Gia Dinh Gieo Giong

Tư Vấn Mục Vụ

TƯ VẤN LÀ GÌ?
Mục đích bài học:
Giúp sinh viên nắm vững những khái niệm quan trọng
và căn bản của công việc tư vấn Cơ Đốc.
Mục tiêu bài học:
Qua bài học này, sinh viên hiểu rõ Tư vấn là gì. Vai trò và nhiệm vụ người hầu việc Chúa trong việc Tư vấn. Nhu cầu tư vấn trong Hội Thánh.
Nội dung bài học:
Tư vấn (counseling) theo tự điển định nghĩa là tư vấn, chỉ dẫn hay khuyên bảo. Tư vấn còn được dùng bằng một từ chuyên môn khác là Khải Đạo (khải là mở, đạo là đường; khải đạo là giúp người có nhu cầu nhìn ra con đường nào phải đi).
Sau đây là một số định nghĩa về công tác tư vấn của một nhà Tư Vấn chuyên môn:
1. “Tư vấn mục vụ vừa là một sứ mạng đang hướng nội vừa là một sứ mạng hướng ngoại cho những người đang cơn tranh chiến và phiền muộn”
2.“Tư vấn mục vụ không chỉ giúp giải quyết cho những người có nan đề nhưng còn phải là chức vụ chăm sóc cho những người đang có cuộc sống bình thường nữa. Tư vấn mục vụ phải giúp cho những người không đang ở trong tình trạng khủng hoảng trở thành những người trưởng thành trong đời sống tình cảm, tinh thần và tâm linh.
3.“Tư vấn mục vụ là công tác giúp người có nan đề nhìn ra nguyên nhân và hậu qủa của những quyết định quan trọng trong đời sống để họ tự chọn con đường tốt nhất cho chính họ”.
4. “Tư vấn mục vụ là không chỉ giúp cho người có nhu cầu biết lựa chọn và quyết định khôn ngoan nhưng còn phải giúp họ tìm ra những phương cách để thực hiện dễ dàng và hữu hiệu sư chọn lựa và quyết định của họ nữa”.
5. “Tư vấn mục vụ là công tác khuyến khích sự thích ứng và khỏe mạnh về tinh thần. Theo định nghĩa này, những người không những nan đề nghiêm trọng vẫn có thể tìm đến với công tác tư vấn để chọn lựa tốt hơn và được hiệu quả hơn trong cuộc sống”.
6. “Người tư vấn không chỉ khuyên hoặc khích lệ người khác, nhưng phải dự phần trong mối liên hệ với họ. Vì vậy, công tác tư vấn cần phải được định nghĩa như là mối tương quan giữa hai người hoặc giữa nhiều người. Người tư vấn tìm cách khuyên bảo, khích lệ, nâng đỡ người có nhu cầu, giúp giải quyết một cách hữu hiệu cho những nan đề trong cuộc sống của họ”.
7. “Tư vấn trong quan điểm Cơ Đốc Giáo là bày tỏ lòng yêu thương của Chúa thể hiện qua mối quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ đến tất cả mọi người đang có nhu cầu đựợc chữa lành, học hỏi trong cách suy nghĩ, cách sống, tăng trưởng tâm linh và giải quyết những nan đề trong đời sống theo đúng nguyên tắc Chúa truyền dạy”.
8. “Tư vấn là một mối liên hệ cá nhân hay là quá trình trong đó người tư vấn hướng dẫn người có nhu cầu  hướng đến chỗ hiểu biết hơn về chính mình và thế giới xung quanh hầu đạt đến những mục đích đúng với tiềm năng Chúa định cho người đó.”
9. “Tư vấn là một dạng của sư giáo dục đề ra để giúp đỡ con người sống và hành xử cách thành công , thông thường được thể hiện giữa hai người cùng bàn thảo với nhau  về một chủ đề nào đó.”
