Gia Dinh Gieo Giong

THÀNH CÁT TƯ HÃN và Con Chim Ưng.



Châm. 29:11 – “Kẻ ngu muội tỏ ra sự nóng giận mình; Nhưng người khôn ngoan nguôi lấp nó và cầm giữ nó lại.”
Giacơ 1:19,20 – “Hỡi anh em yêu dấu, anh em biết điều đó: người nào cũng phải mau nghe mà chậm nói, chậm giận; vì cơn giận của người ta không làm nên sự công bình của Đức Chúa Trời.”


Một buổi sáng nọ, một chiến sĩ Mông-Cổ, Thành Cát Tư Hãn, và các thuộc hạ của ông đi săn. Những người cùng đi với ông mang theo cung tên, nhưng Thành Cát Tư Hãn mang theo trên cánh tay của ông con chim ưng mà ông yêu thích: nó sẽ bắt mồi nhanh hơn và chính xác hơn bất cứ mũi tên nào, bởi vì nó có thể bay vút lên trời cao và nhìn thấy mọi vật mà con người không thể
thấy.

Tuy nhiên, mặc cho mọi cố gắng nhiệt tình họ vẫn không hề tìm thấy gì cả. Thất vọng, Thành Cát Tư Hãn quay lại chổ cắm trại, và để khỏi cáu kỉnh với đám thuộc hạ, ông rời nhóm cỡi ngựa đi một mình. Họ đã ở lại trong rừng lâu hơn dự tính, và Thành Cát Tư Hãn cảm thấy vô cùng mệt mõi và khát nước. Trong sức nóng của mùa hè, mọi dòng suối đều khô cạn, và ông không tìm được nước để uống. Thế rồi, hết sức ngạc nhiên, ông nhìn thấy một dòng nước nhỏ chảy ra từ một tảng đá ngay trước mặt ông. Ông nhấc con chim ưng ra khỏi cánh tay, và lấy ra chiếc cốc bằng bạc mà lúc nào ông cũng mang theo bên mình. Thật lâu nước mới chảy đầy cốc, và ngay lúc ông đưa chiếc cốc nước ấy lên môi mình, con chim ưng bay lên gạt chiếc cốc rớt xuống đất.

Thành Cát Tư Hãn giận lắm, nhưng vì con chim ưng rất được ông yêu thích, nên ông cho rằng có lẽ nó cũng khát nước, ông cúi xuống nhặt chiếc cốc lên lau sạch bụi đất, và lại hứng nước vào cốc. Lần này, khi nước chỉ mới được nửa cốc, con chim ưng lại lao đến tấn công và làm đổ nước lần nữa.

Thành Cát Tư Hãn rất quý con chim, nhưng ông không chấp nhận sự vô lễ như thế trong bất cứ hoàn cảnh nào; không chừng có ai đó nhìn thấy cảnh này từ xa và sau đó sẽ kể lại cho các chiến binh của ông rằng một nhà chinh phục vĩ đại mà lại không thể thuần hóa nổi một con chim.

Lần này ông rút kiếm ra khỏi vỏ, nhặt chiếc cốc và lại hứng nước, một mắt canh chừng dòng nước chảy, còn mắt kia để ý đến con chim ưng. Ngay lúc ông có đủ nước trong cốc và sắp uống, thì con chim ưng lại bay lên và lao về phía ông. Thành Cát Tư Hãn, với một nhát kiếm, đâm thủng qua lồng ngực con chim.

Tuy nhiên, dòng nước kia cũng đã khô cạn, và Thành Cát Tư Hãn quyết định tìm một cái gì đó để uống, ông leo lên tảng đá để tìm nguồn suối, và ông kinh ngạc nhìn thấy quả nhiên có một vũng nước, và ngay giữa vũng nước đó là xác của một con rắn độc nguy hiểm nhất của miền đất này. Nếu ông lỡ uống nước đó chắc hẳn ông đã chết rồi.

Thành Cát Tư Hãn quay lại chổ cắm trại, ôm theo xác của con chim ưng. Ông ra lệnh làm một bức tượng chim bằng vàng, và trên một cánh chim ông khắc dòng chữ:

“Thậm chí khi một người bạn làm một điều gì đó anh không thích, người đó vẫn cứ là bạn của anh.”

Và trên cánh bên kia, ông khắc dòng chữ:

“Bất cứ hành động nào thực hiện trong sự giận dữ đều là hành động đưa đến sự thất bại.”

Bạn và tôi học được gì qua câu chuyện này!
Nhẫn nhục và tha thứ là tốt nhất trong mọi hoàn cảnh chúng ta có, phải không?
Có khi nào đó trong cuộc sống, mất đi một người bạn trong con nóng giận làm cho chúng ta trăn trở và suy nghĩ... Hãy nhớ lại câu chuyện này nhé!

Related link

Latest Features

Weather

May - 2025
SMTWTFS
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031
       

Facebook comments