ĐỀ TÀI: TÌNH YÊU TỰ HẠ
GIĂNG 13
Anh chị em rất thân mến,
Sáng nay chúng ta cùng nhau suy nghĩ về Lễ tiệc thánh là biểu tượng và mầu nhiệm của tình yêu.
Thánh lễ tiệc thánh hay còn được gọi là thánh lễ tiệc ly, vì nó diễn tả sự chia ly của Chúa Jêsus đối với các môn-đệ của Ngài.
Trong Lễ tiệc thánh Chúa Jêsus rửa chân cho các môn-đệ thì hôm nay cũng vậy chúng ta cử hành nghi thức rửa chân cho nhau.
Trong Lễ tiệc thánh Chúa Jêsus cầm bánh và phán rằng: Đây là thân thể ta vì các con mà phó cho, và Ngài cầm chén và phán rằng: Đây là chén trong huyết ta sẽ đổ ra cho các ngươi phần nhiều người được tha tội.
Sau bữa tiệc thánh, Chúa Jêsus rời nhà tiệc ly và đi vào vườn Ghết-sa-mê-nê. Ở đó Chúa trải qua một cơn thống hối khủng khiếp đến nỗi những giọt mồ hôi rơi xuống nặng như những giọt máu.
Đi vào vườn Ghết-sê-ma-nê là nói về cuộc khổ nạn và cái chết trên thập tự giá. Rửa chân và và thiết lập Lễ tiệc thánh có thể tưởng chừng như những hành động rời rạc nhưng thực sự nó mang một ý nghĩa duy nhất:
Có một sợi chỉ xuyên suốt những hành động đó của Chúa Jêsus và ý nghĩa đó là:
1. Sự Tự Hạ mình của Thiên Chúa.
Đức Chúa Trời đã hạ mình cho đến tận cùng, là Đức Chúa Trời mà lại đi rửa chân cho con người, chúng ta giống như Phi-e-rơ không hiểu được.
Nhưng mà bằng hành động rửa chân cho các môn-đệ Chúa Jêsus diễn tả một Đức Chúa Trời hoàn toàn khác. Một Đức Chúa Trời dám cúi xuống để rửa chân cho con người.
Đã gọi là Đức Chúa Trời thì chúng ta thường tuyên xưng trong Bài Tín Điều Các Sứ Đồ là: Đấng Toàn Năng.
Và trong cuộc sống hằng ngày, khi nói đến quyền lực, quyền lực. Người có quyền thế trong đời này thì hà hiếp, áp bức người khác. Vậy mà Đức Chúa Trời toàn năng, một Đức Chúa Trời toàn năng mà bây giờ lại chấp nhận trở thành một phạm nhân bị người ta đóng đinh trên thập tự giá.
Đức Chúa Trời toàn năng mà lại đi hiến dâng để làm của ăn, của uống cho để cho người ta được sống thì nghĩa là làm sao?
Đó là một sự mầu nhiệm, Đức Chúa Trời hạ mình cho đến cùng.
Bởi vì có hạ mình thì mới có thể nâng người khác nên. Chúa Jêsus có hạ mình thì mới có thể nâng chúng ta nên.
Có hạ mình thì mới có thể yêu thương bởi vì yêu thương là đặt mình ở dưới người khác, đặt người khác nên trên mình. Để biểu lộ lòng kính trọng và yêu mến.
Và đã là yêu thương thì phải:
Và ẩn ở đằng sau của sự hạ mình của Chúa Jêsus là gì? Trở lại với những kinh nghiệm của anh chị em.
Minh họa: Chúng ta sống ở trong xã hội, tôi dám hỏi anh chị em là có ai ở trong xã hội này mà có thể bắt anh chị em quỳ gối trước mặt họ và rửa chân cho họ không?
Không ai dám, và cũng không đời nào anh chị em làm.
Nhưng trong thực tế, khi trở về gia đình là nhà của chúng ta thì có đứa con nhỏ, có đứa cháu nhỏ, anh chị em có quỳ gối xuống mà rửa chân cho nó không?
Chúng ta thậm chí là làm công việc đó hằng ngày, chứ không phải một lần.
Quỳ gối xuống trước mặt một đứa nhỏ, rửa chân cho nó, lau chân cho nó mà trong lòng chan chứa niềm vui. Tại sao vậy?
Là vì cái hành động rửa chân của anh chị em nó không phát xuất từ một áp lực từ bên ngoài nhưng nó phát xuất từ tình yêu bên trong. Tình yêu của người cha, tình yêu của người mẹ, tình yêu của ông bà thương con, thương cháu.
Tôi tin là cái kinh nghiệm rất đơn sơ đó giúp cho chúng ta hiểu tại sao Đức Chúa Trời tự hạ mình như vậy.
Tại sao Đức Chúa Trời toàn năng mà lại đi rửa chân cho chúng ta, tại sao Đức Chúa Trời toàn năng lại đi phó mình cho chúng ta?
