Kinh
Thánh: Lu ca 9:23-27
Nhập đề:
Bác sĩ Luca có cái nhìn quan
sát rất cẩn thận và kỹ lưỡng, ông ký thuật trong Lu
14:25 : “Có đoàn dân đông cùng
đi với Đức Chúa Jêsus.” Chúng ta cần chú ý từ ngữ “ đoàn dân đông” còn
trong Phúc Âm Ma-thi-ơ 8:1 “ Khi Đức Chúa Jêsus ở trên núi xuống, có đoàn dân đông lắm theo Ngài”
Lý do luôn có đoàn dân đông đi
theo Ngài vì Ông Mác ký thuật lại rằng: Mac 1:22 “ Chúng đều cảm động về sự dạy dỗ của Ngài, vì
Ngài dạy như có quyền phép, chớ chẳng phải như các thầy
thông giáo đâu.”
Ngài giảng dạy rất có ơn, và thực
hiện nhiều phép lạ chữa lành tật bệnh, đui mù, què quặt, câm điếc, luôn có quyền
phép cặp theo sự giảng dạy của Ngài, người ta đã đem đến cho Ngài những người
què quặt và đui mù để Ngài chữa lành cho. Chính vì thế luôn có đám đông vây
quanh Ngài.
Đoàn dân đông, hoặc dân chúng,
luôn có đám dân đông vây quanh Ngài nhưng họ không phải là môn đồ của Ngài.
Đoàn dân đông đi cùng Chúa Giê-xu. Nhưng trong đó chỉ có số ít người thực sự là
môn đồ của Ngài mà thôi. Trong Luca 9:23 thì “ từ ngữ mọi người được dùng ở số nhiều”
Người đi theo Chúa nhưng chưa hẳn là môn đồ của
Chúa, cũng giống như Mat 7:21-22 “ có người đã nói “ Chẳng
phải hễ những kẻ nói cùng ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, thì đều được vào nước thiên đàng đâu; nhưng chỉ kẻ
làm theo ý muốn của Cha ta ở trên trời mà thôi. Ngày đó, sẽ có nhiều người thưa
cùng ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa,
chúng tôi chẳng từng nhân danh Chúa mà nói tiên tri sao? nhân danh Chúa mà trừ
quỉ sao? và lại nhân danh Chúa mà làm nhiều phép lạ sao?”
Người ta đi theo Chúa vì rất nhiều lý do và nhiều
động cơ, có khi là những lý do rất trần tục. Giả như Chúa Giêsu bảo rằng ai
muốn đi theo Ngài thì lên taxi, lên xe hơi, hay lên máy bay mà đi, có lẽ sẽ có
khối người đi theo.
Chúa Giêsu thấy cần nói thẳng với họ, chứ không
nói theo kiểu úp mở, hay như kiểu tiếp thị, quảng cáo để chiêu dụ khách hàng.
Chúa Giêsu không nói dối, không mị dân, không cho những người đi theo Ngài ăn
“bánh vẽ”, mà Ngài nói với họ tất cả sự thật.
Chính vì thế trong Lu ca 9: Chúa Giê-xu đưa ra
một tiêu chuẩn, một khuôn mẫu cho người muốn trở thành môn đệ của Ngài.
Người muốn đi theo Chúa, muốn
trở thành môn đồ của Ngài trước nhất phải:
I/.
Tự bỏ mình đi (9:23b)
Nói
đến từ bỏ là đụng đến hy sinh, nói đến hy sinh là phải thiệt thòi mất mát. Cũng
như nói đến tình yêu là đụng đến tự do, và đụng đến tự do là phải dấn thân mạo
hiểm.
“Từ bỏ
chính mình” không phải là quyết định một lần, để thay cho suốt cả đời, mà là
thái độ luôn sẵn sàng từ bỏ trong mọi giây phút của cuộc sống.
“Ai
liều mạng sống vì Ta sẽ được sống” (Mc 8,35). Quả thật, bỏ mình vì Chúa, chúng
ta chẳng lỗ lã chút nào. Chúng ta chối từ cái tương đối để được Đấng Tuyệt Đối,
khước từ cái mau qua để đón nhận cái vĩnh hằng, từ bỏ cuộc sống hay chết để
được sự sống đời đời, vì “Ai biết chết thì sẽ biết sống”.
ai
trong chúng con cũng mang mầm ích kỷ: thích hưởng thụ hơn là hy sinh, thích thu
tích hơn là cho đi, thích cai trị hơn là phục vụ. Xin dạy chúng con biết chiến
đấu mà không sợ thương tích, làm việc cực nhọc mà không tìm nghỉ ngơi, biết hy
sinh mà không đòi phần thưởng, nhưng chỉ biết rằng: chúng con đang thực thi
thánh ý Chúa. Amen!
Bước theo Chúa Giê-su, người
môn đồ cần dứt bỏ mình: thói hư tật xấu, ích kỷ hẹp hòi, kiêu ngạo khoe
khoang, và cùng những đam mê: danh lợi, lạc thú…Ai yêu mạng sống mình thì sẽ mất,
còn ai đành mất mạng sống mình thì sẽ được.
