Gia Dinh Gieo Giong

Bài 56 Công Vụ Của Chúa Cứu Thế Trong Công Cuộc Cứu Rỗi Nhân Loại

Giáo Lý Thần Học
Bài 56 Công Vụ Của Chúa Cứu Thế Trong Công Cuộc Cứu Rỗi Nhân Loại

Khi Chúa Cứu Thế Giê xu từ trời đến trần gian để thi hành công cuộc cứu rỗi nhân loại, thì Chúa đã tình nguyện trở thành một người, trong thân phận của một con người Chúa Giê xu đã nêu gương sáng cho chúng ta trên nhiều lĩnh vực. Ngài là một người cầu nguyện, Ngài là một nhà truyền giáo, Ngài là một vị giáo sư, Ngài là một người đầy lòng nhân từ bác ái.vv….

Tuy nhiên, sự chết, sự sống lại và trở về trời cũng như sự trở lại của Chúa Giê xu mới là những điều vô cùng quan trọng mà chúng ta cần phải tìm hiểu. Tất cả những điều này đều là những giáo lý căn bản của Thánh Kinh của công cuộc cứu chuộc loài người,  vì tất cả những điều này đều liên hệ mật thiết đến chương trình cứu rỗi nhân loại.

Một số các nhà thần học thường chia các bài học về Chúa Cứu Thế Giê xu dưới ba đại đề mục.
1/. Chúa là nhà tiên tri
2/. Chúa là thầy tế lễ
3/. Chúa là Vua
Tuy nhiên cách phân chia như vậy không đề cập nhiều đến cái chết hy sinh của Chúa Giê xu vì nhân loại là sự cố quan trọng nhất, cũng như sự sống lại vốn là nền tảng của tất cả mọi hy vọng của chúng ta là những người tin theo Chúa Giê xu.
Vì vậy, mà tôi đề nghị chúng ta sẽ dành nhiều thì giờ nghiên cứu thẳng về sự chết của Chúa Giê xu dựa trên căn bản Thánh Kinh.

I/. Tầm quan trọng của sự chết của Chúa Cứu Thế Giê xu
Trái với trường hợp của mọi người khác trên đời này cái chết của Chúa Giê xu hay nói đúng hơn là cuộc đời của Chúa Giê xu khi Ngài có mặt trên trần gian này. Có một tầm quan trọng vô cùng lớn lao đối với chương trình cứu chuộc nhân loại.
Sự chết của Chúa Giê xu có tầm quan trọng vô cùng lớn lao vì một số các lý do sau đây:

1/. Thánh Kinh Cựu Ước đã nói trước về cái chết của Chúa Giê xu
Người Việt Nam rất quen thuộc với chữ Hán: Sinh hữu hạn tử vô kỳ có nghĩa là chúng ta biết rõ ngày sinh nhưng không ai biết trước được ngày chết của chúng ta. Tuy nhiên cái chết của Chúa Giê xu cũng như những chi tiết rất tỉ mỉ về cái chết của Ngài đều đã được nói trước trong các lời tiên tri của Thánh Kinh Cựu Ước từ hàng nghìn năm trước.
Cái chết hy sinh của Chúa Giê xu cũng được báo trước cho chúng ta qua những hình ảnh đặc biệt, và đặc biệt hơn hết là cái chết của những con sinh tế trong các cuộc tế lễ của các tôn giáo Do Thái.
Hình ảnh trước hết được nói đến là trong Sáng Thế Ký 3:21 câu này nói đến sự kiện sau khi A đam và Ê va là hai con người đầu tiên sa ngã phạm tội. Thì Đấng Tạo Hóa đã lấy da thú kết thành áo dài cho vợ chồng A đam.
Đây chính là con thú đầu tiên bị giết để cung cấp bộ quần áo cho vợ chồng A đam và Ê va sau khi họ sa ngã. Chúng ta cũng thấy những hình ảnh tiếp theo đó về những con sinh bị giết để dâng tế lễ chuộc tội như con chiên bị A bên giết để làm của lễ dâng lên cho Đức Chúa Trời như Sáng Thế Ký 4:4 ghi lại.
Hoặc con dê bị giết chết trên núi Mô-ri-a để thế chỗ cho Y sác trên bàn thờ như Sáng Thế Ký 22:13 cho chúng ta biết.
Hình ảnh dâng sinh tế chuộc tội cũng đã được các nhân vật xa xưa áp dụng,  như trường hợp của Gióp dâng sinh tế để chuộc tội lỗi cho các con. Như trường hợp Áp-ra-ham, như trường hợp mỗi trường hợp mỗi gia đình Do Thái giết một con chiên đầu lòng trong lễ vượt qua đầu tiên khi họ rời Ai-cập trở về đất hứa.
Như trường hợp dâng sinh tế trong nghi lễ mà Chúa đã truyền cho Môi se. Tất cả đều làm hình ảnh về cái chết hy sinh của Chúa Cứu Thế Giê xu trên thập tự giá để chuộc tội cho nhân loại.
Ngoài những hình ảnh này chúng ta còn thấy những lời tiên tri về cái chết của Chúa Giê xu chẳng hạn như Thi thiên 41:9 nói về Chúa bị phản bội.
Chúng ta thử so sánh mấy câu này với thực sự điều đã xảy ra được chép lại trong Phúc Âm về cái chết của Chúa Giê xu để thấy rõ vấn đề.