10. “Tư vấn là mối liên hệ quan tâm trong đó một người tìm kiếm sự giúp đỡ để giải quyết nan đề cách có hiệu qủa khi đối diện với những áp lực trong đời sống, đồng thời cũng giúp người có nhu cầu đạt đến mức tối đa của tiềm năng mình và được tăng trưởng thành môn đệ của Chúa Jesus Christ” 
11. “Tư vấn Cơ Đốc thật sự là một sư sáng tạo, một tiến trình tâm linh bao gồm người có nhu cầu  và người tư vấn, là người đi sát cạnh chân lý và lòng nhân từ.  Vì thế giúp người có nhu cầu đến chỗ sâu nhiệm hơn trong sự hiểu biết về ý định của Chúa cho người ấy”.
12. “ Tư vấn là một sự giúp đỡ người có nan đề tìm ra hướng đi đúng với ý Chúa trên đời sống người ấy”  

Tư vấn không phải là một ngành như y khoa hoặc khoa học, luôn cần phải lệ thuộc vào những kiến thức về kỹ thuật mỗi ngày một thêm lên và phải được những nhà chuyên môn đã được đào tạo công phu sử dụng. Trái lại tư vấn là một sự liên hệ, là mối quan tâm chăm sóc, là sự chấp nhận lẫn nhau giữa người và người. Từ then chốt trong bất cứ một định nghĩa đầy đủ nào về công tác tư vấn vẫn là mối liên hệ.
Tư vấn cần sự đóng góp hai chiều: 1. Người có vấn đề xác nhận mình có nhu cầu và muốn thay đổi. 2. Người tư vấn sẵn lòng dùng khả năng của mình để giúp đỡ người có nhu cầu giải quyết nan đề. Tư vấn không thể thực hiện nếu chỉ có một chiều.
Có ba loại tư vấn:
1. Tất cả Cơ Đốc Nhân đều được kêu gọi vào việc khuyến khích giúp đỡ người khác, nhất là giữa vòng con dân Chúa. Lo lắng và chăm sóc lẫn nhau: yêu thương, chia xẻ gánh nặng, cầu thay, khích lệ và nâng đỡ nhau là chức vụ tư vấn thứ nhất mà tất cả Cơ Đốc Nhân đều có thể làm được.
2. Mục Sư, Giáo Sư, Trưởng Lão cùng các cấp lãnh đạo trong Hội Thánh có cơ hội và trách nhiệm truyền dạy những nguyên tắc sống đạo theo Kinh Thánh là chức vụ tư vấn thứ hai.
3. Một số người được đào tạo đặc biệt cho chức vụ tư vấn chuyên môn để đi sâu vào những hoàn cảnh và nan đề hầu tìm ra những phương cách giải quyết đặc biệt mà sự chăm sóc bình thường không thể mang đến sự hàn gắn hoặc chữa lành được. Người hầu việc Chúa cần được học tập và trang bị những kiến thức cần thiết trong lãnh vực tư vấn Cơ-đốc để giúp con dân Chúa giải quyết những nan đề họ gặp phải trong đời sống. Đây là chức vụ tư vấn thứ ba.
VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ CỦA NGƯỜI  HẦU VIỆC CHÚA
TRONG VIỆC TƯ VẤN
A. Những khác biệt giữa Phân Tâm Học và Tư vấn Cơ Đốc:
1.Nhận thức:
Trọng tâm của phân tâm học là con người. Phân tâm học tin vào những phương pháp, kỹ thuật về tâm lý giúp con người khám phá và tự tin nơi khả năng và ý chí của chính mình có thể thay đổi quan niệm, hành vi, cách sống để từ đó có thể thay đổi hoàn cảnh, chính mình và người khác. Trọng tâm của tư vấn Cơ Đốc là Chúa Cứu Thế. Tư vấn Cơ Đốc tin nơi năng quyền biến đổi của Chúa, sự tha thứ của Chúa, thẩm quyền của Kinh Thánh, và niềm hy vọng về tương lai. (Hêbêrơ 1:1-4)
2.Mục đích:
Phân tâm học tìm cách giúp con người thay đổi thái độ, nhân cách, gía trị, và nhận thức; muốn dạy những cách thức sống, khích lệ sự giải hòa, biết nhận trách nhiệm, hướng dẫn cách quyết định và giúp con người tìm ra nhũng động cơ bên trong nội tâm lẫn ngoại cảnh trong những lúc khủng hoảng, dạy người cách thức giải quyết nan đề và giúp con người khám phá chính mình.
