Gia Dinh Gieo Giong

PHƯƠNG PHÁP SOẠN BÀI DẠY THÁNH KINH


PHƯƠNG PHÁP SOẠN BÀI DẠY THÁNH KINH
Giới thiệu:
Một trong những lý do làm sao mà Hội Thánh của chúng ta không phát triển là vì chúng ta chưa trang bị đủ Lời của Chúa cho thế nhân. Một số các tà giáo và dị giáo đã phát triển nhanh, mỗi năm chúng ta giáo hội cải chánh mất đi con số 20% tín hữu và họ đã rơi vào quỹ đạo của những dị giáo và tà giáo.

Dị giáo là bất cứ niềm tin hay lý thuyết nào không đúng với niềm tin chuẩn mực.

Từ buổi đầu của Cơ Đốc giáo, Hội Thánh đã bị tấn công bởi những lời giảng dạy sai lầm, gọi là dị giáo (cũng gọi là lạc thuyết hay lạc giáo).

Kinh Thánh đã cho chúng ta biết trước rằng điều này sẽ xảy ra. Thánh Phaolô viết cho Timôthê, môn đệ của ông: “Thật vậy, sẽ đến thời người ta không còn chịu nghe giáo lý lành mạnh, nhưng theo những dục vọng của mình mà kiếm hết thầy này đến thầy nọ, bởi ngứa tai muốn nghe. Họ sẽ ngoảnh tai đi không nghe chân lý, nhưng hướng về những chuyện hoang đường” (2Tm 4,3-4).

Một trong những lý cớ mà một số các tín hữu của chúng ta dễ dàng ngã quỵ sau một thời gian tin Chúa là vì: Chúng ta không kịp thời trang bị cho họ về đức tin.
Nếu quý vị hỏi rằng: Ai? Ai là người chịu trách nhiệm cho những tín hữu hay tân tín hữu về niềm tin. Quý vị nói thử ai.

Một bài giảng khác với một bài dạy vì chúng tôi chỉ nói một hai vấn đề có ý tổng quát. Muốn sâu nhiệm về Lời của Chúa không thể chỉ có một bài giảng. Mà nhiệm vụ để con dân Chúa sâu nhiệm Lời của Chúa phải là xuất phát từ những lớp học Kinh Thánh.

Một người đứng nên dạy một lớp Thánh Kinh dạy cho một số người ngồi nghe, lúc đó người đó đang mang một sứ mạng trọng đại. Lớp học Kinh Thánh dưới dạng thức nào, ở đâu, trong thời điểm nào vẫn đóng vai trò quan trọng.
Và nó là hành trang để dẫn mọi tín hữu tăng trưởng và theo họ suốt đời.
Nếu một lớp học Thánh Kinh quan trọng như vậy thì ai là người giúp các học viên đạt đến kết quả mỹ mãn.

Đó là người giáo viên Thánh Kinh nghĩa là người dạy.

Có nhiều người dạy rất tốt, giúp cho người học cứ thêm lên, bên cạnh đó chúng ta còn một nổ hổng to lớn khi chúng ta chưa ý thức đủ công việc của một người giáo viên Thánh Kinh.
Có nhiều người có tấm lòng muốn dạy Thánh Kinh nhưng họ chưa được huấn luyện cho nên họ thiếu đi kỹ thuật và khả năng.

Nhiều người cứ lầm tưởng rằng: Dạy mấy đứa nhỏ thì ai dạy cũng được, điều đó không đúng.
Minh họa: Từ 17 người thì 6 tháng sau còn có ba người. Cái quan trọng và thất bại ở đây là: Cậu thanh niên này đã không dạy Lời Chúa cho các em, mà chỉ giữ trật tự các em, và giúp các em chơi trò chơi mà thôi.


I.                   Điều kiện để trở thành người giáo viên Thánh Kinh
Dạy và giảng có những điểm giống nhau và khác nhau. Giảng hay dạy nó là một kỹ thuật và nghệ thuật.
Kỹ thuật là cái gì mình học mình mới biết…
Nghệ thuật là sau khi mình đã biết cái cách đấy rồi, kỹ thuật là phương pháp.
1.     Được cứu và tái sanh
Đừng bao giờ trao một lớp học Thánh Kinh cho một người chưa được cứu và chưa được tái sanh. Dầu người đó có học thức và phương pháp sư phạm đầy mình. Kinh nghiệm bao nhiêu năm ở các trường học nổi danh.
Họ có điều kiện sư phạm nhưng họ chưa có điều kiện đủ để trở thành một giáo viên Thánh Kinh.

Trước mặt Chúa và trọng trách trước Hội Thánh thì không thể giao cái lớp học Thánh Kinh cho một người chưa được cứu và chưa được tái sanh.