Đến đỗi người bạn thân tôi,
Mà lòng tôi tin cậy, và đã ăn bánh tôi,
Cũng giơ gót lên nghịch cùng tôi.”

Lời tiên tri này đã thành sự thật như chúng ta thấy như Phúc Âm Mác 14:18 chép lời Chúa Giê xu nói với các môn đệ.
“Đang ngồi ăn, Đức Chúa Jêsus phán rằng: Quả thật, ta nói cùng các ngươi, trong vòng các ngươi có một kẻ ngồi ăn cùng ta, sẽ phản ta.”

Điều này đã ứng nghiệm hoàn toàn khi Giu-đa-ích-ca-ri-ốt một trong mười hai môn đệ thân tín của Chúa Giê xu đã bán Chúa để lấy ba mươi nén bạc, và dẫn đường cho người ta đến bắt Chúa Giê xu và đóng đinh Ngài chết trên cây thập tự.
Những lời tiên tri trong Thi Thiên 22 cũng vậy câu 1 nói về lời kêu van của Chúa Giê xu khi Ngài bị đóng đinh.

“Đức Chúa Trời tôi ôi!
Đức Chúa Trời tôi ôi! Sao Ngài lìa bỏ tôi?
Hễ kẻ nào thấy tôi đều nhạo cười tôi.
Trề môi, lắc đầu, mà rằng:
8 Người phú thác mình cho Đức Giê-hô-va, Ngài khá giải cứu người;
Ngài khá giải cứu người, vì Ngài yêu mến người!”
Câu này cũng được ứng nghiệm rõ rệt khi Chúa Giê xu bị mọi người nhạo báng và một tên cướp bị đóng đinh bên Ngài cũng đã nói: “ nếu ngươi cứu được người ta, tại sao không cứu mình đi, nếu ngươi cứu được người ta tại sao không nhảy ra khỏi thập tự giá rồi cứu tôi nữa đi.”

Câu 18 của Thi Thiên 22 chép rằng: “Chúng nó chia nhau áo xống tôi;
Bắt thăm về áo dài tôi.”

Được thành sự thật với đầy đủ chi tiết đúng như vậy khi binh sĩ chia nhau áo xống của Chúa Giê xu, và bắt thăm để lấy chiếc áo choàng, áo ngoài của Ngài.
Thật ra thì chúng ta không đủ thì giờ để nhắc đến tất cả những lời tiên tri trong Thánh Kinh Cựu Ước nói về cái chết của Chúa Giê xu. Nói trước về cái chết của Chúa Giê xu với những chi tiết rất đầy đủ. Nhưng chúng ta phải kết luận rằng: sự chết của Chúa Giê xu có một tầm quan trọng vô cùng, chính vì lý do này mà Thánh Kinh Cựu Ước nói về trước về cái chết của Ngài. Vì trong chương trình cứu rỗi nhân loại Đức Chúa Trời đã định liệu Chúa Giê xu phải chịu chết vì nhân loại.