Tư vấn Cơ Đốc tìm cách giúp con dân Chúa tăng trưởng tâm linh, khuyến khích sự xưng tội với Chúa và kinh nghiệm sự tha thứ từ Chúa, tìm những tiêu chuẩn mẫu mực của một đời sống CĐN, tìm thái độ, giá trị, cách sống, tìm câu giải đáp những nan đề trong lời Chúa, khuyến khích đối tượng đầu phục và nhờ cậy Chúa ‘Tôi làm được mọi sự nhờ Đấng ban thêm sức cho tôi’ (Philíp 4:13)
B. Tại sao người ta thường tìm đến người hầu việc Chúa khi có nhu cầu tư vấn?
Thông thường người ta tìm đến MS khi gặp khó khăn là vì các yếu tố sau đăy:
1.Chức Vụ Thánh: Trong mắt nhìn của con dân Chúa, người hầu việc Chúa đóng một vai trò hết sức đặc biệt, đó là người được Chúa xức dầu, là những người được biệt riêng để hầu việc. Người hầu việc Chúa không chỉ là một con người bình thường như mọi người, nhưng là người được Chúa kêu gọi và lựa chọn để làm biểu tượng cho đức tin nơi Chúa, cho truyền thống HT của Chúa, cho cách xác định về ý nghĩa thật của đời sống và trên hết là biểu tựợng cho uy quyền và phẩm hạnh của Chúa. Sự hiện diện của người hầu việc Chúa thường có năng lực làm sống dậy trong lòng con dân Chúa những tình cảm thiệng liêng hướng thượng, và giúp sức cho họ đối phó, khắc phục và vượt qua những khó khăn của hoàn cảnh, cùng khủng hoảng của đời sống tinh thần tâm linh. “Hãy giữ lấy mình, luôn cả bầy mà Đức Thánh Linh đã lập anh em làm kẻ coi sóc, để nuôi dưỡng Hội Thánh của Đức Chúa Trời, mà Ngài đã mua bằng chính huyết mình” (Công-vụ 20:28)
2.Ảnh hưởng mạnh mẽ: Sự hiện diện của người hầu việc Chúa thường có tác động mạnh mẽ và cần thiết cho những con dân Chúa đang gặp hoàn cảnh khó khăn trong đời sống. Ngay cả những người đang yếu đuối hay chưa tin nhận Chúa cũng cảm thấy khích lệ qua sự có mặt của đầy tớ Chúa. Tình yêu thương, mối quan tâm, đức tin, sự hiểu biết cùng cảm thông của người hầu việc Chúa khiến họ có một ảnh hưởng mạnh mẽ đối với người đang gặp khó khăn, ngay cả khi kết qủa không thấy ngay trước mắt.
3.Mối liên hệ tốt: Người hầu việc Chúa có mối liên hệ gần gũi, quen biết và niềm tin cậy đối với người mình chăm sóc. Người hầu việc Chúa đã từng thăm viếng gia đình và biết hành cảnh sống cũng như đã tiếp xúc cá nhân thường xuyên Vì thế, người hầu việc Chúa thường nhanh chóng hiểu được vấn đề của người có nhu cầu mà không cần phải mất thì giờ dò dẫm tìm hiểu đối tượng, chẩn đoán nan đề. Tuy nhiên, người hầu việc Chúa thường gặp khó khăn vì người cần giúp đỡ thường mong đợi ở MS phải có cách giải quyết cho tất cả những nan đề của họ.
4.Tài chánh: Lý do thực tế khiến người ta tìm đến người hầu việc Chúa khi có nan đề là vấn đề tài chính. Phí tổn trung bình cho một tư vấn tâm lý trung bình khoảng môt trăm đồng cho một giờ; trong khi đến với người hầu việc Chúa thì không tốn kém gì cả. Đôi khi còn nhận đüợc sự trợ giúp từ MS nữa.
