Gia Dinh Gieo Giong

PHỤC SINH MỘT DÂN TỘC BỊ TÀN LỤI ( PHẦN I)




Đề tài: Phục Sinh Cho Dân Tộc Bị Tàn Lụi ( PHẦN I )
Kinh Thánh: Êxêchiên 37:1-10

Nhập đề:
Nói đến sự sống lại là nói đến sự Phục Sinh, nói đến sự phục hồi là hồi phục lại điều gì đó đã có trước đó, nhưng giờ đây đã bị mất. Phục sinh có nghĩa là làm cho sống lại, làm sao để có thể sống lại cái mà đã chết.

Tôi là người có đam mê xe đạp của Pháp, một chiếc xe đạp Pháp trải qua thời gian nó đã bị han rỉ, và phụ tùng phần lớn đã bị mất hết.
Để phục hồi lại được một chiếc xe đạp Pháp có thể đi được thì người chơi phải tốn rất nhiều công phu, cả thời gian và tiền bạc cũng như sự đam mê.

Hôm nay tôi muốn quý vị cùng tôi suy nghĩ đến đề tài: " Phục Sinh Cho Dân Tộc Đã Chết " Chúng ta cùng nhau xét qua việc Đức Chúa Trời sẽ:


I/. Phục Sinh cho một dân tộc đã tàn lụi trong thời kỳ hiện tại (

Đức Chúa Trời đã đưa nhà đại tiên tri Êxêchiên vào một thung lũng đầy xương khô của người chết đã lâu lắm rồi, và tất cả đều đã khô rồi. Những bộ xương khô nằm rải rác khắp trên mặt đất. Rồi Ngài dắt ông đi xung quanh những hài cốt đó và Ngài phán: “Hỡi con người, những hài cốt nầy có thể sống chăng? Ta thưa rằng: Lạy Chúa Giê-hô-va, chính Chúa biết điều đó!” (Êxêchiên 37: 3)

Trước hết, Đức Chúa Trời cho nhà tiên tri Êxêchiên thấy được tình trạng của những xương khô đã nằm trong thung lũng đó và tình trạng của nó đã bị khô đét. Nó giống như những khúc củi khô cong nằm ngoài trời chẳng ai đụng đến và trở nên vô giá trị.

Động từ “ hài cốt khô” là để nói lên tình trạng chết chóc, “ hài cốt khô” là tình trạng “ mục nát”, “ hài cốt khô” đã trở thành vô dụng, không còn giá trị nữa. Những hài cốt khô này cũng giống như muối đã bị mất mặn và trở nên vô giá trị, bị người đời chê cười mà thôi.

“ Hài cốt khô” đây là biểu tượng và tình trạng của dân tộc Y-sơ-ra-ên: Ngài phán cùng ta rằng: Hỡi con người, những hài cốt nầy, ấy là cả nhà Y-sơ-ra-ên. Nầy, chúng nó nói rằng: Xương chúng ta đã khô, lòng trông cậy chúng ta đã mất, chúng ta đã tuyệt diệt cả! 12 Vậy, hãy nói tiên tri, và bảo chúng nó rằng: Chúa Giê-hô-va phán như vầy: Hỡi dân ta, nầy, ta sẽ mở mồ mả các ngươi, làm cho các ngươi lại lên khỏi mồ mả, và ta sẽ đem các ngươi về trong đất của Y-sơ-ra-ên.” ( 37:11-12)

Một dân tộc giống như những hài cốt khô, một dân tộc trở nên vô giá trị, không còn sự sống nữa.
Một dân tộc có tiếng là sống nhưng thực ra là đã chết, đức tin của họ đã chết, lòng trông cậy cũng đã mất.