Một người được tái sanh là một người kinh nghiệm được cuộc đời thay đổi với Chúa.
Người dạy hay người nhà giáo là một mô hình, mô hình về cả trí thức và mô hình cả về đạo đức nữa.

Nếu một người chỉ có kiến thức ở ngoài mà đem vào dạy lớp học Thánh Kinh thì họ chỉ có nói chuyện ngoài Chúa không thôi.
Mà Thánh kinh họ chẳng có gì hết, thần học họ chẳng biết gì hết, đời sống của họ chưa được thay đổi. Thì làm sao họ có thể trở thành mô hình đối với người đang ngồi trước mặt họ đây.
Hãy nhớ lại Phi-e-rơ nói: Làm vui lòng Đức Chúa Trời còn hơn là đẹp lòng người ta.

Việc dạy Lời của Chúa là một sứ mạng, sứ mạng đó phải được trao gởi cho người được tái sanh và kinh nghiệm với Chúa.

2.     Sau khi người đó được tái sanh rồi thì người đó phải có một tấm lòng yêu mến Chúa.
Muốn đo lường mức yêu mến Chúa của họ, chúng ta phải xem xem họ có đọc Kinh Thánh không? Học và suy gẫm Lời Chúa mỗi ngày không? Họ có cầu nguyện và làm theo Lời Chúa hay không.

Có ham thích học Lời Chúa, có ham thích nghe giảng Lời của Chúa không? Có người thì muốn dạy nhưng mà không muốn học, có người thì không bao giờ ngồi chịu học với ai.
Thì người đó chưa có hội đủ được điều kiện để trở thành một giáo viên dạy Thánh Kinh.

Vì nếu người dạy Thánh Kinh mà không hiểu Thánh kinh thì sẽ hiểu sai Thánh kinh và nếu dạy sai Thánh Kinh thì cả lớp học sẽ sai lạc. và mãi mãi không có gì xóa mờ đi được cái sai của họ.

Minh họa: Người dạy ở Hải Dương đọc chữ L và N sai cho lên cả đám học trò cùng sai, phát âm sai thì rất khó sửa.

Phải trọn lựa xứng đáng, để chúng ta trao gởi niềm tin.
Người đó cũng phải lưu trữ các bài giảng và ghi chú bài giảng.
Đi nhà thờ: Một quyển Thánh Kinh, một quyển Thánh ca, một quyển tập ghi bài giảng.
Mỗi bài giảng đều phải ghi chép: Đề mục, Kinh Thánh,
Ghi như vậy rất tốt, vì nó không buồn ngủ, viết sẽ nhớ lâu. Cái lợi tiếp theo là tập cho lỗ tai nghe chuẩn và tập cho trí nhớ.

Hãy lưu trữ bài giảng, bài dạy dù có ơn hay không có ơn.
Bắt đầu ghi những bài giảng, bắt đầu ghi câu chuyện, ghi Lời Chúa không bao giờ lỗ. Dù chỉ một lời nói rất bình thường. Chúng ta hãy học với nhau. Đừng nghĩ rằng: Người đó không có gì hơn ta cho nên ta không cần ghi.
Hãy khiêm nhường.

Bắt đầu từ một giáo viên quê mùa, không tên tuổi, quê mùa.

Chính những ông mục sư đơn sơ, chất phác trang bị cho chúng ta nhiều hơn là ông tiến sĩ.

3.     Phải chịu tra cứu.
Phải tra cứu mới giỏi, không có một người nào dám nói rằng: Hiểu hết được Thánh Kinh, giảng hết được Thánh Kinh.
Có những người VN, am tường Lời của Chúa, nhìn và giải nghĩa Thánh Kinh qua văn chương, văn hóa, phong tục của VN.
Ước mong, có nhiều người ngồi đây trở thành những người giảng dạy tuyệt vời.

Các sách chú giải, các văn phẩm Cơ Đốc rất nhiều, chúng ta phải chịu khó đọc, học, nghiên cứu, ghi chú.
Các sách bồi linh cũng rất phong phú chúng ta cũng cần đọc.
Chính những ngày đầu tôi tin Chúa tôi đã đọc rất nhiều sách Bồi linh. Tôi xin thưa là tôi đã cho đi hàng chục bao sách bồi linh, và ngày xưa tôi đọc và tôi còn ghi vào băng cát sét để nghe lại.

Phao lô khuyên ti-mô-thê và tít là hãy chăm chỉ đọc sách



1 comments for "PHƯƠNG PHÁP SOẠN BÀI DẠY THÁNH KINH"

1
Gia Dinh Gieo Giong
November 28, 2015 at 10:15 AM [Reply]
Ha-lê-lu-gia!

Related link

Latest Features

Weather

April - 2025
SMTWTFS
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
27282930   
       

Facebook comments