Gia Dinh Gieo Giong

TUẦN 18: SÁCH PHỤC TRUYỀN LUẬT LỆ KÝ CHƯƠNG 1-11



Tuần 18: Sách Đệ Nhị Luật,
Chương 1-11

I. TỔNG QUÁT                                                                  
Năm cuốn sách đầu của Thánh-kinh được gọi là ngũ thư gồm có:
Sáng-thế
Xuất-hành
 Lê-vi
Dân-số
Phục-truyền
Sách Phục-truyền là một cuốn sách có tầm ảnh hưởng lớn ở trong Thánh-kinh Cựu Ước và có thể nói trong toàn bộ Thánh-kinh Cơ Đốc Giáo.

Người ta nói rằng: Ở trong Tân-ước có gần 200 lần trích dẫn sách Phục-truyền đủ chứng tỏ là tầm quan trọng đây là một cuốn sách lớn như thế nào.

Nội dung chính là ba bài giảng của ông Môi-se.
Dân Y-sơ-ra-ên trong sách Xuất-hành được Chúa giải thoát khỏi đất Ai-cập nhưng không phải ngay sau đó họ đã được đặt chân vào đất hứa mà họ phải trải qua một hành trình 40 năm trong Sa-mạc.
Và vào cái thời điểm mà họ sắp sửa đặt chân vào đất hứa, sắp sửa vượt qua sông Giô-đanh để tiến vào đất hứa thì Môi-se vị lãnh đạo của dân Chúa giảng cho họ nghe.

Và ba cái bài giảng lớn này được ghi lại trong sách Phục-truyền.
Thế-thì hôm nay, chúng ta chỉ thu gọn từ chương 1-11gồm có:

- Để cho cái nhìn tổng quát thì tôi xin chia sẻ với quý ông bà anh chị em từ chương 1: 1-4:43. Trong bài giảng thứ nhất này, thì Môi-se khuyến cáo dân là phải nhớ lại những bài học trong quá khứ để chuẩn bị cho tương lai.

Tương lai đó là họ sắp bước vào đất hứa, có những khó khăn mới, có những cám dỗ mới và làm sao mà họ phải trung thành với giao ước đã ký kết với Đức Chúa Trời.

- Ở chương 4:44-11:32 thì cái phần này gọi là phần đầu ở trong bài giảng thứ hai, tôi gọi là phần đầu là bởi vì đến chương 12 là chúng ta sẽ bước vào bộ Phục-truyền.

Trong phần này có những điểm rất quan trọng mà chúng ta nên quan tâm đó là mười điều răn Đức Chúa Trời, rồi nói đến lòng yêu mến Chúa và trở thành lời kinh Shê-ma của người Do-thái.

“4 Hỡi Y-sơ-ra-ên! Hãy nghe: Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta là Giê-hô-va có một không hai.
5 Ngươi phải hết lòng, hết ý, hết sức kính mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi. 6 Các lời mà ta truyền cho ngươi ngày nay sẽ ở tại trong lòng ngươi; 7 khá ân cần dạy dỗ điều đó cho con cái ngươi, và phải nói đến, hoặc khi ngươi ngồi trong nhà, hoặc khi đi ngoài đường, hoặc lúc ngươi nằm, hay là khi chỗi dậy. 8 Khá buộc nó trên tay mình như một dấu, và nó sẽ ở giữa hai con mắt ngươi như ấn chỉ; 9 cũng phải viết các lời đó trên cột nhà, và trên cửa ngươi.”
( Phục-truyền 6:4-5)
II.               ISRAEL, DÂN ĐƯỢC THÁNH HIẾN (Phục-truyền 7:6-11)
Rồi một điểm nữa nhấn mạnh đó là: Y-sơ-ra-ên là dân thánh, và điều răn lớn đó là điều răn yêu Chúa. Đó là một số những điểm mốc mà chúng ta nên quan tâm.

Để góp phần vào trong việc chia sẻ Lời Chúa với ông bà anh chị thì tôi xin chia sẻ một vài ý như thế này.

Trước hết, nói đến cái ý nghĩa của Thánh-hiến (Phục-truyền 7:6-11)
Chúng ta sử dụng cái từ “ thánh” rồi “ thánh hiến” mà ý nghĩa căn bản là cái gì?

Chương 7: 6 “Vì ngươi là một dân thánh cho Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi; Ngài đã chọn ngươi trong muôn dân trên mặt đất, đặng làm một dân thuộc riêng về Ngài.”

