CÁCH SOẠN BÀI GIẢNG
CHƯƠNG I
Mỗi người có cách soạn bài giảng khác nhau, không ai giống ai cả. Và đặc biệt là không có một quy ước cố định dưới hình thức nầy hay hình thức khác. Mỗi vị Mục sư hoặc truyền đạo khi soạn bài giảng phải hoàn toàn theo phương pháp riêng của mình, và từng hồi từng lúc phải thay đổi phương thức căn bản theo mục đích và tài liệu mình thâu thập được.
Tuy nhiê, giữa những sự linh động thường xuyên ấy chúng ta phải đặt một qui-luật cố định không hề thay đổi, ấy là: “ Bắt đầu tiếp tục và sau cùng đều phải cầu nguyện.” Trước khi đặt bút viết một lời nào, chúng ta phải cần ngửa trông Đức Chúa Trời Đấng biết mọi nhu-cầu của lòng người.
Với tinh thần cao quý ấy, vị Mục sư có thể vừa làm việc vừa tạo cho mình một thói quen “ thức canh chờ đợi.” Khởi điểm việc soạn bài giảng cho Hội Thánh, sớm muộn chắc chắn các bạn sẽ được nhận thấy qua chiều hướng ấy.
Những định kiến về một “ hệ thống” khuôn mẫu phải được hủy bỏ. Không một vị Mục-sư nào có thể nhờ một giáo sư hoặc một sách chỉ nam mà học biết cách soạn bài giảng cho hội-chúng, vì công tác ấy không thể gói ghém trong một phạm trù nhất định.
Người ngoài cuộc không thể biết hội-chúng cần nghe những gì và cũng không thể kể cho người đang ngồi trong văn phòng để soạn bài giảng phải bắt đầu ra sau? Công việc đó tùy thuộc nơi nhà truyền đạo và Chúa của người ấy. Tuy nhiên, dưới đây là một vài khiến nghị với mục đích mong có thể giúp cho những nhà truyền đạo thanh niên nhận biết hướng đi.
NHỮNG Ý TƯỞNG CĂN BẢN CỦA BÀI GIẢNG
1. – Động lực thúc đẩy nhà truyền đạo soạn một bài giảng có thể đến với ông đang khi ở ngoài văn phòng.
Tự nhiên bài giảng đến với ông trong khi ông đi thăm viếng tín-hữu hoặc lúc đi thăm bệnh nhân ở bệnh viện. Dầu không ai thổ lộ tâm sự những bí ẩn của linh hồn nào với mình, nhưng trong bài giảng đó dường như đâm thấu vào tận bên trong tấm lòng của người nghe.
Minh họa: Khi nghe tình hình chiến tranh và giặc giã xảy ra, nước lọ nghịch cùng nước kia, có gươm đao và đói kém, bệnh dịch hành hành. Lúc đó người truyền đạo của Đức Chúa Trời phải công bố một bài giảng: “ Quyền tể trị của Đức Chúa Trời ngày nay.”
Ý tưởng căn bản của bài giảng có thể phát xuất trong khi tiếp xúc với một tín hữu đang làm việc. Mỗi khi đi trên đường tôi thường suy gẫm về Lời của Chúa và lắng nghe tiếng nói của Đức Thánh Linh, chính giây phút ấy Đức Thánh Linh sẽ phán nhỏ nhẹ với mình ý muốn của Ngài muốn chúng ta giảng cái gì và sau đó tôi dừng lại và ghi lại ý tưởng đó.
Có những lúc chúng ta chằn trọc không sao ngủ được vì Thánh Linh dẫn chúng ta vào một ý tưởng sống động nào đó tràn ngập niềm vui trong tâm hồn. Lúc đó chúng ta phải bật dậy khỏi giường của mình để nhanh chóng ghi lại ý tưởng đó. Chính những điều đó xây dựng bài giảng cách rất mạnh mẽ.
