Ápraham - ANH HÙNG ĐỨC TIN KHÔNG SỢ HÃI?
Sáng thế ký 13 - 15 Mục sư Hồ Xuân Phước
Ngày 27 tháng 6, 1976 lực lượng vũ trang giải phóng Palestine cướp chuyến bay của Hàng Không Pháp, với phi hành đoàn 12 người và 101 hành khách. Mặc dù giữ bí mật về nơi đến, người ta khám phá chuyến bay đã đến phi trường Entebbe, Uganda, của tổng thống Idi Amin.
Trong khi nhóm vũ trang Palestine làm chủ tình hình bảy ngày liên tục – cách đó 2500 dặm, từ Tel Aviv, ba chiếc máy bay vận tải C-130 Hercules âm thầm vận chuyển biệt kích cảm tử Do thái.
Không đầy 60 phút, trong bóng tối của đêm đen, cảm tử quân Do thái tràn ngập Entebbe, càn quét đám vũ trang cướp máy bay, và giải cứu 110 người trong số 113 con tin. Ngày hôm sau, 4 tháng 7, thủ tướng Do thái Yitzhak Rabin vẻ vang tuyên bố sứ mạng hoàn tất và “sẽ đi vào huyền thoại.”
Thật vậy, sứ mạng giải phóng chuyến bay Hàng Không Pháp đã đi vào lịch sử Do thái oai hùng. Quyết tâm giải phóng và khả năng hành động chớp nhoáng, hiệu quả của người Do thái không có gì mới lạ. Hàng ngàn năm trước, ông tổ Áp-ra-ham của họ đã khai nguyên lịch sử hành quân chớp nhoáng oai hùng, khi ông giải phóng cháu mình.
| ||||
Nghe tin Lót bị bắt, Áp-ra-ham triệu tập đoàn gia nhân đã được huấn luyện thuần thục, gồm 318 người, đuổi theo quân thù. Ðể lều trại, bầy súc vật và gia đình lại sau lưng, Áp-ra-ham chuyển quân chớp nhoáng, vượt 120 dặm. Tấn công vào ban đêm, ông đánh bại địch quân, đoạt lại tất cả tài vật và đem Lót trở về – với phụ nữ và trẻ con đầy đủ.
Vì Lót chỉ biết lo cho hũ gạo của mình, đâu đếm xỉa gì đến Bác, Áp-ra-ham có thể thụ động ngồi yên, phải không? Thưa không, con người tha thứ, bao dung của Áp-ra-ham khác hẳn. Thay vì bỏ mặc Lót, Áp-ra-ham chọn đem thân hy sinh để cứu vớt cháu và gia đình.
Quân tử Áp-ra-ham can đảm, đại lượng – giống Chúa Cứu Thế Giê-xu quá!Chúa Giê-xu không thụ động ngồi yên, đợi chờ con người hồi tâm, đổi mới xứng đáng rồi Chúa mới hành động! Con Trời bằng lòng từ bỏ thiên đàng vinh quang ngời sáng đó, tìm cứu những người không xứng đáng được yêu thương, tha thứ – như tôi, như Anh, Chị!
May rủi của chiến trận có thể kết thúc với Áp-ra-ham đui mắt, cụt chân, mất tay, bị bắt sống, hay tử thương. Tại sao Áp-ra-ham bằng lòng trả giá lớn lao, liều lĩnh như thế?
Áp-ra-ham thương yêu Lót – như Chúa yêu thương Anh, Chị và tôi. Ông cứu được cả gia đình cháu và giải phóng Sô-đôm. Trong mấy ngày ngắn ngủi Áp-ra-ham trở thành anh hùng. Ðánh bại quân đội của bốn vua, Áp-ra-ham chiến thắng vẻ vang nhưng tự gây thêm oán thù, hiểm nguy cho chính mình bội phần hơn.
Áp-ra-ham đã từng can đảm tiến bước. Ông đáp ứng tiếng Chúa gọi, rời bỏ quê hương ra đi vào miền đất hứa xa lạ. Ông đã nhường phần đất tốt màu mỡ cho đứa cháu vô ơn. Ông đã chọn tránh xa Sô-đôm, kinh đô ánh sáng tội lỗi, cám dỗ.
Sau những quyết định dứt khoát và hành động can đảm đó, Áp-ra-ham đối diện với quân đội của bốn vua mình vừa đánh bại. Mây đen của cuộc trần thế phũ phàng đột kích Áp-ra-ham trong giây phút mệt mỏi không ngờ. Áp-ra-ham hồi hộp, sợ hãi.
Lo âu, sợ hãi sau chiến thắng vinh quang không phải là một kinh nghiệm xa lạ. Ê-li sau khi đắc thắng 450 thầy tế lễ Ba-anh một cách lừng lẫy đã suy sụp tinh thần, sợ chết, bỏ chạy khi nghe lời hăm dọa của một người nữ (1 Các Vua 18; 19:3).
Áp-ra-ham rúng động phương diện nào – thể chất, tình cảm, tinh thần, tâm linh? Tôi không rõ nhưng Chúa biết rõ tâm trạng Áp-ra-ham. Vì thế Chúa phán, “Áp-ram, con đừng sợ! Ta sẽ là cái khiên bảo vệ con. Phần thưởng cho con rất lớn” (15:1). Tạ ơn Chúa!
Áp-ra-ham sợ gì? Ngoài việc sợ bị tấn công, phục kích bất ngờ, sợ chết, có lẽ Áp-ra-ham sợ nghèo đói. Sau cuộc chiến lớn, tốn kém nhiều – không ôm giữ lấy chiến lợi phẩm cho mình, ông lại từ chối phần thưởng rất trọng hậu của vua Sô-đôm (14:21-23). Áp-ra-ham còn sợ chết mà không có con nối dõi – một sỉ nhục đau thương khủng khiếp cho bất cứ ai thời bấy giờ.
Áp-ra-ham và Sa-ra đã quá già. Nhìn quanh, Áp-ra-ham thấy đầy tớ mình đều có con cháu quây quần đông đúc, đầm ấm, hạnh phúc. Ông tự hỏi – ta đây nổi danh, uy tín, giàu có, quyền thế để làm gì – khi không con, không cháu, để bồng ẵm, hôn hít, chuyện trò? Bánh trái để ai ăn? Vàng bạc để ai hưởng?
Biết ông sợ, nên “Chúa đem Áp-ram ra sân và bảo: ‘Con hãy nhìn lên bầu trời và thử đếm sao đi, nếu con đếm được!” (15:5). Không dừng tại đó, Chúa nói thêm, “Dòng dõi con sẽ đông như thế!” “Ðông như thế” là bao nhiêu? Nhiều như sao trên trời – không thể đếm hết được!
Tạ ơn Chúa! Áp-ra-ham không còn phải nghi ngờ, sợ hãi trong yên lặng, cô đơn nữa – vì Chúa biết hết. Có khi chúng ta tưởng anh hùng đức tin không sợ hãi? Áp-ra-ham sợ! Anh, Chị và tôi cũng có những giây phút sợ hãi chứ! Vấn đề là Anh, Chị và tôi để sợ hãi chế ngự đời sống mình hay chúng ta bám sát Chúa và lắng nghe tiếng Ngài?
Sau trận chiến, quân thù của Áp-ra-ham bây giờ tràn lan từ sông Ơ-phơ-rát đến sông Nile – đông như kiến, đe họa, hãi hùng. Chúa nói, Áp-ra-ham, con ơi, Ta sẽ là cái khiên bảo vệ con! Tạ ơn Chúa!
Còn tốn kém, hư hại, hao hụt sau trận chiến và không nhận chiến lợi phẩm từ vua Sô-đôm? Chúa ôn tôn bảo, “Áp-ra-ham, con ơi, phần thưởng Ta cho con rất lớn!” Tiếng Chúa nói ôn tồn, nhỏ nhẹ lắm nhưng phần thưởng Chúa ban cho chúng ta lớn lao, đầy ắp, phước hạnh.
Áp-ra-ham bước đi với Chúa và lắng nghe tiếng Ngài. Chúa bảo Áp-ra-ham nhìn lên. Ông nhìn lên. Chúa bảo Áp-ra-ham thử đếm sao trời. Ông đếm thử nhưng bỏ cuộc liền. Ông dứt khoát từ bỏ nỗ lực riêng và chọn đi với Chúa. Áp-ra-ham tin cậy, tín thác đời sống mình, tương lai mình – hoàn toàn nơi Chúa quyền năng, thành tín.
“Áp-ra-ham tin Chúa, nên Ngài kể cho người là công chính” (15:6). Tạ ơn Chúa! Chữ “tin” trong tiếng Hy-bá-lai đến cùng một chữ gốc với từ “Amen.” Chúng ta có thể hiểu rằng, Áp-ra-ham nói “Amen” khi Chúa bảo, “Áp-ram, con đừng sợ!”