C. Những lợi điểm độc đáo của Mục Sư trong nhiệm vụ tư vấn:
Mục sư làm nhà tư vấn là người độc nhất trong vòng các nhà chuyên môn khác, ví dụ như các nhà tâm lý học, các bác sĩ tâm thần là những người làm công tác tư vấn chuyên môn. Dù họ có giỏi đến đâu, vẫn không thể so sánh được với những lợi đểm độc đáo của các đầy tớ Chúa.
Mục sư hay người hầu việc Chúa có những nguồn cung ứng sâu xa mà các vị chuyên ngành tâm lý không có (nếu họ không phải là Cơ Đốc Nhân thật):
1.Sự hiện diện của Đức Chúa Trời
2.Quyền năng của sự cầu nguyện. Đặc biệt là của hai hay nhiều người hiệp ý với nhau về bất kỳ một điều gì ( Mathiơ18:19)
3.Quyền năng và sức mạnh của lời Chúa
4.Mục tiêu rõ ràng trong tư vấn: giúp người có nhu cầu kinh nghiệm được sư chữa lành và thúc đẩy tăng trưởng tâm linh.
D. Những giới hạn của Mục Sư trong nhiệm vụ tư vấn:
Mục sư bị giới hạn trong hiệu quả của một nhà tư vấn vì cớ những bất lợi sau đây:
1. Thời gian: Nhiều công việc đòi hỏi đến thời gian và sức lực của vị Mục sư. Ngoài việc chuẩn bị bài giảng, thường thường ông còn có việc quản lý công việc chung của Hội Thánh. Hầu hết các Mục sư không thể tư vấn nhiều hơn 5 đến 10 tiếng mỗi tuần mà không bỏ qua những bổn phận khác.
2. Huấn luyện : Việc huấn luyện của một nhà tâm lý học chuyên nghiệp thường mất từ 8-9 năm sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học. Không có bao nhiêu vị Mục sư có được một thời gian dài như thế trong việc được huấn luyện về công tác tư vấn, nhưng hết thảy mục sư đều cần phải tự học để hoàn thiện vai trò người tư vấn.
3. Vai trò : Nhiều người hiểu sai lầm về vị Mục sư, xem ông giống như một “viên cảnh sát”. Những người có gánh nặng tội lỗi sợ phải đến với vị Mục sư vì họ nghĩ Mục sư cũng giống như một vị quan tòa nghiêm khắc. Chúng ta là những Mục sư, phải hoạt động sao cho vai trò chân chính của chúng ta thể hiện ra cách chính xác hơn. Chúng ta phải nhiệt thành và bao dung, và cố truyền đạt qua toàn bộ chức vụ của chúng ta rằng, chúng ta yêu thương hội chúng dù cho nan đề của họ có là gì đi nữa.
Có nhiều Mục sư dùng những vấn đề được kể ra trong các cuộc tư vấn riêng tư để làm ví dụ cho bài giảng. Điều này có thể khiến người ta sợ, không dám tin cậy họ. Bất cứ điều gì chúng ta biết được trong cuộc tư vấn riêng tư phải được giữ kín. Thậm chí không được kể cho vợ con nghe về các vấn đề người khác trong các cuộc tư vấn.
C. Nhiệm vụ của người hầu việc Chúa trong việc tư vấn:
Mục sư (mục: người chăn bầy; sư: thầy giáo) Nhiệm vụ của người hầu việc Chúa là chăm sóc và dạy dỗ đàn chiên luôn được an toàn, mạnh khỏe, và tăng trưởng. Làm người chăn chiên là dự phần vào những mối quan tâm của chiên mình. Vì vậy, vị Mục sư phải dự phần vào những mối quan tâm và nhu cầu của hội chúng của mình. Vị Mục sư ở trong một công việc “hướng về hội chúng”. Trong một hội chúng bất cứ cỡ nào, đều có nhiều người mang nhiều nan đề khác nhau. Bởi vì Mục sư làm một công việc “của hội chúng”, nên những người này mong mỏi vị Mục sư nhận ra những nhu cầu của họ và giúp đỡ họ. Những thành viên trong hội chúng xem vị Mục sư như là một người chăn chiên đáng tin cậy. Chữ “người chăn chiên” trong Thánh Kinh mang ý nghĩa là “người trông nom” hay là “người nuôi dưỡng”. “Hãy giữ lấy mình, luôn cả bầy mà Đức Thánh Linh đã lập anh em làm kẻ coi sóc , để nuôi dưỡng Hội Thánh của Đức Chúa Trời, mà Ngài đã mua bằng chính huyết mình” (Công-vụ 20:28).