Ông Spurgeon cũng tạo được thói quen tìm thấy ý tưởng căn bản cho các bài giảng khi ông dạo chơi tại bài biển. Một ngày kia ông đã nhìn thấy những chiếc tàu trương buồm ra khơi, tức khắc ông đã soạn một bài giảng nhan đề: “ Những chuyến tàu đi” Bất cứ lúc nào trong khi ông đáp phà qua sông hoặc đi dạo trong nông trại trên vùng cao nguyên hoặc ở thượng lưu sông hồng, chúng ta đều có thể lượm lặt được những ý tưởng mới cho những đề tài mới sôi động và thích hợp.
2. – Động lực cấu kết một bài giảng có thể xuất phát đang khi nhà truyền đạo làm việc trong văn phòng.
Ý tưởng của một bài giảng có thể được tìm thấy lúc ông đọc một quyển nào đó trong toàn bộ Kinh-thánh.
Minh họa: Ngày kia tôi đang đọc sách Ti-mô-thê thư thứ nhất của sứ đồ Phao-lô gửi cho người con thuộc linh của mình là Ti-mô-thê. Khi tôi đọc đến đoạn 3: Ông Phao-lô nói với Ti-mô-thê rằng: Ta đã đánh trận tốt lành, đã giữ được đức tin, hiện nay mão triều thiên vinh hiển đã dành sẵn cho ta”. Tự nhiên Thánh Linh cho tôi có một cái nhìn thoáng qua về cuộc đời của một con người. Và sau đó, Chúa đã cho tôi soạn một loạt bài giảng có nhan đề: Kết thúc và để lại di sản.
Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, chúng ta muốn kết thúc như thế nào? Về cuối đời chúng ta có nói được như Phao-lô không? Ta đã đánh trận tốt lành. Phao-lô mô tả đời sống của Cơ Đốc nhân là một cuộc chiến, và chúng ta là những chiến binh, lính giỏi của Chúa Jêsus Christ. Trên hành trình theo Chúa có biết bao khó khăn, thập giá, đau đớn, bắt bớ, bách hại, dèm chê. Chúa Jêsus phán: Ai tin Ngài là đang đi trên con đường hẹp, nhưng con đường đó dẫn đến sự sống, con đường đó có Chúa cùng đi.
Khi đến giây phút cuối cùng của đời sống Cơ Đốc chúng ta có ngẩng cao đầu để mà nói rằng: tôi đã chiến thắng, tôi đã chạy xong, tôi đã giật giải về sự sống đời đời hay không?
Rồi khi chúng ta kết thúc một đời người trong đắc thắng vinh quang thôi chưa đủ mà còn phải để lại một di sản nào đó cho con cái, bạn bè, Hội Thánh nữa.
Thường cha mẹ, ông bà để lại những gia nghiệp, tài sản, của cải cho con cháu nhưng sứ đồ Phao-lô để lại một di sản đức tin, một con người đầy đức tin cho Hội Thánh tại đảo Cơ-rết.
Ông đã để lại một học trò tin kính Đức Chúa Trời và hết lòng phục vụ Ngài.
Khi Chúa Jêsus Ngài về trời Ngài không để lại bất cứ một tài sản nào cho các môn-đệ của mình, ngay cả gia đình của Ngài cũng không thừa hưởng được bất kỳ tài sản của cải quý giá nào cả. Ngài đã để lại cho thế giới này vẻn vẹn có 11 môn-đệ trung tín.
Nhưng họ là những môn-đệ tín trung, và hy sinh liều mình, sẵn sàng chết vì đức tin, chết vì Nước Đức Chúa Trời.
Thế giới đã thay đổi, Tin-lành đã được rao báo khắp đầu cùng đất từ 11 con người nhỏ bé ấy. Các Hội Thánh tại đảo Cơ-rết đã có biết bao cuộc đời đã được đổi thay qua chức vụ của Ti-mô-thê.
Tiên tri Ê-li đã để lại cho đất nước của mình một học trò vĩ đại đó là Ê-li-sê.
