Gia Dinh Gieo Giong

GÁNH NẶNG CỦA TIÊN TRI HA-BA-CÚC



ĐỀ TÀI: GÁNH NẶNG CỦA TIÊN TRI HA-BA-CÚC
KINH THÁNH: HA BA CÚC 1

Nhập đề:
Đọc sách Ha-ba-cúc chúng ta thấy tiên tri Ha-ba-cúc là một con người có tâm hồn cô đơn, so với các tiên tri khác họ có bạn bè như Đa-ni-ên, họ có người yêu như Giê-rê-mi và họ có vợ như tiên tri Ô-sê.

Ngược lại Ha-ba-cúc là một tiên tri cô đơn vì ông không có một người bạn nào, không có vợ, không có con cái không có láng giềng thân thích.

Nhưng trong 3 chương chúng ta thấy: Ha-ba-cúc đã thiết lập một tình bạn rất mật thiết, sâu sắc, gần gũi đó là mối quan hệ tình bạn với Đức Chúa Trời.

Ông luôn xưng hô với Chúa và luôn gọi Ngài là “ Đức Chúa Trời của tôi”, điều đó tỏ ra sự thân mật, gần gũi, yêu thương của ông dành cho Chúa.

Tên của Ha-ba-cúc có nghĩa là: ‘ Người Được Bồng Ẵm ’
Mặc dù ông là một người cô đơn, với nhiều nỗi truân chuyên nhưng ông luôn luôn kinh nghiệm được Chúa là Đấng luôn bồng ẵm ông.

Thưa quý vị! Chúng ta cảm ơn Chúa vì giữa những giá băng, đau đớn, tủi hờn và cô đơn nhưng chúng ta tin chắc rằng: Chúa luôn luôn bồng ẵm chúng ta, Ngài chẳng lìa bỏ chúng ta, Ngài ở với chúng ta đời đời, Ngài che trở chúng ta trong ngày phong ba, báo táp.

Hôm nay, tôi mời quý vị hãy cùng tôi học với đề tài: NHÀ TIÊN TRI CÓ GÁNH NẶNG, qua đó chúng ta liên tưởng và nhìn lại đời sống của chúng ta, gia đình, Hội Thánh và cộng đồng chúng ta đang sống. Chúng ta cưu mang, bỏ ra tâm huyết cho những gánh nặng đó thật đáng quý trước mặt Chúa biết bao. Như sứ đồ Phao lô đã nói công khó của anh chị em trong chẳng phải là vô ích đâu.
Phần thứ nhất, chúng ta sẽ học đó là:

I/. TẤM LÒNG CỦA HA BA CÚC ( CÂU 2-4)
Chúng ta đọc câu từ 2 – 4 “ Nhân sao Chúa khiến tôi thấy sự gian ác, và Ngài nhìn xem sự ngang trái? Sự tàn hại bạo ngược ở trước mặt tôi; sự tranh đấu cãi lẫy dấy lên. 4 Vậy nên luật pháp không quyền, sự chánh trực không hề tỏ ra. Kẻ hung ác vây chung quanh người công bình, vì cớ đó sự xét đoán ra trái ngược.”
Chúng ta thấy tâm trạng và tấm lòng của tiên tri Ha-ba-cúc, tấm lòng của vị tiên tri này rất đỗi buồn rầu vì ông chứng kiến sự Bạo ngược, sự bất công, cướp bóc, tàn phá, cưỡng bức, giết người giữa dân tộc và xã hội mà ông đang sống.

Quý vị đã bao giờ thấy cảnh bất công, áp bức, ức hiếp, cướp bóc, tàn phá và giết người chưa? Chắc chắn điều này thường xảy ra ngay trong xã hội chúng ta, nó rất gần chúng ta.

Minh họa: Bây giờ, liên hệ đến Hội Thánh toàn cầu thì chúng ta thấy có sự bất công quá mức, bạo ngược quá mức.

Trong khi các đạo khác thì cúng bái linh đình thì chính quyền họ không bắt phải xin phép, thế mà Hội Thánh của Chúa thì họ bắt phải xin phép. Trong khi các vũ trường, hút thuốc lắc nhảy hát thâu đêm suốt sáng thì chẳng thấy ai bắt, nhưng Hội Thánh vừa cất lên hát hoặc nhóm thì họ bắt.

