Gia Dinh Gieo Giong

CHỨC VỤ QUẢN TRỊ



LẬP KẾ HOẠCH

“Vả, trong các ngươi có ai là người muốn xây một cái tháp, mà trước không ngồi tính phí tổn cho biết mình có đủ của đặng làm xong việc cùng chăng sao?   29E khi đã xây nền rồi, không làm xong được, thì mọi người thấy liền chê cười,   30và rằng: Người nầy khởi công xây, mà không thể làm xong được!”
 Lu-ca 14: 28-30

I.     LẬP KẾ HOẠCH LÀ GÌ?

Bạn có thể nhận diện ra yếu tố chung trong các hoạt động như: Một cuộc phóng vệ tinh Apollo lên mặt trăng, một buổi họp kinh doanh nhỏ, một chuyến đi đến Hạ-Uy-Di, cuộc chinh phục thế giới cho Đấng Christ, hay không? Với cái nhìn đầu tiên, bạn không thấy rõ điều gì là tương tự nhau cả. Việc phóng vệ tinh lên mặt trăng có nét gì chung với một buổi họp kinh doanh? Sợi dây chung trong tất cả các hoạt động này là lập kế hoạch. Trong mỗi sự việc, bạn cần phải ngồi xuống và suy nghĩ qua những gì bạn muốn làm và thực hiện những sự chuẩn bị cần thiết trước khi bạn bắt đầu. Việc suy nghĩ trước về điều bạn muốn hoàn thành, chúng ta định nghĩa là sự đặt kế hoạch vậy.

Định nghĩa: Lập kế hoạch là quá trình định trước một loạt các hành động.

II.     TẠI SAO CÁC CƠ ĐỐC NHÂN PHẢI LẬP KẾ HOẠCH?
           
A. Các Cơ Đốc Nhân phải lập kế hoạch vì họ phải sống một đời sống có trật tự.
             
            “Vả, Đức Chúa Trời chẳng phải là Chúa sự loạn lạc, bèn là Chúa sự hòa bình.” (I Cô-rinh-tô 14:33) “Vậy anh em hãy trở nên kẻ bắt chước Đức Chúa Trời như con cái rất yêu dấu của Ngài ” (Ê-phê-sô 5:1)

Nếu các hoạt động của Đức Chúa Trời không có dấu vết của sự lộn xộn, thì các hoạt động của các Cơ Đốc Nhân cũng không được lộn xộn, vô trật tự.

Có bao giờ bạn đi suốt đường xuống tới thành phố rồi trở về nhà và quên rằng mình đã không dừng lại chỗ rửa xe ở dọc đường như mình có ý muốn như vậy không? Điều này có thể xảy ra trong công việc của bạn. Không có một kế hoạch, bạn có thể quên không liên hệ trước diễn giả cho một hội đồng rồi mãi đến khi quá trễ bạn mới nhớ ra. Hoặc bạn khởi sự làm một việc gì đó rồi bạn mới nhớ ra là việc này mình chưa chuẩn bị trước.

Hơn nữa, các Cơ Đốc Nhân đã được truyền lệnh: “Nhưng mọi sự đều nên làm cho phải phép và theo thứ tự” (I Cô-rinh-tô 14:40).

Sự lập kế hoạch góp phần thực thi mạng lệnh trên.

CƠ ĐỐC NHÂN PHẢI SỐNG CÓ TRẬT TỰ

B. Các Cơ Đốc Nhân phải lập kế hoạch vì Đấng Christ bênh vực cho sự suy nghĩ trước

Để giúp giải thích việc suy nghĩ trước cho kỹ trước khi một người quyết định trở thành một Cơ Đốc Nhân. Chúa Jesus đã dùng hai thí dụ:

“Vả, trong các ngươi có ai là người muốn xây một cái tháp, mà trước không ngồi tính phí tổn cho biết mình có đủ của đặng làm xong việc cùng chăng sao?   29E khi đã xây nền rồi, không làm xong được, thì mọi người thấy liền chê cười,   30và rằng: Người nầy khởi công xây, mà không thể làm xong được!   31Hay là có vua nào đi đánh trận cùng vua khác, mà trước không ngồi bàn luận xem mình đem đi một muôn lính có thể địch nổi vua kia đem hai muôn cùng chăng sao?   32Bằng chẳng nổi, khi vua kia còn ở xa, sai sứ đi xin hòa” (Lu-ca 14:28-32)

Trong một phân đoạn khác, Chúa Jesus đã so sánh sự khôn ngoan của việc vâng lời Chúa với việc một người khôn thấy trước phải xây nhà trên vầng đá để nó có thể đứng vững trước những nghiệt ngã của thời tiết. Điều này trái ngược với sự dại khờ của người xây nhà trên cát, không thể đứng vững trước thời tiết không thuận lợi (Ma-thi-ơ 7:24-27).

     C.  Các Cơ Đốc Nhân phải lập kế hoạch bởi vì họ đã nhắm đạt đến các mục tiêu chứ không phải là làm tới đâu hay tới đó (giống như người chữa lửa, thường dập tắt đám này xong mới lo dập đám lửa khác).

“Anh em há chẳng biết rằng trong cuộc chạy thi nơi trường đua, hết thảy đều chạy, nhưng chỉ một người được thưởng sao? Vậy, anh em hãy chạy cách nào cho được thưởng.   25Hết thảy những người đua tranh, tự mình chịu lấy mọi sự kiêng kỵ, họ chịu vậy để được mão triều thiên hay hư nát. Nhưng chúng ta chịu vậy để được mão triền thiên không hay hư nát.   26Vậy thì, tôi chạy, chẳng phải là chạy bá vơ; tôi đánh, chẳng phải là đánh gió;” ( I Cô-rinh-tô 9:24-26)

Bạn không bao giờ thấy một vận động viên chạy tốc độ mà cứ chạy qua chạy lại trước khi chạy tới đích. Làm vậy, chắc chắn anh ta sẽ thua người ta ngay.

Bạn có bao giờ nói rằng, “Tôi chưa làm xong việc gì ngày hôm nay cả?” Bạn phải dành thì giờ để làm một điều gì đó, nhưng có lẽ bạn đã không làm được điều chi đáng giá cả. Suốt ngày dường như bạn đều bị gián đoạn vì những việc đột xuất. Khuynh hướng con người tự nhiên là hay bị lôi kéo vào làm những việc cấp bách, nhưng những điều đó thường lại không quan trọng mấy.

Nếu bạn không lập kế hoạch trước về các mục đích và các hoạt động để góp phần đạt đến mục đích đó; thì có lẽ bạn sẽ thấy mình giống như người chữa cháy vậy.


  D. Các Cơ Đốc Nhân phải lập kế hoạch vì chúng ta có một gương rõ ràng về cách kế hoạch được Đức Chúa Trời ban phước trong kinh nghiệm của Phao-lô.

   1. Đức Chúa Trời đã ban cho Phao-lô một mục tiêu: truyền giảng Phúc Aâm và môn đồ hóa những người ngoại bang.

“Song hãy chờ dậy, và đứng lên, vì ta đã hiện ra cho ngươi để lập ngươi làm chức việc và làm chứng về những việc ngươi đã thấy cùng những việc ta sẽ hiện đến mách cho ngươi.   17Ta sẽ bảo hộ ngươi khỏi dân nầy và dân ngoại là nơi ta sai ngươi đến,   18đặng mở mắt họ, hầu cho họ từ tối tăm mà qua sáng láng, từ quyền lực của quỉ Sa-tan mà đến Đức Chúa Trời, và cho họ bởi đức tin nơi ta được sự tha tội, cùng phần gia tài với các thánh đồ.” (Công 26:16-18) [cũng xem Rô-ma 15:15, 16].

