hiện diện trong thế gian này để làm gì? Để làm cho đầy cái miệng, đầy đôi bàn tay, đầy cái bụng thôi sao? Điều đó thật bé nhỏ, tầm thường và ích kỷ biết bao.
Bạn và tôi còn sống tồn tại đang ngồi đây là đang mang trên vai một sứ mạng trọng đại của Cha trên trời đó là: Tìm và cứu người và cứu người bị hư mất.
Tìm và cứu người là những động từ diễn tả một hành động, tìm và cứu là ngôn ngữ của trái tim, tìm và cứu là ngôn ngữ của tình yêu.
Trái tim bạn có cùng nhịp đập của Cứu Chúa không?
Tôi và bạn đang tìm gì?
Có phải tìm hạnh phúc cho cuộc đời?
Có phải bạn đang tìm mái ấm cho gia đình?
Có phải bạn đang tìm giấc ngủ ngon, những bữa ăn ngon?
Nếu chúng ta tìm những điều đó thì tốt nhưng đó chỉ như những vật liệu xây nhà trên đất, chứ chưa xây nhà trên trời. A-ghê bảo rằng chúng ta đi tìm những vật liệu để lo xây dựng gia đình mình, còn công việc Chúa, nhà của Chúa thì bỏ hoang không ai ngó ngàng.

Những điều đó rồi cũng qua đi, chẳng còn lại. Nhưng tìm và cứu người là đam mê của Cứu Chúa, là khát vọng của mỗi chúng ta.
Xin Chúa cho chúng ta bước theo gương Chúa.
Thứ tự của chúng ta là đây:
1. Tín nhân
2. Thánh nhân
3. Chứng nhân
Tôi và bạn đang ở trong chỗ nào trong ba điều này?
Có những người cả đời mấy chục năm hiện diện trên đất, nhưng chẳng bao giờ đem được một người nào về với Chúa.
Giữa biển người bao la mênh mông đông như sao trên trời như cát dưới biển mà chẳng tìm được thấy một người nào đem về cho Chúa. Chẳng bao giờ dám nói về tình yêu của Chúa cho một người nào. Thậm chí không nói về Chúa mà còn xấu hổ vì phải mang danh con cái của Chúa nữa.

Nếu chúng ta có trái tim biết yêu thương chúng ta sẽ tìm được một người có cùng nhịp đập với chúng ta. Nếu chúng ta có tình yêu và lòng thương xót thực sự: Chúa sẽ cho ta có kết quả chứ chẳng phải ở rưng bao giờ.

Chúa có một tấm lòng và tình yêu bao la, tình yêu và sự cứu rỗi của Ngài không phải chỉ dành cho một số người hay một nhóm người mà dành cho tất cả nhân loại này.
Chúa đã truyền lệnh cho các môn đệ của Ngài rằng: “ Chúng ta hãy đi nơi khác, trong những làng xung quanh đây, để ta cũng giảng đạo ở đó nữa; vì ấy là cốt tại việc đó mà ta đã đến.” ( Mac 1:38)

Đi các làng xung quanh nhắn nhủ chúng ta mở rộng tấm lòng và mở rộng tầm mắt ra, hãy có khải tượng lớn lao, khải tượng vĩ đại là khải tượng cứu người, trái tim biết yêu thương là trái tim tìm người và cứu người.

Đức Chúa Giê xu phán với những kẻ lười biếng và trần trừ rằng: “ Các ngươi há chẳng nói rằng còn bốn tháng nữa thì tới mùa gặt sao? Song ta nói với các ngươi: Hãy nhướng mắt lên và xem đồng ruộng, đã vàng sẵn cho mùa gặt.” ( Gi 4:35)
Châm ngôn nói: Kẻ nằm ngủ trong lúc mùa gặt là sự sỉ nhục cho Cha nó.
Quý vị có đang ngủ mê, nguội lạnh, dửng dưng trước bao sanh linh đang bị đùa đến sự chết mỗi ngày không? Chúng ta sẽ làm gì để cứu họ?

Thưa quý vị! Ngày nay có quá ít người thăm viếng, quá ít người làm chứng, quá ít người ra đi quá ít người hy sinh, quá ít người nói về Chúa.
Nếu chúng ta thấy cánh đồng ruộng lúa đã chín chúng ta không thể ngồi yên được, mà nóng lòng muốn gặt và đây chính là điều Chúa muốn tôi với quý vị cần có.
Sứ đồ Phi-e-rơ rất hiểu tấm lòng của Ngài nên ông nói: “ Ngài không muốn cho một người nào chết mất, song muốn cho mọi người đều ăn năn.” (IIPhi 3:9  )
Còn nhà truyền giáo Phao lô đã từng thốt lên rằng: “ Tôi ở trong Chúa Cứu Thế cho nên tôi nói thật, không nói dối với anh chị em điều nầy. Lương tâm tôi được Thánh Linh ngự trị và xác nhận rằng tôi không nói dối. 2 Tôi hết sức đau khổ và luôn luôn buồn rầu. 3 Tôi rất muốn giúp đỡ anh chị em tôi là người Do-thái, dân tộc tôi. Đến nỗi tôi ước ao rằng nếu vì họ mà chính mình tôi bị nguyền rủa và bị phân cách khỏi Chúa Cứu Thế tôi cũng sẵn lòng.” ( Rô ma 9:1-3)

Trong Phúc Âm Giăng 4.
Chúa Giê xu đa đi giữa trời nắng chang chang, mồ hôi nhễ nhãi, con đường gập gềnh, vừa đói vừa khát. Nhưng Ngài đã bắt tay ngay vào viۇc chia sẻ Phúc Âm sự sống cho người đàn bà tội lỗi.

Ngài đã vượt biển vào trời tối để vượt qua bờ bên kia để kịp chia sẻ Phúc âm cho đoàn dân đông. Trong khi người ta ăn uống ngủ nghỉ, Ngài cùng các môn đồ chèo thuyền thâu đêm.

Trong chuyến truyền giáo thứ...
Phao lô căng buồm tiến đến tiểu á, trong khi giữa biển cả, đại dương bao la, phao lô đã kiêng ăn cầu nguyện.
Bận rộn, nguy hiểm nhưng vẫn không quên tìm kiếm sự hướng dẫn qua sự kiêng ăn hầu cho đặt chân đến vùng đất mới, con người mới thì có nhiều người được cứu, nhiều HT được thành lập.
Chúng ta đang lười biếng, hay là những người làm công chăm chỉ cho Chúa Cứu Thế.

II. CHÚA SAI TỪNG ĐÔI
Chúng ta chú ý động từ " từng đôi"
Đức Chúa Trời khi tạo dựng nên các loài thú, thì loài nào cũng có đôi, có cặp, riêng A đam thì không tìm được ai để có đôi có cặp. Và Chúa đã phải dựng nên một người phụ nữ là Ê va cho ông, và từ đây ông có đôi có cặp, có vợ có chồng, có hôn nhân, có mái ấm gia đình.

Khi Chúa cứu gia đình nhà Nô ê Chúa đã rặn Nô ê là phải mang vào tàu các con vật có đôi có cặp, Chúa luôn luôn chọn từng đôi và từng cặp và con người cũng thế.