Cơ Đốc nhân là những người sống tốt đạo đẹp đời, gương mẫu, trong sáng, lành mạnh thì họ bắt, họ đánh, họ giết. Còn đằng trước nhà là xòng bài, ổ chứa gái mại dâm thì họ bảo kê. Đấy là những cảnh bất công, bạo tàn, kẻ gian ác bủa vây người công bình.

Nhìn vào đời sống thực tế, thì những người ăn ngay ở lành thì cứ khổ hoài, bệnh tật hoài, còn những kẻ ác nó dùng quyền lực để nó đàn áp hết người này đến người khác thì nó sống khỏe hoài.

Có phải lúc đó, chúng ta cũng kêu lên như Ha-ba-cúc không? Tại sao Ngài cứ làm thinh, tại sao Ngài để cho kẻ gian ác nuốt chửng kẻ chính trực. Kinh Thánh không có xa xôi trìu tượng chút nào, liên hệ đến đời sống thực tế của chúng ta. Liên hệ đến cái kinh nghiệm mà mỗi chúng ta có thể đã trải qua.

Chúng ta sẽ làm gì đối với những điều bất công như thế? Cảm xúc chúng ta sẽ như thế nào? Tâm trạng giống như Ha-ba-cúc đã có, tâm trạng không phải là mất đức tin, chúng ta vẫn tin Chúa chứ, vì nếu không tin thì chắc đã không kêu van đến Chúa.

Tâm trạng của Ha-ba-cúc khó hiểu, cảm thấy nó mù mờ, tâm trạng của chúng ta cũng như vậy đó.

Ngay câu đầu của chương 1 nói đến “ gánh nặng” của nhà tiên tri khi ông xem thấy và chứng kiến sự gian ác, sự ngang trái, sự tàn hại, bạo ngược, tranh đấu, và cãi lẫy.
Khi ông chứng kiến và xem thấy cảnh bạo ngược như thế thì ông đã làm gì? Trong câu 2 cho chúng ta biết: Ông tha thiết kêu van với Đức-Giê-hô-va.

Trong một câu Kinh Thánh lặp lại hai lần động từ “ kêu van” cho thấy sự cấp bách, khẩn thiết của nhà tiên tri Ha-ba-cúc khi đứng trước nan đề, gánh nặng lớn lao này, ông kêu van cùng Đức Chúa Trời đây không phải chỉ nói lên gánh nặng của nhà tiên tri mà còn nói lên lòng thương xót của nhà tiên tri này nữa.

Minh họa: Trong Phúc Âm Mác chương 6 ghi lại: “ Bấy giờ Đức Chúa Jêsus ở thuyền bước ra, thấy đoàn dân đông lắm, thì Ngài động lòng thương xót đến, vì họ như chiên không có người chăn;” ( Mac 6:34 )

Thường chúng ta chỉ thương xót đến người nhà của mình, đến bản thân của mình, đến nan đề của mình. Còn Chúa Giê-xu thương xót đoàn dân đông, thường chúng ta chỉ thương xót đến một người nào đó còn Chúa Giê-xu thương xót đến tất cả mọi hạng người cả giầu và nghèo, thường chúng ta chỉ thương xót bề ngoài nhưng Ngài đã động lòng bên trong một cử chỉ thương xót xuất phát từ nội tâm.

Đây chính là điều tôi muốn nói đến tiên tri Ha-ba-cúc. Ông chứng kiến, nhìn thấy, xem thấy những cảnh trái ngược, tranh chấp, cãi cọ. Và ông đã kêu van, kêu van, thương xót, và thương xót đồng loại mình.

Ngày nay, lòng thương xót của chúng ta không mấy khi bị rung động, đứng trước những nan đề, những cảnh đau lòng người ta vẫn đứng trơ trơ, rửng rưng trước đau khổ của người khác.

Trước những linh hồn đang bị đùa xuống địa ngục chúng ta không động lòng mảy may dám nói về Chúa, chúng ta không cứu và đem được người ta về với Chúa vì chúng ta chưa có lòng thương xót, chưa có gánh nặng, sứ đồ Phao lô đã nói rằng: nếu một người không cưu mang thì làm sao mong có ngày sanh sở.