2.   Phao-lô đã noi theo khuôn mẫu khởi lập công việc Chúa ở một thành phố (Rô-ma 15:18-24)

Khi ông đến một nơi nào đó, ông bắt đầu giảng Tin Lành (c.19, 20), rồi ông cũng làm phép lạ (c.19) như Đức Thánh Linh đã giúp đỡ ông. Đôi khi ông khởi sự giảng đạo tại trong các nhà hội là nơi người ta đã biết và tin Kinh Thánh (Công 18:9) và rồi từ đó ông đi ra cho đến cả cộng đồng.

Ông đã làm việc một cách trực tiếp và đích thân với người ta, không chỉ chia sẻ sứ điệp Tin Lành mà còn chia sẻ chính sự sống của ông với Đấng Christ nữa (I Tê-sa-lô-ni-na 2:1-20).

Chúng ta cũng biết rằng Phao-lô đã thành lập các nhóm lãnh đạo để chỉ đạo Hội Thánh và đem lại sự ổn định cho Hội Thánh. Ông đặc biệt nhắc đến chức Giám mục và chức Chấp sự (I Ti-mô-thê 3).

Thông thường ông để lại một người đặc biệt để thi hành phần còn lại kế hoạch của ông sau khi ông lìa khỏi một nơi nào đó (Tít 1:5) và rồi ông cũng theo dõi chăm sóc bằng thư tín. Hầu hết các thư tín của ông đều đã được viết nhằm khích lệ sự tăng trưởng và sự trưởng thành của các Hội Thánh mà ông đã thành lập (Chẳng hạn như Ê-phê-sô, Phi-líp).

3.  Chúng ta thấy cách Phao-lô hoạt động ở Ê-phê-sô trong sách Công-vụ 19.

Ở đó ông đã tìm thấy một số các môn đồ của Giăng Báp-tít là những người sẵn sàng nhận lấy Tin Lành của Đấng Christ (c.17). Ông đã vào nhà hội và giảng đạo (c.8). Ông tụ tập một nhóm các Cơ Đốc Nhân xung quanh ông và khi ông bị người Do Thái ở nhà hội chống đối, ông đã dời Bộ Chỉ Huy của ông sang Trường học Ti-ra-nu. Được Đức Thánh Linh giúp sức, ông đã làm nhiều phép lạ chữa bệnh và đuổi quỉ. Khi từ giã ông đã chỉ định Ti-mô-thê ở lại và đã gởi các thư tín đến Hội Thánh này như chúng ta biết gồm có thư Ê-phê-sô, thư I Ti-mô-thê và II Ti-mô-thê.

Kết quả là như thế nào? Từ câu 8 đến câu 10, chúng ta học biết rằng trong hai năm ba tháng đầu tiên mà Phao-lô ở Ê-phê-sô thì mọi người tại Tỉnh A-si (người Do Thái và Hy Lạp) đều được nghe Tin Lành. Đây là sự thẩm thấu toàn bộ khu vực (A-si lúc bấy giờ là vùng Tây Thỗ Nhĩ Kỳ ngày nay. Ê-phê-sô là Thủ phủ của Tỉnh A-si thuộc Đế quốc La Mã, với dân số ước chừng một triệu người). Tin Lành rõ ràng đã được lan tràn có chất lượng từ Ê-phê-sô cho đến các vùng lân cận bởi lời làm chứng bằng miệng từ người này tới người kia. Và cũng có một ảnh hưởng sâu đậm trên lối sống của dân chúng ở A-si. Trong Công-vụ 19:24-41 chúng ta thấy rằng có rất nhiều Cơ Đốc Nhân đã từ bỏ việc thờ thần Đi-anh để quay về tôn thờ Đấng Christ khiến cho nghề làm thợ bạc, tạc tượng thờ thần Đi-anh ở Ê-phê-sô bị phá sản.

4.    Phao-lô đã lưu hành vừa xa vừa rộng, luôn luôn với một mục đích. Trong Rô-ma 15:18-24, Phao-lô ôn lại thời biểu du hành đã định vừa qua của ông. Ông đã ở tại Illyricum (nay là nước Albania), là một nơi rất xa với Giê-ru-sa-lem hay An-ti-ốt. Ông lập kế hoạch để đi Tây Ban Nha là vùng cực Tây của Đế quốc La Mã. Ở Rô-ma 15:20-21 ông giải thích lý do tại sao. Kế hoạch của ông là giảng Tin Lành ở những nơi mà danh Đấng Christ chưa hề được raogiảng trước đó. Ông biết rằng Tin Lành phải lan tràn như lửa cháy rừng một khi ông đã châm ngòi và làm cho bùng cháy trong một thời gian. Vì vậy, cách nhanh chóng nhất để đem những ngọn lửa tới mọi phần của thế giới biết được là đưa những đốm lửa đến tất cả những vùng chưa ai đạt đến trước đó càng sớm càng tốt. Một khi những ngọn lửa đã khởi phát ở một nơi nào đó, ông có thể rời khu vực đó với niềm tin rằng chẳng bao lâu khu vực đó sẽ được dầm thấm Tin Lành (chẳng hạn ở A-si) và ông di chuyển đến khu vực mới kế tiếp.

                                    TIN LÀNH NHƯ LỬA CHÁY LAN

5. Phao-lô đã đi đến những thành phố chiến lược. Ngoài việc đi đến những nơi rải rác về mặt địa lý, khi có thể được, Phao-lô đều đi đến những thành phố then chốt ở mỗi vùng. Rô Ma là thủ đô của Đế quốc La Mã, Ê-phê-sô là thủ phủ của tỉnh A-si của La Mã. Cô-rinh-tô là thành phố chính của tỉnh A-chai thuộc La Mã, một nơi có hải cảng lớn ở cả bờ đông và bờ tây của A-chai. Nhiều người từ khắp nơi trên thế giới đã vào ra từ những thành phố then chốt này. Như thế, Tin Lành đã được lan tràn nhanh chóng từ những vị trí chiến lược đó.

6. Đức Chúa Trời đã ban phước  cho những nỗ lực của Phao-lô. Sử thử nghiệm lớn nhất của một kế hoạch là nó có hiệu quả hay không. Trong Công-vụ 17:6, I Tê-sa-lô-ni-ca 1:8 và Cô-lô-se 1:6, chúng ta thấy có những chỉ dẫn cho thấy trong đời của Phao-lô, Tin Lành đã được lan tràn có ảnh hưởng lớn khắp cả thế giới.



E. Những đề mục khác để nghiên cứu thêm cho biết tại sao một Cơ Đốc Nhân phải lập kế hoạch.

1.  Nê-hê-mi 1:6

2.  Châm 14:8;  24:3, 4;  29:18

3.  Đời sống của Wesley và Moody

4.  Những cuộc chuẩn bị cho các chiến dịch của Billy Graham.


III.  CÁCH LẬP KẾ HOẠCH

     A.  Cách lập bố cục kế hoạch

1.  Cầu nguyện

2.  Đặt ra các mục tiêu

3.  Chương trình

4.  Thời biểu

5.  Ngân sách

    B.  Cơ sở hợp lý của bố cục 5 bước lập kế hoạch

1. CẦU NGUYỆN

Trong bước này bạn phải chắc là bạn nhận được sự khôn ngoan và khải tượng của Đức Chúa Trời cho kế hoạch. Nếu kế hoạch không phải do Đức Chúa Trời hoạch định thì bạn phung phí thời giờ của bạn và thời giờ của những người khác làm việc với bạn khi thi hành kế hoạch. Đôi khi Đức Chúa Trời dẫn dắt bạn vào một tình thế bất tiện. Hãy hình dung ra những suy nghĩ của Giô-suê khi Đức Chúa Trời phát họa kế hoạch chiếm lấy thành Giê-ri-cô (Giô-suê 6:2-5).

Hãy cầu xin Đức Chúa Trời ban cho bạn một khải tượng về những gì Ngài muốn bạn làm và cách thực hiện điều đó.