Thánh hiến là được tách riêng ra để thuộc quyền sở hữu của Chúa. Thường ta nói đến thánh thì ta hãy nghĩ đến cái nghĩa đạo đức, nghĩa luân lý điều đó rất đúng và rất tốt. Nhưng mà nghĩa căn bản là chỗ này. Thánh có nghĩa là được tách riêng ra để dành cho một mình Chúa.

Minh họa: Những Mục-sư, linh mục ta gọi là những người có chức thánh. Con người được tách riêng ra để cho sự phục vụ Chúa.

Kinh-thánh, tiệc thánh, người thánh, Hội thánh tất cả những điều đó chỉ về việc được tách riêng, biệt riêng dành cho Đức Chúa Trời là Đấng thánh.

Theo ý nghĩa đó thì tất cả các anh chị ở đây đều là thánh, cho nên Phao-lô mới gọi là các thánh ở thành Cô-rinh-tô.

Cho dù là ta vẫn phạm tội nhưng căn bản là ta được tách riêng ra để dành riêng cho Chúa.

Mình thuộc về Chúa là Đấng thánh cho nên mình phải sống làm sao cho nó phù hợp với ý nghĩa đó. Từ đó mới xuất hiện thánh có ý nghĩa luân lý, ý nghĩa đạo đức là phải sống phù hợp.

Và Môi-se nói rằng: Sỡ dĩ anh em được tách riêng dành cho Đức Chúa Trời không phải là anh em là một dân tộc lớn lao, không phải là những ưu điểm nhân loại của anh em. Chúa chọn chúng ta đâu có phải là do mình đạo đức đâu, đâu có phải mình giàu có, đẹp đẽ, tài năng đâu.

Minh họa: Ngay trong trường Kinh-thánh cũng vậy, hoặc trong Hội-thánh có rất đông người nhưng cuối cùng cũng chỉ còn lại vài người mà những người còn lại đó không phải là những người đạo đức nhất lớp hoặc nhất Hội-thánh đâu.

Cái sự chọn lựa của Chúa nó không phải tùy thuộc vào ưu điểm của con người và điều đó bộc lộ ra sự chọn lựa tự do, tình thương, vô điều kiện của Chúa. Mình được Chúa chọn không phải là vì những ưu điểm của mình mà là là vì tình thương của Chúa thôi. Cho nên nó dẫn đến một hệ luận rất quan trọng.
Chúa Giê-xu đã nói: “Các ngươi đã được lãnh không thì hãy cho không.” ( Ma-thi-ơ 10:8)

Từ nhưng không này có lẽ người ngoại đạo không thể hiểu được. Sao mà nhưng mà lại không nữa? Nhưng không ở đây nó có nghĩa là miễn phí đó. Tình cho không, biếu không. Đã nhận nhưng không thì hãy cho đi cách nhưng không.

Môi-se nhắc nhớ dân Y-sơ-ra-ên như thế đó thì sau này thánh Phi-e-rơ cũng nhắc nhớ chúng ta.
Trong thơ I Phi-e-rơ 2: 9-10 “Nhưng anh em là dòng giống được lựa chọn, là chức thầy tế lễ nhà vua, là dân thánh, là dân thuộc về Đức Chúa Trời, hầu cho anh em rao giảng nhân đức của Đấng đã gọi anh em ra khỏi nơi tối tăm, đến nơi sáng láng lạ lùng của Ngài; 10 anh em ngày trước không phải là một dân, mà bây giờ là dân Đức Chúa Trời, trước không được thương xót, mà bây giờ được thương xót.”

Môi-se nói với dân Y-sơ-ra-ên như thế nào thì Phi-e-rơ nói với chúng ta như vậy. Cho nên, những điều chúng ta vừa nói đó không phải là cho Y-sơ-ra-ên mà là cho mỗi một người trong chúng ta.

III.           HỌC VỚI CHÚA ĐƯỜNG NỐI GIÁO DỤC
Phục-truyền 8: 1-6 xem Chúa giáo dục mình cách nào?
“Vậy, khá nhận biết trong lòng rằng Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi sửa phạt ngươi như một người sửa phạt con mình vậy.”

Chữ “ sửa phạt” có nghĩa là giáo dục. Chúa có một đường nối giáo dục rất là đặc biệt.
Ở đây Môi-se nhắc lại những thử thách trong hành trình sa-mạc và tất cả chúng ta đã đọc sách Xuất-hành thì đều biết cả rồi. Đói có, khát có, rắn cắn cũng có và mọi thứ nguy hiểm khác, kể cả chiến tranh.