II/. Thánh Kinh Tân Ước dành rất nhiều đoạn để nói về cái chết của Chúa Giê xu
Sự chết của Chúa Giê xu chiếm một địa vị quan trọng trong Thánh Kinh Tân Ước, ba ngày sau cùng của cuộc đời Chúa Giê xu trên trần gian này đã chiếm 1/5 tổng số các sách Phúc Âm.
Nếu các tác giả Phúc Âm viết đầy đủ chi tiết về cuộc đời của Chúa Giê xu trong ba năm rưỡi hoạt động của Ngài như kiểu ba ngày cuối cùng mà Tân Ước đã ghi lại. Thì Phúc Âm ít nhất là dài mười nghìn trang giấy in.
Người ta đã đếm và nói đến cái chết của Chúa Giê xu hơn 175 lần hay nói cách khác cứ 53 câu trong Thánh Kinh Tân Ước thì đã có một câu nói trực tiếp đến cái chết của Chúa Giê xu.
Chúng ta cũng không có thì giờ đủ để trưng dẫn các câu Thánh Kinh này. Nhưng bất cứ ai đọc Thánh Kinh đều phải công nhận và thấy được tầm quan trọng về sự chết của Chúa Giê xu qua cách mô tả của Thánh Kinh.

III/. Sự chết của Chúa Giê xu chính là mục đích chính của sự kiện Ngài trở thành người

Chúng ta có thể nhắc lại một số câu Thánh Kinh để nói về tầm quan trọng của vấn đề này.
Mác 10:45; Hê-bơ-rơ 2: 9;14; Hê-bơ-rơ 9:26; I Giăng 3:5
Qua những lời này và những câu khác trong Thánh Kinh, chúng ta biết rằng: Chúa Giê xu không phải trở thành người đến trần gian này để sống làm gương cho người khác, hay để dạy giáo lý mà thôi. Nhưng nhiệm vụ chính của Chúa Giê xu là đến trần gian này là để chịu chết vì tội lỗi của tất cả chúng ta.
Sự chết của Chúa Giê xu không phải là một việc ngẫu nhiên hay là một tai nạn. Nhưng để hoàn tất một mục đích có quan hệ mật thiết Ngài trở thành người. Chúa Giê xu trở thành người chưa phải là tâm điểm của Phúc Âm mà cái chết của Ngài vì tội lỗi của loài người mới là tâm điểm của chương trình cứu chuộc nhân loại.

IV/. Tầm quan trọng về cái chết của Chúa Giê xu là sự chết của Chúa Giê xu chính là đề tài của các sách Phúc Âm
Phúc Âm có nghĩa là tin tức tốt, có nghĩa là tin mừng, tin tức tốt hay tin mừng trong Phúc Âm có nghĩa là tin mừng về ơn cứu chuộc nhân loại. Phao lô nói rằng: tin mừng hay Phúc Âm bao gồm sự chết, sự chôn, sự sống lại của Chúa Giê xu như ở trong I Cô-rinh-tô 15:1-4 có chép: Hỡi anh em, tôi nhắc lại cho anh em Tin lành mà tôi đã rao giảng và anh em đã nhận lấy, cùng đứng vững vàng trong đạo ấy, 2 và nhờ đạo ấy, anh em được cứu rỗi, miễn là anh em giữ lấy y như tôi đã giảng cho; bằng không, thì anh em dầu có tin cũng vô ích. 3 Vả, trước hết tôi đã dạy dỗ anh em điều mà chính tôi đã nhận lãnh, ấy là Đấng Christ chịu chết vì tội chúng ta theo lời Kinh thánh; 4 Ngài đã bị chôn, đến ngày thứ ba, Ngài sống lại, theo lời Kinh thánh;

Sự chết của Chúa Giê xu vì tội lỗi chúng ta là một tin mừng, vì tin mừng này hàm ý rằng: Chúng ta không còn phải bị chết vì bởi tội lỗi của chúng ta nữa. trên một phương diện, luật pháp Môi se, bài giảng trên núi của Chúa Giê xu hay là những lời dạy của Ngài cũng không phải là tin lành. Tất cả những điều này chỉ mặc khải cho chúng ta biết, chúng ta cần có Chúa Cứu Thế. Chúng ta cần phải có Chúa Giê xu chịu chết chuộc tội cho chúng ta. Tất cả những điều đó chưa phải là điều căn bản để có thể cứu rỗi chúng ta. Chỉ có cái chết của Chúa Giê xu mới cứu chúng ta ra khỏi sự trừng phạt của tội lỗi, và ban cho chúng ta địa vị làm con của Đức Chúa Trời.