2. ĐẶT RA CÁC MỤC TIÊU

Trong bước này bạn quyết định những gì cần phải thành đạt cho được. Bạn phải đặt ra một mục tiêu mà hướng về đó bạn và những người đồng công cộng tác với bạn sẽ đưa ra những nỗ lực của mình. Bạn không thể quyết định thật đúng phải tốn bao nhiêu tiền và khi nào các hoạt động khác nhau cần phải xảy ra cho đến khi bạn đã quyết định những gì cần phải đạt tới. Thế nhưng đối với nhiều người, lập kế hoạch chỉ là điều điền vào cho đủ mẫu đơn ngân sách hoặc thời khóa biểu hàng năm rồi thôi.

Những mục tiêu của bạn là những tiêu chuẩn mà căn cứ vào đó bạn có thể đo lường mức độ hiệu quả các hoạt động hiện tại của bạn. Một câu tóm tắt nói rõ về các mục tiêu của bạn cũng phải kích  thích những ý tưởng mới về cách bạn có thể thành đạt được các mục tiêu đó như thế nào.

Phải chắc rằng các mục tiêu của bạn và hầu hết các kế hoạch của bạn đặt bạn vào một tình thế mà bạn không thể làm xong việc bằng sức riêng của mình, nhưng trái lại bạn phải tin cậy Đức Chúa Trời để kế hoạch đó được thành đạt. Từ đó chính Đức Chúa Trời được sáng danh. [hãy xem phần IV.A. để hiểu điểm này cách tỉ mỉ hơn].

3. LẬP CHƯƠNG TRÌNH

Sau khi quyết định điều gì phải được hoàn thành thì điều hợp lý là bước kế tiếp bạn phải quyết định về cách làm thế nào để hoàn thành những mục tiêu đã đề ra. Ở đây bạn đề ra những bước cần thiết để đi từ nơi bạn hiện ở cho tới các mục tiêu của bạn. Bạn khởi đầu với một hoạt động này, rồi đến hoạt động khác cho đến khi các hoạt động đúng được thực hành để đạt đến các mục tiêu. Vì vậy, bạn phải có một danh sách các hoạt động cần thiết và thứ tự các hoạt động đó xảy ra.

Phải đặc biệt nhạy bén cách chính xác về những gì cần xảy ra ở vị trì thấp nhất của chương trình để kế hoạch đi đến thành công. Chẳng hạn, mỗi cá nhân phải làm gì và phải đạt đến điều gì? Cũng vậy, hãy ý thức rằng nếu một kế hoạch nhờ Chúa để thành công thì mọi mức độ chương trình cũng phải nhờ cậy Chúa. Sẽ có những yếu tố mà chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể hoàn thành. Tuy nhiên, phải chắc biết rõ những bước bạn có thể đạt được và phải chắc là bạn phải thực hiện những bước đó theo phần việc bạn phải làm trong kế hoạch.

4. ĐẶT THỜI KHÓA BIỂU

Trong bước này bạn quyết định khi nào các phần khác nhau của kế hoạch phải được hoàn thành. Bạn lấy những hoạt động từ CHƯƠNG TRÌNH ở trên và đặt vào các khung thời điểm trên bảng thời biểu. Bạn quyết định khi nào mỗi hoạt động phải bắt đầu và chấm dứt. Bạn cũng có thể đưa vào mục tiêu thời biểu các con số hoặc các cột mốc sẽ đo lường được mức tiến bộ mà bạn có thể mong đợi trong một kế hoạch.

Đây là một bước rất quan trọng vì nó đặt kế hoạch của bạn trong một hình thức mà nhờ đó hầu hết mọi người đều có thể làm việc – những mục tiêu trên một quyển lịch.

5.  NGÂN SÁCH

Trong bước này bạn quyết định bao nhiêu nhân lực, tài chánh và các nguồn tài lực khác sẽ cần và chúng được cung cấp như thế nào. Xin lưu ý rằng bước NGÂN SÁCH ở đây được định nghĩa nhiều hơn là về tiền bạc.

Nhiều vấn đề thực tế phải được đối diện trong việc lập ngân sách. Bạn phải quyết định cần bao nhiêu tiền và tiền này có thể đạt được như thế nào.

Bạn phải quyết định bạn cần có bao nhiêu người và làm thế nào để tuyển chọn và huấn luyện họ. Hãy cầu nguyện một cách rõ rệt về những nguồn tài lực mà bạn đang cần. Đừng quên rằng – nếu Đức Chúa Trời đã kêu gọi bạn đến những mục tiêu lúc khởi đầu kế hoạch, thì Ngài sẽ không từ chối bạn những tài lực cần thiết mà bạn cần có đâu (Phi-líp 4:19).

    C. Cách hoạch định những hoạt động đơn giản

Khi lập kế hoạch cho những hoạt động tương đối đơn giản khi bạn đang hoạch định một số những tư tưởng ngắn gọn ban đầu về những hoạt động phức tạp hơn, bạn cần suy nghĩ qua mỗi bước của năm bước trên.

Chúng ta hãy xem xét một thí dụ về kế hoạch sử dụng năm điểm này. Giả sử ngày mai bạn có một buổi họp hàng tuần trong hai tiếng đồng hồ với bạn nhân viên của bạn. Buổi họp này gồm có bạn và năm người khác, vì thế bạn quyết định là nên lập kế hoạch cho buổi họp đó trong một vài phút.

1. Hãy cầu xin Đức Chúa Trời để có sự khôn ngoan và khải tượng

2. Hãy thành lập những mục tiêu của buổi họp:
               
    a. Thông báo cho ban nhân viên về những phát triển gần đây (từ Sở Chỉ huy v.v…)

b.         Tạo cơ hội cho ban nhân viên thảo luận và đưa ra các đề nghị cho những vấn đề then chốt.



3.  Lập chương trình về mục tiêu a, bạn quyết định những hoạt động sau đây là cần thiết:

   a. Thâu thập tất cả các mảng thông tin có thể có bao gồm thư tín từ Sở Chỉ huy và những giám đốc chấp hành khác, các tư liệu thâu thập được từ các cuộc nói chuyện bằng điện thoại mới đây, từ những chuyến đi v.v…

               b. Hãy lựa chọn những mảng thông tin hữu ích hoặc được ban nhân viên quan tâm.

     c.  Hãy đọc tin này trong buổi họp.

d.  Hãy dành cho mỗi nhân viên có được trong buổi họp để đưa ra các thông tin mà họ cảm thấy hữu ích hoặc có lợi cho người khác.

Về mục tiêu b, bạn quyết định những hoạt động sau đây là cần thiết:

 a.  Hãy liệt kê những vấn đề then chốt để thảo luận hoặc đề nghị. Tiến hành hội nghị sắp đến. Mở rộng nhiệm vụ mới. Tiến hành dự án công tác.

b. Hãy quyết định về thứ tự thảo luận các vấn đề. Giả sử bạn không thể đi vào phần chức vụ mới cho đến khi dự án công tác được hoàn tất, vì thế tốt hơn là nên thảo luận phần dự án công việc trước phần nhiệm vụ mới.

Hội nghị thì lâu lâu mới có và phải được báo cáo trước một tuần, nên nếu có thì giờ thì nên đi tới kết cuộc. Thứ tự của sự thảo luận phải là:

(1)  Tiến hành dự án công tác

(2)  Sự mở rộng vào nhiệm vụ mới.
                       
(3)  Tiến hành hội nghị sắp đến
                   
 c.  Hãy thảo luận mỗi đề tài (theo thời gian sẵn có) và đạt cho đến chỗ có được những đề nghị hành động rõ rệt. [Bạn là người được ban nhân viên đưa ra những đề nghị để quyết định].