Chúa nói, “Ta sẽ là cái khiên bảo vệ con!” Áp-ra-ham đáp: “Amen!” Chúa nói, “Phần thưởng cho con rất lớn!” Áp-ra-ham đáp: “Amen! Xin ý Chúa được nên!”Phải, Áp-ra-ham dứt khoát tin và ông hoàn toàn nghỉ an trên lời hứa của Chúa, Ðấng thành tín không rời. Ông không còn lý do gì để tranh đấu, lo lắng, bồn chồn, sợ hãi nữa.
Chúa tôn quý đức tin của Áp-ra-ham chứ không phải hành động, tài năng hay lòng can đảm. “Vì nếu Áp-ra-ham được tuyên xưng công chính bởi việc làm thì người có cớ để khoe khoang. Nhưng trước mặt Ðức Chúa Trời không có như vậy. Kinh Thánh nói gì? Áp-ra-ham tin Ðức Chúa Trời và vì thế được kể là công chính” (Rô-ma 4:2-3).
Vì lý do đó, thánh Phao-lô viết, “Thật vậy, nhờ ân sủng, bởi đức tin mà anh chị em được cứu rỗi. Ðây không phải tự sức anh chị em, nhưng là một tặng phẩm Ðức Chúa Trời ban – cũng không phải do công đức anh chị em làm, để không ai có thể khoe mình” (Ê-phê-sô 2:8-9).
Không một người nào được cứu thoát khỏi chết để vào thẳng thiên đàng nhờ sống đạo hạnh hoặc làm việc lành. Con người chỉ có thể được cứu rỗi nhờ đức tin. Áp-ra-ham hướng nhìn về tương lai – thập tự giá.
Mùa Phục sinh 2011 nầy, chúng ta cũng hướng nhìn về thập tự giá, với lòng tin trọn vẹn, chân thành nơi Chúa Cứu Thế Giê-xu – Ðấng đã hiến thân trên thập tự. Chúa chết, được chôn trong mộ đá, đến ngày thứ ba Ngài sống lại.
Chúa là Con Trời trở thành người, Ðấng thánh yêu thương, vô tội duy nhất. Chúa chết vì tội chúng ta – thế chỗ cho Anh, Chị và tôi. Chúa chết và đã sống lại vì yêu thương mọi người. Ai thành tâm tiếp nhận Chúa Cứu Thế Giê-xu đều được tha thứ tội, được nhận làm con Thiên Chúa, được cứu rỗi linh hồn.
Sau khi từ giã cuộc sống nầy, Bạn sẽ về đâu? Tôi biết chắc, tôi đã có một chỗ trên thiên đàng. Lúc chết là giây phút tôi bước qua ngưỡng cửa vào thiên đàng phước hạnh, sống gần bên Chúa luôn luôn. Tôi được đoàn tụ gia đình với những người thánh thân yêu – đã được Chúa tiếp rước trước tôi.
Xin Anh, xin Chị mời gọi bạn bè và người thân trong gia đình tiếp nhận Chúa Giê-xu làm Cứu Chúa của mình để được bảo đảm về cuộc sống phước hạnh vĩnh cửu với Chúa.
Sống trong thế kỷ thứ 21, không phải đối diện với những thách thức giống hệt như Áp-ra-ham, nhưng mỗi chúng ta đều có những trăn trở hoặc nhu cầu căn bản như Áp-ra-ham. Ðối diện với hiểm nguy, bất an, Áp-ra-ham cần được bình an, đảm bảo cho cuộc sống. Tin cậy Chúa và muốn làm theo ý Chúa, ông dấn thân tiến bước theo Ngài.
Ông tách rời khỏi Lót, chấp nhận thua thiệt. Ông bằng lòng trả giá đắt để bảo vệ, cứu Lót và gia đình. Ông không muốn nhân nhượng, đồng hóa với người Sô-đôm tội lỗi, vô tín. Chắc ông phải chán ngán cuộc sống vô đạo, đồi trụy? Chán đứa cháu tệ bạc. Lẻ loi vì ít bạn thiết giao du, và không con cháu gần gũi trong nhà?
Tranh chấp ở chỗ làm, khủng hoảng tài chánh, căng thẳng gia đình, xung đột trong cuộc sống có làm Anh, Chị mệt mỏi, ngao ngán, lo âu, sợ hãi? Anh, Chị đang hết sức mình tranh đấu, nỗ lực để giải quyết hay quyết tâm giao thác, nhờ cậy Chúa?
***
Mấy chữ “Chúa đem Áp-ram ra sân và bảo...” (15:5) như bảy nốt nhạc thiên đàng, trong suốt, ngọt ngào. Tai tôi thích thú, sảng khoái. Hồn tôi ấm lại, hạnh phúc dạt dào. Mắt tôi mở ra, tươi mới – hình dung Áp-ra-ham cùng sánh vai, bước đi bên Chúa giữa mây trời ngời sáng.
Tiếng ai đó hát vang lên trầm ấm, “Chúa với tôi tâm giao khi Ngài đi bên tôi, và Ngài phán – chính Chúa đã chuộc tôi. Thật sung sướng thỏa vui khi gần bên Jesus. Chẳng còn ai trong trần thế sánh hơn!” (Buổi Mai Với Jesus).
Thật, “Bước với Chúa yêu thương, tay trong tay, gian lao không sờn. Vượt dặm trường men theo đường tới thiên cung. Bước với Chúa yêu thương, tôi nghe lâng lâng, vui trong tâm hồn. Ngày lại ngày, thêm sâu nhiệm Chúa nhiều hơn. Bước với Chúa yêu thương, tôi không cô đơn. Vui tươi trên đường, lòng nhẹ nhàng quăng xa mọi gánh sầu vương. Ðược đi với Cha, khi mộng trần gian khuất xa. Bước cùng với Cha, trong tình thắm thiết bao la. Ðược đi với Cha, cho dù thời gian lướt qua. Tôi luôn vui thỏa sống trong yêu mến chan hòa” (Bước Với Chúa). Amen.
Mục sư Hồ Xuân Phước
Phục sinh 2011
|
ĐỀ TÀI: TIẾN TRÌNH CỦA SỰ TẠO DỰNG CON NGƯỜI
KINH THÁNH: Sáng-thế-ký 2:7
“ Giê-hô-va Đức Chúa Trời bèn lấy bụi
đất nắn nên hình người, hà sanh khí vào lỗ mũi; thì người trở nên một loài sanh
linh.”
Lời
chào mừng:
Nhập
đề:
Thưa
quý vị!
Bạn
đến từ đâu? Là câu hỏi mà qua đó chúng ta nhận biết và khám phá ra thân phận
của mình, và Thánh Kinh trả lời cách chính xác rằng: Cuộc đời của tôi và bạn là
đến từ Chúa, do Chúa ban tặng. Điều này sẽ khiến chúng ta thay đổi suy nghĩ và
cách nhìn nhận về bản thân của chúng ta.
Con
người được tạo dựng theo hình ảnh của Đức Chúa Trời, Ngài nắn lên bạn và tôi
giống hình Đức Chúa Trời. Bạn có lý trí, có tình cảm, có ý trí tự do để chọn
lựa. Trên cả mọi sự là bạn và tôi mang trong mình một bản tánh thiêng liêng mà
không loài vật nào có được. Bản tánh thiêng liêng đó là: Duy chỉ có con người mới biết tương giao và thờ phượng Chúa.
Minh
họa: Ma quỷ luôn che dấu sự thật và nó là cha của sự nói dối: nó thường nói với
người ta rằng số phận của con người được gắn liền với con trâu, chó, lợn, gà
vv… Thân phận của bạn không gắn với con trâu, chó, dê, gà, lợn đâu. Ma quỷ đã
bóp méo và xuyên tạc sự thật. Nó phỉ báng hạ thấp phẩm giá, giá trị cao quý của
con người.
Nhưng
sự thật mà chân lý Thánh Kinh cho chúng ta biết: Bạn và tôi là đến từ Chúa,
giống Chúa. Bạn và tôi chính là con trai, con gái của Đức Chúa Trời, là những
hoàng tử, và công chúa Nước trời. Ngài đã dựng nên chúng ta cách trọn vẹn và và
thật rất tốt lành: Ngài phán: con thật rất tốt lành.
Hãy
nói với chính mình rằng: Tôi thật rất tốt lành, tôi là tạo vật tuyệt vời của
Chúa.
Bạn thật rất tốt lành, bạn giống Chúa,
bạn đến từ Chúa, và bạn sẽ trở về với Chúa. Hãy nói với người bên cạnh mình như
vậy.