Như vậy, cuộc đời của mỗi chúng ta rồi cũng sẽ phải đi đến chỗ mà kết thúc cuộc đời của mình. Nhưng kết thúc đắc thắng hay thất bại. Nếu hôm nay, quý vị và tôi kết thúc quý vị sẽ đi về đâu? Và liệu hôm nay chúng ta chấm dứt cuộc đời này thì chúng ta có biết chắc mình có sự sống đời đời hay không? Chúng ta sẽ đi về đâu?
Và bài học thứ hai là: Chẳng di sản nào quý giá cho bằng di sản đức tin, và mọi tài sản rồi cũng sẽ hết và bị bỏ lại hoặc quên lãng. Nhưng nếu chúng ta truyền thụ đức tin cho người khác, và gương đức tin của chúng ta để lại cho người khác đó chính là di sản quý giá nhất của người tin Chúa.
Minh họa: Có nhiều người đã phục vụ, dọn dẹp nhà thờ, mở cửa, lau bàn ghế nhà thờ từ lúc còn thanh xuân trung tín cho đến khi về già và về gặp Chúa thì mọi người đều nhắc đến tấm gương phục vụ và đức tin của người ấy.
Như vậy, bài giảng được kết cấu từ chỗ chúng ta tìm kiếm Lời Chúa, đọc Lời Chúa, nó có thể đến từ ngoài văn phòng hoặc ở trong văn phòng, miễn một điều chúng ta luôn luôn phải ngửa trông nơi Chúa.
Minh họa:
Tác giả của bài thánh ca Khi Xem Muôn Vật (1859-1940), được viết bởi Carl Boberg. Carl Boberg là một nhà thơ, nhà văn, là thượng nghị sĩ và cũng là một mục sư người Thụy Điển.
Mục sư Carl Boberg kể lại rằng ông đã sáng tác bài thánh ca Khi Xem Muôn Vật vào năm 1885. Vào một chiều Chúa Nhật, sau lễ thờ phượng, Mục sư Carl Boberg cùng vài người thân rời nhà thờ đang trên đường trở về nhà. Nắng chiều tại Thụy Điển, nơi gần cực bắc của trái đất, có những nét đẹp lung linh, kỳ ảo. Nắng ấm của mùa xuân làm chim hót khắp nơi. Thình lình có một cơn giông nổi lên; sấm vang rền, chớp lấp lánh, sấm sét trên khắp tầng mây. Gió thổi mạnh trên thảo nguyên khiến đồng cỏ và những cánh đồng lúa mì xao động như mặt biển đầy sóng. Mọi người vội vàng tìm chỗ trú ẩn, lánh cơn giông. Không bao lâu sau đó mưa kéo đến đem lại sự tươi mát. Một chặp sau, cơn bão qua đi, một cầu vồng xuất hiện trên bầu trời.
3. – Ý tưởng căn bản của một bài giảng cũng có thể phát xuất từ trong cảm nghĩ của nhà truyền đạo.
Thường các Mục-sư có nhiều sổ tay ghi chép lại những ý tưởng, đặc biệt là sổ tay ghi chép những bài giảng, khi chúng ta đi nhà thờ, đến Hội-thánh chúng ta nên có một quyển sổ để ghi chép lại những ý chính trong bài giảng làm như vậy chúng ta vừa nhớ lâu và vừa làm tài liệu cho soạn bài giảng sau này.
Giá trị của bài giảng giảng tùy thuộc nơi số tuần lễ, số tháng và số năm. Nó cần phải nẩy nở đầy trọn trong lòng người truyền đạo. Khi chúng ta có ý tưởng thì gì ra sau đó chúng ta nghiền ngẫm. Một bài giảng càng được nghiền ngẫm, càng lâu chừng nào thì càng tốt chừng nấy.
4. – Ý tưởng căn bản của bài giảng cũng có thể phát xuất từ năm Cơ-đốc.
Chúng ta phải luôn có tinh thần sẵn sàng, và phải làm việc có kế hoạch rõ ràng.
