Gia Dinh Gieo Giong

TIN LÀNH CỦA NIỀM VUI

Đề tài: TIN LÀNH CỦA NIỀM VUI
Kinh Thánh: Luca 2: 10-13
NHẬP ĐỀ:
Chúng ta đã bước sang tháng 12 của năm, và tháng 12 có sự kiện lịch sử trọng đại cho toàn thế giới đó là sự kiện MỪNG CHÚA GIÊ XU GIÁNG SINH.

Thánh sử Luca mô tả Tin Lành của Chúa Giê-xu là Tin Lành của niềm vui.
Ngay trong những chương đầu của sách Phúc Âm Luca, Bác sĩ Luca mô tả sự ra đời, sự Giáng Sinh của Chúa Giê xu là một niềm vui lớn cho muôn dân.
Trong đêm Chúa Giáng Sinh, thiên sứ của đã báo cho các kẻ chăn chiên ngoài đồng như vầy: “ Đừng sợ chi; vì nầy, ta báo cho các ngươi một tin lành, sẽ là một sự vui mừng lớn cho muôn dân”  (Lu 2:10  )
Ngày Chúa Giê xu sinh ra là một ngày vui mừng trọng đại cho toàn thế giới.
Ngày chúng ta sinh ra, thì chỉ có bà con, họ hàng, làng xóm đến thăm chúc mừng, và có những phụ nữ đem chứng, đem tiền đến để chúc mừng.
Nhưng ngày Chúa Giê xu sinh ra là ngày vui mừng cho toàn thế giới, không phải chỉ là niềm vui của gia đình Ma-ri và Giô-sép, cũng không phải chỉ là niềm vui của xóm giềng tại Bết-lê-hem mà là cho toàn thế giới, cho muôn dân, một niềm vui trọng đại.

I. CHÚA GIÊ XU LÀ NIỀM VUI ĐÍCH THỰC CỦA NHÂN LOẠI

Niềm vui ở đây là được thấy Đấng Cứu Thế, chứ không phải là niềm vui của sự kiện, trong cuộc sống chúng ta rất cần niềm vui, nếu cuộc đời thiếu niềm vui, thiếu hy vọng thì thật buồn tẻ và nặng nề chẳng khác chi địa ngục của trần gian.

Có nhiều người tìm niềm vui cho cuộc đời mình, bằng cách là phó mình vào những ăn uống, tiệc tùng thâu đêm suốt sáng, cần sa, ma tuý, cờ bạc, trai gái. V.v…
Có một số người đi tìm niềm vui bằng cách có thật nhiều tiền, áo quần đắt tiền, điện thoại hiện đại, xe đẹp, sắc đẹp.
Nhưng niềm vui đó chỉ như bọt nước nổi, nó sẽ tan ngay, nhìn vào xã hội con người ngày nay có tất cả mọi sự về vật chất trên thế gian này, nhưng lòng vẫn thấy bất an và buồn chán, và phát hiện ra rằng những vật chất giàu có này sẽ không đem lại thoả mãn niềm vui thật sự cho tâm hồn chúng ta. 

Trong câu 11 “ấy là hôm nay tại thành Đa-vít đã sanh cho các ngươi một Đấng Cứu-thế, là Christ, là Chúa.”
Chúng ta chú ý đến Luca nói đến một cái thành, đó là thành Đa-vít.
Thành Đa-vít rất nổi tiếng mang tên một vị vua tài giỏi, xuất sắc của dân tộc Do thái là Đa-vit, nói đến Đa vít là nói đến một vi vua hình mẫu lý tưởng và niềm tự hào hãnh diện của toàn dân tộc, cho nên người ta đã đặt tên thành mang tên của ông.
Thời Cựu Ước thì thành Đa-vít chính là Giê-ru-sa-lem, vào thời của Hoàng đế Sa-lô-môn lên ngôi. Ông đã cho xây dựng những kiến trúc đồ sộ, tráng lệ bậc nhất, thủ đô này là niềm tự hào, và niềm vui của dân tộc Do Thái.

Nhưng thiên sứ không loan báo đó là niềm vui, tại thành phố có tên là Đa vít đó có biết bao nhiêu những sự kiện nổi bật trên thế giới. Nhưng thiên sứ đã không hướng nhân loại chú ý vào đó mà Đức Chúa Trời muốn cả nhân loại này phải hướng mắt, hướng lòng vào Đấng Cứu Chuộc là Chúa Cứu Thế Giê xu.
Chúng ta chú ý đến một danh hiệu rất quyền năng của Chúa Giê xu đó là: Đấng Cứu Chuộc.

Chữ “ JESUS” có nghĩa là Đấng Cứu Chuộc.
Danh hiệu “Đấng Cứu Chuộc” là làm cho thoát khỏi mối đe dọa, Lấy lại cái đã mất, cứu vớt khỏi mọi sự ràng buộc tội lỗi, được giải cứu ra khỏi sự gian ác.