Bài
học hôm nay, chúng ta sẽ thấy được tiến trình khi Chúa tạo dựng con người một
cách rất đặc biệt. Qua đó, chúng ta sẽ tiếp nhận vài bài học từ Lời của Chúa
cho đời sống chúng ta. Tiến trình đầu tiên của sự tạo dựng đó là:
I.
CHÚA DỰNG NÊN CON
NGƯỜI TỪ BỤI ĐẤT ( Sáng-thế-ký 2:7a)
Lời
Chúa trong sách Sáng-thế-ký chương 2:7 cho chúng ta biết: “ Giê-hô-va Đức Chúa Trời bèn lấy
bụi đất nắn nên hình người, hà sanh khí vào lỗ mũi; thì người trở nên một
loài sanh linh.”
Chúa
đã dựng nên bạn và tôi từ “ bụi đất”
và Chúa đã nói với con người rằng: “
Con người chỉ là bụi đất và sẽ lại trở về với cát bụi mà thôi”.
Có
bao nhiêu người trong quý vị tin rằng: Mình được dựng nên từ bụi đất.
Và
có bao nhiêu người trong quý vị sẽ tin rằng: Mình sẽ trở về với cát bụi.
Câu
hỏi mà tôi đặt ra là: Liệu A-đam và Ê-va có tự nhận biết được rằng họ đến từ
bụi đất và rồi họ sẽ trở về bụi đất hay không?
Mặc
dù họ có biết hay không? Thì đã đến lúc Chúa phải nói cho họ biết họ là ai, họ
đến từ đâu và họ sẽ trở về đâu?
Ngái
phán với A-đam trong sách Sáng-thế-ký chương 3 câu số 19 rằng: “ ngươi sẽ làm đổ mồ hôi trán mới có mà ăn,
cho đến ngày nào ngươi trở về đất, là
nơi mà có ngươi ra; vì ngươi là bụi,
ngươi sẽ trở về bụi.”
Câu
“ vì ngươi là bụi, ngươi sẽ trở về bụi” để nói lên rằng chúng ta không được tạo dựng từ chất liệu như sắt
thép, bê tông, hay vải vóc, gấm lụa. Chúng ta được dựng nên một thân thể
không phải để trường tồn, vĩnh cửu.
Nhưng
Chúa dựng nên chúng ta từ bụi đất một chất liệu bất toàn, vô giá trị, vô tri,
vô giác để rồi chúng ta chạy đến với Ngài để biết nương dựa vào chính mình
Ngài.
Chúng
ta được tạo dựng từ đất để nói lên thân phận của con người rất tầm thường,
mong manh và mỏng dòn, dễ vỡ. Động từ “
bụi đất” cũng mô tả nói lên thân phận của con người đầy giới hạn, nhiều
người trong chúng ta sống trên đất này nhưng không bao giờ nghĩ mình là đất.
Không bao giờ nghĩ mình sẽ về đất.
Là
tro bụi con người không có thể làm được tất cả. Con người là một tạo vật có khả
năng giới hạn sống trên mặt đất. Đời sống con người như dòng sông, dòng điện
trôi qua đi mau.
Họ
không thể kéo giữ lại những gì đã xảy ra ngay cả những gì cho là tốt đẹp nhất.
Tất cả tuần tự trôi qua đi như cát trôi dạt ngoài biển khơi, như bụi tro bay
lưu lạc trong không khí.
Theo
tác giả Thánh-vịnh thứ 103 câu số 14-16 Lời Chúa nói với chúng ta rằng:
“ Vì Ngài biết chúng tôi nắn nên bởi
giống gì,
Ngài nhớ lại rằng chúng tôi bằng bụi đất.
15 Đời loài người như cây cỏ;
Người sanh trưởng khác nào bông hoa nơi đồng;
16 Gió thổi trên bông hoa, kìa nó chẳng còn,
Chỗ nó không còn nhìn biết nó nữa.” (Thi-thiên 103:14-16)
Ngài nhớ lại rằng chúng tôi bằng bụi đất.
15 Đời loài người như cây cỏ;
Người sanh trưởng khác nào bông hoa nơi đồng;
16 Gió thổi trên bông hoa, kìa nó chẳng còn,
Chỗ nó không còn nhìn biết nó nữa.” (Thi-thiên 103:14-16)
Quý
vị thấy không, tác giả Thi-thiên đã định nghĩa và mô tả đời người cách rõ ràng
nhất: Đời loài người như cây cỏ, như bông hoa nơi đồng nội, nay còn mai mất,
sớm nở tối tàn. Chỉ tạm bợ như hơi nước hiện ra rồi lại tan ngay.
Kinh
Thánh cũng cho biết ông A-đam sống đến chín trăm tuổi rồi mới qua đời. Ông Sết
hưởng thọ chín trăm mười hai tuổi rồi từ trần. Ông Hê-nóc sống chín trăm lẻ năm
tuổi rồi cũng phải từ giả cõi đời. Hơn sáu tỷ người đang sống trên mặt đất hiện
nay rồi cũng sẽ ra đi trong vòng một trăm năm nữa, không ai sẽ thấy ánh mặt trời
của thế-kỷ hai mươi hai. (Sáng-thế-ký 5:1-32)
Tất
cả những con người mà chúng ta vừa đọc nói lên rằng: Dù con người có thọ đến
mấy đi chăng nữa thì cũng có một ngày rồi cũng phải qua đời.
Ngày
nay, khoa học đã tiến bộ cách không tưởng; Các Rô-bốt và những công nghệ ngày
càng hiện đại, tân tiến bậc nhất. Nhưng khoa học không có cách nào cưỡng lại
được sự chết. Chân lý Thánh Kinh đã quả quyết rằng: tất cả mọi người trên mặt đất đều phải kết-thúc bằng sự chết và vấn-đề
chuẩn-bị cho cuộc sống trong đời sau rất là việc rất hệ-trọng.
Sách
Truyền Đạo đã nói rõ ràng: "Có thời
để sinh ra, có thời để lìa đời." (Gv 3, 2).
Minh
họa:
Ở Âu-Mỹ, có một thành-ngữ như sau:
"Ở đời nầy, chỉ có hai việc chắc-chắn không ai thoát khỏi là sự chết và
nộp thuế." Chúng ta thường lo lắng dành tiền dể nộp thuế mà quên mất
vấn-đề phải chuẩn bị cái chết.
Thánh
Gia-cơ đã viết: "Anh em không biết
cuộc đời mình ngày mai sẽ ra sao. Thật vậy, anh em chỉ là hơi nước xuất hiện
trong giây lát , rồi lại tan biến đi." (Gia-cơ 4:14).
Theo
Thánh đồ Gia-cơ: Cuộc đời con người giống như đám sương mù buổi sớm mai, rất
mong manh, bốc thành hơi nước dưới ánh mặt trời rồi biến mất giữa ban ngày.
Minh
họa: Gần đây bệnh Mers đã cướp đi nhiều sinh mạng mà chưa có bất kỳ một loại
vắc-xin nào chữa trị được. Thế giới đang đói kém, chiến tranh và loạn lạc tranh
giành lãnh thổ của nhau, nhưng Thánh Kinh bảo rằng: Tất cả rồi cũng sẽ qua đi
mau chóng, khi người ta còn sống thì đấu tranh, tranh quyền, đoạt lợi. Nhưng
khi nằm xuống rồi thì mọi sự đã có đều bỏ lại sau lưng.
Những
thời điểm vừa qua, có biết bao nhiêu người đã phải chết đi bất thình lình bởi
bị đột quỵ và tai biến. Thử hỏi rằng: Chết rồi họ sẽ đi về đâu? Chắc chắn là họ
sẽ đi xuống địa ngục mà thôi.
Thánh
Gióp cũng đã từng than-thở: "Vì tuổi
con người đã được Ngài ấn-định, sống được bao năm tháng là tùy thuộc ở Ngài.
Ngài định giới-hạn rồi, sao có thể vượt qua." (Gióp14: 5).
Chúa
đã ấn định cho bạn và tôi có mặt trên đời này, và Ngài cũng đã ấn định cuộc đời
của mỗi người là sống được bao nhiêu trên đất. Điều quan trọng không phải là
chúng ta sống được bao nhiêu năm trên đất mà quan trọng là chúng ta sẽ sống như
thế nào.
Đời
sống trên đất chỉ là đời sống tạm bợ, chúng ta đừng chỉ lo xây dựng những cái
tạm bợ, chóng qua. Vì dù chúng ta có được mọi sự, có được mọi điều đi chăng nữa
thì rồi đây hai bàn tay trắng sinh ra thể nào rồi cũng hai bàn tay trắng mà trở
về thể ấy.