Nhiệm vụ chính của MS trong việc tư vấn là gây dựng mối tương giao giữa con người với Chúa và với nhau vì đó là căn nguyên của tất cả nan đề . Khi một người vì lý do nào đó làm hỏng một trong hai mối tương giao nầy, thì đó chính là lúc nan đề xảy ra.
Người làm công tác Tư vấn Cơ Đốc luôn tìm mọi cách để hướng dẫn đối tượng đến nếp sống đầu phục Chúa, hiểu biết và chấp nhận tuân theo những nguyên tắc sống của Chúa truyền dạy trong mọi hoàn cảnh . Nhiệm vụ của người hầu việc Chúa trong việc tư vấn không phải là cố gắng giúp cho tín đồ đạt đüợc điều họ muốn, nhưng giúp cho người ấy hiểu điều Chúa muốn trên đời sống họ và giúp họ cách làm được điều ấy.
Thông thường điều con người thiết tha ao ước có khuynh hướng tự kỷ (self-centered: tập trung vào chính mình). Người ta thường có khuynh hướng tìm an lành và hạnh phúc. Điều đó không có gì là sai cả. Vấn đề là người ta đặt sai đối tượng của an lành và hạnh phúc. Người ta nghĩ rằng nếu họ đạt đüợc điều họ muốn thì họ sẽ hưởng đüợc an lành và hạnh phúc. Họ quên đi hoặc không muốn chấp nhận chân lý ngàn đời cho việc tìm đüợc an lành và hạnh phúc mà Kinh Thánh dạy là Ở bên hữu Chúa có sự vui thỏa đời đời (ThiThiên 16:11 ) Phao Lô từng bảo chúng ta rằng Đấng Christ đựợc tôn cao bên hữu ĐCT (Êphêsô 1:20 ).
Kết quả của việc nầy là càng ở trong Đấng Christ, chúng ta càng được hưởng những niềm vui và hạnh phúc mà sự thông công với Ngài sẽ mang đến cho chúng ta. Nếu chúng ta muốn hưởng đüợc niềm vui và hạnh phúc thật thì trên hết mọi sự. chúng ta càng khao khát và cố gắng ngày càng trở nên giống với Đấng Christ hơn, càng đầu phục ý chỉ của Đức Chúa Cha như Đấng Christ đã từng vâng phục.
Phần đông chúng ta khi gặp những vấn đề rắc rối, ta đã không dành ưu tiên cho việc làm sao để trở thành giống Đấng Christ, nghĩa là tự hỏi: Nếu Chúa Giê-xu ở trong trường hợp của tôi, Ngài sẽ hành động ra sao? Ngược lại, chúng ta cố gắng tìm mọi cách để đạt được an lành và hạnh phúc theo ước muốn của mình. Kết qủa là càng cố gắng đi tìm hạnh phúc, hạnh phúc càng chạy trốn. Trong mọi hoàn cảnh, người hầu việc Chúa cần giúp cho đối tượng nắm chắc chân lý: Trong mọi hoàn cảnh, mục tiêu chủ yếu và câu giải đáp của con dân Chúa phải là đáp ứng theo đúng Kinh Thánh, tức là phải đặt ý Chúa lên trước ý riêng. Phải quyết tâm và hết lòng nhờ cậy Chúa để sống theo cách ăn nết ở mà Chúa muốn chúng ta sống. Kết qủa kỳ diệu của chân lý nầy chúng ta càng dành tất cả năng lực mình vào điều Chúa muốn chúng ta làm, thì Ngài sẽ đỗ xuống cho chúng ta muôn ngàn niềm vui và phước hạnh mà không có lời nào mô tả đüợc, và sự bình an ta hưởng vượt quá mọi điều thế gian có thể cung cấp cho ta.