Minh họa: Chúa nhật này giảng xong rồi thì ngay thứ hai phải có thiên hướng soạn bài rồi, đừng để nước đến chân rồi mới nhảy. Phải soạn trước đi, phải tìm kiếm, thâu thập tài liệu ngay khi mình vừa kết thúc bài giảng sáng nay.
Có những người lên kế hoạch một loạt các chủ đề của năm nay để giảng cho sang năm. Bất cứ lúc nào cũng sẵn sàng.
XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU CỦA BÀI GIẢNG
Dầu khởi đầu cho một bài giảng của mình thể nào đi nữa thì cũng cần phải có mục tiêu.
Charles E. Jefferson đã nói: “ Người không có mục đích thì ít khi đi đến nơi đến chốn. Nghe xong một bài giảng không rõ ràng, tín hữu thường hay lúng túng, chẳng biết mình phải làm gì.”
Minh họa: Có một người truyền đạo mới ra trường, anh ta soạn bài rất kỹ, rất hay, rất trau chuốt. Và khi giảng xong cho Hội Thánh, lúc ra về anh hỏi một bà tín hữu. Hôm nay, bà nghe bài giảng bà có hiểu không? Bà ấy nói, đến thầy giảng mà thầy còn không hiểu thì làm sao tôi hiểu được. Vì anh này mới tốt nghiệp trường Thần-học về cho nên dùng những lời nói hoa mỹ, cao siêu vả lại anh đọc từ đầu tới cuối mà không rõ mục đích là gì cả.
Chính vì thế, mà chúng ta cần phải ngồi lại để mà viết ra mục đích mà mình muốn nói và theo dõi những lời viết ra đó suốt cả tuần lễ trước khi giảng.
Minh họa: Người bắn bia chỉ nhắm vào hồng tâm, mà không nhắm vào nơi khác thể nào, thì nhà truyền đạo cũng phải có trước mắt một mục tiêu minh bạch mà mình cần đạt tới thể ấy.
Người truyền đạo phải nhắm vào vinh quang của Đức Chúa Trời, chớ chẳng phải trình bày một cách mơ hồ, quá ư tổng quát, chung chung; Giảng lên không phải là cho cả thế giới nghe mà là cho chính những người đang hiện diện trước mặt mình.
Như vây, thính giả chính là nồng cốt trong ý niệm giảng dạy, và chúng ta không thể quyết định mình phải giảng tỉ mỉ như thế nào trước khi biết mình sẽ giảng cho ai nghe.”
Minh họa: Giảng cho người tin Chúa hay giảng cho người chưa tin Chúa. Giảng cho doanh nhân hay giảng cho nông dân, giảng cho người nghèo hay giảng cho người giàu. Phải nhắm đến đối tượng thính giả để đưa ra mục tiêu.
Nếu giảng về sự tha tội, thì ông nên mong ước tất cả những thính giả đang ngồi trên những hàng ghế kia sẽ giải quyết chính tội lỗi của mình ngay lập tức.
Khi giảng về sự tha lỗi cho kẻ khác chấm dứt, thính giả cần phải có thái độ quyết định ngay, là sẽ nhờ ân điển của Đức Chúa Trời mà tha thứ cho những ai đã hãm hại mình.
Nếu có mục tiêu và đặt ra mục tiêu cho mỗi bài giảng thì mình sẽ không bị lạc hướng, hoặc lạc đề. Chính những mục tiêu giữ mình theo sát mỗi phần của bài giảng. Dù mục đích có trước hay đến sau thì mục đích phải chi phối mọi việc tiếp theo sau.
Mục đích sẽ hướng dẫn nhà truyền đạo thâp thập tài liệu, và giữa những tài liệu thâu thập được phải quyết định giữ lấy tài liệu nào.
Có những tài liệu tìm thấy trong một khúc Kinh-thánh, nhưng cũng có những tài liệu được tìm thấy ở những nơi khác. Mỗi người, mỗi tài liệu khác nhau.