Câu
chuyện: Một ông vua trước khi qua đời, ông đã ra lệnh cho triều đình phải bỏ
ông vào quan tài với hai cái lỗ hai bên cạnh để thò tay ông ra ngoài rồi kéo đi
khắp các đường phố và rao lên rằng: Trần truồng lọt khỏi lòng mẹ thể nào thì
bây giờ cũng hai bàn tay trắng mà trở về thể ấy.
Qua
môi miệng của tiên-tri A-mốt, Ðức Chúa cũng tuyên phán cho mọi người: "Ngươi hãy chuẩn-bị đi gặp Thiên-Chúa
của ngươi." (Am 4,12).
Một
nhà thông thái bảo các môn đệ phải chuẩn bị cho cái chết một ngày trước khi họ
chết. Nhưng họ phản đối, "Chúng tôi có thể chết ngày mai." "Phải
rồi," người đó trả lời, "thế thì hãy chuẩn bị ngay hôm nay."
John
Bunyan, tác-giả cuốn "Thiên-lộ lịch-trình", đã nói lúc ông gần qua
đời: "Các bạn đừng than khóc cho
tôi, nhưng hãy than khóc cho chính các bạn.”
Trong
Sáng Thế Ký 5, trước đại hồng thủy, cuộc đời người trung bình là 846 năm. Nhưng
sang đến Sáng Thế Ký chương 11, sau đại hồng thủy, cuộc sống chỉ còn 393 năm.
Trong
thời Môi-se, Thi Thiên 90:10, "Tuổi tác của chúng tôi đến được bảy mươi,
Còn nếu mạnh khỏe thì đến tám mươi; Song sự kiêu căng của nó bất quá là lao khổ
và buồn thảm, Vì đời sống chóng qua, rồi chúng tôi bay mất đi."
Thi
Thiên 89:47, "Ôi Chúa! xin nhớ lại thì giờ tôi ngắn dường nào."
Gióp
14:1, " Loài người bởi người nữ sanh ra, sống tạm ít ngày."
Xin
mỗi chúng ta nhớ rằng: "Thời gian như thể thoi đưa, Nó đi, đi mãi có chờ
đợi ai!"
Nguyễn
Công Trứ nói: "Ba vạn sáu ngàn ngày là mấy, cảnh phù du trông thấy cũng
nực cười."
Nguyễn
Khuyến nói:
"Nhớ từ năm trước hãy thơ ngây,
Phút chốc mà già đã đến ngay,
Mái tóc chùm đen, chùm lốm đốm, Hàm răng
chiếc rụng, chiếc lung lay!"
Muốn
có đời sống đẹp lòng Chúa và hữu ích, chúng ta phải nhớ cầu nguyện như Môi se
rằng: "Cầu xin Chúa dạy chúng con biết đếm các ngày của chúng con, hầu cho
chúng con có lòng khôn ngoan." (Thi thiên 90:12).
Xin Chúng ta để lòng cầu nguyện nơi Chúa
trước khi chúng ta học tiếp…
Trở
lại trong Sáng-thế-ký chương 2 câu 7 là một tin tức tốt lành mà Đức Chúa Trời
thẩm định cho A-đam và Ê-va rằng: Họ có giá trị, họ trọn vẹn và họ rất tốt
lành. Thì sang đến Sáng-thế-ký chương 3 câu số 19 lại là một tin buồn cho A-đam
và Ê-va.
Vậy
điều gì đã phá vỡ đi tin tức tốt lành đó? Điều gì đã sen vào giữa sự sống và
cái chết? Điều gì đã phá vỡ đi cái đời đời trở thành cái tạm thời. Đó chính là
tội lỗi.
Tội
lỗi nó đã ngăn trở và phá vỡ đi sự tốt lành nơi con người mà vốn dĩ Chúa đã ban
cho. Tội lỗi đã biến sự hoan hỉ trong A-đam và Ê-va trở thành buồn dầu.
Tội
lỗi đã chặn đứng bước tiến của họ tới con đường có cây sự sống. Trước đó, họ
không cần có ai canh chừng họ hết, họ tự do, tự tại, thong dong, vui thỏa, hỉ
hoan trong vườn địa đàng. Nhưng giờ đây thiên sứ đã cầm gươm sáng lòa để canh
giữ họ đến với cây của sự sống.
Thưa
quý vị!
Nếu
quý vị muốn hưởng được sự sống đời đời, và muốn thực sự vui hưởng một cuộc sống
được phước trên đất. Thì nhất thiết chúng ta phải loại trừ tội lỗi ra khỏi đời
sống chúng ta.
Một
đời sống tự do là một đời sống bước đi trong sự thánh khiết.
Một
đời sống phước hạnh là một đời sống cần phải thẳng thắn thanh trừng tội lỗi
cách công khai.
Nếu
muốn bước đi trong một đời sống có sự sống sung mãn chúng ta cần phải vâng theo
lời của Chúa. Chính sự bất tuân lời Chúa đã khiến cho A-đam và cả nhân loại đến
chỗ đau khổ. Và sự đau khổ đó kéo theo cả triều dài của lịch sử nhân loại.
Câu
Kinh Thánh “ ngươi sẽ làm đổ mồ hôi trán
mới có mà ăn, cho đến ngày nào ngươi trở
về đất, là nơi mà có ngươi ra; vì
ngươi là bụi, ngươi sẽ trở về bụi.”
Quý
vị đọc câu Kinh Thánh này, quý vị và tôi có thấy Chúa đã phán câu này ngay từ
thuở sơ khai lập địa, hai mươi mốt thế kỷ đã trôi qua và không ai phủ nhận được
câu Kinh Thánh này.
Mặc
dù loài người có không tin vào nơi Đức Chúa Trời đi chăng nữa, nhưng loài người
không một ai dám phủ nhận rằng: Mình chỉ là bụi đất, và rồi mình sẽ trở về bụi
mà thôi.
Chúa
đã phán câu này sau khi A-đam phạm tội, Chúa đã phán với tôi và các bạn câu này
để cho thấy: Chính tội lỗi nó đã cướp đi sự sống, chính tội lỗi nó đã chặn đứng
sự sống đời đời nơi con người.
Bởi
Thánh Kinh Lời Chúa đã chép trong sách Rô-ma chương 5 câu số 12 sứ đồ Phao lô
đã viết “Cho nên, như bởi một người mà
tội lỗi vào trong thế gian, lại bởi tội lỗi mà có sự
chết, thì sự chết đã trải qua trên hết thảy mọi người như vậy, vì mọi người đều
phạm tội”
Chúa
đã ban cho A-đam và Ê-va số phận sống đời đời nhưng chính họ đã đánh mất cái
đời đời trong mình, chính họ đã mở cửa cho phép tội lỗi qua việc họ nghe theo
lời dụ dỗ của Ma quỷ mà bất tuân với Chúa.
A-đam
đã phạm tội và khiến cho cả nhân loại cũng phải mang tội trong mình. Sự chết đã
đến với A-đam và sự chết cũng đã đến với cả nhân loại này vì mọi người đều phạm
tội.
Tội
lỗi luôn luôn có tính cách di truyền, tội lỗi giống như chất men, nó lây lan
rất nhanh, nó lây từ người này sang người khác và nó làm chết mất nhiều người.
Bởi
tội lỗi của một người là A-đam mà cả thế gian phải mang tội, bởi sự bất tuân
của một người mà khiến cả thế gian phải gánh hậu quả nặng nề.
Thưa
quý vị!
Người
thế gian có câu: “Một con sâu làm rầu nồi
canh”.
Để
cho thấy một chi thể nằm trong một Hội Thánh, và chi thể đó được nuôi dưỡng,
được trưởng thành, lớn mạnh cũng là do Hội Thánh mang lại. Và ngược lại một Hội
Thánh mạnh là một Hội Thánh mà qua đó mỗi chi thể đều mạnh, mỗi chi thể đều góp
phần xây dựng Hội Thánh theo ta lâng, ân tứ Chúa ban.
Nếu
một Hội Thánh mà chỉ cần có một vài người nổi lên sống theo xác thịt thì Hội
Thánh đó chỉ là một Hội Thánh lộn lạo, tranh cạnh và thất bại mà thôi.
Trong
sách Nhã ca lời của Chúa có chép: “Hãy
bắt giúp chúng tôi những con chồn, những con chồn nhỏ, nhá hại vườn nhỏ. Vì
vườn nho chúng tôi đang trổ hoa” (Nhã Ca 2:15)
Đừng
khinh thường những tội lỗi nhỏ mọn, đừng coi thường những thói quen xấu, đừng
coi thường những lời nói vô bổ và hư không.