V/. Sự chết của Chúa Giê xu là nền tảng sống còn của Hội Thánh
Tất cả những tôn giáo trên đời này đều dựa vào những lời dạy của những vị sáng lập ra tôn giáo ấy. Nhưng Hội Thánh của Chúa Giê xu tùy thuộc trước hết vào cái chết của Ngài. Rút sự chết của Chúa Giê xu ra khỏi Hội Thánh, ra khỏi giáo lý của Chúa thì đạo của Chúa chỉ là một tổ chức luân lý không hơn không kém.
Có người đã nói rằng: các anh hùng trên thế giới đã xây dựng đế quốc của họ dựa vào sức mạnh, chỉ có Chúa Giê xu xây dựng đế quốc của Ngài dựa vào tình yêu. Và dựa vào tình yêu đó đã được thể hiện đầy đủ qua cái chết hy sinh của Ngài trên thập tự giá.

VI/. Sự chết của Chúa Giê xu chính là điều kiện tất yếu của ơn cứu rỗi
Chúa Giê xu đã từng dạy rằng: Ngài phải bị treo lên tức là bị giết thì người ta mới được cứu, Chúa cũng dùng một hột lúa gieo xuống đất phải chết đi thì mới mọc lên thành cây lúa và kết hột được.

Đức Chúa Trời không thể tha thứ tội lỗi chỉ trên căn bản chúng ta ăn năn vì như vậy là trái với đức công chính của Ngài. Đức Chúa Trời chỉ có thể tha thứ tội lỗi cho chúng ta khi tội lỗi ấy phải bị trừng phạt xứng đáng.

Để Đức Chúa Trời có thể tha thứ tội lỗi cho chúng ta, đồng thời không vi phạm đức công chính của Ngài. Chúa Giê xu đã thay chúng ta là những tội nhân để chịu chết, để chịu trừng phạt.
Trên quan điểm của Đức Chúa Trời cái chết của Chúa Giê xu là điều kiện tất yếu không thể thiếu được để loài người chúng ta được tha thứ, khi chúng ta ăn năn tội lỗi và tin nhận Chúa Cứu Thế Giê xu.
Tóm lại, chúng ta thấy rằng: Sự chết của Chúa Giê xu có một tầm quan trọng rất đặc biệt vì các lý do:
Thứ nhất Thánh Kinh Cựu Ước đã nói trước về cái chết của Chúa Giê xu với nhiều chi tiết rất rõ rệt, tỉ mỉ.
Thứ hai Thánh Kinh Tân Ước dành rất nhiều đoạn để nói về cái chết của Chúa Giê xu.
Thứ ba là mục đích chính của sự kiện Ngài trở thành người.
Thứ tư là sự chết của Chúa Giê xu là đề tài chính của các sách Phúc Âm. Thứ năm là sự chết của Chúa Giê xu là nền tảng sống còn của Hội Thánh Chúa.
Thứ sáu cái chết của Chúa Giê xu là điều kiện tất yếu cho ơn cứu rỗi của chúng ta.
Chúng ta đã tìm hiểu về tầm quan trọng vô cùng về cái chết của Chúa Cứu Thế Giê xu. Chúa Giê xu đã trở thành một người để chết thế cho loài người, không có cái chết hy sinh này thì mọi cố gắng và đức tin của chúng ta đều vô ích.
Thánh Kinh đã nói rất đầy đủ và rõ ràng về cái chết của Chúa Giê xu tâm điểm của Phúc Âm cứu rỗi nhân loại.
Tuy nhiên, trong lịch sử giáo hội có một số người đã từng giải thích sai lạc về cái chết của Chúa Giê xu, chúng ta cũng cần lên biết qua về các tà thuyết này để không bị lung lạc và đi ra khỏi niềm tin chân chính của Thánh Kinh.