4.  Thời biểu:
    
 Các hoạt động dưới mục tiêu a. phải chiếm độ 30 phút trong buổi họp (cộng thêm một ít thời gian trước đó). Sau đó, 45 phút có lẽ là cần thiết cho sự thảo luận và đề nghị cho dự án công tác. 30 phút dành cho nhiệm vụ mới và 30 phút dành cho sự bàn bạc hội ý. Vì các công việc trên chiếm 15 phút nhiều hơn thời gian bạn có, nên việc bàn bạc hội ý sẽ chỉ còn được phân phối có 15 phút.


5. Ngân sách:
Không cần chi tiền. [Nếu cần bạn chỉ tốn tiền mua thức ăn trưa cho nhóm]. Nhân lực là các nhân viên và họ có bổn phận tham dự họp. Bạn cần một địa điểm họp và ban chỉ thị cho Văn phòng của bạn chọn địa điểm đó.

Kèm theo những tài liệu này là một tấm cạt này để nhắc  bạn áp dụng bố cục cho mọi cố gắng của bạn.

 D.  Cách hoạch định các hoạt động phức tạp hơn.

Nếu được, hãy dùng năm bước căn bản đã thảo luận ở trên để đề ra một kế hoạch. Tuy nhiên, với một số kế hoạch, bạn sẽ thấy khó suy  nghĩ. Bạn cần thiết thêm về cách lập ra những mục tiêu và cách lập chương trình v.v…

Bố cục sau đây phân tích thêm về mỗi bước trong năm bước. Nó giải thích cách cầu nguyện cho sự phục hưng, lập ra các mục tiêu, chương trình v.v…Hãy sử dụng bố cục này nếu bạn muốn được giúp đỡ trong việc lập kế hoạch của bạn hoặc nếu bạn muốn được thông thạo hơn tùy theo sự phức tạp của những gì bạn đang lập kế hoạch.

Bố cục này được soạn để soạn để dùng chung với bài tập lập kế hoạch trong phần 8. Khi lập kế hoạch ban không nên sa lầy vào bất cứ điều nào. Hãy viết ra những ý nghĩ đầu tiên của bạn và tiến tới tiếp.

1. CẦU NGUYỆN. [Nhận lãnh sự khôn ngoan và khải tượng của Chúa cho kế hoạch của bạn].

  a. Hãy tạ ơn Đức Chúa Trời vì bạn đang có sự khôn ngoan của tâm trí Đấng Christ.

“Vì ai đã biết ý Chúa, đặng dạy dỗ Ngài? Nhưng phần chúng ta, thì có ý của Đấng Christ.” ( I Cô-rinh-tô 2:16).
                
     b. Hãy cầu xin Đức Chúa Trời ban sự khôn ngoan đặc biệt.
“Ví bằng trong anh em có kẻ kém khôn ngoan, hãy cầu xin Đức Chúa Trời, là Đấng ban cho mọi người cách rộng rãi, không trách móc ai, thì kẻ ấy sẽ được ban cho” (Gia-cơ 1:5).
                
    c.  Phó dâng cho Chúa những gì bạn sắp hoạch định.
                        “Hãy phó các việc mình cho Đức Giê-hô-va,
Thì những mưu ý mình sẽ được thành công” (Châm 16:3).

d. Hãy viết xuống bất cứ ý nghĩ hay câu Kinh Thánh nào mà Đức Chúa Trời cảm động trên tâm trí bạn liên quan đến kế hoạch của bạn.

Có phải Đức Chúa Trời đã ban cho bạn một khải tượng đầy đủ về những gì cần phải đạt đến hay không? Có một hình ảnh đang thành hình trong tâm trí bạn một cách chính xác về những gì cần phải làm xong và những sự việc đã xảy ra như thế nào khi kế hoạch đã được hoàn thành hay không? Bạn có bắt đầu cảm nhận được sự thúc đẩy nội tâm gia tăng để khởi sự thấy sự tiến triển hướng đến các mục tiêu hay không? Nếu chưa có, khi lập kế hoạch, bạn hãy tiếp tục cầu xin Đức Chúa Trời ban cho sự khôn ngoan và khải tượng.

2.  ĐẶT RA CÁC MỤC TIÊU. [Quyết định những gì phải được thành đạt.]
               
a. Hãy liệt kê ngắn gọn về những sự kiện then chốt liên quan đến kế hoạch của bạn (những nguyên tắc chỉ đạo và chính sách của tổ chức bạn, thời điểm hoàn thành, các nguồn tài lực sẵn có, nhân lực, các nhu cầu cần hoàn thành, những vấn đề cần giải quyết, những thông tin khác).

   b. Quyết định những yếu tố của các mục tiêu:

            (1) Quyết định lãnh vực:
Dự định ai hoặc điều gì ảnh hưởng tới (chẳng hạn các sinh viên đại học, các hội thánh, Uûy ban nhân sự).

            (2) Nêu lên kết quả mong muốn:
           
Hãy nêu lên những gì sẽ xảy ra khi các mục tiêu được thành đạt. Một biến cố đặc biệt sẽ xảy ra, một thái độ được thay đổi, một quyết định được thực hiện? Một số các mục tiêu của bạn có thể liên hệ đến một tiến trình cần được thiết lạp ở một mức độ hoạt động nào đó. Khi có thể, hãy diễn tả kết quả mong muốn bằng  số lượng chẳng hạn, phần trăm, con số, số tiền v.v…

            (3) Hãy nêu lên thời hạn dự kiến hoàn thành

Đây là một ngày đặc biệt một thì giờ mà những mục tiêu của bạn phải được hoàn thành.

c.  Hãy nêu ra những mục tiêu một cách cụ thể.

Hãy kết hợp những yếu tố trên thành một hay vài câu nói cụ thể  về những gì bạn muốn hoàn thành.

Lưu ý: Có phải những mục tiêu của bạn vượt quá những gì bạn  có thể tự làm đến nỗi bạn phải tin cậy Chúa để thấy những việc đó được thành đạt hay không?

3.  LẬP CHƯƠNG TRÌNH. [Quyết định làm cách nào để những mục tiêu đó phải được hoàn thành.]

Thông thường hãy trả lời những câu hỏi sau cho mỗi mục tiêu. Hãy đưa những suy nghĩ của bạn vào cột tương ứng trên tờ giấy chương trình.
           
a.  Việc gì phải có vào thời hạn dự kiến hoàn thành để các mục tiêu của bạn được hoàn thành?

(1) Trước tiên hãy viết ra tóm lược các mục tiêu.

(2) Dưới phần tóm lược này, hãy soạn thảo cách chính xác những gì bạn sẽ tiến hành và những gì sẽ được hoàn tất khi mục tiêu được hoàn thành. Phải rõ rệt. Việc phải xảy ra với mức độ thường xuyên hay mức độ tập trung nào?

b. Bạn đã đạt tới đâu trong việc hướng tới những gì  cần phải có vào thời điểm dự kiến hoàn thành?

(1) Bạn đã thu lượm được điều gì mà người khác đã khởi sự chưa?

(2) Chính bạn đã bắt đầu công việc nào trong dự án này chưa?

  c.  Những hoạt động cụ thể nào sẽ đưa bạn từ chỗ bạn hiện ở đến mục tiêu của bạn?
 Thông thường người ta thấy có hiệu quả khi khởi đầu từ chỗ  những gì cần phải có vào thời điểm dự kiến hoàn thành và làm việc trở lại hướng về những gì hiện có hôm nay. Những gì phải được hoàn thành ở trình độ thấp nhất trong kế hoạch của bạn thực sự đã rõ ràng chưa và tại sao người ta làm những điều cần thiết đó? Chẳng hạn một số kế hoạch chung qui là sự lặp đi lặp lại của việc người này yêu cầu người khác làm việc và kết ước với nhau để thực hiện việc đó. Nếu điều đó phải xảy ra  để cho kế hoạch được thành công thì bạn hãy tự hỏi: “Tại sao người này yêu cầu và tại sao người khác trả lời: “Vâng”? Có thể là đã có nhiều người ham thích sẵn và sốt sắng tham gia hoặc có thể cho rằng cần phải động viên thêm người khác. Nếu vậy, tại sao người ta muốn tham gia. Có phải họ đồng tình với bạn hoặc tổ chức của bạn, có phải họ vâng lời Chúa, thích làm công việc đang được yêu cầu hay thích có người nào đó tham gia, có phải đó là cơ hội để họ làm được việc gì quan trọng, hoặc vì những lý do khác?