Minh họa: Một người mẹ phải cưu mang đứa con trong bụng của mình chín tháng mười ngày, rồi mới mong đến ngày mẹ con rạng rỡ, nự cười ngời sáng, vinh quang hé nộ.
Nếu không cưu mang, mong đợi, kêu van, tha thiết, khẩn nài thì làm sao có ai trở về tin Chúa được.

Cưu mang, gánh nặng tức là: lúc nào tôi cũng nghỉ về một người nào đó, khi tôi ăn, tôi nằm, tôi ngủ, tôi đi, tôi làm, tôi học tôi luôn nghĩ về Hội Thánh, tôi nghĩ về ai đó, mong cho ai đó trở về tin nhận Chúa, mong cho ai đó, tăng trưởng mỗi ngày. Đó chính là gánh nặng, đó chính là cưu mang.

Nhà đại tiên tri Giê-rê-mi đã có gánh nặng rất lớn khi ông nhìn thấy tình trạng sa-sút của dân sự và ông để cho nước mắt rơi như suối lệ, thậm chí ông thốt lên rằng: ban đêm nước mắt làm trôi giường tôi điều này được ghi lại trong sách Ca-thương. Đó chính là một người có gánh nặng, quặn thắt trong lòng.

Hằng ngày tiên tri Ha-ba-cúc đã phải chứng kiến những cảnh giết người, cưỡng bức, tàn phá xảy ra ngay tại trước mắt mình làm lòng ông rất buồn bực, đau đớn. Và ông đã phải tha thiết kêu van đến Chúa.

Khi chúng ta đọc kỹ và so sánh các bản dịch Thánh Kinh khác nhau: Chúng ta thấy có những động từ ông dùng ở mấy câu này là: kêu than, kêu thét, kêu cứu mãi đó là những điều nói lên tấm lòng khẩn thiết, than thở, buồn phiền của nhà tiên tri này.

Thưa Hội Thánh của Chúa Giê xu yêu dấu!
Quý vị và tôi đã có tấm lòng của nhà tiên tri Ha-ba-cúc khi ông đối diện với gánh nặng bằng việc khẩn thiết, kêu than, kêu thét, kêu cứu đến với Chúa chưa? Hay chúng ta cứ để mặc cho mọi sự, thấy gánh nặng, thấy nan đề, thấy nhu cầu của người khác chúng ta ngoảnh mặt, làm ngơ, vẻ mặt ơ thờ, tâm hồn hững hờ, rửng rưng, lạnh lành trước mọi nan đề.

Minh họa: Nhìn vào thực tại của Hội Thánh, chúng ta sẽ khám phá ra rằng: hiện tại chúng ta mạnh ai người ấy sống, chúng ta chưa có sự kết dính vào nhau, Hội thánh không phải là những chi thể tách rời nhau, Hội Thánh là một chi thể khắng khít với nhau.
Chúng ta không phải chỉ có ngồi lại với nhau hai giờ vào sáng Chúa nhật mà thôi, còn cả tuần chúng ta không thèm ngó ngàng gì đến nhau, chúng ta cần phải thăm hỏi nhau, giúp đỡ nhau, dìu dắt nhau, nâng đỡ nhau, cầu nguyện cho nhau nữa.


Trong một bản dịch Hiện Đại có dịch hai cụm từ trong câu 3: “ Đâu đâu cũng thấy tàn phá, cưỡng bức, giết người. Đâu đâu cũng thấy cãi vã, tranh chấp.”
Đâu đâu là ở đâu?
Bối cảnh mà phân đoạn Kinh Thánh này đang nói đến từ: đâu đâu không phải là đang nói đến giữa vòng dân ngoại đâu, mà thực ra sự việc này xảy ra ngay trong cộng đồng dân sự của Chúa.

Bối cảnh của đoạn Kinh Thánh này đang nói lên tình trạng thối lát, suy đồi, bại xuội, và bội đạo của dân sự Đức Chúa Trời.

Tại sao trong vòng dân sự của Đức Chúa Trời trong thời bấy giờ lại suy đồi, bại xuội như vậy? Trong câu số 4 trả lời cho chúng ta biết:
Có hai lý do khiến họ bị suy đồi đó là:
1. Luật không còn được tuân giữ nữa, hay luật pháp không còn được tôn trọng nữa.
2. Vì kẻ gian ác bủa vây người công bình.
Trước hết, luật pháp của Chúa không còn được tôn trọng nữa, không được họ tuân giữ nữa. Họ không còn tìm kiếm, tra cứu, hay vui thích trong Lời Chúa nữa. Quyển sách luật pháp không còn được đọc trên môi miệng họ quyển sách luật pháp không còn được họ suy gẫm ngày và đêm nữa.