1/. Lý thuyết ngẫu nhiên
Lý thuyết ngẫu nhiên không tin sự chết của Chúa Giê xu có một ý nghĩa quan trọng nào cả. lý thuyết này nói rằng vì Chúa Giê xu là một người nên Ngài đằng nào cũng phải chết, vì đó là định luật bất di bất dịch đối với loài người.
Lý thuyết này cũng cho rằng nguyên tắc sống đạo của Chúa Giê xu lúc ấy không hợp thời lên bị người đời chống đối và giết Ngài đi.
Mặc dù lý thuyết này đề cao Chúa Giê xu là một bậc hiền nhân, một người nhân đức. Nhưng cái chết của Chúa Giê xu theo lý thuyết này không có một ý nghĩa nào cả cho bất cứ ai.
Chúng ta thấy ngay tà thuyết này hoàn toàn sai, ở chỗ cái chết của Chúa Giê xu đã được nói trước rất nhiều lần trong Thánh Kinh Cựu Ước. Chính Chúa Giê xu cũng đã nói trước về cái chết của Ngài và lý do Ngài phải chết.
Dựa vào những bằng chứng trong Thánh Kinh, chúng ta bác bỏ ngay lý thuyết ngẫu nhiên mà không cần phải thảo luận thêm.
Tà thuyết thứ hai về cái chết của Chúa Giê xu là:

2/. Lý thuyết tử đạo
Tà thuyết tử đạo chủ trương cái chết của Chúa Giê xu bất quá chỉ là một trường hợp tử đạo mà thôi. Chúa Giê xu nói lẽ phải trong lúc người đương thời sống trong dối trá, vì vậy mà Ngài đã bị người đời giết chết. Cái chết của Chúa Giê xu của một vị anh hùng tử đạo. Và cái chết này cũng khích lệ chúng ta ngày nay phải sống đúng với những gì mình đã tin, mình đang tin dù phải trả một giá rất đắt là cái chết. Và khi dám chết vì đạo như vậy thì chúng ta sẽ được cứu rỗi.
Cũng như tà thuyết ngẫu nhiên, tà thuyết tử đạo không đếm xỉa gì đến điều quan trọng mà Thánh Kinh đã mặc khải về cái chết của Chúa Giê xu.
Cái chết của Chúa Giê xu là cái chết thay thế cho loài người tội lỗi, Ngài là người công bình chết thế cho người có tội. Chúa Giê xu đã hiến dâng sinh mạng của Ngài làm sinh tế chuộc tội cho nhân loại.
Và chúng ta phải nhờ cái chết của Chúa Giê xu thì mới được tha thứ tội lỗi và mới được cứu rỗi. chứ không phải chỉ noi gương theo Chúa chịu tử đạo mà đã được cứu đâu.
Tà thuyết thứ ba là:

3/. Ảnh hưởng đạo đức về cái chết của Chúa Giê xu
Theo tà thuyết này vì Chúa Giê xu trở thành người nên đã chết vì tội chung của người. cái chết của Chúa Giê xu bày tỏ tình yêu của Đức Chúa Trời đối với loài người nói chung, cái chết của Chúa Giê xu cũng như là cái chết về sau của những nhà truyền giáo, sả thân vì đạo đều giống như nhau.
Cũng như các tà thuyết trước, chúng ta thấy ngay tà thuyết ảnh hưởng đạo đức không khác xa gì với tà thuyết tử đạo cả.
Điểm chính trong cái chết của Chúa Giê xu là chết thế cho tội nhân để chuộc tội cho tội nhân thì hoàn toàn không được bàn đến trong tà thuyết này. Dựa trên căn bản ấy chúng ta cũng có thể bác ngay và thấy đây là một tà thuyết. chứ không phải là một giáo lý của Thánh Kinh về cái chết của Chúa Giê xu. Ngoài ba ta thuyết nói trên, còn có rất nhiều các tà thuyết khác nữa. thỉnh thoảng xảy ra trong giáo hội nói về cái chết của Chúa Giê xu và giải thích cái chết của Chúa Giê xu.
Thật ra, thì chúng ta không có đủ thì giờ để tìm hiểu tất cả những chi tiết về các tà giáo này. Tuy nhiên, bất cứ một lý thuyết nào nói về cái chết của Chúa Giê xu mà không nhấn mạnh đến sự kiện Chúa Giê xu chính là Đức Chúa Trời. Nhưng đã trở thành người để thay thế người chịu chết vì tội lỗi của người và tội nhân phải nhờ cậy vào cái chết của Chúa Giê xu thì mới được tha tội thì mới được cứu rỗi.


Related link

Latest Features

Weather

April - 2025
SMTWTFS
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
27282930   
       

Facebook comments