Có phải những việc bạn đang làm là vừa sức người hay bạn đang cần Chúa làm phép lạ? Phải nhớ cầu nguyện để Đức Chúa Trời giúp sức siêu nhiên của Ngài vào sự thành công cho những nỗ lực tự nhiên của con người chúng ta.

Trước khi đi tới điểm kế tiếp, hãy ôn lại những sự kiện then chốt dưới mục THÀNH LẬP CÁC MỤC TIÊU  để xem thử bạn có sử dụng hết tất cả các nguồn tài lực và thông tin hữu ích không.

4.  LẬP THỜI BIỂU. [           Quyết định khi nào mỗi hoạt động trong kế hoạch phải được hoàn tất.]

a. Hãy lựa chọn một bảng thời biểu thích hợp với thời gian lâu mau của kế hoạch của bạn. (Thời biểu dài hạn và ngắn hạn được gắn liền với các bảng mẫu lập chương trình).
b. Hãy đặt trên thời biểu những biến cố niên lịch quan trọng mà bạn đã định trước hoặc thích hợp với kế hoạch của bạn. Hãy đặt những biến cố này trong một hay hai hàng ở trên đầu thời biểu của bạn.

c. Hãy đưa các hoạt động từ CHƯƠNG TRÌNH. (chủ yếu là từ cột C) vào trên thời khóa biểu ở cột bên trái (đề tài “Các hoạt động” trên thời biểu ngắnhạn đính kèm).

d. Mỗi hoạt động phải đưa vào thời điểm hoàn tất trong hàng mục tương ứng    trên thời biểu.

e.  Hãy đánh dấu khi bạn phải khởi sự làm việc ở những hoạt động quan trọng.

f.  Nếu những con số mục tiêu dự kiến có thể đưa ra để đo lường sự tiến bộ bạn có thể mong đợi ở mỗi hoạt động, thì bạn hãy đưa vào thời biểu. Hãy tiến nhanh qua điểm THỜI BIỂU. Đừng nên quá tỉ mỉ ở đây

5.  NGÂN SÁCH. [Quyết định cần bao nhiêu nhân lực, tiền bạc và những tài vật khác cũng như cách cung cấp những điều ấy như thế nào].

a. Hãy đưa vào tờ chương trình những nguồn tài lực cần thiết để hoàn thành kế hoạch. Hãy nhiên cứu qua thời biểu cho kỹ và xem thử mỗi hoạt động có liên hệ đến những điều sau đây không:

(1) Nhân lực: Cần bao nhiêu người và khả năng của họ (trọn thời gian, bán thời gian v.v…)

(2) Tiền bạc: Cần bao nhiêu tiền để hoàn thành kế hoạch.
Bảng ngân sách tùy chọn phải xem xét từng mục và đính kèm bảng chương trình. Nếu có mẫu sẵn thì cứ dùng.

    (3) Các nguồn tài lực khác. Những phương tiện, tài liệu…nào là cần thiết?

b.  Hãy đưa vào các nguồn tài nguyên sẵn có:
   
    (1) Nhân lực.
   
    (2) Tiền bạc.

    (3) Các nguồn tài lực khác.

c.  Hãy đưa vào những hoạt động rõ rệt  sẽ đưa bạn từ những nguồn tài nguyên có sẵn đến chỗ bạn có những nguồn tài nguyên cần thiêt phải có.

    (1) Nhân lực: Làm cách nào bạn tuyển mộ và huấn luyện nhân sự cần thiết?
(2) Tiền bạc: Bạn nhận được các sự đóng góp như thế nào? Bạn làm ra hay mượn được số tiền cần thiết? Phải chắc chắn làm mọi việc này theo cách phù hợp với một chức vụ có hiệu quả.

(3) Những nguồn tài lực khác: Bạn có thể thuê hay mua các phương tiện ở đâu? Bạn cần in hay soạn các tài liệu nào?  v.v…

Hãy lưu ý ở điểm này là trước khi lập chương trình có lẽ bạn đã có một số người có thể tuyển lựa và huấn luyện hoặc một số đóng góp nào đó rồi. Vậy hãy đưa vào tờ chương trình cách ngắn gọn. Cũng nên lưu ý rằng ông giám đốc của bạn có thể là chìa khóa để bạn nhận được nhiều nguồn tài nguyên cần thiết. Phải chắc rằng ông ta biết rõ những nhu cầu của bạn.

d. Hãy đưa các khoản dự chi ngân sách vàotờ thời biểu của bạn. Hãy làm điều này như bạn đã làm trong điểm THỜI BIỂU trước đây.

(1) Hãy đưa các hoạt động cột c của tờ ngân sách vào cột bên trái của thời biểu.

(2) Mỗi hoạt động nên đưa thời biểu dự kiến hoàn tất và thời gian phân phối vào trong cột phù hợp của thời biểu.

(3) Phải chắc đưa vào các con số ngân sách then chốt như là những con số dự kiến ở điểm thích hợp của thời biểu.

   (4) Hãy xem phần THỜI BIỂU để có nhiều chi tiết hơn.

IV.   NHỮNG SỰ XEM XÉT KHÁC TRONG VIỆC LẬP CHƯƠNG TRÌNH

Một khi bạn đã biết cách lập chương trình thì có một số điểm khác bạn thấy cần phải   biết.

A. Để Đức Chúa Trời nhận được sự vinh hiển, bạn phải chắc rằng kế hoạch của bạn nên vượt quá khả năng thực hiện được bằng sức riêng của bạn.


KẾ HOẠCH VƯỢT QUÁ KHẢ NĂNG RIÊNG CỦA BẠN

Cơ Đốc Nhân phải làm vinh hiển danh Chúa. “Vậy, anh em hoặc ăn, hoặc uống, hay là làm sự chi khác, hãy vì sự vinh hiển Đức Chúa Trời mà làm.” (I Cô-rinh-tô 10:31).
Đức Chúa Trời chỉ có thể được vinh hiển trong kế hoạch của bạn nếu Ngài rõ ràng cần phải tham gia vào thì công việc mới thành công.
Chúng ta hãy xem xét cách Chúa dạy dỗ Ghê-dê-ôn để làm thí dụ cho nguyên tắc này. Trong Các-quan-xét 7 chúng ta được biết Ghê-đê-ôn có 32.000 người hiệp lại để cống người Ma-đi-an. Trong hai giai đoạn, Đức Chúa Trời giảm thiểu số lượng quân lính của Ghê-đê-ôn xuống còn có 300 người mạnh dạn thôi. Tại sao? “ Đạo binh đi theo ngươi lấy làm đông quá, ta chẳng phó dân Ma-đi-an vào tay nó đâu, e Y-sơ-ra-ên đối cùng ta tự khoe mà rằng: Tay tôi đã cứu tôi”. Khi dân Ma-đi-an bị đuổi chạy,  người ta không thể qui công thắng trận cho lực lượng Y-sơ-ra-ên được.