Vào thời của thầy tế lễ Nê-hê-mi, và Ê-xơ-ra dân sự đã phải đứng suốt từ sáng đến chiều tối để nghe thầy tế lễ đọc Lời của Chúa, nhưng bây giờ học không muốn nghe nữa, bây giờ họ thích nghe những lời êm tai hơn là nghe những lời ngay thẳng từ Lời Chúa.

Lịch sử đã chứng minh: Khi nào dân sự của Đức Chúa Trời yêu thích Lời Chúa, tôn trọng Lời Chúa, giữ gìn Lời Chúa thì lúc bấy giờ tấm lòng của họ sẽ được phấn hưng.

Sự phấn hưng không đến từ bên ngoài, sự phấn hưng đến từ bên trong, khi Lẽ thật được khôi phục tình yêu của chúng ta cũng sẽ được khôi phục.

Trong thời các quan xét: Mọi người ai nấy đi theo ý mình, ai cũng tưởng mình phải và Kinh Thánh mô tả rằng: Thời các quan xét Lời Chúa lấy làm hiếm hoi.
Chính vì Chúa không phán, họ không còn được nghe Lời Chúa nữa cho nên họ đi theo ý của mình, họ tưởng ý mình là ý Chúa.

Minh họa: Ngày nay Kinh Thánh nhiều hơn bất cứ thời điểm nào khác, ngày trước cả nhóm mới có một quyển Kinh Thánh, bây giờ Kinh Thánh nhiều nhưng lời Chúa thì thật hiếm hoi. Lời Chúa chẳng được đọc đến, lời Chúa không được tôn trọng, không được tuân giữ. Ai cũng muốn hưởng phước và thấy phước nhưng không ai muốn giữ và làm theo Lời Chúa hết.

Ai cũng chỉ muốn ăn sữa thôi bằng những lời nói vuốt ve thay vì ăn những đồ ăn đặc, cứng, và rắn. Mãi mãi không lên bậc thành nhân được.
Chính vì, thiếu vắng Lời Chúa cho nên dân sự phóng tứ, dân sự lấy ý mình là phải, ai theo đường nấy.

Minh họa: Vào thời của Môi-se Chúa đại dụng Môi-se lãnh đạo dân sự ra khỏi Ai cập trở về Ca-na-an miền xứ đượm sữa và mật. Họ đã có dân, họ đã có của cải, họ đã có đất đai nhưng họ chưa có luật pháp. Chính vì thế, thông qua Môi-se Chúa đã ban cho họ bảng 10 điều răn và nhiều điều luật khác để chỉ dẫn họ cách sống đẹp lòng Chúa và yêu thương nhau trong cộng đồng.

Tình trạng sa sút, suy đồi của dân sự bị sa ngã là bởi vì họ khinh thường Lời của Chúa, Lời của Chúa không còn được tôn trọng nữa, họ cãi vã, tranh cạnh nhau vì họ không tôn trọng Lời Chúa nữa, họ đấu đá nhau, ghen ghét nhau vì họ không còn tuân giữ làm theo Lời Chúa nữa.

Chúng ta có thể nói rằng: Ở đây làm gì có tàn phá nhau, cưỡng bức, giết người? nhưng chúng ta nghe sứ đồ Giăng nói rằng: “Ai ghét anh em mình, là kẻ giết người;” (IGiăng 3:15)
Quả thật tình trạng đâu đâu cũng xảy ra trong Hội Thánh của Chúa là: “ Đâu đâu cũng thấy cãi vã, tranh chấp, cãi cọ.”

Hội Thánh đánh mất sự hiệp nhất, Hội thánh đánh mất sức mạnh, Hội Thánh bị ngưng lại không phát triển được là bởi vì giữa vòng dân sự của Chúa cãi vã, tranh chấp nhau, chia rẽ nhau.