Nếu chúng ta cương quyết và bằng hành động có ý thức, tự nguyện vứt bỏ ý muốn tìm an lành và hạnh phúc theo ý riêng, để chấp nhận ý muốn trở nên giống Chúa thì kết qủa là trong mối thông công mật thiết với Đấng Chirsit, Ngài sẽ dẫn chúng ta đến bờ cõi của an lành và hạnh phúc. Nhiệm vụ người làm công tác tư vấn Cơ Đốc là dẫn đối tượng đến mối thông công mật thiết và sâu nhiệm với Đấng Christ, được thể hiện rõ ràng qua đời sống thờ phượng và phục vụ Ngài. Khi MS hỏi đối tượng : Tại sao anh (chị) muốn giải quyết vấn đề nầy theo cách ấy? Nếu câu trả lời là: Vì làm như vậy, tôi sẽ đüợc an lành và hạnh phúc thì người ấy dang ở cách xa Kinh Thánh nhiều dặm đường lắm đó.
cần nhớ:
NGÀNH TƯ VẤN MỤC VỤ LÀ MỘT CHỨC VỤ QUAN TRỌNG
TÁC DỤNG: Được tăng trưởng trong các mối tương quan.
CHỦ TRƯƠNG: Mọi sự chữa lành và sự tăng trưởng đến từ Đức Chúa Trời.
PHƯƠNG TIỆN: Tình yêu agape.
CÁC NGUỒN CUNG ỨNG: Thẩm quyền của Kinh Thánh và những ích lợi của sự thờ phượng thật.
NHÂN LỰC: Các Mục sư, những người hầu việc Chúa, là những sứ giả của Đấng Christ.
MỐI QUAN TÂM TỐI HẬU: Mối tương quan sâu đậm của một con người với Đức Chúa Trời.
Tóm tắt : Nhiệm vụ tư vấn của người hầu việc Chúa là giúp con dân Chúa kinh nghiệm đüợc sự chữa lành và thúc đẩy sự trưởng thành tâm linh. Sự trưởng thành của Cơ đốc nhân là do:
1. Cách đối phó trong bất cứ môt vấn đề nào sao cho phù hợp với Kinh Thánh
2. Làm phát triển một đặc tính từ bên trong, phù hợp với đặc tính của Đấng Christ
NHU CẦU KHẢI ĐẠO TRONG HỘI THÁNH
Là người chăn bầy cho Chúa, ngoài chức vụ giảng dạy, chức vụ tư vấn là chức vụ quan trọng hàng đầu trong công tác hầu việc Chúa. Vấn đề không phải là chấp nhận hay từ chối việc tư vấn, nhưng là thực hiện cách có phương pháp hiệu qủa hay cách vụng về, thiếu phương pháp lẫn kinh nghiệm. Nhà tư vấn không có sự hiểu biết chuyên môn có thể gây thương tổn sâu sắc cho người có nhu cầu bằng những lời khuyên đầy chủ quan và sai lầm của mình.
Trách nhiệm tư vấn tốn nhiều tâm lực, thì giờ và phức tạp hơn soạn bài giảng hay bài dạy KT, vì các nan đề con dân Chúa phải đối đầu thường đa dạng đòi hỏi MS ngoài chiều sâu tâm linh và tấm lòng quan tâm, còn cần có sự hiểu biết và kinh nghiệm về nhiều lĩnh vực khác. Có những nan đề tín đồ gặp phải qúa phức tạp, không thể giải quyết cách dễ dàng hay nhanh chóng. Clinebell cho rằng hai nguyên nhân lớn nhất làm cho con người suy nhược thần kinh là sự qua đời của những người thân và áp lực của công việc .