“Nếu ai muốn theo ta, phải tự bỏ mình đi” Thế nào
là người tự bỏ mình đi? Đây không phải là một lời đề nghị, mà là một mệnh lệnh của Ngài dành cho những kẻ
muốn đi theo Ngài.
Ngài đã
tự bỏ mình đi nghĩa đen là Ngài “tự làm cho mình trở thành trống không”, chẳng những về thần tánh,
mà cả về vinh hiển của Ngài; “Ngài tự khiến
mình chẳng còn danh tiếng gì cả” (bản AV).
Trong thư Phi-líp Phao lô nói về
Chúa Giê-xu cho các môn đồ sống tại thành Phi-líp rằng: “chính Ngài đã tự bỏ mình đi, lấy hình tôi tớ và trở nên giống như loài người;” Phi-líp 2:7
Ngài là Đức Chúa Trời nhưng gác
lại sự cao trọng của mình để trở nên loài người thấp hèn hầu có thể cảm thông với
chúng ta. \\
Tự bỏ mình đi cũng đồng nghĩa với
việc làm
2. Chết đi bản chất và nối sống tội lỗi, cái
tôi làm chủ.
Thánh
Phao lô cảnh cáo chúng ta trong sách Eph 4:31 là: “ Phải bỏ khỏi anh em những sự cay đắng, buồn giận, tức mình, kêu
rêu, mắng nhiếc, cùng mọi điều hung ác.”
Là người tin nhận Chúa chúng ta
không còn chất chứa bên trong những điều mà khiến chúng ta làm buồn lòng của Đức
Thánh Linh.
Người tin Chúa phải có nếp sống
mới, có suy nghĩ mới, và hành động mới.
Vì Phao lô cũng nói trong IICo 5:17 “ Vậy, nếu ai ở trong Đấng Christ, thì nấy là người dựng nên mới; những sự cũ đã qua đi, nầy mọi sự đều trở nên mới.”
Chúng ta không còn thù ghét,
tranh đấu hay kêu rêu, mắc nhiếc nữa mà phải bỏ đi.
Muốn có đời sống phước hạnh
trong tâm linh, và vui mừng trong cuộc sống chúng ta cần phải vui từ bên trong
lòng mà ra.
Một hình ảnh nữa để
chúng ta suy nghĩ : Quan sát các nhà điêu
khắc tạc tượng, họ chọn một phiến đá cẩm thạch rồi họ kiên nhẫn đục đẽo,
khoét dần mài đi, cho tới khi thành một cỗ tượng mỹ thuật. Không bao giờ thấy nhà điêu khắc lại đắp thêm
vào. Cũng thế, trong việc từ bỏ mình, chúng ta phải dẹp lòng ham muốn, để mình
sống xả thuộc trọn về Chúa.
3. Phải thay đổi cách nói (Lu 6:45)
Chúng ta phải thay đổi trong
tâm trí, phải suy nghĩ, phải làm mới luôn trong tâm trí mình, nhưng phải thay đổi
cách nói của chúng ta nữa: “ Người lành bởi lòng chứa điều thiện mà phát ra điều thiện, kẻ dữ bởi
lòng chứa điều ác mà phát ra điều ác; vì do sự đầy dẫy trong lòng mà miệng nói ra.”
Có lời của bài Thánh ca: “Con vẫn còn chạy theo danh lợi quyền thế
và say mê đòi vật chất. Con vẫn còn muốn no đầy lạc thú thực hiện nhiều tham vọng
Chúa ơi. Mang thân phù thế mà lòng cứ ngỡ là mình sống muôn năm trên đời. Xin
giúp con cương quyết đổi dời theo Lời Chúa phán mà hân hoan tiến tới quê trời.”
Chúa Giê-xu đã phán rằng: Ai
yêu cha mẹ hơn ta, thì không xứng đáng cho ta, ai yêu ruộng đất hơn Chúa không
xứng đáng là môn đồ Chúa.
Trong câu chuyện về Người Trai
Trẻ giàu có chúng ta thấy vì quá ham hố tiền bạc, không dám buông bỏ, không dám
vâng theo Lời Chúa bỏ đi cái thần Ma-môn tiền bạc nên không thể theo được Cứu
Chúa.
Ai đã tra tay cầm cày còn ngó lại
đằng sau thì không xứng đáng là môn đồ ta.
Luyến tiếc cuộc sống cũ trước
đây, muốn quay trở lại ngó những điều chóng qua, giống như vợ của Lót trong khi
thiên sứ phán hãy chạy lên núi, đừng ngó lại. Nhưng đến khi lửa cháy thiêu hóa
thì ông Lót cầm tay vợ kéo đi nhưng vợ Lót đã cố ngó lại vì ham hố nên đã hóa
ra tượng muối.
II/.