Nê-hê-mi là một thí dụ khác về người thực hành một nhiệm vụ to tát quá sức bởi ông đã nương dựa nơi Đức Chúa Trời. Trong quyển sách của mình, ông đã kết luận việc tái thiết vách thành Giê-ru-sa-lem bằng những lời này: “Khi những thù nghịch chúng tôi hay được điều đó, thì các dân tộc chung quanh chúng tôi đều sợ hãi và lấy làm ngã lòng; vì chúng nó nhìn biết rằng công việc nầy thành được bởi Đức Chúa Trời của chúng tôi” (Nê-hê-mi 6:16).

Để chắc rằng kế hoạch của bạn làm tôn vinh Đức Chúa Trời, bạn hãy tự hỏi các câu hỏi sau đây khi bạn đã hoàn thành kế hoạch:

Đức Chúa Trời có xác nhận kế hoạch này trong trí tôi không? 

Tôi có phải nhờ cậy Chúa để thực hiện kế hoạch này không?

Tôi có sẵn sàng để nhờ cậy Chúa về kế hoạch này không?

Câu trả lời của bạn cho tất cả những câu hỏi này phải là “có”. Nếu không, hãy cầu xin Đức Chúa Trời ban bình an cho kế hoạch hoặc giúp cách để cải thiện kế hoạch đó.

   B. Hãy dự kiến kế hoạch có thể thay đổi

Nếu bạn hiểu điểm này, bạn sẽ thấy việc lập kế hoạch sẽ dễ dàng hơn là việc bạn cứ  cứng nhắc trong việc lập kế hoạch giống như dựng nên bảng đá Mười Điều Răn.

Bất cứ khi nào bạn lập kế hoạch cho một hoạt động, hãy nhận biết rằng bạn phải làm bất cứ điều gì mà bạn suy nghĩ trước là cần thiết để đem lại hiệu quả giữa lúc bấy giờ và thời điểm kế tới trong sự hoạt động. Chắc chắn là bạn muốn biết bằng cách ước lượng điều gì sẽ xảy ra lúc bấy giờ và lúc mục đích được hoàn thành, nhưng chỉ hãy dành thời giờ trau chuốt lại kế hoạch trong chừng mực kế hoạch đó giúp bạn được bao nhiêu trong việc điều hành ở một tương lai gần. Bạn có thể dễ dàng phí thời giờ bàn thảo một cách chính xác về con số dự kiến phải được đưa vào trong năm tới trong một kế hoạch phải trải qua hai hoặc ba năm. Bạn sẽ có đủ thời giờ giữa lúc bây giờ và năm tới để điều khiển lại con số nếu thấy cần thiết.

Bạn nhất định phải suy nghĩ cẩn thận về những gì phải có vào thời gian dự kiến, nhưng bạn phải dành thời giờ để suy nghĩ về tương lai gần nhiều hơn là tương lai xa.
Nếu bạn dành một số giờ để vẽ ra một kếhoạch dài hạn cho 10 năm tới, thì lúc đó bạn nên dành một khoảng thời giờ bằng như thế nữa để vẽ ra một kế hoạch ngắn hạn với nhiều chi tiết hơn cho năm tới. Bạn có thể lấy nhiều mục tiêu cho kế hoạch ngắn hạn từ thời biểu của kế hoạch dài hạn.

Đối với một kế hoạch kéo dài một vài năm, thì có lẽ tốt hơn nên xem xét lại kế hoạch đó từng 6 tháng đến từng năm. Khi bạn xem xét lại kế hoạch của bạn, bạn hãy đi qua năm bước của bố cục, đọc qua những bước tương ứng trong kế hoạch của bạn và chỗ thích hợp để áp dụng những thông tin mới hiện nay đang có sẵn đối với bạn.

1.  Điều gì khác nhau giữa những kết quả dự kiến và thực tế? Bạn đã thiếu sót ở đâu? Bạn đã đi xa hơn dự kiến ở đâu? (Chẳng hạn, bạn có thể truyền đạo được 5000 nhà thay vì 3000 như dự kiến).

2. Những vấn đề mới và những cơ hội mới bạn thấy được là gì? Những biện pháp nào đã thực hiện và biện pháp nào khó thành? Bạn đã học được gì từ trong kinh nghiệm?

3. Một số những chiều hướng mới và những thông tin mới quan trọng liên hệ tới kế hoạch của bạn là gì? (Chẳng hạn, Viện Đại Học nơi bạn đang phục vụ trở nên cấp tiến hơn).

Hãy trông đợi để thêm vào những yếu tố mới và bớt đi một số yếu tố cũ của kế hoạch mỗi lần xem xét lại kế hoạch. Mỗi năm, một công ty thương mại tự động giảm bớt 10% sản phẩm ít có lợi nhất. Họ lý luận rằng, nếu họ muốn công việc của họ được tốt, họ phải có mỗi năm thêm nhiều sáng kiến mới mẻ, có lợi.

Khi bạn có một sáng kiến mới, bạn hãy áp dụng bố cục lập kế hoạch năm bước. Khi bạn cầu nguyện, hãy cầu xin Chúa xác nhận rằng ý kiến đó là từ Chúa và làm thế  nào ý kiến đó thích hợp với kế hoạch hiện tại. Kế đó hãy quyết định xem những mục tiêu mà sáng kiến đó đóng góp được là gì. Những mục tiêu đó so với những mục tiêu trong kế hoạch hiện hữu thì như thế nào? Rồi đến chương trình, v.v… Về việc định thời biểu, phải chắc chắn tìm kiếm thời điểm Chúa cho để áp dụng sáng kiến mới này.

Có thể bạn sẽ hay thay đổi kế hoạch nhanh quá. Nếu mỗi tuần mà bạn có một ý tưởng mới quan trọng thì sau một thời gian, đạo quân của bạn sẽ không chịu theo bạn đi đến đâu cả.

C. Nếu những nguồn tài lực cần thiết không cung cấp đủ hoặc dường như không thể cung cấp được theo tờ kế hoạch đã ghi thì bạn làm sao? (Chẳng hạn, bạn có thể làm gì nếu bạn không có đủ nhân lực bạn cần?)

1.  Hãy cầu nguyện và tạ ơn Đức Chúa Trời rằng Ngài sẽ cung cấp cho bạn những nguồn tài lực bạn thực sự đang cần.

2. Hãy kiểm tra để biết chắc rằng các nguồn tài lực đó thực sự không có sẵn.

3.  Nếu không có thực rồi, bạn hãy tìm mọi cách để củng cố chương trình và thời biểu hoàn thành các mục tiêu với nguồn tài lực ít hơn.

4. Chỉ hãy cố gắng củng cố các mục tiêu của bạn nếu Đức Chúa Trời tỏ ra cho bạn biết rằng đó là điều Ngài muốn (thông qua việc bạn tìm hết cách để lựa chọn chương trình và thời biểu, thời gian cần cầu nguyện của bạn và các nguồn tài lực bạn thực sự có được).

D. Hãy học cách làm thế nào để sử dụng những người khác trong quá trình lập kế   hoạch

Nếu việc lập kế hoạch không phải là tài năng của bạn hoặc sự ham thích tự nhiên của bạn, thì liệu có người nào khác bạn có thể ủy nhiệmcho họ không? Người này có phải là người có tài và tán thành trong việc lập kế hoạch này. Hãy đưa ra những ý kiến ban đầu của bạn cho người đó về đề tài bạn muốn lập kế hoạch và hãy để cho người đó vạch ra kế hoạch với sự chấp thuận của bạn.