Minh họa: Trong Phúc Âm Mác chương 9 câu 34 mô tả, trong khi thầy của họ đi bộ ngàn dặm, chịu khổ cực để giảng Tin Lành cho mọi người, chữa lành, đuổi quỷ, làm nhiều dấu kỳ phép lạ thì các môn đệ của Ngài ngồi lại với nhau để bàn xem ai là lớn nhất trong giữa vòng họ.

Đây chính là tình trạng chung của Hội Thánh ngày nay, họ thích đứng đầu mà không chịu làm gương, họ thích lãnh đạo mà không thích làm tôi tớ, họ thích chỉ dẫn thay vì học để đầu phục.
Vì lẽ đó mà sứ đồ Phao lô viết thơ cho người Cô-rinh-tô rằng: Thật, bởi trong anh em có sự ghen ghét và tranh cạnh, anh em há chẳng phải là tánh xác thịt ăn ở như người thế gian sao?” (ICo 3:3)
Thánh đồ Gia-cơ thì viết: “ Vì ở đâu có những điều ghen tương tranh cạnh ấy, thì ở đó có sự lộn lạo và đủ mọi thứ ác.” ( Gia 3:16  )

Anh chị em ơi!
Anh chị em và tôi cần phải có gánh nặng giống như Ha-ba-cúc đã có, chúng ta cần phải buồn rầu, đau đớn, và than khóc cho tình trạng suy đồi của Hội Thánh, sự chia rẽ gây phá hại Hội Thánh, sự bất vâng phục nhau nó tàn phá Hội Thánh.

Hãy tỉnh thức nhìn lại xem chính mình xem tình trạng của mình đang ở chỗ nào của Lời Chúa.
Chúng ta có vẻ như chưa than khóc, chưa đau đớn đủ, chưa khóc lóc đủ phải không?
Chúng ta sẽ làm gì đối với tình trạng cãi vã, tranh chấp, chúng ta phải làm như nhà tiên tri của Chúa đã làm: kêu than, kêu thét, kêu cứu mãi trước mặt Đức Chúa Trời.

Hai môn đồ trên đường Em-ma-út cũng cãi vã với nhau, Chúa Giê xu cũng hiện ra và giải hòa cho họ bằng Lời của Chúa.
Xin Chúa cho Hội Thánh sống bao phủ nhau bằng tình yêu của Chúa, xin Chúa khiến chúng ta hiệp lại ngàn người như một để Hội Thánh có sức mạnh mọi bề thắng hơn kẻ thù.

Và cũng xin Chúa thức tỉnh chúng ta kẻo chúng ta sống dễ dãi, phóng túng trong tội lỗi mà không còn cảm biết đau đớn, cáo trách, lên án nữa.

II. TÍN THÁC VÀO QUYỀN TỂ TRỊ CỦA CHÚA ( CÂU 5-10)
Không gì thất vọng hơn, không gì chán trường hơn, nếu chúng ta ở trong hoàn cảnh của tiên tri Ha-ba-cúc chúng ta mới cảm nhận được nỗi thất vọng nặng nề.
Ông chứng kiến cảnh bạo ngược, tranh cạnh, cãi cọ, và ông đã cư xử, ứng phó với nan đề đó rất đúng đắn bằng cách đó là kêu than, khẩn thiết, kêu thét, kêu cứu mãi tỏ ra sự bền bỉ trước Chúa.

Nhưng Chúa lại không trả lời cho ông bằng câu giải đáp tích cực nhưng thậm chí còn tệ hại hơn trước rất nhiều.

Ngài sẽ khiến người Canh-đê dấy lên cách dữ tợn, hung hăng, nó chuyên đi cướp phá, cướp bóc những điều không thuộc về mình. Nó nhanh nhẹn hơn con bao, hung tợn hơn muông sói ban đêm.

Ha-ba-cúc đã cầu nguyện để cho Chúa tiêu diệt kẻ thù, để dân Chúa được đắc thắng thì Chúa lại dấy lên kẻ thù hung hăng hơn, dữ tợn hơn.

Khi tác giả cầu nguyện để xã hội có sự công bằng thì lại có sự bao ngược, và kẻ công bình bị ức hiếp, công lý bị bẻ cong.

Vậy điều đó là nghĩa làm sao?

Có phải Ngài không nghe lời cầu nguyện của tiên tri Ha-ba-cúc không?

