Gia Dinh Gieo Giong

BẠN ĐƯỢC DỰNG NÊN ĐỂ LÀM VIỆC

ĐỀ TÀI: BẠN ĐƯỢC DỰNG NÊN ĐỂ LÀM VIỆC
KINH THÁNH: SÁNG THẾ KÝ 2:8
“ Giê-hô-va Đức Chúa Trời đem người ở vào cảnh vườn Ê-đen để trồng và giữ vườn.”

Lời chào mừng:

Nhập đề:
Quý vị có thấy cuộc đời của mình có ý nghĩa không? Một trong những điều để cuộc sống có ý nghĩa đó là: Làm việc, người Việt Nam có câu: Lao động là vinh quang, hay câu khẩu hiệu mà chúng ta vẫn thường nghe đó là: Sống và làm việc theo gương Hồ Chủ Tịch.
Sống là phải làm việc, sống mà không làm việc thì đó là cuộc sống vô vị, nhàm chán, và tẻ nhạt.

Hồ Chí Minh nói: "...Mình phải làm gương cho đồng bào, phải siêng năng, hăng hái.”

Chúa dựng nên con người với mục đích rất cao quý đó là để tương giao với chính mình Ngài và đặc biệt Ngài lại trao phó cho họ một sứ mạng NỮA đó là “ trồng và giữ vườn”

Một cảnh vườn Ê-đen là khu vườn hoan lạc, vui mừng và hạnh phước. A-đam và Ê-va không chỉ ngồi ở dưới gốc cây rồi chờ cho trái rụng xuống nhưng ông được mệnh lệnh từ nơi Chúa đó là: Trồng cây.

A-đam và Ê không chỉ đi dạo trong vườn vào buổi chiều lúc có gió mát thổi, ông không chỉ ngửi mùi của những hương thơm từ những trái cây tỏa ra. Nhưng ông được mệnh lệnh từ nơi Chúa đó là: Giữ vườn.
Trồng vườn và giữ vườn là trách nhiệm, là nhiệm vụ mà Chúa muốn nơi A-đam và Ê-va.
Hai ông bà không phải chỉ hái trái cây để ăn – nhưng phải trồng cây nữa.
Không phải chỉ đi dạo trong vườn – nhưng phải giữ vườn nữa.

Động từ “ trồng vườn và giữ vườn” là hai động từ cho thấy Chúa muốn A-đam và Ê-va phải lao động, phải làm việc.

Một người không trồng cây thì không có thể hái trái được và một người không giữ vườn thì khu vườn đó sẽ trở nên hoang vu.

Minh họa: Bác Cường tuy đã lớn tuổi, nhưng mỗi khi tôi đến thì đều trông thấy bác rất cần cù, hăng hái, và làm việc cách miệt mài. Mặc dầu công việc nặng nhọc, bụi bặm nhưng đôi tay cần mẫn, và rất kiên nhẫn của Bác đã tạo nên những sản phẩm rất tinh tế.
Châm ngôn sống của tôi là:
Có ướt áo thì mới mong có áo mới.
Có ướt lưng mới mong sạch lưng
Có nước mắt thì mới mong thấy nụ cười.
Có súc miệng thì mới mong miệng sạch.

Minh họa: Mấy năm trước, trong Hội Thánh chúng ta có bà Mai là mẹ anh Đang, tuy bà cũng rất lớn tuổi nhưng mỗi sáng, mỗi chiều đều gánh hàng ra chợ bán. Rồi bà Xuân cũng là người lớn tuổi nhưng giờ vẫn cấy cày, mưa tầm tã, nhưng bà vẫn cặm cụi trồng rau.

Quý vị còn nhớ Nô-ê không? Trong những bài học kỳ trước chúng ta đã cùng nhau học về ông, ông là một người rất kiên định, chờ đợi chương trình của Chúa dành cho mình, ông cũng là người có tố chất của một người tin kính Đức Chúa Trời, là người cha mẫu mực, là người chồng gương mẫu trong việc đồng đi, trung thành với Đức Chúa Trời suốt ba trăm năm.

Trước cơn nước lụt ông đã cần mẫn, chịu khổ trong việc đóng tàu, Chúa bảo ông đóng tàu, Chúa chỉ cho ông kích cỡ con tàu, chiều cao, chiều rộng, phía trên, phía dưới con tàu phải làm như thế nào. Nhưng Chúa không đóng tàu cho ông. Ông phải tự đóng tàu, vợ và các con của ông cũng phải khuân gỗ, đóng đinh, chét trai, cưa xẻ gỗ.

Họ rất chăm chỉ, cần cù, chịu thương, chịu khổ dưới cái nắng chói chang đóng một con tàu để cứu gia đình của mình. Sau cơn nước lụt Lời Chúa trong Sáng-thế-ký chương 9 câu 20 mô tả: khi hết cơn nước lụt họ cũng lại bắt tay vào công việc ngay đó là: “ Nô-ê khởi cày đất và trồng nho.