Có lẽ bạn cần có một số người làm việc chung với bạn là người dường như luôn luôn có những ý kiến tốt trong việc lập kế hoạch. Thông thường những người này có nhiều kinh nghiệm. Hãy họp lại với một số người đó và chỉ cho họ thấy qua quá trình lập kế hoạch hoạt động của bạn. Hãy chỉ cho họ xem bố cục theo “Cách lập kế hoạch”. Hãy viết ra những ý kiến đã được nhắc đến trên một tấm bảng, hoặc tờ giấy lớn. Hãy hoan nghinh những ý kiến hay. Đừng phê bình bất cứ ý kiến nào được đưa ra, hãy cứ viết xuống. Phải cử người chịu trách nhiệm ghi nốt cẩn thận để đánh máy ra dùng sau này. Hãy đi nhanh và đừng để lạc đề. Kết quả cuối cùng là bạn có được kế hoạch hoàn chỉnh và bạn động viên được mọi người tham gia làm việc với bạn, nhờ đó họ hăng hái hơn với việc thực hiện kế hoạch.

     E. Vai trò của các chính sách và các thủ tục

Các chính sách là những quyết định căn bản để trả lời cho những câu hỏi và vấn đề thường lặp đi lặp lại. Các thủ tục là những phương pháp tiêu chuẩn hay, những biện pháp để làm những việc đặc biệt. Cả hai phải là kết quả tự nhiên từ việc sử dụng bố cục Cách Lập Chương Trình.

1. Các chính sách

Chẳng hạn, mục tiêu của một tổ chức Cơ Đốc đặc biệt là nhằm môn đồ hóa người khác cho Đấng Christ. Trong khi suy nghĩ qua bước lập CHƯƠNG TRÌNH , các nhà lãnh đạo trong tổ chức này nhận biết rằng “Cha nào sanh con nấy”. Vì vậy, chính các thành viên của tổ chức này phải thực sự là những môn đồ. Kết quả là một số chính sách đã được vạch ra để khích lệ  sự môn đồ hóa giữa vòng các thành viên của tổ chức đó. Một trong những chính sách này là mỗi thành viên phải tin tưởng nơi những giáo lý Kinh Thánh căn bản cần thiết cho sự tăng trưởng thuộc linh và sự môn đồ hóa.

Trên một bình diện nhỏ hơn, giả sử bạn là một người quản lý văn phòng. Một trong những mục tiêu của bạn là duy trì bầu không khí làm việc tốt nhất có thể được. Bạn để ý thấy một vài người luôn luôn đi làm trễ từ 5 đến 10 phút và điều này có khuynh hướng gây xích mích giữa những người trong văn phòng. Bạn có thể  kết luận rằng một phần của kế hoạch hướng tới mục tiêu trên của bạn là lập ra một chính sách khiến mọi người phải đi làm đúng giờ và cho phép sửa phạt nều người nào đi làm trễ. (Bạn phải khuyên bảo người đi trễ trước để họ thông hiểu cách giải quyết vấn đề như thế nào là tốt nhất).

2. Các thủ tục

Các thủ tục thường phát xuất từ bước lập CHƯƠNG TRÌNH. Khi bạn suy nghĩ qua về cách hoàn thành các mục tiêu của bạn, có lẽ bạn sẽ thấy một số những nhiệm vụ phải làm đi làm lại mãi. Giả sử bạn có trách nhiệm về một cuộc hội đồng. Một phần trong chương trình hội đồng là ghi tên các đại biểu. Bạn cần suy nghĩ qua cách làm thế nào để ghi danh đại biểu một cách nhanh nhất và dễ nhất để họ vui lòng và bạn lại sử dụng ít người nhất để thực hiện công việc ghi danh này. Vì thế, bạn sẽ quyết định mỗi tài liệu sẽ được trao thể nào và ở đâu cũng như sẽ nhận tiền trả ở đâu v.v… Đây chính là những thủ tục. Thông thường toàn bộ những chỉ dẫn này được viết ra để giải thích cặn kẻ và hoàn toàn đầy đủ về cách làm.

    F. Cách sử dụng một kế hoạch

            Trước hết, rõ ràng bạn sử dụng một kế hoạch để giữ bạn và những người cùng làm việc với bạn nhắm tới những mục tiêu. Phần TỰ QUẢN TRỊ soạn kỹ về cách làm thế nào để bạn rút ra những mục công việc bạn làm mỗi tuần từ thời biểu kế hoạch của bạn. Kế hoạch không thể giúp bạn gì nếu bạn không coi theo đó và làm theo  những gì đã định rõ trước trong đó.

Thứ hai, hãy sử dụng một kế hoạch để truyền đạt cho người ta một khải tượng mà họ có thể kết ước thực hiện. Một kế hoạch thông suốt giúp bày tỏ cho người ta biết rằng bạn quan tâm thực sự đến việc hoàn thành những mục tiêu của bạn. Người ta ai cũng muốn làm việc với một tổ chức không chỉ có những mục tiêu xứng đáng, nhưng cũng có những kế hoạch đầy thách thức và được điều hành có hiệu quả. Một người dâng toàn bộ số ngân qũy cần thiết trong một tuần lễ, chủ yếu để thách thức người ta theo kế hoạch của mình. Một người khác phát triển một kế hoạch rất thông suốt để giúp chinh phục cả nước về cho Đấng Christ. Một thương gia hàng đầu từ nước đó thấy được kế hoạch và đã quyết định bỏ công việc làm ăn của mình để dâng trọn thời giờ thực hiện kế hoạch đó.


G. Cách giúp người làm việc chung với bạn biết lập kế hoạch cho các công việc của họ

            Trước hết và trên hết, bạn phải nêu gương cho họ. Hãy  lập kế hoạch cho công việc của bạn và hãy sử dụng kế hoạch của bạn một cách rõ ràng cho những người quanh bạn đều thấy.

Thứ hai, hãy đòi hỏi họ lập chương trình mỗi lãnh vực công việc của họ. Hãy đặt ra chỉ tiêu cho kế hoạch của họ.

Thứ ba, hãy giúp họ lập kế hoạch. Phải đưa ra cho họ những lời chỉ dẫn mà họ cần nơi bạn. Nếu một người mới mẻ trong việc lập kế hoạch , hãy giúp người đó trong việc lập kế hoạch toàn bộ.

Thứ tư, phải chắc rằng họ kết ước thực hiện kế hoạch và đánh giá họ. Hãy cho họ biết ý kiến hồi âm. Hãy cho họ biết họ làm tốt ở đâu và chỗ nào trong kế hoạch bạn nghĩ là họ cần cải tiến.

Thứ năm, hãy đề cập đến những kế hoạch của họ trong các cuộc thảo luận sau này với họ để đưa ra những chỉ dẫn về điều họ phải làm theo thời gian của họ. Nếu bạn không nhắc gì đến kế hoạch của họ trong một năm thì họ sẽ không được động viên để kết ước thực hiện trong năm tới.

            H. Cách lập kế hoạch cho đời sống riêng của bạn

            Sau khi dành nhiều thì giờ soạn ra một kế hoạch đầy đủ chi tiết, bạn có khuynh hướng kể ra cho người khác biết hết mọi chi tiết. Nói chung, đây không phải là cách trình bày kế hoạch của bạn. Để trình bày kế hoạch của bạn cho một nhóm, bạn hãy tự hỏi mục tiêu của sự trình bày đó là gì. Nếu bạn chỉ cố cho họ thấy tổng quát về kế hoạch, thì hãy trình bày những mục tiêu, tóm lược chương trình, một số những thời điểm dự kiến và các con số cần hoàn thành từ thời biểu và một vài con số tóm lược từ ngân sách.

Nếu bạn đang cố gắng lập ngân quỹ, bạn sẽ dành nhiều thời giờ hơn nói về điểm ngân sách, nói đến những chi phí cho chương trình và các mục tiêu. (Những người đầu tư nói chung sẽ hưởng ứng tốt khi họ thấy tiền bạc họ đóng góp có gắn liền với những kết quả thấy được). Nếu bạn đang chỉ dẫn cho một nhóm cách giúp thi hành kế hoạch, có lẽ bạn nên dành nhiều thời giờ hơn để giải thích về chương trình.