Minh họa: Trong sách Xuất-ê-díp-tô-ký 14:17 Chúa bảo Ngài sẽ làm cho lòng vua Pha-ra-ôn cùng toàn thể dân Ai-cập ra chai đá. Tại sao Chúa muốn cứu dân của Ngài ra khỏi Ai-cập thì Ngài phải làm cho lòng vua Pha-ra-ôn và dân Ai-cập ra mềm lại chứ, cảm động vua Ai-cập và dân Ai-cập để tha cho dân Chúa đi chứ.

Ngược lại, đây Chúa lại làm cho lòng người Ai-cập ra chai đá.

Ngày xưa, người ta dùng cái cảnh diễn tả này để đề cao quyền năng của Đức Chúa Trời, đề cao quyền tể trị của Đức Chúa Trời trên mọi loài xác thịt. Để nhấn mạn rằng Đức Chúa Trời là Đấng làm chủ mọi sự, đến nỗi chính Ngài làm cho người ta ra chai đá, và ở trong Ha-ba-cúc chính Ngài đã dấy người ta hung tợn hơn muông sói nữa.

Dù cho dân Canh-đê có hung tợn đến đâu thì cũng không thể nào vượt ra khỏi quyền năng của Đức Chúa Trời được, dù cho dân Canh-đê có nổi lên cướp phá dân của Ngài thì Ngài vẫn cầm quyền tể trị trên mọi sự.

Ngài luôn luôn làm chủ lịch sử, Chúa có thể dùng những biến cố mà từ góc độ tự nhiên mà ta chỉ thấy là thiệt thòi, là đau khổ cho mình. Nhưng Chúa dùng chính những biến cố ấy để thanh luyện chúng ta, thanh luyện Hội Thánh, thanh luyện dân của Chúa.

Minh họa: Chúa cho phép những người vào tù để chịu đau khổ, nhưng chính thời gian đó lại là ân điển Chúa ban cho họ, họ đã gặp Chúa trong tù, định hướng lại trong tù. Nhà tù giúp thanh lọc đức tin của chúng ta tinh tuyền hơn.
Chính Đức Chúa Trời là Chúa của lịch sử Ngài có thể dùng những biến cố đau thương nhất để đem chúng ta trở về với Ngài, và để thanh lọc đức tin của chúng ta tinh tuyền hơn.

Mỗi lần dân tộc của Chúa lầm đường lạc lối, là Chúa lại dấy lên những dân ngoại bang mạnh sức, cướp phá, và bắt họ làm nô lệ, trong cơn nô lệ, cùng quẫn đó họ kêu cầu cùng Chúa và Chúa giải cứu họ. Chúa sẽ dùng những biến cố mà theo góc độ tự nhiên chúng ta khó chấp nhận để thanh luyện đức tin của chúng ta.
Cho nên, nếu chúng ta nghĩ theo chiều hướng này thì thay vì tuyệt vọng thì chúng ta thấy rất tích cực,

Nếu Ngài không cho phép họ dấy lên thì họ không làm gì được, dù cho Sa-tan có mạnh sức đến mấy thì cũng không thể sánh được với quyền năng của Đức Chúa Trời, Ngài cho phép nó đụng vào Gióp thì nó mới đụng được. Quyền tể trị và quyền năng của Chúa vượt trên mọi quyền bính của loài người.

Minh họa: Có những lúc chúng ta cầu nguyện Chúa tiêu diệt kẻ ác thì kẻ ác nó lại được bình an, nhưng mà chắc chắn sẽ đến kỳ Chúa thăm phạt kẻ ác. Nhưng kỳ thăm phạt của Ngài sẽ không phụ thuộc vào sự suy nghĩ của chúng ta.

Trong hoàn cảnh của tiên tri Ha-ba-cúc chúng ta thiết tưởng Chúa quên chúng ta, Ngài không nghe lời kêu van của chúng ta nữa, Ngài bỏ chúng ta rồi, nhưng hãy nhớ Đức Chúa Trời vẫn đang cai trị, Ngài sẽ phán xét kẻ ác theo ngày giờ Ngài đã định.

Tại sao kẻ ác được thành công và hưng thịnh đó là tác giả trong sách Thi-thiên đã hỏi.




Related link

Latest Features

Weather

April - 2025
SMTWTFS
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
27282930   
       

Facebook comments