Đấng Cứu Chuộc là chỉ về “công tác cứu chuộc do Đức Chúa Giêsu đã
thực hiện bằng cái chết trên thập tự giá.
Nhân loại bị cầm tù, giam cầm trong tội lỗi và phải làm nô lệ cho Ma-quỷ, và đang ở trong tình trạng tuyệt vọng, chết mất, không có cách nào thoát ra được.
Trước tình cảnh đó, cuộc khổ nạn và cái chết của Đức Chúa Giê xu là tiền chuộc hay một cái giá phải trả để giải thoát con người khỏi tay Ma quỷ và cứu vớt con người ra khỏi sự chết đời đời trong địa ngục.
Đức Chúa Giê xu đền tội thay cho chúng ta không phải bằng cách trả tiền nhưng bằng cách cống hiến cái đáng giá nhất là phó chính sự sống bản thân của Ngài cho chúng ta.
Sứ đồ Phao lô nhắc nhở và kêu gọi các con cái Chúa sống tại thành phố Cô-rinh-tô là: “ Anh em đã được chuộc bằng giá cao, chớ trở nên tôi mọi của người ta làm chi.” ( ICo 7:23  )

Vì thế cuộc khổ nạn của Đức Kitô được gọi là sự cứu chuộc nhân loại”.
Minh họa: Thiên Chúa chọn để cứu dân Israel bằng cách giải phóng dân này khỏi nô lệ Ai Cập (Xh 12,27; 14,13; x. Is 63,9) và bằng cách lập họ thành “dân riêng” của Chúa (Xh 19,5; Đnl 26,18).
Trong Tân Ươc, bản văn Tit 2,13t, phản ánh rõ ràng giáo lý sơ khai, biểu lộ nguồn gốc mà tác giả dựa vào để diễn tả công cuộc cứu chuộc của Đức Chúa Giê xu.
Chúa Giêsu là “Đấng Cứu Thế, hay Đấng Cứu Chuộc” với tư cách “chuộc chúng ta khỏi mọi tội ác” và “tinh lọc một dân riêng cho Ngài”.

Thiên sứ bảo ông Giô-sép phải đặt cho Ngài: “Ông phải đặt tên cho con trẻ là Giê-su, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ” (Mt 1:21). Như vậy thiên sứ đã cho thấy Đức Giê-su là Đấng Cứu Chuộc nhân loại.

II. CÁCH ĐỂ CÓ ĐƯỢC NIỀM VUI ĐÍCH THỰC
Luca 15:5-8
Khi đã kiếm được, thì vui mừng vác nó lên vai; 6 đoạn, về đến nhà, kêu bạn hữu và kẻ lân cận, mà rằng: Hãy chung vui với ta, vì ta đã tìm được con chiên bị mất. 7 Ta nói cùng các ngươi, trên trời cũng như vậy, sẽ vui mừng cho một kẻ có tội ăn năn hơn là chín mươi chín kẻ công bình không cần phải ăn năn.”
Có mấy dòng mà nói đến rất nhiều lần sự mừng rỡ, chung vui, vui mừng.

Câu 9 Khi tìm đươc rồi, gọi bầu bạn và người lân cận mình, mà rằng: Hãy chung vui với ta, vì ta đã tìm được đồng bạc bị mất. 10 Ta nói cùng các ngươi, trước mặt thiên sứ của Đức Chúa Trời cũng như vậy, sẽ mừng rỡ cho một kẻ có tội ăn năn.”
Xin chung vui với tôi.
Câu 20 “Nó bèn đứng dậy mà về cùng cha mình. Khi còn ở đàng xa, cha nó thấy thì động lòng thương xót, chạy ra ôm lấy cổ mà hôn, Hãy bắt bò con mập làm thịt đi. Chúng ta hãy ăn mừng, 24 vì con ta đây đã chết mà bây giờ lại sống, đã mất mà bây giờ lại thấy được. Đoạn, họ khởi sự vui mừng.”
Câu 32 “Nhưng thật nên dọn tiệc và vui mừng, vì em con đây đã chết mà lại sống, đã mất mà lại thấy được.”
Tin lành của Chúa là niềm vui, niềm vui ở đây là Đức Chúa Trời đã tìm lại được con người tưởng chừng đã bị đánh mất.
Niềm vui ở đây là con người tìm lại được phẩm giá đích thực của mình đó là Đức Chúa Trời. Con người lại được trở về hòa thuận với Cha trên trời, niềm vui ở đây là mối quan hệ giữa con người với Đấng Tạo Hóa bị bẻ gẫy bởi tội lỗi nhưng bây giờ được phục hòa. Chúng ta lại được trở về làm con Vua Thánh trên trời. Đó là niềm vui đích thực.
Minh họa: Và từ đây, chúng ta phải thay đổi ý nghĩ của mình về Đức Chúa Trời, đôi khi mình không có hình dung ra được Đức Chúa Trời Đấng chúng ta đang thờ phượng là người Cha của niềm vui.
Mà mình toàn hình dung ra Chúa như vị quan tòa, thẩm phán: Chỉ chờ rình rình mình phạm tội là phạt, và ông thích thú phạt cái người nào phạm tội.