CHƯƠNG II
NGHỆ THUẬT ĐẶT LỜI TIỂU DẪN
Ngày xưa, nhà truyền đạo lỗi lạc nhứt thường mở đầu một cách chậm rãi, từ yếu đến mạnh. Nhưng hiện tại ngày nay, có đôi điểm khác hơn, ông Mục-sư cần được hội chúng chú ý ngay từ lúc đầu, và phải cầm giữ sự chú ý cho đến khi chấm dứt.
Trong lời tiểu dẫn, người truyền đạo phải hết sức thận trọng trong khi viết soạn để tránh khỏi nhạt nhẽo. Một lời tiểu dẫn đẹp có ảnh hưởng rất tốt cho toàn bài giảng.
Theo nhà hùng biện Cicéron, thì muốn soạn bài diễn thuyết hấp dẫn, trước hết phải “ gây hào hứng, nắm chắc thiện-cảm và dự bị dẫn-dắt.”
Những điểm đó, nhà truyền đạo phải cố gắng làm xong trong mấy phút đầu, có lẽ chỉ trong một hoặc hai phút thôi. Nếu thành công ông sẽ làm cho hết thảy thính giả chú ý đến Chân-lý hoặc nhiệm vụ mà mình sắp giảng luận.
Đồng thời lời tiểu dẫn nhà truyền đạo cũng phải mô tả rõ-rệt con đường mình muốn dẫn dắt thình giả đi qua. Không phải nói nhiều, chắc hẳn các bạn đều đồng ý rằng đây là một công tác hết sức quan trọng, nhứt là đối với thì giờ giảng sau đó!
Tuy nhiên, thành-thật mà nhận thì hiện có nhiều ông truyền đạo dường như bỏ qua công việc quan trọng này. Đó là một khuyết điểm phải cấp thời bổ-túc.
Vì nhiệm vụ của nhà truyền đạo là phải cố gắng làm thế nào mở đầu bài giảng của mình một cách hào hứng để thu hút thính quan của người nghe với tất cả thiện cảm.
Để gây được sự hào hứng trong lời tiểu dẫn của một bài giảng thì chúng ta có thể dựa vào những điểm sau đây:
1. – Lời tiểu dẫn này có gợi hào hứng mà không làm sửng sốt.
Công việc trước tiên của nhà truyền đạo trong khi giảng là phải bước vào “ thành trì của linh hồn người ta”, rồi sau đó mới có thể đến những công việc khác.
Ông phải qua cánh cổng này, rồi đến những cánh cổng khac, phải bước vào một cách mau-lẹ nhanh chóng. Bằng trái lại ông sẽ chẳng vào được đâu cả.
Làm thế nào vượt qua bức tường thành kiên cố ấy để tiếp xúc với thình giả?” – Không có cách nào hữu hiệu hơn là gây cho họ hào hứng!
Chữ “ hào hứng” tượng trung cho điểm mà ông truyền-đạo và thính giả gặp gỡ nhau. Nếu ông Mục-sư hay truyền-đạo biết cách khởi đầu bài giảng, thì những người đang ngồi trên ghế nhà thờ sẽ lắng tai nghe, dù nghe một cách tọc mạch đi nữa.
Nhưng xin nhớ, gợi hào hứng chớ không phải làm cho sửng sốt. Một lời tiểu dẫn “ giựt gân” gây những sự mong đợi, mà phần sau của bài giảng không làm thỏa mãn nổi.
Minh họa: Không nên lót đá hoa cương trên đầu đường để rồi cuối cùng chỉ toàn là đất đỏ! Bất cứ một nhà truyền-đạo nào thấu-hiểu tấm lòng hội-chúng đều bắt đầu giảng dạy một cách thận trọng.
Theo lời thánh Augustin, thì lời mở đầu bài giảng cần phải ôn hòa ngay cả trong tinh thần lẫn mức độ hoạt động.
Về một phương diện khác, cũng không nên quá lạt lẽo. Nếu có người thích gây “ sóng gió” từ đầu bài giảng làm cho thính giả sửng sốt, thì lại có người hướng đi một cách buồn tẻ. Cả hai đều không thích hợp.