Nói đến từng đôi là nói đến sự hiệp một, nói đến việc họ cần có nhau, hỗ trợ cho nhau, cầu nguyện nhau, sữa chữa cho nhau, khích lệ nhau, vui với nhau.

Tuy mỗi người một tính một nết, mỗi người có hoàn cảnh riêng, có khó khăn riêng. Nhưng khi họ đã đi cùng thì họ sẽ chờ đợi nhau, họ khích lệ nhau, người này nói, người kia sẽ cầu nguyện, người này ngã thì đã có người kia nâng lên. Chúa Giê xu phán: “ khốn cho kẻ nào ở một mình, vì khi ngã không có ai nâng”

Các môn đệ Chúa được sai đi ra từng đôi. Nếu đi riêng lẻ, họ đã có thể đến nhiều khu vực hơn trong xứ, họ có thể làm chứng cho nhiều người hơn. Nhưng đây không phải là kế hoạch của Chúa Cứu Thế. Một lợi điểm khi ra đi từng đôi một là họ có thể hỗ trợ và khích lệ nhau, khi bạn hầu việc Chúa Cứu Thế, xin đừng tìm cách chỉ làm một mình.

Chúng ta là con cái của Chúa chúng ta không lẻ loi, cô đơn một mình vì chúng ta có anh chị em, có bạn đồng công với nhau.

Các môn đồ ai cũng có bạn đồng công!
Nếu hôm nay, tôi hỏi quý vị rằng? Ai sẽ là người đi cùng với bạn trong chuyến đi của cuộc đời này? Ai sẽ lắng nghe bạn khi bạn khóc? Ai sẽ là người mà bạn tin cậy có thể nói ra mà không sợ đưa chuyện của mình cho người khác? Ai sẽ đến với bạn khi họ nghe tin bạn đang ở trong đau thương nhất?

Lời của Chúa trong sách Châm ngôn 18: 24 ghi rằng: “ Nhiều bạn xấu lại càng thêm đau khổ, Một thiết hữu còn thân hơn ruột thịt.”
Chúng ta thường có rất nhiều bạn, bạn nhậu, bạn đề, bạn nét, bạn bi a, bạn đường, bạn chợ, bạn làm ăn v.v….Nhưng đó chỉ là những người bạn trong thế gian mà thôi. Và những người bạn đó chỉ làm cho chúng ta càng thêm đau khổ mà thôi.
Sứ đồ Phao lô viết thư để nhắc nhở các con cái Chúa tại ICô-rinh-tô 15:33 rằng: “Anh em chớ mắc lừa: Bạn bè xấu làm hư thói nết tốt.”
Ch 18:24   24 Có thứ bạn bè gây ra tai hoạ, có người thân hữu gắn bó hơn cả anh em. [GKPV]
Ch 19:7   Hết thảy anh em ruột của kẻ nghèo đều ghét người;
Phương chi bậu bạn sẽ lìa xa khỏi người!”

Bạn có người nào là người thiết hữu, gắn bó với bạn không? Bạn có người bạn nào nói những lời chân thật với bạn, đối xử với bạn như bằng hữu không?

Minh họa: Đa-ni-ên đã có những người bạn kính sợ Chúa. Đa ni ên đã có những người bạn đã vào sinh ra tử trong trận chiến thuộc linh.
Không phải họ chỉ là thân hữu trên phương diện con người mà trên bình diện đức tin, trên bình diện thuộc linh, trên bình diện tin cậy và phó cuộc đời trong tay của Chúa.
“ Ha-na-nia, Mi-sa-ên và A-xa-ria là thuộc về con cái Giu-đa.” ( Đa-ni-ên 1: 6)
Họ không thuộc về dân ngoại bang, hay các láng giềng lân cận, nhưng họ thuộc về dân Giu đa là dân tôn thờ Đức Chúa Trời, họ tôn thờ Đức Chúa Trời và dám can đảm để đứng vững trong đức tin ngay trong ngọn lửa hừng.

Nhân vật thứ hai mà Thánh Kinh cho chúng ta biết:Ông Gióp có những người bạn tin kính Chúa. Bạn Gióp thấy Gióp đau khổ bèn kiêng ăn bẩy ngày kêu khóc cùng, Gióp có những người bạn vui với ông khi ông vui, nhưng cũng khóc với ông khi ông khóc.

Con cái Chúa có sự khắng khít như vậy đấy, thế mà nhiều con cái của Chúa coi nhau không bằng người dưng nước lã, đối xử với nhau như kẻ thù, lạnh lùng và bì tị nhau như thế gian vây. Xin Chúa tha thứ cho chúng ta.
Bạn và tôi có rất nhiều người bạn, nhưng thường có những người bạn trong thế gian này mà thôi.

Minh họa: Nhà truyền giáo Phao lô khi phục vụ Chúa có rất nhiều người bạn đồng công:
Ro 16:9   9 Hãy chào U-rơ-banh, bạn cùng làm việc với tôi trong Đấng Christ, và Êch-ta-chy, là kẻ rất thiết với tôi.
Phi 2:25   25 Trong khi chờ đợi, tôi tưởng cần phải sai Ép-ba-phô-đích, anh em tôi, bạn cùng làm việc và cùng chiến trận với tôi
Co 4:7   7 Ti-chi-cơ là anh em rất yêu của chúng tôi, một người tôi tớ trung thành của Chúa và bạn cùng làm việc với tôi, sẽ báo tin cho anh em về các việc của tôi.
Phil 1:24   24 Mác, A-ri-tạc, Đê-ma và Lu-ca, cùng là bạn cùng làm việc với tôi cũng vậy.
Sứ đồ Giăng bảo rằng: “IGi 2:15   15 Chớ yêu thế gian, cũng đừng yêu các vật ở thế gian nữa; nếu ai yêu thế gian, thì sự kính mến Đức Chúa Cha chẳng ở trong người ấy.”
Minh họa: Câu chuyện Sáng thế ký 6: Thế gian bấy giờ đều bại hoại trước mặt Đức Chúa Trời và đầy dẫy sự hung ác. 12 Nầy, Đức Chúa Trời nhìn xem thế gian, thấy đều bại hoại, vì hết thảy xác thịt làm cho đường mình trên đất phải bại hoại.
Chúa bảo Nô-ê đóng một con tàu để được cứu khỏi cơn nước lụt, trong khi đóng tàu người ta đã chế nhạo Nô ê, Nô ê ơi, ông thật thần kinh rồi, chúng ta đang ở trong một thành phố mà trời nắng chang chang thế này mà ông lại đi đóng tàu.
Và khi Nô ê cứ đóng, cùng vợ con cứ đóng cho đến khi hoàn tất, ông vẫn kiên nhận mời họ vào tàu nhưng họ cười như lắc lẻ, lè lưỡi, bỉu môi, chê bai, khinh bỉ. Chế nhạo Chúa của Nô ê. Nhưng cuối cùng tất cả họ đều bị hủy diệt tất cả.
Đó là thế gian và đó là những người trong thế gian, luôn luôn coi thường, và chế nhạo, chê bai những người tin Chúa. Họ sẽ chẳng bao giờ nghe chúng ta và tin chúng ta. Chỉ mãi đến khi họ thực sự đối diện với cái chết rồi thì mới nhận ra bản thân tội lỗi, đê hèn nhưng không còn kịp nữa.
Thật đáng tiếc ngày nay có nhiều con cái mang danh là tín đồ của Chúa nhưng lại đồng hội đồng thuyền, đồng mưu để nói xấu con cái Chúa, nói xấu Hội Thánh của Đức Chúa Trời.
Chớ làm bạn với thế gian, vì sự kính mến God không ở trong người ấy, người thế gian ghét Chúa, chống đối Chúa, chối bỏ Chúa nếu làm bạn với họ thì là đang thù nghịch với God, làm bạn ở đây là: thân thiết, gắn bó, học theo, có cùng suy nghĩ có cùng một tính chất.