Cả một vườn nho đang trổ hoa, có những trái chín mọng nhưng chỉ với vài con
chồn nhỏ cũng đủ phá hại tan tành vườn nho ấy.
Hội
Thánh đẹp như một vườn nho, Hội thánh có những đời sống được Chúa đổi thay họ
là những trái nho chín mọng dâng lên cho Chúa và làm sáng danh Chúa.
Nhưng
bên cạnh đó có những con chồn đang ngầm tìm cách phá hại. Xin Chúa cho chúng ta
là những trái nho chín có mùi thơm dâng lên Chúa, chứ đừng làm con chồn ngấm
ngầm gây phá hại vườn nho của Chúa.
Để
vườn nho không bị phá hại, chúng ta thấy tác giả sách Nhã ca một người con gái
nói với chàng trai là người yêu của mình một cách tha thiết: Hãy bắt cho em những con nhỏ.
Chúng
ta cần phải can đảm, ngay thẳng để bắt những con nhỏ bởi những cá tính xác thịt
của chúng ta để nó không gây tổn hại cho vườn nho của Chúa.
Sứ
đồ Phao lô đã lên án mạnh mẽ đối với tín đồ sống tại thành Cô-rinh-tô rằng: “ Thật anh em chẳng có cớ mà khoe mình
đâu! Anh em há chẳng biết rằng một chút men làm cho cả đống bột dậy lên sao?
7 Hãy làm cho mình sạch men cũ đi, hầu cho anh em trở nên bột nhồi mới không
men, như anh em là bánh không men vậy. Vì Đấng Christ là con sinh lễ Vượt Qua
của chúng ta, đã bị giết rồi. 8 Vậy thì, chúng ta hãy giữ lễ, chớ dùng men cũ,
chớ dùng men gian ác, độc dữ, nhưng dùng bánh không men của sự thật thà và của
lẽ thật. 9 Trong thơ tôi viết cho anh em, có dặn đừng làm bạn với kẻ gian dâm,
10 đó tôi chẳng có ý nói chung về kẻ gian dâm đời nầy, hay là kẻ tham lam, kẻ
chắt bóp, kẻ thờ hình tượng, vì nếu vậy thì anh em phải lìa khỏi thế gian. 11
Nhưng tôi viết khuyên anh em đừng làm bạn với kẻ nào tự xưng là anh em, mà là
gian dâm, hoặc tham lam, hoặc thờ hình tượng, hoặc chưởi rủa, hoặc say sưa,
hoặc chắt bóp, cũng không nên ăn chung với người thể ấy.” ( I Cô-rinh-tô
5:6-11)
Thưa
quý vị!
Sứ
đồ Phao lô đã viết điều này không phải cho dân ngoại đâu, nhưng ông viết cho
người đã tin Chúa, ông không viết để làm đẹp lòng loài người. Nhưng giọng văn
của phao lô đầy sự trịnh trọng, thẳng thắn, lên án những người tự xưng mình là
tín đồ mà ăn ở theo tánh xác thịt của mình.
Ông
nói nếu trong Hội Thánh của Chúa mà có những người chửi rủa thì chắc chắn nó
giống như một chút men làm dậy cho cả đống bột.
Nếu
trong Hội Thánh mà có những người gian dâm thì sự gian dâm ấy cũng giống như
một chút men phá vỡ Hội Thánh của Chúa.
Nếu
trong Hội thánh mà có những kẻ tham lam tiền bạc, tham lam địa vị thì sớm muộn
cũng giống như một chút men làm phá vỡ Hội Thánh của Chúa.
Nếu
trong Hội thánh mà có những người say sưa thì chắc chắn nó cũng giống như một
chút men làm hỏng cả Hội Thánh của Chúa nữa.
Nếu
Hội Thánh có những người trộm cắp, lường gạt thì sớm muộn Hội Thánh cũng bị làm
huen ố Hội Thánh của Chúa.
Cách
giải quyết, và xử trí của Phao lô cho một Hội Thánh có những thành phần như vậy
là: “ đừng làm bạn với kẻ, cũng không nên
ăn chung với người thể ấy ”
Chữ
bạn ở đây có nghĩa là tương giao, thân mật, qua lại.
Không
thân mật, không tương giao, không đi lại, không giao thiệp với những người như
vậy.
Phao
lô giải quyết rất dứt khoát, ông không chấp nhận sự thỏa hiệp với những người
có lối sống theo tánh xác thịt trên.
Ai
dám bảo Phao lô là không yêu thương, Ai dám bảo Phao lô là không có lòng thương
xót, tình yêu thương là cắt bỏ sự giữ đó mới là tình yêu chân chính.
Nhìn
vào các Hội Thánh Chúa ngày nay!
Tôi
thực sự cảm thấy rất đau lòng vì Hội Thánh càng ngày thỏa hiệp với tội lỗi.
Hội
Thánh rung túng cho tội lỗi.
Người
hầu việc Chúa sợ tín đồ hơn là sợ Chúa.
Người
hầu việc Chúa không dám đương đầu với những con chồn nhỏ, để mặc những con chồn
chạy lung tung, phá phách. Sợ bị mang tiếng là không yêu thương. Tôi đứng đây
để nói với quý vị sứ điệp từ nơi Chúa rằng:
Nếu
Hội Thánh còn muốn Chúa hiện diện ở đây nữa thì Hội Thánh phải thanh trừng,
khai trừ tội lỗi.
Nếu
Hội Thánh muốn trở thành một ngọn đèn để trên cao soi sáng thế gian thì phải bỏ
đi những việc làm tăm tối trong đời sống của chúng ta.
Nếu
Hội Thánh còn muốn bước đi trong quyền năng của Chúa Thánh Linh thì Hội Thánh phải
bước đi trong sự nên thánh và thánh khiết.
Chính
tội lỗi đã cướp đi sự sống trong A-đam và cũng chính tội lỗi của mỗi chúng ta
mà Hội Thánh không còn sự sống nữa, Hội Thánh không có Chúa hiện diện nữa.
Hội
Thánh ơi!
Đừng
để cho tội lỗi xen vào ngăn trở và phá vỡ đi mối tương giao giữa cái đầu là
Chúa Cứu Thế với thân là Hội Thánh của Ngài nữa.
Đến
đây, trước khi chúng ta học tiếp phần hai, xin chúng ta cùng cúi đầu cầu nguyện
ăn năn và xin Chúa tha thứ, xin Chúa ban quyền năng để chúng ta dứt bỏ tội lỗi
trong đời sống của chúng ta để vì cớ Nước Chúa, vì cớ anh em của mình mà làm
cho mình sạch hết men cũ đi. Hãy như bánh không men trước mặt Chúa.
ĐỀ TÀI: BẠN ĐƯỢC DỰNG NÊN ĐỂ LÀM GÌ?
KINH THÁNH: Sáng-thế-ký 2: 26 & Sáng-thế-ký 3:8
Tạ
ơn Chúa, một tuần trôi qua thật nhanh và sáng nay Chúa lại cho Hội Thánh trở về
nơi này để cùng nhau ra mắt thờ phượng Chúa.
Trong
niềm vui mừng của Chúa ban cho, tôi hết sức cảm tạ Chúa khi thấy Hội Thánh
trung tín và hết lòng yêu thương hát ca ngợi Ngài.
Giờ
này, trước khi học Lời của Chúa trân trọng kính mời Hội Thánh cùng hiệp ý với
tôi trong sự cầu nguyện!
Thưa
Chúa, đường phía trước còn dài lắm, mà sức chúng con thì mỗi ngày yếu đi. Xin
Chúa ban sức mới trên chúng con để chúng con đi trọn con đường dài đó.
Chúa
ôi! Xin Chúa dấy các anh em con lên để cùng chung vai gánh vác công việc của
Chúa, vì một mình con gánh vác không nổi.
Thưa
quý vị!
Có
bao giờ chúng ta tự hỏi rằng: Tại sao tôi có mặt trên đời này? Và tôi có mặt
trên đời này để làm gì hay không?
Bài
giảng kỳ trước đã trả lời cho chúng ta câu hỏi: Tại sao tôi có mặt trên đời này?
Thưa
quý vị! Quý vị và tôi không phải tình cờ có mặt trên đời này đâu, cũng không
phải do ngẫu nhiên chúng ta có mặt trên đời
này đâu.
Tác giả thánh vịnh
139:13 vua Đa vít đã nức lòng, lớn tiếng nói cho cả thế giới biết rằng: “ Vì chính Chúa nắn nên tâm thần tôi, Dệt thành tôi trong lòng mẹ tôi.”