Muốn cho đường lối của mình khỏi bị lệch lạc, chúng ta phải gây hào hứng một cách thận trọng.
2. – Lời tiểu dẫn có ngắn nhưng không trục-trặc.
Bài giảng ngày nay chẳng dài như thời Thanh-giáo và lời tiểu dẫn cũng ngắn hơn. Nếu phần mở đầu có vẻ dài dòng, thì thính giả sẽ bực tức và đôi khi càu nhàu: “ Tại sao ông truyền-đạo không tâm lý chi hết?”
Một lời tiểu dẫn trục trặc có hại hơn là có lợi. Nhứt là khi người giảng cho người lạ, nhà truyền-đạo khôn ngoan nên để thì giờ làm quen, và có lẽ phải thắng một sự khó khăn nào đó.
Trong trường hợp này, ông không nên bắt đầu bài giảng trước khi thính giả sẵn sàng theo dõi.
Tuy nhiên, trong chi hội mình, ông Mục-sư không cần phải khó nhọc quá như vậy đối với các thính giả đã quý mến mình như là thủ lãnh và là bạn hữu của họ.
3. – Lời tiểu dẫn có thích hợp nhưng không tầm thường.
Thích hợp với cơ hội, với người giảng và với bài giảng. Khi nói mấy lời trước khi ban tiệc thánh, ông Mục-sư không nên khởi sự như khi giảng về hôn nhân. Khi soạn bài giảng về tiệc thánh cũng như lễ hôn nhân. Ông phải tự đặt mình vào thính giả và tìm hiểu cảm giác của thình giả. Muốn được như vậy ông nên tập thói quen soạn lời tiểu dẫn sau khi thấy rõ thân bài giảng.
Tuy nhiên, nếu không thận trọng thì những lời tiểu dẫn mà ông cho là thích hợp sẽ trở nên tầm thường và ngay từ đầu thiện cảm lúc ban đầu có cơ bị mất.
Minh họa: Beecher đã thuật lại rằng: “ Khi ông đứng dậy nói về một câu gốc hoặc một phân đoạn Kinh-thánh, thì không một ai hiện diện có thể đoán trước được lời lẽ theo sau, và khi ông giảng dứt xong thì mọi người đều hiểu rõ lời ông vừa nói.
4. – Sự tiếp xúc có thân thiện, nhưng tâm hồn không quá lộ liễu.
Hãy tiếp xúc với họ, nói chuyện với họ cách tự nhiên chớ đừng rên siết hoặc la hét. Trên hết mọi sự, nhà truyền-đạo phải có cử chỉ và giọng nói thuần hậu. “ Có một lối giảng khiến người nghe có cảm tưởng rằng nhà truyền-đạo đang đứng thẳng một mình để bênh vực chân lý đời đời, và chân thành khích lệ mỗi người nam, nữ trong hội chúng. Thái độ chan chưa tình cảm ấy, khiến cho một thính giả có ý thức không thể nào tranh cãi được.
Nếu bạn ngỏ tâm sự với hội chúng và nói với họ như nói với những người thân thiện của mình thì khôn ngoan hơn và hữu hiệu hơn.
5. – Lời tiểu dẫn có rõ ràng, nhưng không nói trước nhiều quá.
Thông thường nếu một ông Mục-sư hay truyền-đạo muốn đưa bạn hữu mình vào trong phạm vi của một chân lý hay một phận sự nào đó, thì phải hé cho họ thoáng thấy nơi sẽ đến.
Ông có thể làm điều đó bằng cách báo cáo câu gốc và đề mục. Sau đó ông có thể trình bày sơ lược những phần chính yếu của bài giảng bằng đôi câu gọn gàng, xúc tích gây ý niệm tổng quát toàn khối trong tâm hồn thính giả.
Theo Charles E. Jefferson, nhà truyền đạo hữu danh ở Nữu-ước, thì: “ Nếu một người nào không thể làm cho mục đích bài giảng của mình tỏ rõ như cái cửa vựa lúa, thì nên đi làm công việc khác mà Chúa cho mình có dủ tư cách gánh vác.”