Ch 16:17   17 Đạo của người ngay thẳng, ấy là lìa bỏ sự ác; Ai canh giữ tánh nết mình giữ lấy linh hồn mình.
Ch 16:17   17 Con đường ngay thẳng là tránh điều ác; Kẻ canh gác đường lối mình, gìn giữ linh hồn mình. [BDM]



Đề tài: ĐẠO QUÂN LỚN
Kinh Thánh: Ê-xê-chi-ên 37:1-10
Câu gốc: Ê-xê-chi-ên37:10
Nhập đề:

Xin thân ái gởi lời chào tới toàn thể quý ông bà anh chị em yêu dấu!
Hội Thánh không phải im lìm như một nghĩa trang đầy xương khô như trong sách Êxêchiên.
Trước khi Ê-xê-chi-ên nói tiên tri, các xương khô im lặng và rời rạc. Nhưng khi gió Thánh Linh thổi đến các xương bắt đầu khớp lại và có thịt mọc nên có da bao bọc và con người đã sự sống lại.
Hội Thánh có Chúa Thánh Linh là một Hội Thánh sống động.
Hội Thánh có Chúa Thánh Linh ai nấy đều cầu nguyện, đều ngợi khen, đều cảm tạ.
Nếu quý vị đến đầy ngồi lim dim ruồi đậu không đuổi thì quả thật tâm linh chúng ta giống như nghĩa trang đầy xương khô rồi.

Thưa Hội Thánh, hai tuần vừa qua, Chúa đã cho Hội Thánh học với đề tài: “ Phục Sinh Một Dân Tộc Bị Tàn Lụi ”
Chúng ta thấy hai nguyên tắc rất quan trọng để cho đời sống theo Chúa đầy sinh lực và Hội Thánh có kết quả, trái thường đậu luôn thì Hội Thánh cần phải quay về cách trung thực với Lời của Đức Chúa Trời và chúng ta cần nhờ quyền năng của Chúa Thánh Linh vận hành, cần có gió Thánh Linh thổi đến.

Hội Thánh không có Chúa Thánh Linh là Hội Thánh bất năng, Hội Thánh chết, Hội Thánh không có Chúa Thánh Linh là Hội Thánh không có sức lực để cứu người và nuôi người.
Chính vì vậy, chúng ta cần phải lắng nghe Lời của Chúa và nhờ quyền năng của Chúa Thánh Linh thổi vào trong chúng ta và Hội Thánh Ngài một luồng sinh khí mới, để chúng ta có thể sống phô bày vinh quang của Đức Chúa Trời cho thế gian tội lỗi.

Bắt đầu từ tháng sau, chúng ta sẽ tiếp tục học sách Ê-chi-ên 47 với tựa đề: “ Dòng Suối Thiêng Ra Từ Đền Thờ Thánh” chúng ta sẽ đi qua ba bài giảng trong phân đoạn Kinh Thánh hết sức quan trọng này.

Tháng này, chúng ta còn một bài giảng nữa cũng trong phân đoạn Kinh Thánh này có tựa đề: “ Sứ Giả Phục Hưng ”

Còn hôm nay, chúng ta cùng lắng nghe bài giảng thứ ba trong phân đoạn của sách Ê-xê-chi-ên 37 với tựa đề: “ ĐẠO QUÂN LỚN ”
Hội Thánh hướng lòng lên Chúa tôi xin được phép cầu nguyện!
Thưa Hội Thánh!
Mục đích mà tôi muốn quý vị cùng học Lời của Chúa trong sách tiên tri lớn  Ê-xê-chi-ên cùng với tôi là vì Sách Êxêchiên được xếp vào thể loại sách tiên tri, và đây là một trong năm sách đại tiên tri rất quan trọng. Chính Đức Chúa Trời đã kêu gọi Êxêchiên nói tiên tri khi dân tộc sống trong cảnh áp bức, nô lệ, lầm than khi họ phải bị người Ba-by-lôn cai trị, chiếm giữ vào năm 587 B.C.

Đức Chúa Trời muốn dùng nhà đại tiên tri Ê-xê-chi-ên để rao truyền cho dân tộc đang ở trong nỗi tuyệt vọng ê chề, không quyền lực không sức mạnh trở lại với sự hy vọng và hướng về một tương lai rực rỡ.

Một dân tộc đang mất lòng trông cậy nơi Đức Chúa Trời có thể được hồi sinh, sống lại với sức lực và vinh quang của Chúa.
Làm sao một dân tộc đã và đang bị tàn lụi có thể trở thành một đạo quân lớn được?
Thưa quý vị! Loài người thì bất lực và tuyệt vọng, nhưng Đức Chúa Trời đã liên tục chứng minh trong lịch sử và hiện tại rằng: “ chẳng có sự gì là khó quá cho Ngài cả.”
Chính vì thế đã rất nhiều lần tiên tri Giê-rê-mi đã sống cùng thời với tiên tri Ê-xê-chi-ên đã đưa ra cho một dân tộc đang bị phu tù rằng: “  Nầy, ta là Giê-hô-va, Đức Chúa Trời của mọi xác thịt; có sự gì khó quá cho ta chăng?( Gie 32:27 )
Và cũng ngay trong chương 32 Giê-rê-mi đã có câu trả lời từ Chúa rằng: “Ôi! Hỡi Chúa Giê-hô-va! Chính Ngài đã dùng quyền phép lớn và cánh tay giơ ra mà làm nên trời và đất; chẳng có sự gì là khó quá cho Ngài cả.”( Gie 32:17 )

Quyền năng của Đức Chúa Trời có thể thay đổi những cuộc đời tồi tệ nhất và những hoàn cảnh vô vọng nhất. Không có gì là bất năng với Đức Chúa Trời cả.
Minh họa: Tử cung của Sa-ra đã khô héo vẫn sinh được ra Y sác, Ma-ri chưa nhận biết người nam nào, nhưng vẫn sinh ra Cứu Chúa, Ê-li-gia-bét đã già, chồng đã cao tuổi vẫn sinh ra Giăng Báp tít, còn vô số người không có thì giờ để kể ra đây. Tất cả đều chứng minh nó đến là do bởi quyền năng của Đức Chúa Trời mang lại.
Rất tiếc, nhiều con cái của Chúa ngày nay xem Đức Chúa Trời chỉ như ông  cụ già, ốm, ho, chống gậy, nói hổn hển, thỉnh thoảng lại ho khụ khụ. Xin Chúa tha thứ cho sự thiếu đức tin và lòng nghi ngờ của chúng ta.