Qua lời của thánh
vịnh trên, chúng ta biết chắc chắn rằng: Bạn và tôi được Chúa dựng nên, chúng
ta không phải tự nhiên mà có, chúng ta cũng không phải được tiến hóa từ loài
vượn khỉ hay bất kỳ một công cụ nào khác.
Thánh Kinh trả lời
rằng: Bạn và tôi có mặt trên đời này là bởi tình yêu của Đức Chúa Trời, chính
Ngài đã hoạch định và cũng chính Ngài đã dệt chúng ta ngay từ khi còn trong
lòng mẹ.
Bài
học hôm nay sẽ trả lời cho quý vị biết quý vị có mặt trên đời này để làm gì?
Hay nói cách khác bạn được dựng nên để làm gì?
Theo
quý vị! Quý vị và tôi được Chúa dựng nên để làm gì?
Bây
giờ, chúng ta sẽ lần lượt tìm câu trả lời cho câu hỏi ấy qua phần thứ nhất của
bài học đó là:
I.
BẠN ĐƯỢC DỰNG NÊN ĐỂ TƯƠNG GIAO VỚI ĐỨC CHÚA TRỜI. ( Sáng-thế-ký 3: 8)
Thưa
quý vị! Không có một mối quan hệ nào khắng khít cho bằng mối quan hệ giữa vợ
với chồng. Và Thánh Kinh thường mô tả hình ảnh đẹp nhất của sự hiệp nhất, bền
chặt, gắn bó, mật thiết giữa vợ với chồng giống như Chúa Cứu Thế Giê-xu với Hội
Thánh, như chàng rể với nàng dâu của Ngài.
Lời
Chúa trong sách Sáng-thế-ký chương 2 mô tả: Khi Chúa dựng nên muôn vật thì mọi
vật đều có đôi, có đực và có mái, có trống và có cái. Nhưng về phần A-đam, thì
chẳng tìm được một ai giúp đỡ giống như mình hết.
Cho
nên, Chúa đã phải lấy xương sườn của A-đam để tạo nên một người nữ rồi tác
thành hôn nhân và để giúp đỡ cho A-đam. Lúc này A-đam đã có người bạn đời, biết
chia sẻ, cảm thông, giúp đỡ, gánh vác và đồng công với mình.
Hơn
thế nữa Chúa lại lập một cảnh vườn tại Ê-đen, ở về hướng Đông, và đặt người mà
Ngài vừa dựng nên ở đó. Ê-đen có nghĩa là vui mừng hoa hỉ.
Có
thể, chúng ta bảo rằng: A-đam thế là đã đủ rồi, A-đam không cần gì thêm nữa.
Vừa có vợ đẹp, vừa được ở trong vườn hoan hỉ, vui mừng. Cuộc sống của A-đam là
Thiên đàng trên đất.
Nhưng
qua Lời Chúa chúng ta thấy được rằng: Cuộc sống của A đam thế vẫn chưa đủ, tuy
đã có vợ đẹp, và được sung sướng ở trong vườn hoan lạc, hoan hỉ, vui mừng.
Nhưng
từ nơi sâu thẳm của tâm hồn A-đam và Ê-va họ vẫn cảm thấy trống trải, và khắc
khoải, trong tâm linh họ cần một điều gì đó lớn hơn và điều lớn hơn đó chính
là: Mối quan hệ với Đức Chúa Trời hay còn
gọi là tương giao với Đức Chúa Trời.
Thưa
quý vị!
Mối
quan hệ với Đức Chúa Trời là một mối quan hệ thiêng liêng nhất, cao quý nhất,
và sâu sắc nhất mà chỉ có con người mới có nơi Đấng Tạo Hóa. A-đam có một mối
quan hệ rất gần gũi với các tạo vật của Chúa, ông đã đặt tên cho từng loài một,
người ta đã vẽ một bức họa chân dung A-đam đang nằm vuốt đầu con sử tử hoặc
A-đam đang nằm ngủ ngay cạnh đầu con sư tử.
Hơn
thế nữa A-đam lại có một mối quan hệ rất mật thiết, gắn bó với vợ của mình,
giữa họ chưa có tội lỗi xen vào, mối quan hệ hai người trở nên một thịt mới đẹp
làm sao. Nhưng điều đó cũng chẳng thể thỏa lấp được tâm hồn trống vắng trong
ông.
Thưa
quý vị!
Chỉ
có Đức Chúa Trời mới là Đấng khỏa lấp được sự trống vắng bên trong con người
của mỗi chúng ta, và chỉ có mối quan hệ với Đức Chúa Trời mới là mối quan hệ
cao quý nhất, thiêng liêng nhất và đầy trọn nhất mà qua đó chúng ta mới thấy
thực sự hạnh phúc, vui thỏa, và bình an.
Quý
vị và tôi đã có mối quan hệ với Đức Chúa Trời chưa? Quý vị và tôi bảo rằng: À,
tôi đã tin Chúa, hay tôi vẫn thường dâng hiến 1/10, hoặc là tôi vẫn trung tín
đi thờ phượng Chúa hằng tuần.
Đúng,
những điều đó là những biểu hiện của việc tôi và bạn bắt đầu đã có mối quan hệ
với Đức Chúa Trời. Nhưng điều đó vẫn chưa đủ đâu. Điều đó vẫn chưa khẳng định
chắc chắn bạn và tôi đã có mối quan hệ khắng khít với Đức Chúa Trời rồi đâu.
Vậy
điều gì là minh chứng mạnh mẽ nhất, rõ ràng nhất, cao quý nhất, và thiêng liêng
nhất của mối quan hệ giữa quý vị và tôi với Đức Chúa Trời?
Thánh
Kinh Sáng-thế-ký 3: 8 trả lời cho câu
hỏi đó: “ Lối chiều, nghe tiếng Giê-hô-va
Đức Chúa Trời đi ngang qua vườn, A-đam và vợ ẩn mình giữa bụi cây, để tránh mặt
Giê-hô-va Đức Chúa Trời.” Theo câu Kinh Thánh này, thì đâu là những động từ
mô tả giữa Đức Chúa Trời với ông bà A-đam và Ê-va có một mối quan hệ khắng khít
với Chúa?
Chú
ý hai cụm từ “ tiếng Giê-hô-va Đức Chúa
Trời” và “ mặt Giê-hô-va Đức Chúa Trời? Nói đến “ tiếng Giê-hô-va Đức Chúa Trời” và “ mặt Giê-hô-va Đức Chúa Trời? Là
nói đến chính sự hiện diện của Đức Chúa Trời.
Trước
hết chúng ta thấy! Đỉnh cao của mối tương giao giữa loài người với Đức Chúa
Trời là chúng ta nghe được tiếng của Chúa.
1.
A-ĐAM VÀ Ê-VA ĐÃ NGHE ĐƯỢC TIẾNG CỦA CHÚA
Nghe
được tiếng của Chúa là mối quan hệ cao quý nhất giữa họ vۛới Đức Chúa Trời.
Nghe
được tiếng của Chúa là mối quan hệ mất thiết nhất giữa họ với Đức Chúa Trời.
Nghe
được tiếng của Chúa là mối quan hệ hai chiều giữa họ với Đức Chúa Trời.
Nghe
được tiếng của Chúa là mối quan hệ thiêng liêng nhất trong mọi mối quan hệ mà
các tạo vật khác không có.
Thưa
quý vị!
Minh
hoạ: Trong mối quan hệ giữa vợ với chồng, hoặc giữa cha mẹ với con cái, chúng
ta thường hay thích nói hơn là thích nghe phải không? Chúng ta thường thích mọi
người lắng nghe những gì chúng ta nói hơn là những gì chúng ta nghe.
Chính
vì Chúa biết chúng ta thích hay nói mà ít nghe cho nên Ngài đã gởi đến cho
chúng ta sách Gia cơ 1:19 răn dạy: “ Hỡi
anh em yêu dấu, anh em biết điều đó: người nào cũng phải mau nghe mà chậm nói,
chậm giận;”
Trong
mối quan hệ với Đức Chúa Trời cũng như vậy, chúng ta thường thích kể nể, nói
nhiều, thậm chí chúng ta chạy đến với Ngài rồi đưa cho Ngài một bảng liệt kê,
danh sách với những nan đề về những nhu cầu của chúng ta trình ra trước mặt
Ngài. Nhưng đó không phải là một mối tương giao tốt nhất, đó cũng không phải là
một mối quan hệ mật thiết nhất, đó cũng không phải là một mối quan hệ hai chiều
với Đức Chúa Trời.
Vì
chữ “ tương giao” có nghĩa là hai
chiều, có nghĩa là qua lại giữa hai người, người này nói thì người kia lắng
nghe và ngược lại.