Lúc này, Chúa bảo ông ra khỏi tàu, lương thực đã cạn kiệt vì thời gian ở trong tàu rất lâu, giờ đây nước lụt đã quét sạch mọi thứ trên mặt đất, chẳng còn cây gì, quả nào, cho lên ông và gia đình đã phải bắt tay ngay vào công việc để nuôi sống gia đình mình cày đất và trồng cây.

Giống như A-đam Đức Chúa Trời đem hai ông bà vào cảnh vườn Ê-đen không phải chỉ để hưởng thụ mà còn với mục đích đó là: Trồng trọt và chăm sóc vườn.

Và sau khi A-đam và Ê-va phạm tội họ lại phải làm việc vất vả hơn, cực nhọc hơn trước rất nhiều. Làm đến độ phải đổ mồ hôi trán mới có mà ăn. Trước đó họ làm việc nhưng không đến độ phải đổ mồ hôi trán nhưng bây giờ họ phải chịu cực nhọc càng hơn.

Minh họa: Khi đi trên quốc lộ 1A chạy từ Bắc vào Nam, chúng ta tiến đến vùng đất miền Trung Hà Tĩnh, Quảng Trị vùng đất cằn cỗi, hoang sơ, vùng đất này lại là vùng đất thờ cúng hình tượng nhiều nhất nước.

Trên mái nhà cũng có ban thờ, trước cửa cũng có ban thờ, ngoài cổng cũng có ban thờ, và trong nhà cũng có ban thờ. Đi vào đêm chúng ta sẽ thấy đèn điện giăng xung quanh bàn thờ đỏ rực.

Tại sao họ thờ cúng nhiều như vậy mà quanh năm suốt tháng phải chịu hạn hán, lũ lụt và nghèo đói nhất đất nước. Bởi họ đã thờ những thần tượng hư không, có mắt mà không thấy, có tay mà không dờ dẫm được. Họ bị mê muội thờ những đồ do tay con người làm ra. Chính vì lẽ đó họ đã tự đẩy mình vào chỗ thiếu thốn, khổ cực và đói nghèo.

Bài học của chúng ta là: Chính tội lỗi đã cướp mất đi phước hạnh mà Chúa dành cho họ, chính điều mà họ đã xây lên khiến họ phải nghèo đói hơn. Tuần trước, chúng ta đã thấy rằng: Chính tội lỗi đã cướp mất đi sự sống trong A-đam và Ê-va. Tội lỗi đã sen vào giữa sự sống và cái chết, tội lỗi đã biến cái đời đời thành cái tạm thời.

Và hôm nay, chúng ta nhận thấy chính họ đã đánh mất đi phước hạnh Chúa dành cho họ, họ đã đi từ chỗ phước hạnh tới chỗ lao khổ, từ chỗ làm việc nhưng giờ họ phải làm việc đổ mồ hôi trán mới có mà ăn. Trước đó họ vui hưởng trong bàn tay của Chúa ban cho, nhưng bây giờ chính tội lỗi đã khiến cho đôi tay của họ gồng mình, cực khổ.

Xin Chúa cho quý vị và tôi nhận lấy bài học này.
Đức Chúa Trời là Cha của chúng ta Ngài đã dành sẵn mọi phước hạnh cho chúng ta trong Chúa Giê xu Christ. Nhưng nếu chúng ta để cho tội lỗi cai trị mình thì giống như hai ông bà A-đam phước hạnh đó bị mất đi.

Trở lại với bài học BẠN ĐƯỢC DỰNG NÊN ĐỂ LÀM VIỆC.
Khi Chúa tạo dựng nên mặt trời là có mục đích của Ngài, mặt trời có nhiệm vụ là để soi sáng ban ngày, còn  mặt trăng là để soi sáng ban đêm, ngay cả các vì sao nhỏ cũng góp phần trong việc xua đi sự tối tăm nữa.

Mặt trời không đứng yên mãi, không chiếu sáng mãi, mặt trăng cũng vậy cứ mọc rồi lại lặn, mọc rồi lại lặn.
Nhiều người trong chúng ta đi ngược lại quy luật của Chúa đã quy định và thiết lập. Chẳng có lặn mà cứ mọc mãi, hoặc cứ lặn mãi mà chẳng có mọc tức là cuộc sống của chúng ta phải có sự giao hòa, phải có lúc nghỉ ngơi và phải có lúc làm việc. Giữa mọc và lặn là cần thiết để có cuộc sống lâu dài.

Minh họa: Nhiều lúc tôi làm việc đến nửa đêm mới đi ngủ, nhưng điều đó kéo theo nhiều hậu quả và hệ lụy là bệnh tật, mệt mỏi. Chúa dựng nên ban ngày để làm việc nhưng cũng có cả ban đêm nữa để nghỉ ngơi. Có 8 tiếng để làm việc, nhưng Chúa cũng cho chúng ta 8 tiếng để chúng ta được bổ sức lại.

Hãy nói đi: Tôi là mặt trời, và tôi cũng là mặt trăng, tôi làm việc và tôi cũng nghỉ ngơi.