Lời mở đầu phải rõ ràng, nhưng không phải là quá thổ lộ! Nếu không cẩn thận và khéo léo, nhà truyền đạo có cơ nói quá nhiều lúc mới bắt đầu.
Spurgeon hoặc Maclaren thường bắt đầu bằng một lời tiểu dẫn nhằm đưa đến bố cục bài giảng phải theo.
Loại mở đầu này dường như cần thiết đối với bài giảng có tính cách dạy dỗ.
Bằng cách này hay cách khác, nhà truyền-đạo có thể nói rõ mục đích mà không để cho một ai thấy trước con đường đi tới mục đích ấy.
Minh họa: Có một ông Mục-sư ghé thăm một trường đại-học và được mời giảng tại đó. Vì đã được cho biết trước về thái độ của các sinh viên đối với người khách mà họ không hoan nghinh thể nào, nên ông cảm thấy mình phải cần được họ chú ý ngay lập tức.
Và khi đứng lên tòa giảng, ông yên lặng cho đến khi mọi người trong lễ đường chú ý. Đoạn ông thong thả đọc câu gốc: “ Kẻ tôi tớ ông là ai, chẳng qua là một con chó đó thôi, sao làm nổi công việc lớn dường ấy?” ( II Các-vua 8:13)
Ông ngừng lại đang khi mọi người ngạc nhiên vì câu gốc có vẻ mới mẻ và lạ lùng…chưa đầy hai mươi phút, ông đã chinh phục được thính giả. Từ câu gốc trên đây, ông đã đưa mọi người trở về quá khứ, và ai nấy cũng đều hiểu biết tại sao một người thời xưa hành động như con chó, và tại sao việc ác của hắn lại liên quan đến mọi người diện diện.
6. – Lời tiểu dẫn, hoặc lời mở đầu có thay đổi từ tuần này qua tuần kia, hay là giống hệt nhau như khuôn.
Giảng cho cùng một số người từ Chúa nhật này đến Chúa nhật kia, nhà truyền đạo phải làm thế nào cho lời mở đầu khỏi theo cùng một lối mãi?
Bằng cách soát lại các bài giảng trước, tìm kiếm những đường nối mới, đồng thời kê cứu những lời tiểu dẫn của những nhà truyền đạo trứ danh xem mỗi người trong số đó đã làm thế nào cho thính giả chú ý đến chân lý mà mình bày giãi?
Mỗi người đều theo một cách riêng và thường xuyên thay đổi luôn luôn. Với tư-cách một nhà “ kiến trúc” bài giảng, không ai trong vòng những người ấy lại chuyên môn cất kiểu cũ, cổng chính giống nhau y hệt.
Nếu 12 bài giảng thì độc giả có thể thấy 12 loài mở đầu khác nhau.
NHỮNG HÌNH THỨC SOẠN LỜI TIỂU DẪN
Chúng ta vừa nghe nói đến 12 cánh cổng, mà mỗi cánh cổng lại được trình bày bằng những đường nét khác nhau.
1. – Mở đầu bằng câu gốc:
Phương pháp cổ thời nay được đa số các vị Mục-sư, truyền-đạo khắp nơi ưa chuộng vì họ nhận thấy rằng thính giả vốn thích nghe bài giảng xuất phát từ Kinh-thánh.
Theo cách này, ông Mục sư hay truyền đạo có thể báo cáo câu gốc mà không cần nói lời mở đầu chi hết.
Minh họa: Ma-thi-ơ 11:28
Ngài nói về sự yên nghỉ cho linh hồn chúng ta chứ không phải cho thân thể chúng ta.
2. – Mở đầu bằng thừa tiếp văn tự:
Một trong phương thức cổ-thời khác để mở đầu bài giảng nay được thịnh hành trở lại, ấy là dùng cách nói lên thừa tiếp thượng hạ văn, tức là bắt đầu ở bối cảnh của nó.