Môi-se nhắc lại những thử thách mà dân đã gặp ở trong sa-mạc. Nhưng mà Môi-se nhắc lại những thử thách đó không phải chỉ về mặt tự nhiên mà Môi-se nhấn mạnh rằng: Chính Đức Chúa Trời dùng những thử thách này để giáo dục dân của Ngài. Đó là cái điểm mà ta lên quan tâm. Đức Chúa Trời dùng những thử thách để giáo dục dân của Ngài và nhờ những thử thách đó mà dân Chúa được lớn lên, được trưởng thành về mặt nhân bản, về mặt đức tin.

Môi-se nhấn mạnh một điểm nữa là: Việc Đức Chúa Trời dùng những thử thách để giáo dục dân của Ngài nó phát xuất từ tình thương. Tình thương của một người Cha đối với con cái của Ngài.

Rõ ràng Môi-se dùng hình ảnh và từ ngữ “ Cha và con” nó phát xuất từ tình thương của một người Cha đối với con cái của Ngài chứ không phải là từ sự căm thù.

Bây giờ, chúng ta nhớ lại xem, có ai mà trong đời chưa có gặp một thử thách nào không? Tôi nghĩ rằng ai cũng đã trải qua, trong đời sống cá nhân có, trong đời sống gia đình có, trong đời sống Hội-thánh có.

Lúc mà mình bị thử thách như vậy đấy, thường mình nghĩ đến Chúa là tình thương hay là mình nghĩ sao Chúa ác thế? Thường là lúc đó chúng ta nghĩ Chúa thương mình hay là Chúa ghét mình.

Tất cả, chúng ta dường như cảm thấy sao Chúa ghét mình vậy? Sao Chúa căm thù mình vậy? Sao Chúa cứ gửi hình phạt đến cho mình?

Thế thì ở đây Môi-se nhắc mình chính Chúa gửi những thử thách đến là để giáo dục mình, để tôi luyện đức tin của mình. Chính những thử thách đó nó làm cho chúng ta lớn lên, lớn lên trong đức tin.

Minh họa: Thế hệ lớn tuổi đã trải qua những giai đoạn cực kỳ khó khăn năm 1945, đói khát. Chính những người đó họ có ý trí, sức mạnh rất mạnh, còn lớp trẻ được lớn lên trong sự tốt đẹp, thuận lợi thì cái nghị lực lại yếu. Thế cho nên cái thử thách giúp chúng ta có nghị lực, mạnh mẽ, lớn lên.

Người lớn lên trong bình an, hết sức đầy đủ, không thiếu cái gì cả thì thấy gương mặt và nghị lực yếu, nhìn cứ ngơ ngơ, chứ không như người bị chai sạn với cuộc sống thử thách, họ nhanh nhẹ lắm.

Người Việt Nam lớn lên trong một xã hội chụp giật để mà sống cho nên lanh lắm.
Có những khó khăn nhưng mà nó lại có một sự tích cực nào đó ở bên trong.
Thành thử Môi-se nhắc dân Y-sơ-ra-ên thì cũng nhắc nhở mỗi chúng ta, trong đời sống đức tin có những lúc mà mình bị thử thách thay vì mình đánh mất lòng cậy trong nơi Chúa thì cần phải có cái nhìn tích cực hơn.

Mình phải thưa với Chúa là: Lạy Chúa! Ngài muốn nói với con điều gì? Chúa muốn dạy dỗ con điều gì trong thử thách này?

Nếu Đức Chúa Trời đã sử dụng những thử thách, những khó khăn để giáo dục chúng ta thì chính chúng ta phải chú tâm đến vai trò của kỉ luật, kỉ luật ở trong đời sống đức tin thuộc linh của mình và kỉ luật trong việc giáo dục con cái của mình, đừng coi thường kỉ luật.

Khi phải khép mình vào kỉ luật có nghĩa là phải chấp nhận những vất vả, những giới hạn, những khó khăn.

Minh họa: Nhiều bạn trẻ bây giờ mơ ước làm người mẫu, hỏi rằng để làm một người mẫu nổi tiếng thì người ta phải chấp nhận ăn uống, tập thể dục. Phải chấp nhận kỉ luật tập luyện ăn uống.

Tương tự như vậy, trong đời sống thuộc linh nếu chúng ta muốn vươn đến một đỉnh cao mình phải chấp nhận kỉ luật, mình phải chấp nhận kỉ luật cái đời sống hằng ngày.

Minh họa; Dành một tiếng đồng hồ để cầu nguyện và đọc Kinh-thánh. Trong việc con cái thì phải kỉ luật nó chứ không phải luông chiều nó. Hằng ngày giờ nào con đi học, được chơi, được xem. Không phải là thương con là muốn gì thì làm cho nó hết.
Giáo dục con mình kỉ luật bằng đời sống.