Thưa Hội Thánh!
Trở lại với Êxêchiên

Tên Ê-xê-chi-ên phần nào nói lên được sứ điệp và trọng trách ông đang mang trên vai, ông cần đưa dân tộc đến chỗ kinh nghiệm được sức lực từ Đức Giê hô va.
Tôi cho rằng: “ Tôi hiểu được lỗi khổ và khó khăn, vất vả của nhà đại tiên tri Ê-xê-chi-ên trong khi phục vụ Chúa” Ông phải phục vụ Chúa, phải nói tiên tri, phải rao giảng Lời của Chúa cho một dân tộc đã mất lòng trông cậy nơi Đức Chúa Trời. ( Êxêchiên 37: 11c)
Không ai muốn rao giảng và phục vụ cho những kẻ vô số đang ngã lòng và thất vọng phải không?
Trong khi phục vụ giữa dân sự đang ngã lòng, chán trường, bại xuội và bỏ cuộc. Ê-xê-chi-ên đã kinh nghiệm được sức lực của Chúa ban cho.
Chính vì thế mà tên của Ê-xê-chi-ên có nghĩa là: Sức lực của Chúa. Hoặc là: Đức Giê Va làm cho mạnh mẽ.

Và chúng tôi cũng đang đứng đây để làm công việc của nhà tiên tri Ê-xê-chi-ên đã để lại, rao giảng cho một Hội Thánh của thời đại ngày nay đại đa số cũng đang đánh mất lòng trông cậy thì nhiều lúc chán nản lắm.

Khi vất vả nhiều ngày đêm soạn bài, đến khi sáng Chúa nhật ai cũng thờ ơ, nguội lạnh, chẳng đón, cũng chẳng nhận, coi thường, xem nhẹ Lời của Chúa. Không gì chán nản hơn cảm giác đó.
Trong sách Công vụ 20:9   Một gã tuổi trẻ tên là Ơ-tích, ngồi trên cửa sổ, ngủ gục trong khi Phao-lô giảng rất dài; và bị ngủ mê quá, nên từ tầng lầu thứ ba té xuống, lúc đỡ dậy đã thấy chết rồi.”

Mặc dầu như thế, nhưng chúng tôi vẫn tin chính Đức Chúa Trời sẽ ban sức lực cho kẻ nhọc nhằn, thêm năng lực cho kẻ kém sức. Ngài sẽ cho chúng tôi nếm trải được nỗi khổ, và cái khó của người giảng Tin Lành. Và chính Ngài cũng đã hứa rằng: chẳng trở về luống nhưng, mà chắc sẽ làm trọn điều ta muốn, thuận lợi công việc ta đã sai khiến nó.” (Es 55:11)

Làm sao để bạn có sức lực của Chúa, làm sao chúng ta có thể sống và bước đi, trình bày cho thế gian về một Đức Chúa Trời mạnh mẽ, đắc thắng và đầy sức sống?
Thưa quý vị! Đức Chúa Trời không cứu chúng ta để rồi chúng ta phải lẻ loi, cô đơn và sống trong một ốc đảo, đạo của Chúa là đi vào trong thế gian để trình bày cho thế gian biết một Đức Chúa Trời hằng sống đang hiện diện, đạo của Đức Chúa Trời được đem vào trong thế gian như là ngọn đuốc soi trong đêm tối. Chúng ta không phải ngồi cô đơn một mình, đọc kinh, lần chàng hạt. Cũng không phải ẩn mình trong những hang hố, tóc tai bù xù, móng chân móng tay dài, quần áo thì nát bươm. Chúa không ấn định cho con cái của Ngài như vậy.
Ngài muốn con cái của Ngài có vui hưởng sự sống thiêng liêng của Chúa bam cho và rao truyền đem sự sống ấy ra cho thế giới.
Đừng sống cuộc đời Cơ Đốc thụ động, Đức Chúa Trời chúng ta đang thờ phượng là Đức Chúa Trời năng động, vận hành, và Ngài là thống soái, danh hiệu của Ngài là Giê Hô Va Cờ Xí Nít Si.
Đây chính là bài học mà chúng ta cần học đây:

I./ Đạo Quân Lớn Là Đạo Quân Biết Đứng Dậy ( 37:10b)
Đạo quân lớn là đạo quân lớn mạnh là tất cả những người trong đội quân đó đều có thể Đứng Dậy.
Hành động “ Đứng Dậy” là muốn nói lên tinh thần sẵn sàng, quyết tâm, không còn uể oải, miễn cưỡng nữa.
Đạo quân lớn không phải một nửa mạnh, một nửa yếu, không phải một vài người đứng dậy, mà tất cả đều đứng dậy.
Trong sách Các Quan Xét 20 ký thuật lại sự tranh chiến của Y-sơ-ra-ên với thành Ghi-bê-a. Câu 8 của sách Các Quan Xét 20 có ghi lại rằng: “ Cả dân sự đứng dậy như một người ”
Cả dân sự cùng nhất chí, cả dân sự cùng đi lên, cả dân sự cùng quyết tâm, không một người nào uể oải, không ai run sợ, tất cả đều can đảm, và Chúa đã cho cả dân sự đắc thắng lẫy lừng. Không phải là một người đứng dậy, mà cả dân sự đứng dậy như một người.
Đây chính là điều mà Hội Thánh cần phải học theo, bước tới!
Cả dân sự cần biết đứng dậy sẵn sàng, quyết chiến, không uể oải, miễn cưỡng khi tham gia vào trận chiến.

Khi Ghê-đê-ôn thống lãnh đạo quân để đánh dân Ma-đi-an, ban đầu số người ra đầu quân ra nhưng qua sự thanh lọc thì có tới Hai vạn hai ngàn người bèn trở về vì họ là những người sợ hãi run rẩy.

Sự thanh lọc lần thứ hai cuối cùng còn có 300 người, nhưng 300 người ấy là những kẻ gan dạ và can đảm, không uể oải mà luôn sẵn sàng, quyết chiến với kẻ thù.
Hội Thánh của Chúa cần phải là những đạo quân biết đứng dậy cách mạnh mẽ, can đảm, không nhát sợ, không uể oải, không thối lui, không chùn bước.

Những ngày chúng ta kiêng ăn chúng ta đã đang theo học sách Nhã ca đến nay đã đến chương 3.
Chúng ta biết thấy mối tình tuyệt đẹp của chàng chăn chiên với nàng Su-la-mít. Chuyện tình đẹp này nói lên tình yêu của Cứu Chúa dành cho Hội Thánh của Ngài. Cứu Chúa Giê xu là chàng rể luôn nhìn nàng dâu của Ngài là Hội Thánh luôn đẹp như mặt trăng, tinh sạch như mặt trời.

Kế đến chương 6 chúng ta sẽ thấy SALÔMÔN TÁN TỈNH NÀNG SULAMÍT.