Đây chính là hình ảnh và tình trang của Hội Thánh Sạt-đe:
Đức Chúa Trời đã phán cho Hội Thánh Sạt-đe rằng:   Nầy là lời phán của Đấng có bảy vị thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao: Ta biết công việc ngươi; ngươi có tiếng là sống, nhưng mà là chết.”  Khải Huyền 3:1).
Một Hội Thánh có tiếng là đang sống mà thực ra đã chết.
Hội Thánh Sạt-đe có thể được tọa lạc trên một thành phố giàu có và đông đúc người ở, Hội Thánh Sạt đe có vẻ đẹp bề ngoài, nhưng lại băng hoại ở bên trong. Tình trạng thuộc linh của Hội Thánh Sạt đe là đã và đang dãy chết, họ có sự thờ phượng, nhưng họ lại không thực hành nếp sống thờ phượng của họ.
Họ có sự tích cực mộ đạo ở bề ngoài qua những công việc nhưng đời sống bên trong thì tràn ngập tội lỗi, việc làm xấu xa, sống trong sự ô uế.
Đức Thánh Linh đã không có bất cứ một lời khen nào dành cho Hội Thánh này cả.
Sự dãy chết thuộc linh đang xâm chiếm các Hội Thánh khắp nơi, giống như những hài cốt khô trong sách Ê-xê-chi-ên kia. Tình trạng thuộc linh của Hội Thánh đang thực sự đã chết. Hội Thánh không còn là nơi để qua đó Đức Chúa Trời dùng đem sự sống của Ngài cho thế gian nữa.
Hội Thánh là nơi tập hợp, ngồi lại để buôn bán, trao đổi, và giữ lễ. Hội Thánh là nơi họ chia bè, chia cánh, nói xấu, mượn đạo tạo đời, họ đã biến Hội Thánh của Đức Chúa Trời thành câu lạc bộ, thành những đống xương khô.
Hội Thánh không còn gọi là Hội Thánh của tình yêu thương nữa.
Hội Thánh không còn đi ra cứu người nữa.
Hội Thánh không còn sự sống, không có Chúa hiện diện và để Chúa làm chủ nữa.
Vậy thì, anh chị em nhóm lại mà làm chi? Có ích chi đâu? Nếu anh em và tôi loại Chúa ra khỏi mọi sinh hoạt và đời sống của chúng ta.
Lời của sứ đồ Phao lô cảnh cáo chúng ta mà rằng: “ anh em khinh bỉ Hội thánh của Đức Chúa Trời, Tôi nên nói chi với anh em? Có nên khen anh em không? Trong việc nầy tôi chẳng khen đâu.” ( I Co 11:22 ).
Tôi ở đây để kêu khóc cho vị Tân Lang của chúng ta là Cứu Chúa Giê xu yêu dấu về tình trạng cô râu của Ngài đang mặc áo xa hoa, lộng lẫy. Nhưng đầy tội lỗi và ô uế.
Tôi ở đây để kêu khóc cho những ngôi mộ trắng bề ngoài nhưng bên trong đã bị mục nát, thối tha, dơ dáy.
Trong Kinh Thánh, Chúa Giê xu suốt trong hơn 33 năm trên đất của Ngài, trong suốt 3 năm khi Ngài thi hành chức vụ trên đất.
Ngài đã đối diện với những Ngôi mộ tô trắng bề ngoài, nhưng bên trong thì mục nát và thối rữa. Đó là hạng người Pha-ri-si là những người giả hình.
Bề ngoài cũng có tiếng là sống nhưng bên trong thì chết.
Bề ngoài có đạo, lời nói rất hay nhưng bên trong thì gian ác, chất chứa đầy những nọc độc của rắn hổ mang.
Môi miệng thì giúp đỡ Đức Chúa Trời nhưng việc làm thì lại phá hại.
Ma quỷ đang xây dựng loại Hội Thánh giả hình, Ma quỷ đang xây dựng những cỏ lùng và nó cố gắng làm cho càng nhiều người giả hình trong Hội Thánh càng tốt, càng nhiều cỏ lùng càng tốt. Vì chính những cỏ lùng và sự giả hình sẽ giết chết Hội Thánh.
Và đây là lời quở trách:  Khốn cho các ngươi, thầy thông giáo và người Pha-ri-si, là kẻ giả hình! Vì các ngươi giống như mồ mả tô trắng bề ngoài cho đẹp, mà bề trong thì đầy xương người chết và mọi thứ dơ dáy.” (Ma-thi-ơ 23:27  )
Sống suốt cuộc đời làm Cơ Đốc nhân chỉ như phô trương cho người ta biết mình có đạo, có tôn giáo Tin lành mà thôi mà không có Chúa và không biết Ngài thực sự thì chẳng khác gì chỉ rửa mặt ngoài của cái chén mà thôi.
Sứ đồ Phi-e-rơ đưa ra một lệnh truyền rằng:  nhưng hãy tôn Đấng Christ, là Chúa, làm thánh trong lòng mình.” ( IPhi 3:15 )
Không phải tôn Đấng Christ vào ngày Chúa nhật mà thôi, không chỉ tôn Đấng Christ bằng môi miệng mà thôi, cũng không phải chỉ tôn Đấng Christ ở bề ngoài mà là tôn Ngài làm Chúa, làm thánh trong lòng của mình.
Tác giả của Thi-thiên số 51: 6 nói lên được điều Chúa muốn rằng: “ Nầy, Chúa muốn sự chân thật nơi bề trong;”  ( Thi-thiên 51:6 )
Quý vị và tôi đang để Chúa ở đâu trong đời sống chúng ta?
Quý vị và tôi đang sống cho mình hay cho Chúa? Nếu chúng ta đang sống cho chúng ta thì chính chúng ta mới là Chúa của chúng ta.
Chúng ta cần phải có sự sống thật, cần có Chúa thực sự, cần biết Chúa rõ ràng, cần được cứu rỗi thật sự, cần tái sanh thật sự.
Thưa quý vị!
Nếu hôm nay, chúng ta được Chúa dắt đưa đi vào trong thung lũng đầy hài cốt, và đứng trước những hài cốt khô đó, chúng ta phải làm gì?
Nếu tâm linh của chúng ta đang ở trong tình trạng dãy chết, chúng ta phải làm gì với những đống hài cốt khô đó. Làm sao để đời sống của chúng ta có thể sống lại và sống một cuộc đời hoàn toàn mới?