Thưa
quý vị! Lời cầu nguyện sâu sắc nhất là lời cầu nguyện mà chúng ta ở trong sự
hiện diện của Chúa không nói một lời nào.
Chúng
ta bước vào sự hiện diện của Chúa trong tinh thần yên tịnh để chiêm ngắm sự
vinh hiển, oai nghi cả thể của Ngài, chúng ta yên lặng lắng nghe tấm lòng của
Chúa, sự suy tư, và tâm trí của Chúa truyền đạt ý muốn của Ngài cho chúng ta.
Minh
họa: Khi bạn quỳ gối nên và yên lặng với lòng thánh sạch, cung kính trước Chúa.
Ngài sẽ phán với lòng bạn. Mối quan hệ
khắng khít nhất, mật thiết nhất là mối quan hệ lắng nghe được tiếng của Chúa.
Bạn ơi! Ngài sẽ phán với lòng bạn, Ngài
sẽ không phán với bạn qua cơn gió lốc, Ngài cũng không phán với bạn qua cơn sấm
sét, Ngài cũng không phán với bạn qua cơn động đất rung rinh đâu. Nhưng Ngài sẽ
phán với lòng bạn khi bạn yên tịnh trước mặt Đức-Giê-hô-va.
Tác
giả thánh vịnh vua Đa-vít đã kêu gọi rằng: “ Hãy yên tịnh trước mặt Đức Giê-hô-va, và chờ
đợi Ngài” ( Thi 37:7 )
Quý
vị! thấy rằng việc để tấm lòng mình trước mặt Ngài là một điều mà Thánh Kinh
mời gọi, quý vị cần phải yên tịnh và chờ đợi Ngài nữa. Đây là thì giờ rất khó
khăn nhưng cần phải kỷ luật.
Minh
họa: Bạn có bao giờ chạy đến với Chúa mà không biết phải nói gì, và bạn chỉ nói
vẻn vẹn có một câu thôi, câu đó là: “
Chúa ôi, con yêu Ngài, con yêu Ngài Chúa ôi”
Bạn
yên tịnh trước mặt Ngài, và thốt lên một lời chân thật từ con tim, tấm lòng của
mình điều đó thật đáng giá hơn một vạn lời nói sáo rỗng.
Tiên
tri Ha-ba-cúc đã thốt lên rằng: “ Ta sẽ
đứng nơi vọng canh, chôn chân nơi đồn lũy, rình xem Ngài bảo ta điều gì, và ta
trả lời thế nào về sự đối nại của ta.” ( Ha 2:1 )
Tiên
tri Ha-ba-cúc ông tự đặt mình vào trong tư thế của một người lính đang thức
canh, và đang đứng trên tháp canh để có thể nhìn thấy kẻ thù từ đằng xa, ông
bảo vệ lãnh thổ đất đai, hoa màu, và sản nghiệp của dân sự mình.
Một
người lính gác canh là một người bền bỉ, kiên trì, và luôn luôn tỉnh thức chờ
đợi. Ha-ba-cúc muốn nói rằng: Ông giống như người lính gác tháp canh kiên nhẫn,
chờ đợi xem Chúa phán với ông điều gì? Chúa bảo với ông điều gì? Và ông sẽ đối
lại thể nào với Chúa.
Quý
vị thấy không?
Hai
vế đối nhau trước hết là ông “ rình xem
Ngài bảo ông điều gì” và sau đó ông mới “trả
lời thế nào” Đây là một mối quan hệ hai chiều rất mật thiết giữa tiên tri
Ha-ba-cúc với Chúa.
Trước
hết, là ông nghe, sau đó là ông mới nói. Quý vị đã thấy được điều mà Chúa muốn
nói với chúng ta chưa? Quý vị và tôi cần phải yên tịnh để lắng nghe Chúa trước
và rồi sau đó chúng ta mới đối nại, mới trả lời, và mới nói.
Vì
nếu ông không lắng nghe tiếng của Chúa thì ông không thể nào tiếp nhận được sứ
điệp của Chúa dành cho dân sự. Vì ông là một tiên tri của Đức Chúa Trời, là
tiên tri của Chúa ông cần phải cho dân sự biết ý muốn và chương trình của Đức
Chúa Trời cho dân sự. Để làm được điều đó ông cần phải yên tịnh để lắng nghe
tiếng của Ngài.
Minh
họa: Là một người hầu việc Chúa, tôi không giảng bằng những ý tưởng đến từ cái
đầu của mình, tôi cũng không chia sẻ những tin tức thời sự cho quý vị, tôi cũng
không chia sẻ ý riêng của mình cho quý vị. Nhưng tôi cần chia sẻ và rao truyền
cho anh chị em hết thảy ý muốn của Đức Chúa Trời và để làm được điều đó, tôi
cũng cần phải luôn luôn lắng nghe tiếng Chúa.
Tuần
này giảng nhưng phải lắng nghe Chúa muốn mình giảng gì cho tuần sau? Cả tuần
vừa soạn vừa lắng nghe, v۫ừa cầu nguyện vừa lắng nghe tiếng Chúa.
Trước
khi A-đam và Ê-va nghe theo lời dụ dỗ của Ma quỷ phạm tội và sa ngã thì họ đã
có một quan hệ mất thiết, khắng khít, yêu thương với Đức Chúa Trời. Một mối
quan hệ gần gũi đến độ họ lắng nghe được tiếng của Chúa.
Chúng
ta chú ý trong Sáng-thế-ký chương 3 câu 8 có chép “ Lối chiều, nghe tiếng Giê-hô-va Đức Chúa Trời đi ngang qua vườn,
A-đam và vợ ẩn mình giữa bụi cây, để tránh mặt Giê-hô-va Đức Chúa Trời.”
Ngay
trong đầu câu có động từ “ Lối chiều”
tức là cứ vào mỗi buổi chiều thì Chúa đều đi ngang qua vườn, bản dịch khác dịch
là: thường thường cứ vào buổi chiều Đức Chúa Trời đi lại trong vườn, hoặc
thường thường cứ vào buổi chiều có gió mát Ngài đi dạo trong vườn.
Ngài
luôn luôn đi lại, Ngài luôn đi dạo vào buổi chiều trong vườn để gặp A-đam và
Ê-va. Điều đó, cho chúng ta thấy những lẽ thật rất quan trọng rằng:
Chúa
luôn luôn muốn gặp chúng ta.
Chúa
luôn luôn muốn nói chuyện với chúng ta.
Chúa
luôn luôn giữ thời khóa biểu của Ngài với chúng ta.
Chúa
luôn luôn tìm những người có lòng khao khát bước vào mối tương giao với chính Ngài.
Trong
Thánh Kinh Cựu Ước động từ được Chúa lặp đi lặp lại là: “ Hãy trở về cùng ta” “ hãy trở ở về cùng ta, ta không lấy nét mặt giận
để nhìn ngươi đâu”
Qua
những sự kêu gọi thổn thức của Đức Chúa Trời đối với con người, chúng ta nhận
thấy mình đã xa cách với Ngài, chúng ta đã lìa bỏ Ngài, chúng ta đã bỏ đi thì
giờ, yên tịnh trước mặt Chúa. Và giờ đây Chúa kêu gọi chúng ta rằng: “ Hãy trở về cùng Ngài”
Còn
trong Thánh Kinh Tân Ước, Đức Chúa Cứu Thế Giê xu đã tuyên bố rất mạnh mẽ, và
quả quyết rằng: “Chiên ta nghe tiếng ta,
ta quen nó, và nó theo ta.” ( Giăng 10:27)
Qúy
vị và tôi có phải là những chiên của Chúa không?
Nếu
quý vị và tôi là chiên của Chúa thì chúng ta phải nghe được tiếng của người
chăn, Chúa Giê xu là chính là Đấng chiên
hiền lành của chúng ta. Ngài đang gọi chúng ta với tiếng gọi của tình thương,
Ngài đang gọi chúng ta với tiếng gọi thổn thức, Ngài đang gọi chúng ta quay trở
về với Ngài.
Minh
họa: Vào thời Do thái, người chăn chiên sẽ gọi chiên bằng những dấu hiệu qua
tiếng nói: Nếu người chăn kêu be be thì chiên sẽ nhận ra đó có phải là tiếng
của chăn của mình không? Nếu người chăn lạ gọi Rê-rê thì chắc chắn chiên sẽ
không theo vì đó không phải là người chăn thật.
Nếu
một Hội Thánh mà toàn là những chiên lạ đến thì chắc chắn trước sau gì chiên đó
sẽ không nghe được tiếng của người chăn, và rồi chiên đó cũng sẽ tìm cách đi
chuồng khác mà thôi.
Câu chiên ta nghe tiếng ta, nói lên một
mối quan hệ mật thiết, hai chiều giữa người chăn chiên và con chiên.