“  Hỡi bạn tình ta, mình xinh đẹp như Thiệt-sa,
Có duyên như Giê-ru-sa-lem,
Đáng sợ khác nào đạo quân giương cờ xí.”
( Nha ca 6:4  )

"Đáng sợ khác nào đạo quân giương cờ xí". Một đạo quân giương cờ là một đạo quân chiến thắng khải hoàn, Salômôn sánh Sulamít với đạo quân đó. Không những đẹp đẽ nàng cũng mạnh mẽ, vô địch bách chiến, bách thắng. Trải qua các đời, Hội Thánh của Chúa đã đắc thắng tội lỗi, ma quỉ, mọi cám dỗ, để giữ cuộc đời thánh khiết của mình giữa hoàn cảnh nguy nan hơn hết, Hội Thánh là một đạo quân đáng sợ, lúc nào cũng giương cờ.
Chúa Giê xu đã từng công bố rằng: “ các cửa âm phủ chẳng thắng được hội đó.” (Mat 16:18 )

Có lời của bài thánh ca như một lời hiệu triệu và kêu gọi cho đoàn quân tinh nhuệ của Chúa rằng: “ Hãy đứng lên qua sông Giô đanh đi vào miền đất Chúa đã hứa ban, chẳng lo sợ khi Giê Hô Va ở cùng khắp nơi nao ta đi qua, cháy trong tim lòng nhiệt thành và dâng tuổi xuân sống cho vua Giê xu. Vượt gian lao tiến lên phía trước, Chúa đang đón chờ”

Sông Giô đanh sẽ không rẽ ra nếu chúng ta đội quân tinh nhuệ nhát sợ. thời điểm vượt sông Giô đanh là thời điểm nước đang dâng tràn, rất khó đi qua. Nhưng chúng ta là những vị anh hùng trong đoàn quân giao ước hãy cùng nhau dục dã, thôi thúc: Hãy tiến lên phía trước, đừng nhát sợ, đừng run sợ trước những khó khăn phía trước. Chúa đang ở phía trước, Ngài đang đón chờ chúng ta.
Minh họa: Trong Kinh Thánh có vô số những nhân vật, những sự kiện, những con người, từ Cựu Ước cho đến Tân Ước, Chúa đề cập rất nhiều đến việc họ phải đứng dậy.
Chúa đã nói với Áp-ra-ham rằng:
Sa 13:17   17 Hãy đứng dậy đi khắp trong xứ, bề dài và bề ngang; vì ta sẽ ban cho ngươi xứ nầy.
Ngài không muốn Áp-ra-ham cứ ngồi lì, rồi phó mặc cho điều gì nó đến thì đến. Nhưng Chúa muốn Áp-ra-ham hành động, khởi đầu của hành động là đứng dậy, sự đứng dậy của Áp-ra-ham để đo bề dài, bề ngang của xứ là hành động đức tin.
Chúa muốn Hội Thánh cần phải biết đứng lên, hành động, sử dụng đức tin để chiếm xứ cho Chúa.

Gios 1:2   2 Môi-se, tôi tớ ta, đã chết; bây giờ ngươi và cả dân sự nầy hãy đứng dậy đi qua sông Giô-đanh, đặng vào xứ mà ta ban cho dân Y-sơ-ra-ên.
Mac 2:11   11 Ta biểu ngươi, hãy đứng dậy, vác giường đi về nhà.
Lu 17:19   19 Ngài lại phán rằng: Đứng dậy, đi; đức tin ngươi đã cứu ngươi.
Lu 5:28   28 Lê-vi bỏ hết mọi sự, đứng dậy đi theo Ngài.
Mat 8:26   26 Ngài phán rằng: Hỡi kẻ ít đức tin kia, cớ sao các ngươi sợ? Ngài bèn đứng dậy, quở gió và biển; thì liền yên lặng như tờ.
Lu 15:18   18 Ta sẽ đứng dậy trở về cùng cha, mà rằng: Thưa cha, tôi đã đặng tội với trời và với cha,

II/. Đạo Quân Lớn Là Đạo Quân Hiệp Lại Làm Một ( 37:10c)
Các con cái Chúa được mô tả như xương khô rời rạc từng cái. Không một xương nào kết hợp với xương nào. Các xương đều độc lập và rời rạc. Những xương khô này nằm trong một thung lũng.


Nhiều Cơ Đốc nhân chết và khô, ở rải rác và rời rạc. Không ai liên kết với ai cả. Chúa đến để giải cứu chúng ta qua việc nói tiên tri lời Ngài. Khi Ê-xê-chi-ên nói tiên tri, các xương họp lại với nhau rồi gân, thịt và da bao phủ chúng.

(37:10). Trước hết các xương trở thành một thân thể. Sau đó hơi thở vào trong các xương và chúng sống. Khi đứng lên, chúng trở thành một đạo quân cực kỳ vĩ đại để đánh trận cho Đức Chúa Trời. Các xương trở thành đạo quân chiến đấu nơi chiến trường và cuối cùng chúng trở thành nơi cư ngụ của Đức Chúa Trời để bày tỏ Ngài. Quân đội là thế lực thống trị để đối phó với kẻ thù của Đức Chúa Trời và nơi cư ngụ là để bày tỏ hình ảnh của Ngài. Nhờ hơi thở của Linh, Đức Chúa Trời được bày tỏ và kẻ thù của Ngài bị xử lý.

Họ đứng lên trên chân mình và họp lại thành một đạo quân để đánh trận cho Đức Chúa Trời. Điều này cũng khiến Đức Chúa Trời có nền tảng để xây dựng họ với nhau thành nơi cư ngụ của Ngài. Quân đội và ngôi nhà hoàn thành mục đích hai mặt của Đức Chúa Trời để xử lý kẻ thù và bày tỏ hình ảnh của Đức Chúa Trời. Hình ảnh và quyền cai trị xuất hiện là nhờ hơi thở của Linh.




Vì sách truyền đạo đã dạy cho chúng ta bài học giá trị thực tế rằng:
khốn thay cho kẻ ở một mình mà sa ngã, không có ai đỡ mình lên!” ( Truyền Đạo 4:10)

đạo quân lớn sẽ vô dụng khi chỉ biết nằm bất động, đạo quân lớn sẽ vô dụng khi nằm rời rạc mỗi nơi một người.


Ngài không cứu chúng ta để chúng ta dấy lên và sáng lòe ra vì vinh quang Đức Giê hô va đã mọc.

Xin thân ái gởi lời chào tới toàn thể quý ông bà anh chị em yêu dấu!
Hội Thánh không phải im lìm như một nghĩa địa đầy xương khô như trong sách Êxêchiên.
Trước khi Ê-xê-chi-ên nói tiên tri, các xương khô im lặng và rời rạc. Nhưng khi gió Thánh Linh thổi đến các xương bắt đầu khớp lại và có thịt mọc nên có da bao bọc.
Hội Thánh có Chúa Thánh Linh là một Hội Thánh sống động:
Hội Thánh có Chúa Thánh Linh ai nấy đều cầu nguyện, đều ngợi khen, đều cảm tạ.
Nếu quý vị đến đầy ngồi lim dim ruồi đậu không đuổi thì quả thật tâm linh chúng ta giống như nghĩa trang đầy xương khô rồi.

Tuy nhiên, những buổi nhóm của chúng ta không nên giống như một nghĩa trang.