 Trong khi đó, mình đọc cái dụ ngôn này khác hẳn, những dụ ngôn này diễn tả Đức Chúa Trời vui mừng không phải là vì phạt chúng ta khi chúng ta phạm tội, mà Ngài vui mừng tìm lại được con người tưởng chừng như bị đánh mất.
Đây là niềm vui của thiên đàng chứ không phải là niềm vui của thế gian.
Phải thay đổi hình ảnh của Đức Chúa Trời trong suy nghĩ của mình về Ngài, phải nghĩ rằng: Ngài là người Cha hay thương xót.
Ngài vui mừng khi chúng ta bỏ đi tội lỗi, ăn năn trở lại tìm lại được đúng cái phẩm giá của mình đó là: mình là con cái của Đức Chúa Trời.

Chúng ta chú ý đến động từ đi tìm “ tìm lại được con chiên bị lạc mất, tìm lại được đồng bạc bị mất.
Mình chú ý đến động từ đi tìm như thế, thì mình mới khám phá ra điều này, mình cứ thường nói: là mình đi tìm Chúa.
Nhưng chúng ta phải nhớ ở đây là: Chính Chúa đi tìm mình trước, chính Thiên Chúa đi tìm con người.
Đức Chúa Trời giống như người chăn chiên đi tìm con chiên lạc mất.
Đức Chúa Trời giống như người phụ nghèo đi tìm đồng bạc mất.
Đức Chúa Trời đã đi tìm mình, những bước chân đi tìm là những bước chân của tình thương, Đức Chúa Trời luôn luôn đi bước trước, chứ không phải chúng ta, còn chúng ta đáp lại thôi.
Điều quan trọng là chúng ta phải chấp nhận để Chúa tìm, chúng ta không giống như đồng bạc vô tri vô giác, con người có tự do, Chúa có thắp đèn, quét chổi thì mình lại tránh né.
Chúa tìm chúng ta bằng nhiều cách lắm, có thể là một lời nhắc nhở của một người bạn, một biến cố đau thương như tai nạn chẳng hạn, nghe một bài giảng, nghe một bài thánh ca. Đức Chúa Trời dùng đủ mọi cách để tìm chúng ta.
Tìm chúng ta để đưa chúng ta ra khỏi cái vòng lẩn quẩn tội lỗi và đen tối của cuộc đời.
Còn mình thì cứ tránh Chúa, ẩn Chúa.
Minh họa: Ngay khi A-đam và Ê-va phạm tội Chúa đã tìm hai ông bà, nhưng hai ông bà thì tìm cách để tránh mặt Chúa.
Trong khi Chúa đi tìm con người, thì con người lại tìm cách để né tránh Ngài.
Cho nên, động từ đi tìm là quan trọng lắm, giúp cho chúng ta thấy rõ chân dung Đức Chúa Trời của tình yêu, của lòng thương xót.
Đây chính là niềm vui cho đời sống mỗi chúng ta, mỗi chúng khi được trở về làm con cái của Chúa, được hòa thuận với Ngài, phải hãnh diện và cảm thấy niềm vui, niềm vui từ bên trong tâm hồn con người, niềm vui vì mình trước kia đã bị mất mà nay lại trở về với Ngài.

III. TRÔNG MONG NIỀM VUI TRỌN VẸN
Lu 10:20   20 Dầu vậy, chớ mừng vì các quỉ phục các ngươi; nhưng hãy mừng vì tên các ngươi đã ghi trên thiên đàng.
Lu 6:22   22 Phước cho các ngươi khi vì cớ Con người, thiên hạ sẽ ghét, đuổi, mắng nhiếc các ngươi, bỏ tên các ngươi như đồ ô uế!
He 11:16   16 nhưng họ ham mến một quê hương tốt hơn, tức là quê hương ở trên trời;nên Đức Chúa Trời không hổ thẹn mà xưng mình là Đức Chúa Trời của họ, vì Ngài đã sắm sẵn cho họ một thành.
Tôi cũng thấy thành thánh, là Giê-ru-sa-lem mới, từ trên trời, ở nơi Đức Chúa Trời mà xuống, sửa soạn sẵn như một người vợ mới cưới trang sức cho chồng mình. 3 Tôi nghe một tiếng lớn từ nơi ngai mà đến, nói rằng: Này, đền tạm của Đức Chúa Trời ở giữa loài người! Ngài sẽ ở với chúng, và chúng sẽ làm dân Ngài; chính Đức Chúa Trời sẽ ở với chúng. 4 Ngài sẽ lau ráo hết nước mắt khỏi mắt chúng, sẽ không có sự chết, cũng không có than khóc, kêu ca, hay là đau đớn nữa; vì những sự thứ nhất đã qua rồi. ( Kh 21:2)


Related link

Latest Features

Weather

April - 2025
SMTWTFS
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
27282930   
       

Facebook comments