1/. Nghe lời Chúa ( 37: 4)
“ Ngài bèn phán cùng ta rằng: Hãy nói tiên tri về hài cốt ấy, và bảo chúng nó rằng: Hỡi hài cốt khô, khá nghe lời Đức Giê-hô-va.”
Nghe ở đây không phải là nghe tin tức về những cuộc chiến xảy ra mỗi ngày ở trên đài báo, ti vi, hay cũng không phải nghe những dân ca, và nhạc cổ truyền, cũng không phải nghe những chuyện huyễn giống như chuyện bịa của những người đàn bà xấu nết.
Đức Chúa trời đưa ra mệnh lệnh cho đống xác khô rằng: Hãy nghe Lời của Đức Chúa Trời, chỉ có Lời của Đức Chúa Trời mới có quyền năng để phục hồi, chỉ có Lời của Đức Chúa Trời mới sinh ra sự sống, chỉ có Lời của Đức Chúa Trời mới sinh ra đức tin mà thôi, chỉ có Lời của Đức CHúa Trời ban cho con người hy vọng trong chỗ tuyệt vọng.
Hỡi những hài cốt khô, khá nghe lời Đức Giê hô va.
Hội thánh đang sống trong giả hình, hội thánh đang đầy những tảng đá ngầm ghen ghét, đời sống tâm linh đang chết bởi vì cớ chúng ta không có nghe Lời của Đức Chúa Trời nữa.
Nghe ở đây không chỉ là nghe bằng tiếng nói, nghe bài giảng vào ngày Chúa nhật, nghe Kinh Thánh mà nghe ở đây chính là sự bao hàm của việc làm theo Lời Chúa.
Buổi sáng hôm nay, tôi kêu gọi quý vị và chính tôi rằng: “Hỡi hài cốt khô, khá nghe lời Đức Giê-hô-va.”
Tâm linh và đời sống của tôi với quý vị đang bị dãy chết vì cớ chúng ta đã khinh Lời của Đức Chúa Trời.
Đây chính là điều mà dân Y sơ ra ên đã thất bại và sa ngã. Họ đã khinh thường, và bỏ Lời của Đức Chúa Trời.
Vì cớ họ đã  Ta đã chép lệ luật ta cho nó một vạn điều, nhưng nó coi như chẳng can gì đến mình.” ( Os 8:12  ).
Đức Giê xu chỉ thẳng vào mặt của những kẻ giả hình Pha-ri-si rằng: “  Như vậy, các ngươi đã vì lời truyền khẩu mình mà bỏ lời Đức Chúa Trời.” ( Mat 15:6 ).
“  Ấy là thần linh làm cho sống, xác thịt chẳng ích chi. Những lời ta phán cùng các ngươi đều là thần linh và sự sống.”  ( Gi 6:63  )
Có phải đời sống của chúng ta đang chất chứa đầy dẫy xác thịt, xác thịt chẳng ích chi, xác thịt sanh ra sự chết nhưng chỉ có Lời của Đức Chúa Trời mới đem lại sự sống mà thôi.
Đức CHúa Trời đã dung lời phán của Ngài để tạo dựng nên vũ trụ này, Ngài đã phán với một người trai trẻ đã chết trong mồ ba ngày trở sống lại, ngôi mộ đã có mùi, mùi thịt thối rửa. Nhưng Lời phán của Đức Chúa Giê xu được phóng thích ra và lời ấy đem lại sự sống, sự chết đã bị đẩy lùi.
Lời của ĐỨc Chúa Trời là Lời đầy quyền năng, gió cũng phải vâng lời, cơn bão dữ dội cũng phải vâng lời, người bị quỷ ám sống tại nghĩa địa có sức mạnh không ai trị phục được. Nhưng đứng trước Chúa Giê xu và lời của Ngài đã cởi trói cho họ.
Tại sao chúng ta ngu dại hơn các cơn bão, tại sao chúng ta ngu dại hơn con cá đã nuốt Giô na, tại sao chúng ta ngu dại hơn con lừa con mà Chúa đã cỡi.
Sứ đồ Phao lô kết thúc bức thư Cô-lô-se với lời yêu cầu và mong ước rằng: “  Nguyền xin lời của Đấng Christ ở đầy trong lòng anh em, và anh em dư dật mọi sự khôn ngoan “ ( Co 3:16 )
Trong lòng của chúng ta đang đầy dẫy mùi của sự chết, ghen ghét và cay đắng đang chiếm hữu chúng ta, điều đó chỉ sanh ra sự chết mà thôi. Nhưng nếu lòng chúng ta đầy dẫy lời của Đức Chúa Trời điều đó sẽ sanh chúng ta sự sống, và sự sống dư dật.
Có phải cuộc đời chúng ta như đống rác rưởi, đống phế thải, có phải đời sống chúng ta như những đống xương khô, bên trong đầy dẫy mồ mả?
Tác giả Thi 119:50    Lời Chúa làm cho tôi được sống lại,”
Thi 119:93   93 Tôi chẳng hề quên giềng mối Chúa,
Vì nhờ đó Chúa làm cho tôi được sống.
2/. Nhờ Đức Thánh Linh ban sự sống ( 37: 9-10)
 Bấy giờ Ngài phán cùng ta rằng: Hỡi con người, hãy nói tiên tri cùng gió; hãy nói tiên tri và bảo gió rằng: Chúa Giê-hô-va phán như vầy: Hỡi hơi thở, khá đến từ gió bốn phương, thở trên những người bị giết, hầu cho chúng nó sống. 10 Vậy ta nói tiên tri như Ngài đã phán dặn ta, và hơi thở vào trong chúng nó; chúng nó sống, và đứng dậy trên chân mình, hiệp lại thành một đội quân rất lớn.”
“ Hỡi dân ta, các ngươi sẽ biết ta là Đức Giê-hô-va, khi ta đã mở mồ mả các ngươi, và làm cho các ngươi lại lên khỏi mồ mả. 14 Ta sẽ đặt Thần ta trong các ngươi, và các ngươi sẽ sống. Ta sẽ lại lập các ngươi; trong đất riêng của các ngươi; rồi các ngươi sẽ biết rằng ta, Đức Giê-hô-va, sau khi hứa lời ấy thì đã làm thành, Đức Giê-hô-va phán vậy.” ( 37:13-14)
Biểu tượng của Đức Thánh Linh là: Lửa, gió, nước, dầu.
Gió là nói đến Đức Thánh Linh