Vác thập tự giá mình ( 9:23b)
Thập giá thường là dấu chỉ của khổ hình ô nhục, xưa kia quân Roma
dùng nó để đóng đinh những tội phạm nô lệ và tiện dân phạm trọng tội đối với đế
quốc. Nhưng đối với người Hy lạp, Thập
giá trở thành hoa văn xin đẹp trang hoàng trên các lâu đài sang trọng. Đối với
người Ai cập, thập giá tượng trưng cho sự bất tử. Những người thám hiểm Tây ban
nha đã khám phá thấy thập giá nơi thổ dân Trung Mỹ xưa là biểu tượng của thần
mưa ân phúc. Các nước Tiểu Á và Đông Á vẽ thập giá hình chữ vạn hay chữ thập
tượng trưng trời chiếu sáng khắp bốn phương.
Có nhiều người muốn theo Chúa
nhưng không muốn từ bỏ, càng không muốn vác thập giá. Có những người thờ thập
giá nhưng không vác thập giá; vác thập giá của mình, chứ chưa nói đến chuyện
vác thập giá của người khác. Có những người quý chuộng thập giá Chúa Giêsu,
nhưng không quý chuộng thập giá mình. Tất cả những người đó không xứng là
môn đệ của Chúa Giêsu.
Một điểm nữa rất rõ trong lời mời gọi của Chúa
Giêsu là “Hãy vác thập giá hằng ngày”. Vác thập giá không phải chỉ là
một ngày hai ngày, một tháng hai tháng, hoặc chỉ vác thập giá của hôm qua hay
hôm nay, mà là hằng ngày, mọi ngày trong suốt cả cuộc đời.
Ngày nào cũng có thập giá, không nặng thì nhẹ, như lời khẳng định của Chúa
Giêsu: “Ngày nào có sự khốn khó của ngày đó”.
John Newton đã nói rằng: “Những khổ sở mà đời ta
phải chịu cũng giống như một bó củi rất to và rất nặng. Chắc chắn ta vác không
nổi. Nhưng Thiên Chúa đã thương tháo dây bó củi đó ra, rồi chia nó ra để mỗi
ngày chỉ chất lên vai ta một khúc thôi. Hôm sau một khúc nữa, và hôm sau tiếp
tục... Cuối cùng ta cũng vác xong hết bó củi. Thế nhưng, nhiều người lại không
làm như vậy: chẳng những họ chất lên vai khúc củi của hôm nay, mà còn thêm vào
đó khúc củi của hôm qua và cả khúc củi của ngày mai. Lạ gì họ không vác nổi!” .
Đức Chúa Trời biết sức
chịu đựng của từng người, có người Chúa trao cho thánh giá nặng, có người Chúa
trao cho thánh giá nhẹ, nhưng thánh giá nào cũng vừa sức cho mỗi người.
Làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm, cuộc sống
hối hả, vất vả, mệt lả rồi đi vào mồ mả.
Thật vậy, nhiều khi trong cuộc sống, ta dễ cảm
thấy chán nản buông xuôi vì những thử thách quá nặng nề. Xin Chúa thêm sức cho
ta, nhất là cho ta có đôi vai đủ lớn và đôi chân đủ mạnh để ta có thể vác lấy
thập giá mình hằng ngày mà đi theo Chúa đến cùng. Nhờ đó, ta mới xứng đáng là
môn đệ đích thực của Chúa. Amen.
Cưa bớt thập tự
Có một
đoàn người vác thập tự, mỗi người vác thập tự của mình, họ vác đi rất cực nhọc
dưới sức nặng của cây thập tự đè trên vai và đi dưới ánh nắng chói chang của
mặt trời. Các cây thập tự đều dài giống nhau. Trong đoàn người ấy có một người
cảm thấy cây thập tự của mình quá nặng và dài, không chịu đựng nổi như những
người khác ông kiếm một lưởi cưa cưa bớt đi một khúc cho nhẹ. Sau khi làm xong
ông cảm thấy rất hài lòng và nghĩ thầm mình khôn ngoan hơn những người kia.
Sau
cuộc hành trình gian truân, đoàn người đến trước một vực thẳm không có một cây
cầu nào để sang bên kia là nơi được sống cạnh Chúa và hưởng niềm vui muôn
đời.
Sau
một lúc đắn đo, bỗng có một tiếng nói trên không trung bảo tất cả mọi người hãy
để thập tự trên vai xuống làm cầu đi qua, không ai bảo ai, mỗi người đều đặt cây
thập tự của mình bắc qua vực thẳm. Lạ lùng thay, các cây thập tự đều vừa khít
với bề ngang của vực thẳm, chỉ riêng cây thập tự bị cưa bớt cho đỡ nặng là hụt
và rơi xuống vực. Ai cũng băng qua được vực thẳm chỉ riêng người vác cây thập
tự cắt bớt chiều dài đứng lại bờ bên này với lòng buồn bả, tuyệt vọng!!!
February 6, 2014 at 11:15 AM