IV.           PHƯƠNG PHÁP CẦU NGUYỆN DỰA VÀO TRONG SÁCH PHỤC-TRUYỀN ( TÔI GỌI LÀ KINH Nguyện HỒI TƯỞNG )
Nghĩa là nhớ lại, khi đọc sách Phục-truyền thì chúng ta nhớ lại ba bài giảng của Môi-se, trong mỗi bài giảng đó Môi-se thường nhắc lại quá khứ, nhắc lại những hành trình trong sa-mạc, nhắc lại những thử thách và đau khổ mà dân Chúa đã phải trải qua.

Khi nhắc lại như vậy, Môi-se giúp cho họ khám phá ra sự hiện diện của Chúa trong hành trình của họ. Khám phá ra tình thương của Chúa dành cho họ.

Minh họa: Chúa cùng đi đường với hai môn-đồ trên đường Em-ma-út.

Từ đây, tôi liên tưởng đến một phương pháp giúp cho chúng ta sống đời sống thuộc linh, thiêng liêng rất tốt. Mà không có khó đâu ai cũng làm được hết.

Chúng ta phải dành thời giờ đến trước mặt Chúa ngồi đấy thật là tĩnh lặng và nhớ lại cuộc đời của mình, nhớ lại những con người, nhớ lại những biến cố và sự việc đã xảy ra.

-         Nhớ lại những người làm ơn cho chúng ta
Chúa ban ơn cho mình nhiều khi không trực tiếp mà là xuyên qua những người khác, bây giờ mình sống trước mặt Chúa và mình nhớ lại những người làm ơn cho mình. Cha mẹ mình, những người thầy dạy mình hoặc là con người nào đó trong đời của mình mà chính vì gặp gỡ họ mà cuộc đời mình chuyển hướng.

Có những con người mà Chúa gởi đến trong cuộc đời chúng ta mà vì chúng ta có dịp gặp họ mà cuộc đời chúng ta chuyển đi một cái hướng mới. Nhớ đến những người làm ơn cho mình. Qua những con người làm ơn cho mình mà khám phá ra Đức Chúa Trời yêu thương mình.

-         Nhớ đến những biến cố lớn ở trong cuộc đời của mình
Những người đã lập gia đình nhớ lại mối tình của mình, nhớ lại những ngày Chúa kêu gọi mình, mình được phong chức. Nếu mình nhớ lại ngày mình được kêu gọi hầu việc Chúa thì sẽ thấy rõ ràng Chúa gọi mình để trở thành Mục-sư.

Chúng ta có những biến cố lớn ở trong cuộc đời của mình, ngày mình kết hôn, ngày mình sinh đứa con đầu tiên, ngày mình được phong chức. Qua những biến cố ấy mình khám phá Chúa hiện diện trong cuộc đời mình. Những khoảnh khắc đó chúng ta thấy Chúa có mặt cụ thể trong cuộc đời của mình.

-         Nhớ những thương tích trong tâm hồn
Có ai trong các anh chị dám nói rằng: Giây phút này tôi không còn một chút gì là vết thương trong tâm hồn, tôi không còn một chút gì là căm thù, ghét bỏ, căm thù người khác không?

Nó vẫn còn một cái gì đó lấn cấn trong tâm hồn, nếu mình không ý thức thì mình sẽ bị nó chi phối cách nghĩ và cách sống của mình.
Nhớ lại không phải để căm thù mà xin Chúa chữa lành con.
Nhớ lại những thương tích mình gây ra cho người khác, có những điều chúng ta cố tình và vô tình. Vô tình chạm đến người khác.

Minh họa: Có một người bạn tên là Cao, nhưng anh ấy chỉ có một thước rười. Mọi người cứ trọc anh ấy. Và anh bạn cứ trọc thì anh này cầm cái vợt bóng bàn phi thẳng vào mặt. Thì chúng ta thấy chúng ta vô tình làm tổn thương của anh ấy.

Chúng ta vô tình hay cố tình gây lên những tổn thương cho người khác thì chúng ta cầu xin Chúa tha thứ và chữa lành trên người khác.

Hãy nhớ lại những người làm ơn cho mình, những khoảnh khắc trong cuộc đời mình, nhớ lại những vết thương trong tâm hồn của mình thì mình cảm nhận Chúa yêu thương tôi dù tôi tội lỗi và Chúa hiện diện trong đời tôi thì mình sẽ tín thác và tin tưởng và bình an.



1 comments for "TUẦN 18: SÁCH PHỤC TRUYỀN LUẬT LỆ KÝ CHƯƠNG 1-11"

1
Unknown
August 3, 2016 at 5:19 PM [Reply]

Related link

Latest Features

Weather

April - 2025
SMTWTFS
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
27282930   
       

Facebook comments