Khi chúng ta đến nhóm, nên có “tiếng động và... sự rung chuyển”. Khi Linh là gió thổi trên chúng ta, làm sao chúng ta có thể im lặng được? Những buổi nhóm của chúng ta nên đầy những tiếng động đúng đắn. Nên có tiếng động thích đáng khi mọi người đều nói, mọi người đều cầu nguyện, mọi người đều ngợi khen và mọi người đều cảm tạ. Các Thi Thiên bảo chúng ta hãy tạo những âm thanh vui mừng cho Chúa (66:1; 81:1; 95:1-2; 98:4, 6; 100:1).



Đề tài: Bình Đất Trong Tay Người Thợ
Kinh Thánh: Giê-rê-mi 18:1-6

Nhập đề:
Kính thưa,
Hôm nay, thật là một ngày phước hạnh và tràn đầy niềm vui cho Hội thánh và đời sống mỗi chúng ta khi có sự hiện diện của rất nhiều con cái của Chúa ở đây.
Trong niềm tri ân và vui mừng đó, tôi xin gởi đến quý vị lời chào mừng hân hoan nhất. Người ta nói rằng: yêu nhau không phải là nhìn nhau mà là cùng nhìn về một hướng.

Ngày Chúa nhật là ngày của Chúa, và ngày Cứu Chúa Giê xu Christ đã sống lại từ kẻ chết, và là ngày mà cả thế giới lấy làm ngày nghỉ, là ngày mà Hội Thánh hiện diễn trên khắp hoàn vũ này để hiệp lại tôn thờ Ngài.
Đức Chúa Trời đã tạo dựng nên mọi sự trong sáu ngày, qua ngày thứ bẩy thì Ngài nghỉ các công việc của Ngài.
Ngài nghỉ không phải là vì Ngài bị mệt, mà là Ngài hoàn tất công trình của Ngài cách trọn vẹn.
Thế nên, chúng ta là con cái của Chúa, Ngài bảo chúng ta chăm chỉ làm việc trong sáu ngày, nhưng qua ngày Chúa nhật thì chúng ta nghỉ để đến nhà của Chúa tôn thờ Ngài.
Có hai sự nghỉ:
Nghỉ ngơi về phần thân thể, thân thể mình cần được nghỉ ngơi một ngày trong sáu ngày, nếu không được nghỉ ngơi thì thân thể sẽ chẳng mấy chốc ốm yếu, bại xuội.
Sự nghỉ thứ hai là: Tâm linh cần được an nghỉ để bước vào sự hiện diện của Chúa và lắng nghe Lời của Ngài.
Ngày Chúa nhật là ngày vì lợi ích của chúng ta, ngày mà cả thể xác lẫn tâm linh chúng ta được năng lực của Chúa để tiếp tục sống trong một tuần lễ mới.
Do vậy, xin Chúa cho chúng ta yêu mến Chúa, nhớ lời của Chúa căn rặn chúng ta đó là: “ chớ bỏ sự nhóm lại ”
Tác giả Thi-thiên 118: 24:
" Nầy là ngày Đức Giê-hô-va làm nên,
Chúng tôi sẽ mừng rỡ và vui vẻ trong ngày ấy.
"
Bây giờ, chúng ta trở về với bản văn của Thánh Kinh để cùng nhau suy gẫm Lời Ngài, vì tiên tri Giê-rê-mi đã thốt lên rằng: “ lời Ngài là sự vui mừng hớn hở của lòng tôi vậy ” (Gie 15:16 )
Chúng ta cùng đọc Lời Chúa trong sách Giê-rê-mi 18:1- 6
Qua đoạn Kinh Thánh mà chúng ta vừa đọc, chúng ta sẽ học với nhau hai bài học:
Bài học thứ nhất là:
I/. Con người chỉ là những bình bằng đất
II/. Con người phải nằm trong tay Chúa
I/. CON NGƯỜI CHỈ LÀ NHỮNG BÌNH ĐẤT - Sống Khiêm Nhường
Mời quý vị đọc Câu số 4: “  Cái bình đã nắn ra bằng đất sét bị hư trong tay người thợ gốm, thì nó lấy mà nắn cái bình khác, tùy ý mình muốn làm.”

Chúng ta chú ý đến cái động từ: “ bình bằng đất ”
Hình ảnh chiếc bình bằng đất muốn nói nên đời sống, con người chúng ta rất mong manh, mỏng ròn và dễ vỡ.

Chiếc “ bình bằng đất” nói lên con người chúng ta rất yếu đuối, rất sa ngã, rất phạm tội, rất thất bại.

Chiếc “ bình bằng đất” nói lên một ý nghĩa sâu xa rằng: chúng ta chẳng có gì để tự hào, hãnh diện hay tự mãn về bản thân mình cả.

Hình ảnh chiếc bình nói cho chúng ta biết chúng ta là ai? Mình chỉ là nắm đất sét trong tay Chúa thôi.

Nếu chúng ta nhìn vào trong gia đình chúng ta, thì chúng ta thấy cái gì mà làm bằng đất, bằng sành, bằng sứ thì có dễ vỡ không?
Và nếu chúng ta nhìn vào cuộc đời chúng ta, chúng ta có nhận thấy mình rất yếu đuối, rất thất bại, rất sa ngã và phạm tội không?

Khi chúng ta nhận biết bản thân mình, con người mình, cuộc đời mình vốn là yếu đuối, manh mong, mỏng ròn, dễ vỡ như thế thì chúng phải ý thức và nhận biết mình phải sống khiêm nhường càng hơn, lệ thuộc Chúa càng hơn, cần Chúa càng hơn, yêu Chúa càng hơn.

Tôi đứng đây để ý thức rất rõ bản thân mình chỉ là bình sành dễ vỡ, yếu đuối, rất nhiều giới hạn.
Xin Chúa thức tỉnh, nhắc nhở chúng ta để chúng ta đừng sống kiêu ngạo, tự hào, tự mãn, và tự tôn vào con người mình.
Đọc lại câu số 4 chúng ta mới thấy được hết thân phận bé nhỏ, yếu đuối của con người mỗi chúng ta Cái bình đã nắn ra bằng đất sét bị hư trong tay người thợ gốm, thì nó lấy mà nắn cái bình khác, tùy ý mình muốn làm.”

Chúng ta giống như chiếc bình bằng đất bị hư, nay còn hiện diện mai vỡ tan tành, hôm nay chúng ta còn mai chúng ta sẽ mất, hôm nay chúng ta mạnh khỏe, mai chúng ta có thể lại bệnh hoạn, hôm nay chúng ta thành công nhưng mai có thể sẽ thất bại, hôm nay có thể vui nhưng mai sẽ buồn rầu.
Chính vì vậy, mà chúng ta đừng khoe khoang, tự hào về bản thân của mình.
Đức Chúa Trời đã phán qua tiên tri Giê-rê-mi rằng: “  Đức Giê-hô-va phán như vầy: Người khôn chớ khoe sự khôn mình; người mạnh chớ khoe sự mạnh mình; người giàu chớ khoe sự giàu mình;” ( Gie 9:23).
Tác giả Thi-thiên 105: 3 kêu gọi mỗi chúng ta rằng:
 Hãy khoe mình về danh thánh Ngài;” “Hãy tự hào trong Danh Đấng Thánh”