Minh họa: Vào đầu tháng 6 dương lịch, nhà truyền-đạo có thể giảng về: “ Đấnng Christ tại tiệc cưới” ( Giăng 2:1-11)
Sau khi đọc câu gốc, ông có thể nói ít lời về tiệc cưới tại thành Ca-na, xử Ga-li-lê đồng thời hướng dẫn tư tưởng người nghe về phía Đức Chúa Jêsus.
Đến đây, bài giảng có thể bày tỏ cho mọi người thấy rằng Ngài là Đấng yêu mến gia đình, tin hôn nhân và ban sự vui mừng.
Lời mở đầu thuộc loại này ăn hiệp với câu gốc và bài giảng.
Tuy nhiên, để tránh đơn điệu và nhàm chán, chúng ta phải thay đổi phương pháp này cũng như những phương pháp khác luôn.
3. – Mô tả lỗi diễn kịch:
Có lần John Bonnell đã bắt đầu bài giảng bằng cách câu gốc này: “ Sao các ngươi sợ? Chưa có đức tin sao?” ( Mác 4:40)
Đề mục của ông liên quan đến đức tin chiến thắng sự sợ hãi ngày nay. Ông dẫn đến bài giảng bằng cách mô tả trận bão mà ông có dịp chứng kiến trên biển Ga-li-lê, gần nơi Chúa phán những lời trong câu gốc này.
Lời mở đầu thuộc loại này thích hợp với bài giảng cho sự nổi bật lên như trong một vỡ kịch. Nếu tường thuật một hoạt cảnh mà không theo lối diễn kịch, thì sự trình bày các thực sự dễ dàng bị sai lạc.
4. – Mở đầu bằng đề mục:
Lời mở đầu thuộc loại này có nhiều hình thức khác nhau, và hiện được hoan nghênh nhất. Phần đông các Mục-sư, truyền-đạo đều đồng ý với James. S. Stewats rằng lời mở đầu của bài giảng phải liên quan đến quyền lợi của thính giả ngay lập tức.
5. – Một câu trưng dẫn đánh mạnh vào trí óc:
Thỉnh thoảng có thể thay lời tiểu dẫn bằng câu nói của một danh nhân nào đó mà thính giả từng ngưỡn mộ và tôn kính.
Minh họa: Có lần tôi đi giảng cho một Hội Thánh kia, lên bục giảng là tôi dẫn một câu nói của mẹ Tê-rê-sa của người công giáo.
“ Một mình tôi thì không thể thay đổi thế giới, nhưng tôi có thể ném một hòn đá xuống nước để tạo ra nhiều gợn sóng.”
Hoặc là một câu chuyện ngắn nào đó: Mọi loài chim đều tìm chỗ trú ẩn trong mưa. Nhưng chim đại bàng tránh mưa bằng cách bay lên trên những tầng mây. Ai cũng gặp khó khăn trở ngại nhưng thái độ tạo nên sự khác biệt.
Điều đáng chú ý là phải bắt đầu bằng những lời có giá trị sống, và nên tránh những câu nói có vẻ tầm thường vì như thế bài giảng sẽ mất hào hứng.
6. Mở đầu bằng thí dụ:
Nhiều Mục sư truyền-đạo trẻ tuổi thích mở đầu bài giảng của mình bằng phương pháp này, vì nó rất có ích cho họ trong khi giảng cho những người họ không quen, nhứt là đối với những người ít quan tâm đến họ hoặc đến bài giảng của họ.
Minh họa: Trường hợp tiên tri Na-than đến trước mặt vua Đa-vít để quở trách vua về tội tà dâm và sát nhân. Vị sứ giả ấy đã mở đầu bằng thí dụ về gã chăn chiên nghèo có một con chiên cái nhỏ. Vì Na than biết rằng trước đó Đa vít vốn là một cậu bé chăn chiên.
Khi giảng trên đồi Mars, sứ đồ Phao-lô đã nhắc đến lời đã ghi trên pho tượng: “ Thờ chúa không biết” ở gần đó.