Trước
hết, là tiếng của người chăn chiên được cất lên trước, sau đó là con chiên lắng
tai nghe và nhận diện người chăn và hành động bước theo sau người chăn. Nếu quý
vị là chiên của Chúa thì không thể vừa theo Chúa, vừa theo phật được. Nếu quý
vị và tôi là chiên của Chúa thì không thể nào nghe theo tiếng của thầy bói,
hoặc tiếng của thế gian này được nữa.
Minh
họa: Chúa Giê-xu phán Ngài đến thế gian không phải để lập thêm một tôn giáo mới
qua những câu chuyện ngụ ngôn: không ai đổ rượu mới vào bầu da cũ, vì rượu mới
sẽ chằng rách bầu da. Không ai vá miếng vải mới vào chiếc áo cũ, vì áo cũ sẽ bị
rách ngay.
Vì
Chúa Giê xu phán: một tôi thì chẳng thể làm hai chủ, vì sẽ ghét chủ này mà yêu
chủ kia. Một người không thể vừa yêu Đức Chúa Trời lại vừa yêu tiền bạc được.
Không thể nào một người vừa làm tôi Đức Chúa Trời lại làm tôi cho Ma môn nữa.
Sẽ chẳng bao giờ là như vậy được. Vì một người không thể vừa đi trên cùng một
lúc trên hai con thuyền được.
A-đam
đã thất bại và đổ vỡ trong mối quan hệ với Đức Chúa Trời vì đã nghe theo tiếng
của vợ mình, ma quỷ nó cám dỗ Ê-va trước và sau đó Ê va lại cám dỗ A đam.
Sa-lô-môn
là người khôn ngoan nhất thế gian nhưng đã không nghe theo tiếng của Chúa mà
ông đã nghe theo tiếng của các bà vợ ngoại đạo, họ đã cám dỗ ông lập miếu và
cúng thờ thần tượng trên các nơi cao, và Thánh Kinh bảo rằng: tấm lòng của ông
đã lìa bỏ Đức-Giê-hô-va. Cuối đời thất bại ê chề, đắng cay.
Sam
sôn đã nghe theo tiếng của người nữ ngoại đạo là Đa-ni-na, tiết lộ bí mật về
sức mạnh, khiến cho dân sự bị bại trận dưới kẻ thù. Cuối cùng ông bị kẻ thù
chọc thủng mù mắt, chết cách đau đớn.
Thưa
quý vị! Tiếng nói mạnh nhất đang chi phối quý vị là tiếng nói nào? Có thể đó là
tiếng nói của người chồng quý vị, của con cái quý vị, của người hàng xóm quý
vị, của người xung quanh quý vị.
Dù
cho tiếng nói đó là gì đi nữa, dù tiếng nói đó tốt đến đâu đi nữa. Quý vị hãy
nhớ tiếng Đức-Giê-hô-va mới là mạnh nhất, chi phối nhiều nhất, chiếm hữu nhiều
nhất và hành động nhanh nhất.
Câu
chuyện trong sách Công-vụ-các-sứ-đồ đã để lại cho chúng ta nhiều bài học đau
thương. A-na-nia và Sa-phi-ra là hai vợ chồng, thấy người ta bán đất ruộng để
dâng cho công việc Chúa, đặt dưới chân các sứ đồ. Hai vợ chồng về nhà, bàn bạc
rồi bán thửa ruộng đi, được tiền bán ruộng cất đi nửa phần, còn dâng nửa phần.
Nhưng khi chạy đến với các sứ đồ đã bàn mưu nói dối các sứ đồ.
Chồng
chạy đến với các sứ đồ và nói: Sau đó vợ
chạy đến cũng nói y hệt như vậy. Sứ đồ Phi-e-rơ đứng dậy nói rằng: Các ngươi
đồng mưu nói dối Đức Thánh Linh của Đức Chúa Trời.
Có
những lúc vợ chồng rất là quan trọng, lời góp ý, hay tiếng nói rất là cần thiết
nhưng chúng ta phải suy xét xem lời đó có đến từ Chúa hay không? Lời của vợ
mình, của chồng mình có phải là đến từ Chúa, do ý muốn của Chúa hay đến bởi xác
thịt.
Người
thế gian thường có câu rằng: Thuận vợ, thuận chồng tát biển đông cũng cạn.
Nhưng trong Chúa thì không phải thế, dù hai vợ chồng có thuận nhau, hiệp nhau
đến mấy đi chăng nữa nhưng đó cũng phải là tiếng nói cuối cùng và tốt nhất.
Có
thể hai vợ chồng đồng ý, hiệp nhau, thuận hiệp nhau, nhưng chưa chắc ý của cả
hai vợ chồng đã thuận ý của Chúa. Tiếng nói của Chúa mới là cao nhất, tiếng nói
của Chúa phải là tiếng nói mạnh mẽ nhất trước khi chúng ta thực hành, bước đi.
Minh
họa: Gióp đã không nghe lời vợ, Gióp ở trong hoàn cảnh đau thương tột cùng. Vợ
Gióp nói với chồng rằng: “ Uả? Ông hãy
còn bền đỗ trong sự hoàn toàn mình sao? Hãy phỉ báng Đức Chúa Trời, và chết
đi!” ( Gióp 2:9)
A-đam
đã thất bại vì nghe theo tiếng của vợ, mối quan hệ của A-đam bị gẫy đổ vì đã
không bền đỗ trong sự hoàn toàn của mình.
A-rôn
và Mi-ri-am đã nghe theo tiếng nói xác thịt mà chống lại thẩm quyền của Môi se,
cuối c?ng Môi se đã đưa ra một dấu chỉ, đó là cây gậy của họ được đặt vào trong
hòm đậy nắp lại, đến sáng mai gậy của ai trổ hoa thì chứng tỏ người đó được Chúa
trao thẩm quyền cao nhất.
Môi
se đã để cho tiếng nói và sự vận hành của Chúa là cao nhất.
Điều
gì đang ngăn trở và phá vỡۡ đi mối tương giao và lòng tin kính của bạn với Chúa
thì dù người đó là chồng của bạn, là vợ bạn, là con bạn đi chăng nữa thì chúng
ta cũng không thể nghe theo được.
Điều
đầu tiên mà chúng ta thấy Sa-tan là kẻ rất mưu mô, xảo quyệt nó lừa dối A-đam
và Ê-va phạm tۙội với Chúa để mục đích là phá vỡۡ mối tương giao của ông bà với
Chúa. Những tội lỗi luôn phá hỏng và ngăn trở mối tương giao giữa bạn vۛới
Chúa.
Vườn
Ê đen là một chỗ vui mừng và tương giao với Chúa, nay trở thành nơi sợ hãi và
ẩn mình khỏi Đức Chúa Trời.
Trong
khi Đức Chúa Trời mong mỏi được thông công với chúng ta. Thì chúng ta lại sợۣ
tương giao với Ngài. A-đ và Ê-va trốn khỏi Đức Chúa Trời khi họ nghe tiếng
Ngài.
Đức
Chúa Trời muốn ở bên họ, nhưng vì cớ tội lỗi họ sợ gặp mặt Ngài. Tội lỗi đã phá
vỡ mối quan hệ khắng khít giữa họ với Đức Chúa Trời, y như nó đã phá vỡ mối
quan hệ giữa chúng ta với Ngài.
Nhưng
Chúa Cứu Thế Giê-xu, Con Đức Chúa Trời, mở một con đường cho chúng ta làm mới
lại mối thông công giữa chúng ta với Ngài. Chúa Cứu Thế Giê xu chính là Đấng
trung bảo để nối liền mối thông công giữa loài người với Đức Chúa Trời
Sứ
đồ Phao lô viết trong thơ I Cô-rinh-tô 1:9 rằng
"Đức Chúa Trời là thành tín. Ngài
đã gọi anh em được thông công với Con Ngài là Đức Chúa Jêsus Christ, Chúa
chúng ta."
Sự
kêu gọi căn bản là để thông công hơn là hy sinh hay phục vụ.
Chúng
ta được tạo dựng để sống trong sự hiện diện miên viễn của Đức Chúa Trời, nhưng
sau biến cố Sa Ngã, mối tương giao lý tưởng đó đã bị mất. Chỉ có một số ít người trong thời Cựu Ước có được đặc ân hưởng một
tình bạn với Đức Chúa Trời. Môi-se và Áp-ra-ham được gọi là “bạn hữu Chúa,”
Đa-vít được gọi là “người vừa lòng Chúa,” còn Gióp, Hê-nóc và Nô-ê đã là những
người bạn thân thiết của Đức Chúa Trời.
Do you like ThisBlog...?