Nói tóm lại, kế hoạch của bạn là một tài liệu được viết ra về những suy nghĩ của bạn (và của người khác). Sự trình bày phải phản ánh không chỉ suy nghĩ của bạn nhưng cũng về những gì bạn muốn thính giả của bạn hưởng ứng nữa.

            J. Kế hoạch để lập kế hoạch

            Mỗi năm hoặc mỗi 6 tháng bạn phải dành ra một khoảng thời gian đủ để lập kế hoạch. Hãy đi đến một nơi nào đó mà bạn không thể bị quấy rầy (chẳng hạn: điện thoại réo, khách viếng thăm v.v…). Hãy dành ra đủ thời giờ để suy nghĩ mọi việc từ đầu đến cuối (hai hay ba ngày một năm không phải là quá đáng cho hầu hết các nhà quản trị). Hãy đem theo một vài người then chốt cùng với bạn nếu họ giúp bạn được gì trong thời gian bạn lập kế hoạch. Hãy đem theo một quyển Kinh Thánh, tất cả các kế hoạch bạn nghĩ đến trước đây, tất cả các tin tức khác bạn cần (xem lại mục III. D.2 ở trên) thật đầy đủ giấy kẻ và giấy làm họa đồ, bút mực, bút chì, áo quần thoải mái v.v…Rồi bạn hãy bước vào thời giờ đã định để lập kế hoạch cho năm tới.

            K. Hãy luôn luôn nhạy bén với sự dẫn dắt của Chúa
           
Không nên bám giữ một kế hoạch nào mà bạn thấy rõ Chúa đang dẫn dắt bạn cách rõ rệt để làm một việc gì đó. Nếu bạn thấy cảm động để làm điều gì đó ngoài kế hoạch, thì trước hết hãy chắc chắn rằng sự cảm động đó là đến từ Chúa, rồi bằng mọi cách bạn hãy vâng lời Ngài.

Một kế hoạch chỉ hữu ích để chỉ đạo chúng ta trong thời gian khi Chúa không cảm thúc chúng ta làm điều gì rõ rệt trong thời gian tới. Nếu chúng ta đã cầu nguyện và nài xin Chúa dẫn dắt kế hoạch của mình, thì chính kế hoạch đó là một sự cảm động đến từ Chúa. Nó cho chúng ta biết Ngài muốn chúng ta hướng những nỗ lực của chúng ta tới đâu.

Đối với nhiều người, Chúa không ban cho chúng ta những sự cảm thúc mạnh mẽ rõ rệt từng giờ từng phút trong ngày. Ngài không bắt buộc phải làm như vậy. Nếu ngài đã dạy chúng ta những gì phải làm trong Kinh Thánh và trong sự dắt dẫn rõ rệt mà Ngài đã ban cho trước rồi, thì thật là hợp lý khi Ngài mong đợi chúng ta hãy lập kế hoạch theo đó.

Nói cho cùng, Cơ Đốc Nhân phải là những người quản trị giỏi về những gì họ đã được ban cho.

V. ÁP DỤNG

A.        Thí dụ

Tình huống sau đây là một giả thiết minh họa về cách quản trị mà bạn đang học. Chúng tôi không có ý đề nghị bạn áp dụng các chi tiết của tình huống này trong khu vực bạn ở đâu.

Vào ngày 2 tháng Giêng, ông John Morton, một tín đồ thường dự một bữa ăn trưa trong đó có nhiều Mục sư đang ăn cùng với những tín đồ khác ở thành phố Freeport của ông (dân số thành phố là 50.000). Đề tài thảo luận chính là truyền bá Đấng Christ cho thành phố Freeport. Nhiều Mục sư cảm thấy họ muốn có người tiếp xúc được với tất cả các gia đình ở Freeport ít nhất mỗi năm một lần và tìm xem thử ai là người muốn nghe thêm về cách trở thành một Cơ Đốc Nhân. Rồi những tín đồ ở một Hội Thánh lân cận có thể đi đến với những người quan tâm đó, chia sẻ về Chúa cho họ và mời họ đến nhà thờ hoặc giới thiệu họ đến với một nhà thờ theo giáo phái họ chọn. Thêm vào đó, một số Mục sư bày tỏ ước vọng muốn biết cách chung về các quan niệm về tôn giáo của dân chúng ở Freeport và về vấn đề gì mà họ quan tâm hơn hết.
Ông John đã đề nghị là nên thành lập một tổ chức nhỏ để hoàn thành ước muốn nói trên. Ông cũng cho biết là ông sẽ nghỉ việc hiện có của ông và sẵn sàng dâng trọn thời giờ cho công việc này. Đa số những người dự bữa tiệc trưa đó đã chấp thuận lời đề nghị của ông John và đã dâng tiền để dự phần kế hoạch. Tất cả đều nhất trí là tổ chức sẽ phải hoạt động và đem lại kết quả vào ngày 1 tháng Bảy hoặc sớm hơn nếu được.

Ngày hôm sau, ông John khởi sự lập kế hoạch.

Tờ mẫu phiếu lập kế hoạch ở các trang sau đây được ông John dùng để lập kế hoạch. Các Mẫu Phiếu Tổ Chứa và Kiểm tra nằm ở Phần 3 và Phần 5 kế theo sau.

Vì dự án này tương đối phức tạp, nên ông John đã đã sử dụng bố cũa “Cách hoạch định những hoạt động phức tạp hơn” từ mục III.D. ở trên. Ông điền vào mẫu phiếu lập kế hoạch. Để theo dõi thí dụ, trước hết hãy đọc một điểm trong bố cục ở trên rồi đọc phần trả lời của ông John trong mẫu phiếu lập kế hoạch.

Dĩ nhiên, ông John đã làm xong tờ phiếu lập kế hoạch của ông do ông nắm vững sự hiểu biết về hoàn cảnh đặc biệt của ông. Vì vậy, đừng dừng lại lâu ở chỗ bạn chưa hiểu rõ. Điều quan trọng là bạn thấy cách sử dụng tờ mẫu phiếu lập chương trình. Khi bạn sử dụng vào hoàn cảnh thực tế của bạn, bạn sẽ biết hết mọi chi tiết

            B. Kế hoạch của bạn 

Bây giờ bạn hãy áp dụng bố cục “Cách lập kế hoạch” vào công việc của bạn. Như trong thí dụ của chúng tôi có lẽ bạn thấy cần để dùng bố cục soạn kỹ (như mục III.D. ở trên). Rồi bạn sẽ điền đủ vào các bài tập trong Phần 8.

Để lập kế hoạch của bạn, trước hết hãy đọc một điểm trong bố cục, suy nghĩ thử điểm này có thể áp dụng vào hoàn cảnh của bạn như thế nào. và điền vào phần tương ứng của tờ phiếu lập kế hoạch.

Bạn hãy bắt đầu lập kế hoạch với phần “1. CẦU NGUYỆN”.

GHI CHÚ A
 Lương bổng (Chi phí)

 4 giám thị                                                                   $ 2.800 (John bắt đầu                          $ 31.500
                        ($ 700/ tháng/ người                  1 T. Giêng, 3 người khác
                                                                                                                                    bắt đầu 1 T. Hai)
1  Thư ký trọn thời gian                        500 (bắt đầu 1 T. Hai)                       5.500
                        ($ 500 / tháng)

3 Nhân viên phỏng vấn                                   1.500 (bắt đầu 1 T. Ba)             15.000
                        trọn thời gian
                        ($ 500 / tháng/ người)

16 Nhân viên phỏng vấn
                        bán thời gian                                                   1.600 (bắt đầu 1 T. Ba)              16.000
                        ($ 100/ tháng/ người)
                                                                                                                        ________                                                                                __________
                                                                                                                         $ 6.400           (sau 1 T. Ba)                           $ 68.000                                             




Related link

Latest Features

Weather

April - 2025
SMTWTFS
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
27282930   
       

Facebook comments