Tư vấn đáp ứng những nhu cầu sau:
-xây dựng cá nhân trưởng thành trong suy nghĩ và hành động
-giúp thích ứng cách hữu hiệu những nan đề trong đời sống, những chiến đấu dằn vặt trong nội tâm, những vết thương trong tình cảm
-giúp hàn gắn những rạn nứt và xây dựng những mối quan hệ trong gia đình
-giúp đối diện với những vấn đề trong qúa khứ để vượt qua những mặc cảm dằn xé
-hướng dẫn vào mối tương giao với Chúa để nhận được sự tha thứ và chữa lành
Có thể tạm chia nhu cầu tư vấn thành ba lãnh vực:
1.Đối diện với những áp lực trong cuộc sống hằng ngày: việc học, việc làm, tiền bạc sức khỏe, gia đình…
2.Đối diện với những hoàn cảnh bị đe dọa: mất việc làm, mất con cái, vợ hoặc chồng; mối lo sợ mất tình yêu thương, thể diện, không được chấp nhận…
3.Đối diện với những khủng hoảng lớn: đứng trước một ngã rẻ, một quyết định quan trọng, phải chọn lựa, một thay đổi hoàn cảnh sống…
Các nan đề tư vấn thường gặp là:
- Những căng thẳng trong đời sống
- Bất an, bồn chồn, lo lắng
- Cô đơn, buồn chán, suy nhược tinh thần
- Cảm thấy cuộc sống trống rỗng, vô vị, vô nghĩa
- Giận ghét, thù hận, cay đắng trong mối quan hệ với người khác
- Dằn vặt bởi những mặc cảm tội lỗi, ân hận. tự oán trách chính mình
- Tuyệt vọng, tự tử
- Xung khắc giữa vợ chồng, cha mẹ và con cái
- Nan đề của tuổi thiếu niên
- Nan đề của tuổi thanh niên
- Nan đề của tuổi trung niên
- Nan đề của tuổi già
- Những dằn vặt nội tâm
- Liên hệ tình dục trước hôn nhân
- Nan đề tình dục trong hôn nhân
- Vấn đề ngoại tình
- Vấn đề đồng tính luyến ái
- Hung bạo, hành hạ về tinh thần hay thể xác trong gia đình
- Nghiện ngập: cờ bạc, rượu chè, hút sách, tình dục, ăn cắp vặt…
- Sống thiếu quân bình: đam mê làm việc, tình cảm, ăn uống, vui chơi
- Thiếu tinh thần trách nhiệm
- Sống thiếu thực tế
- Chủ nghĩa tuyệt đối
- Nhu nhược, lệ thuộc
- Mặc cảm tự ti
- Mặc cảm tự tôn
- Đau thương vì tang chế, mất mát người thân
- Ngã lòng, tuyệt vọng vì người thân bị bệnh nan y
- Xâm phạm tiết hạnh trẻ em
- Nằm bệnh viện
- Khi bệnh nặng, hấp hối
- Sau tai nạn, bị thương tật, cần điều chỉnh cuộc sống
- Người thân đi xa
- Những quyết định quan trọng trong đời sống
- Tù tội
- Thất bại trong công việc làm ăn, mất mát
- Sắp lập gia đình
NHỮNG DẤU HIỆU CẦN LƯU Ý ĐỂ GIÚP ĐỠ:
- Vắng đi nhà thờ không lý do cụ thể
- Đột nhiên trở nên ít nói, chán nản, sa sút
- Đột nhiên lơ là trong công việc đang đảm trách trong HT
- Có dấu hiệu uống rượu hay dùng ma túy
- Đột nhiên ăn mặc lôi thôi, mặt mày buồn thảm
- Tránh mặt người thân quen
- Đột nhiên cười nói quá nhiều, sinh hoạt hăng say cách bất bình thường
- Bắt đầu có những hành vi không lành mạnh: ăn cắp vặt, nói xấu, nói dối…
- Đột nhiên thay đổi tính tình, trở nên khó chịu, gắt gỏng
- v..v...

Related link

Latest Features

Weather

April - 2025
SMTWTFS
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
27282930   
       

Facebook comments