Bài hát của Bác sĩ Tống Thượng Tiết như sau: Tôi xin gió Thánh Linh gió Thánh Linh vô lòng. Tôi xin hơi thở từ Đấng Christ cho sống. Tôi xin gió Thánh Linh gió Thánh Linh vô lòng tôi xin hơi thở từ Đấng Christ vào lòng.
SÁNG TẠO VÀ TÁI TẠO (1,18-25)

3. Người Do Thái đặc biệt liên kết Thánh Thần của Thiên Chúa với công cuộc tạo dựng: Chính do Thánh Thần mà Thiên Chúa hoàn thành công cuộc sáng tạo. Ban đầu Thánh Thần của Thiên Chúa vận hành trên mặt nước và trên cảnh hỗn mang để tạo thành thế giới (St 1,2). Tác giả Thánh Vịnh nói “Các từng trời được làm nên bởi lời Đức Chúa, cả cơ bình Ngài bởi hơi thở của miệng Ngài mà có” (Tv 33,6). Cả tiếng Do Thái Ruah, lẫn tiếng Hy Lạp, pneuma đều dùng vừa chỉ “hơi thở” vừa chỉ “thần linh”. “Chúa sai thần Chúa ra, là chúng được dựng nên” (Tv 104,30), Gióp nói “Thần của Đức Chúa đã sáng tạo tôi. Hơi thở của Đấng Toàn Năng đã ban cho tôi sự sống” (G 33,4). Thánh Thần là Đấng tạo dựng thế gian và là Đấng ban sự sống.


Cũng vậy, trong Chúa Giêsu có quyền năng sáng tạo và quyền năng ban sự sống của Chúa cho thế gian. Trong Chúa Giêsu chính quyền năng đó đã khiến cảnh hỗn mang trong thuở ban sơ trở nên trật tự, và chính quyền năng đó đem lại trật tự cho cuộc sống rối loạn của chúng ta. Chính quyền năng đó hà sinh khí vào trong vật không có sự sống, cũng đến để hà sinh khí vào trong sự yếu đuối và hư hỏng của ta. Có thể nói rằng chúng ta không sống cho đến chừng nào Chúa Giêsu ngự vào đời sống ta.



1 comments for "PHỤC SINH MỘT DÂN TỘC BỊ TÀN LỤI ( PHẦN I)"

1
Gia Dinh Gieo Giong
January 23, 2015 at 8:44 PM [Reply]
Ha-lê-lu-gia

Related link

Latest Features

Weather

April - 2025
SMTWTFS
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
27282930   
       

Facebook comments