Câu trả lời duy nhất là bởi vì Đức Chúa Trời đó là tình yêu. Thế thôi. Cho nên chúng ta quy tụ ở đây để kỷ niệm sự thương khó và Phục sinh của Chúa Jêsus xin cho mắt chúng ta biết mở ra để khám phá cái tình yêu tự hạ mình của Thiên Chúa.
Để rồi khi khám phá ra tình yêu tự hạ mình đó thì cái thái độ của chúng ta là tìm cách để đáp lại tình yêu này.
Yêu nhau thì muốn gắn bó với nhau, thậm chí nên một với nhau, là một với nhau. Chúa Jêsus yêu mến Chúa Cha vô vàn cho nên chỉ muốn trở về cùng Chúa Cha nên một với Chúa Cha.
Và tình yêu của Ngài đối với nhân loại này cũng thế, Ngài đã nhập thế để gắn bó với con người không thể tách rời được.
Ngài đã hy sinh mạng sống của mình, dâng mạng sống của mình để biểu lộ cái tình yêu muốn nên một, muốn trở thành một với nhân loại, với con người chúng ta.
Minh họa: Câu chuyện vết sẹo mổ của vợ khi sinh con!
Anh chị em là những bậc làm cha mẹ trong gia đình có nhiều khi chúng ta có lỗi khổ tâm này:
Cái đứa con mình thương nó hết sức mà vì thương nó cho nên dạy dỗ nó để nó không hư hỏng, để nó không mất cuộc đời của nó.
Vậy mà nhiều khi nó không hiểu mình, nó cho rằng mình giới hạn và cấm đoán nó.
Nhiều khi chúng ta cũng cư xử với Đức Chúa Trời y như vậy không khác gì cả.
Chúa yêu thương chúng ta cho nên Ngài ban Lời hằng sống của Ngài cho chúng ta để hướng dẫn cuộc đời chúng ta để chúng ta sống một cuộc đời theo đúng với phẩm giá con người là con cái Chúa.
Nhưng mà rất nhiều lần chúng ta chỉ thấy Lời Chúa là gánh nặng, theo Chúa là gánh nặng, tin Chúa là gánh nặng. Mình còn nghĩ rằng Đức Chúa Trời tìm cách tước đoạt tự do của mình.
Và chúng ta rất rất rất ư là bủn sỉn với Chúa.
Minh họa: Có một lần tôi đón con đi học tại cổng trường và tôi quan sát thấy: Các bậc cha mẹ đưa con đến trường, và chiều chiều lại đón con trở về.
Một hôm tôi đứng ở cổng trường nhìn thấy một người mẹ dắt đứa con của mình và thằng bé nó đòi mua một cây kem, và mẹ nó mua cho nó. Nhưng khi người mẹ nó bảo rằng: cho mẹ mút một cái thế mà nó nhất định không cho. Vì nó nghĩ rằng cái kem là của nó chứ không phải là của mẹ nó.
Thế tôi hỏi anh chị em là anh chị em là bậc cha mẹ anh chị em không có đủ tiền để mua một cây kem cho bản thân à? Chúng ta có thể mua đến triệu cái. Nhưng tại sao mà lại phải xin con. Xin là vì thương.
Giá như thằng bé nó hiểu được điều đấy nó cho mẹ nó mút một cái thì người mẹ nó hạnh phúc biết bao. Và chắc mẹ nó đã khen nó: Sao con hiếu thảo quá, dễ thương quá.
Ấy thế mà chúng ta cư xử với Đức Chúa Trời y như cái thằng bé ích kỷ.
Toàn bộ cái sự sống của chúng ta, hiện hữu con người của chúng ta là do Chúa ban cho chúng ta. Vậy mà chúng ta bủn sỉn với Ngài quá tính toán với Chúa từng chút một.
Cho nên, tôi cầu xin Chúa cho mỗi chúng ta biết mở mắt để hiểu được cái tình yêu tự hạ mình, tự bỏ mình, tự phó mình của Thiên Chúa cho chúng ta lớn lao là như thế nào.
Và hiểu được và tiếp nhận tình yêu cao sâu vời vợi đó rồi thì nhờ đó mình đáp lại bằng tấm lòng con thảo.
Và đồng thời để mình tập sống cái tình yêu ấy trong cuộc đời của mình, sống với tình yêu bằng đời sống tự hạ mình và hy sinh.
Ngày hôm nay, họ nói về tình yêu nhiều lắm, hát tình yêu từ sáng đến tối, làm thơ về tình yêu rất là hay nhưng nhiều khi chúng ta giống như thế gian quan niệm rằng: Tình yêu là chiếm đoạt, là hưởng thụ chứ không phải tình yêu là cho đi, là trao ban, hiến tặng, hy sinh.
Cho nên, là đổ vỡ rất nhanh.
Chúng ta phải xin Chúa cho mình học được cái tình yêu tự hạ đó để thể hiện đời sống ngay trong gia đình, ngay trong Hội Thánh và lúc đó chúng ta bắt đầu giới thiệu, làm chứng và loan báo tình yêu đó cho mọi người biết rằng: Đức Chúa Trời của chúng tôi là Đức Chúa Trời tình yêu. A-men.