Ai giỏi như Đa-vít? Ai khôn như Sa-lô-môn? Ai mạnh như Sam Sôn? Tất cả những người giỏi, người khôn, người mạnh cũng chỉ là những chiếc bình bằng đất mà thôi dễ sa ngã, thất bại, mong manh, mỏng dòn lắm thay.
Thánh Kinh ghi lại những cuộc đời những thánh sử để luôn luôn nhắc nhở chúng ta rằng: “Vậy thì, ai tưởng mình đứng, hãy giữ kẻo ngã.” ( ICor 10:12 )

Minh họa: Khi Chúa Giê xu chuẩn bị Ngài bị người ta bắt giết và treo trên thập tự giá, Ngài nói, tất cả các ngươi đều vấp phạm vì cớ ta.
Nhưng Phi-e-rơ đã nói hùng hồn rằng: “ Dầu mọi người vấp phạm vì cớ thầy, song tôi chắc không bao giờ vấp phạm vậy; Dầu tôi phải chết với thầy đi nữa, tôi chẳng chối thầy đâu. Hết thảy môn đồ đều nói y như vậy.” ( Mat 26:343-34)

Nếu hôm nay chúng ta có mạnh hơn người khác - ấy là nhờ sức Đức Chúa Trời ban.
Nếu hôm nay, chúng ta có khá giả hơn người khác - ấy là nhờ Đức Chúa Trời chi dẫn, thương xót mà thôi.
Nếu có khôn hơn người khác thì cũng hãy nhớ sự khôn ấy là bởi Đức Chúa Trời ban cho.
Khi chúng ta sống chậm lại, chúng ta ngồi suy nghĩ, nghĩ đi nghĩ lại – rồi chúng ta sẽ thốt lên một câu trí lý rằng: thật chẳng cái gì của tôi mà không do Chúa ban cho.
 Đừng bao giờ học thói đời này để rồi thốt lên câu: “ bàn tay ta làm nên tất cả”. nói như thế là thái độ của một kẻ cậy mình, kiêu ngào, và không nhìn biết Đức Chúa Trời là ai hết.
Sức khỏe, tiền bạc, gia đình, hạnh phúc, sự nghiệp là do Chúa ban cho mà thôi, nó đến từ Chúa,
Cái bình đã nắn ra bằng đất sét bị hư cũng nói nên thân phận ngắn ngủi của con người.
Tại sao lại bị hư vì nó được làm từ đất mà thôi.
Không ai đứng mãi, không ai đẹp mãi, không ai trẻ mãi, không ai sống mãi trên trần gian này cả. Qua thời gian theo năm tháng, tóc mỗi ngày một bạc hơn, hơi thở mỗi ngày một yếu hơn, chân tay mỗi ngày một run rẩy hơn, giăng mỗi ngày rụng đi, má thì hóp hơn, môi thì thâm hơn, lưỡi ngọng hơn, mắt mờ đi.
Vậy thì chúng ta phải tái xác nhận đức tin của chúng ta nơi Chúa qua Thi-thiên 90 rằng: “
Lạy Chúa, từ đời nầy qua đời kia Chúa là nơi ở của chúng tôi.
2 Trước khi núi non chưa sanh ra,
Đất và thế gian chưa dựng nên,
Từ trước vô cùng cho đến đời đời Chúa là Đức Chúa Trời.
3 Chúa khiến loài người trở vào bụi tro,
Và phán rằng: Hỡi con cái loài người, hãy trở lại.
4 Vì một ngàn năm trước mắt Chúa
Khác nào ngày hôm qua đã qua rồi,
Giống như một canh của đêm.
5 Chúa làm chúng nó trôi đi như nước chảy cuồn cuộn; chúng nó khác nào một giấc ngủ,
Ban mai họ tựa như cây cỏ xanh tươi:
6 Sáng ngày cỏ nở bông và tốt tươi;
Buổi chiều người ta cắt nó và nó héo.

Có lời của bài thánh ca rằng:



Hay như là câu:

Cuộc đời như tiếng than van,
Tuổi đời bẩy chục phai tàn tháng năm.
Bát tuần chẳng đáng bao lăm,
Đường trần vinh nhục tối tăm tội đầu.
Như vậy, qua chiếc bình bằng đất, chúng ta ý thức và nhận biết bản thân mình thật mong manh, mỏng dòn, dễ vỡ để chúng ta sống khiêm nhường, nương cậy Chúa nhiều hơn.
Chiếc bình bằng đất bị hư đi, cũng nhắc nhở chúng ta về số phận của chúng ta rất ngắn ngủi, chóng qua, như hoa nơi đồng nội, sớm nở tối tàn, điều đó dạy cho chúng ta bài học rằng:
Tr 12:1   Trong buổi còn thơ ấu hãy tưởng nhớ Đấng Tạo Hóa ngươi, trước khi những ngày gian nan chưa đến, trước khi những năm tới. Tr 12:6   6 Lại hãy tưởng nhớ Đấng Tạo Hóa trước khi dây bạc đứt, và chén vàng bể, trước khi vò vỡ ra bên suối, và bánh xe gãy ra trên giếng;”
II/. CON NGƯỜI NẰM TRONG TAY CHÚA

Mời quý vị đọc sách Giê-rê-mi 18 câu số 6: Đức Giê-hô-va phán: Hỡi nhà Y-sơ-ra-ên, ta đối với các ngươi há chẳng làm được như người thợ gốm hay sao? Hỡi nhà Y-sơ-ra-ên, đất sét ở trong tay thợ gốm thể nào, thì các ngươi cũng ở trong tay ta thể ấy.

Bây giờ, chúng ta để ý cụm động từ:đất sét ở trong tay thợ gốm thể nào, thì các ngươi cũng ở trong tay ta thể ấy.

Đất sét muôn đời chỉ là đất sét vô dụng, nếu nó không chịu để cho người thợ gốm nhào nặn, uốn nắn để trở thành những chiếc bình.

Đất sét mãi mãi sẽ chỉ là đất sét sần sùi, nó sẽ không bao giờ có thể trở thành những chiếc bình gốm nếu nó không chịu để cho người thợ đặt vào lò nung.

Tương tự như vậy, trong đời sống thiêng liêng, Đức Chúa Trời cũng nhào nặn và uốn nắn con người như thế. Ngài là một người “thợ gốm tâm linh”. Vì tình yêu thương, Ngài muốn mỗi người chúng ta là mỗi tác phẩm mỹ thuật qúy giá của Ngài.

Trong cuộc sống, khi phải đối diện với những khó khăn áp lực của cuộc đời, với những đau khổ chia lìa, với những ngược suôi chao đảo…. Chúng ta hãy nhớ rằng tình thương yêu kỳ diệu của Chúa đang nhào nặn uốn nắn chúng ta, để biến đổi chúng ta thành tác phẩm mỹ thuật quý giá của Ngài.
Minh họa:  Nhưng Chúa biết con đường tôi đi;
Khi Ngài đã thử rèn tôi, tôi sẽ ra như vàng.”
(Giop 23:10 )

Để được ra như vàng phải mất con, mất của, mất nhà…
Lò lửa của Gióp quá lớn, quá nóng, sức nóng đó đã không đốt cháy Gióp nhưng tôi luyện Gióp.

Nếu chúng ta khước từ, không chịu làm một cuộc thay đổi toàn diện, chúng ta không bao giờ trở thành một vật quí giá tuyệt vời trong tay Ngài. Hãy để cho Chúa uốn nắn nhào nặn!

Mẹ Tê-rê-sa của người Công Giáo đã từng nói rằng: mẹ chỉ là cây bút chì, nhưng cái bút chì đó ở trong tay Chúa.
Chúng ta có bút đẹp nhưng trong tay của mình thì chẳng vẻ được ra sao cả, nhưng cái bút ở trong tay của người Hoạ sĩ như Bicatso thì bức tranh trở thành bức tranh có giá trị, quý báu.
Đất sét nó chẳng là gì cả, chúng ta chẳng là gì cả nhưng trong tay Chúa chúng ta có thể trở thành một nghệ thuật tác phẩm.
Cuộc đời của mỗi chúng ta, cũng chẳng là gì cả, nhưng nếu Chúa dùng thì cuộc đời đó có thể sinh hoa, kết trái, đem lại nhiều lợi ích cho nhiều linh hồn, cuộc đời.
Cái quan trọng là mình chấp nhận để cho Chúa sử dụng cuộc đời của mình.

Đất sét nằm trong tay Chúa là muốn nói lên cái ý nghĩa sâu xa rằng: Mình không thuộc về mình nữa mà là tôi thuộc về Chúa. Mình lấy ý Chúa làm trung tâm chứ không phải là ý của con người.

Chúng ta hát bài thánh ca trong đó có lời rất hay là: Luyện Lòng Con
Tác giả: Eddi Espinosa

Cầu xin Cha đổi lòng
làm tâm linh trắng trong
Cầu xin Cha đổi lòng khiến con nên giống Ngài
Phận con đất sét đây, nắn theo ý Ngài
Nhờ Ngài khuôn đúc con thánh ý Cha được nên
Cầu xin Cha đổi lòng làm tâm linh trắng trong
Cầu xin Cha đổi lòng khiến con nên giống Ngài
Chúa Giê-xu đã cầu nguyện khi Ngài bị treo trên thập tự giá là: không theo ý con nhưng theo ý Cha: “ rồi Ngài bước tới một ít, sấp mặt xuống đất mà cầu nguyện rằng: Cha ơi! Nếu có thể được, xin cho chén nầy lìa khỏi Con! Song không theo ý muốn Con, mà theo ý muốn Cha.”  (Mat 26:39)
Đất sét chỉ có giá trị khi đất sét ấy biết nằm trong tay Chúa mà thôi, tự bản thân đất sét ấy không tự mình làm được việc gì cả.
Bản thân cục đất có thể nào trở thành chiếc bình gốm được không, đất sét phải được nhào nặn, uốn nắn, sửa chữa thì mới trở nên những tác phẩm nghệ thuật được.
Chúa Giê xu phán rằng: “ Ai cứ ở trong ta và ta trong họ thì sinh ra lắm trái; vì ngoài ta, các ngươi chẳng làm chi được.” ( Giăng 15: 5)
đất sét ở trong tay thợ gốm thể nào, thì các ngươi cũng ở trong tay ta thể ấy
Chúa đã dùng ngôn ngữ hình ảnh đơn sơ của loài người để mô tả về chính Ngài cho chúng ta biết, nói đến đôi tay là nói đến cái gì? Nói đến đôi tay là nói đến những hành động, những việc làm, nắm giữ, sửa chữa, che trở.

Cuộc đời của tôi với quý ông bà anh chị em có sẵn sàng nằm trong ở trong tay của Chúa, để cho Ngài làm việc, hành động, nắm giữ và sửa chữa, che trở cuộc đời chúng ta không?

Minh Họa: Có rất nhiều thứ, nhiều lĩnh vực trong cuộc đời mình không để Chúa làm chủ, không để cho Chúa Ngài sửa chữa, uốn nắn cuộc đời chúng ta theo ý muốn của Ngài.
Chúa Giê xu phán rằng:  Chẳng ai được làm tôi hai chủ; Các ngươi không có thể làm tôi Đức Chúa Trời lại làm tôi Ma-môn nữa.”  ( Mat 6:24)

Chúng ta đang sống trong một xã hội theo duy vật chủ nghĩa, trong đó nhiều người đang phục vụ cho tiền bạc như đó là ông chủ của mình. Họ phung phí cả cuộc đời họ để thu góp và tích trữ tiền bạc, để rồi chết đi và để nó lại sau lưng.
Bỏ cả sự thờ phượng Chúa để chạy theo tiền, lời hứa rơm rác mà Ma quỷ nó nói mà nhiều người cũng vẫn tin và nghe theo: Nó hứa và nói rằng khi nào có tiền rồi, có lương cao rồi, được xe đẹp rồi sẽ đi thờ phượng Chúa.
Và đến khi chưa chạm vào được cái gương xe, chưa chạm vào đồng tiền thì đã mất đức tin rồi.
Một lời rất cao quý, giá trị của lời Chúa văng vẳng trong đời sống chúng ta là:  Chớ tham tiền;hãy lấy điều mình có làm đủ rồi, vì chính Đức Chúa Trời có phán rằng: Ta sẽ chẳng lìa ngươi đâu, chẳng bỏ ngươi đâu.” ( He 13:5 )
Nếu chúng ta ý thức lời Chúa nói rằng: Con chim trên trời nó chẳng gieo, chẳng gặt mà Chúa cũng còn nuôi nó, huống chi chúng ta là con cái của Ngài.
Nếu chúng ta ý thức được rằng:  Mình đang ở trong tay Chúa thì mình có sự an ninh, được Chúa chăm sóc, trở che chúng ta.

Và nếu đi xa hơn nữa, đi sâu hơn nữa trong khi Lời Chúa bảo: chớ giận cho đến khi mặt trời lặn, trong khi thì mình lại nói là: giận cho đến lúc chết, thậm chí có người còn nói: Chết thì mang đi nữa, không biết họ mang đi đâu nữa.
Trong cuộc sống này, ai cũng có những lúc không tránh khỏi sự va chạm giữa người này, với người kia, nhưng chúng ta sẽ cậy ơn Chúa mà bỏ qua, tha thứ.
Chúa Giê xu phán: ta tha thứ cho các ngươi thế nào thì hãy tha thứ cho nhau thể ấy.
Mình thì được Chúa tha, nhưng mình thì không tha ai, túm cổ, gắt gỏng với người ta, tưởng ông chủ không biết, nhưng Chúa là ông chủ Ngài biết hếtm

Có khi chúng ta theo Chúa bao nhiêu năm rồi, mười năm hay hai mươi năm rồi mà vẫn chỉ là đất thôi, con người đất, tâm tính đất, thái độ đất, và hành động đất.
Chúng ta chẳng trở thành một chiếc bình gốm, thái độ và cư xử, hành động, cách sống của chúng ta chẳng sang trọng, chẳng quý phái, chẳng cao thượng. chúng ta cứ sống vặt vãnh, cứ bám vào những chuyện cỏn con của quá khứ đã mọc rêu xanh.
Gi 15:4   4 Hãy cứ ở trong ta, thì ta sẽ ở trong các ngươi. Như nhánh nho, nếu không dính vào gốc nho, thì không tự mình kết quả được, cũng một lẽ ấy, nếu các ngươi chẳng cứ ở trong ta, thì cũng không kết quả được.