Minh họa: Nhiều khi chúng ta làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm. Xin Chúa cho chúng ta đừng làm như thế nữa. Như người ta vẫn thường nói: Tất tả, hối hả, vất vả, mệt lả rồi đi xuống mà mả.

Nếu các tạo vật mà Chúa dựng nên có nhiệm vụ, có mục đích thì con người chắc chắn lại càng có nhiệm vụ quan trọng và rõ ràng hơn đó là: làm việc và nghỉ ngơi.

Minh họa: Câu chuyện trong Các vua thứ nhất chương 19 kể lại cho chúng ta một câu chuyện của tiên tri Ê-li người của Đức Chúa Trời.

Khi ông đã có cuộc chiến thắng vang dội trên đỉnh núi, với 850 tiên tri của Ba-anh và Át-tạt-tê bị chặt đầu. Giê-sa-bên đã cho quân đuổi theo tìm cách giết ông. Ông đã trổi dậy chạy chốn vào trong hang đá, do phải chạy một quãng đường rất xa cho nên mệt lả, ông đã ngủ thiếp đi và rồi có một thiên sứ của Chúa đánh thức ông dậy để ông ăn, có một lần ông đòi muốn chết nhưng Chúa lại phán với ông là ông cần nghỉ ngơi để bổ sức lại.

Cuộc sống của chúng ta nhiều lúc mệt mỏi như tiên tri Ê-li, chúng ta đi thâu đêm suốt sáng tham dự vào những bữa ăn, những chỗ vô bổ nhưng bây giờ chúng ta có Chúa rồi thì những lúc mệt mỏi: Chúng ta hát thánh ca, cầu nguyện, rồi ăn chung với nhau một bữa cơm đầm ấm, rồi ngủ một giấc tinh thần sáng suốt trở lại, sức lực dồi dào hơn.

Chúa đã bảo tiên tri Ê-li ngủ và Ngài cũng đánh thức ông dậy để ăn. Quý vị thấy không một người không thể cứ ăn mãi được, một người cũng không thể cứ ngủ mãi được. Cần phải điều hòa cuộc sống sao cho chúng ta có thì giờ nghỉ ngơi và cũng có thì giờ để tiếp nhận năng lượng nữa.

Chúa Giê-xu Ngài đi rao giảng về Tin Lành Nước của Đức Chúa Trời, Ngài đi từ tả ngạn, xuống hữu ngạn, đi từ Giê-ru-sa-lem đến Ga-li-lê, suốt những chặng đường dài và mệt mỏi, trời tối Ngài đã cùng các môn đồ đi vào nơi vắng vẻ để nghỉ ngơi.

Nếu Con Đức Chúa Trời phải làm việc thì chúng ta cũng phải làm việc, Nếu Con của Đức Chúa Trời làm việc cần mẫn thì chúng ta cũng phải cần mẫn vì chúng ta giống hình bóng Con Ngài. Và nếu Ngài nghỉ ngơi thì chúng ta hãy nhớ tôi tớ chẳng lớn hơn thầy mình, chúng ta cũng cần nghỉ ngơi.

Trong sáng 2:10 có nói đến bốn con sông chảy từ Ê đen ra để tưới vườn.
Chúa không tạo ra con sông để dòng nước đứng yên một chỗ, sứ mạng của nó là phải chảy, và mục đích mà Chúa dựng nên bốn con sông chảy bốn hướng là để tưới vườn. Hãy nói đi, tôi là dòng sông của Chúa, nhiệm vụ của tôi là tưới vườn, tôi không đứng yên.

Sứ mạng của bạn được dựng nên để làm việc, trông và giữ vườn.
Không phải chỉ để hái trái mà cần biết trồng cây, cần biết tưới vườn, và bảo vệ vườn.

Bốn con sông mà Chúa tạo nên, mỗi sông chảy bốn hướng khác nhau. Điều đó dạy cho chúng ta biết rằng: Mỗi người được Chúa dựng nên cho một sứ mạng, mỗi người được dựng nên để làm những công việc khác nhau.

Không ai làm việc giống nhau, mỗi người có một cá tính khác nhau, công việc khác nhau nhưng chúng ta phải làm việc, dòng sông là phải chảy, nếu dòng sông không chảy là dòng sông tù, dòng sông chết.

Minh họa: Trong Phúc Âm Ma-thi-ơ chương 25 Chúa Giê-xu kể một câu chuyện có một người chủ kia, trước khi đi xa bèn gọi các đầy tớ lại và trao cho mỗi người những ta lâng, tùy theo tài và sức của mỗi người.
-         Người chủ trao cho người thứ nhất: năm ta-lâng.
-         Người thứ hai: hai ta-lâng
-         Và người cuối cùng: một ta-lâng
Tức thì người thứ nhất nhận năm ta-lâng bèn đi làm lợi ra năm ta-lâng khác, người nhận hai ta-lâng cũng vậy, làm lợi được ra hai ta-lâng khác, song người chỉ nhận một ta-lâng thì đi đào lỗ mà chôn.

Cách lâu ngày, chủ của những đầy tớ ấy trở về khiến họ tính sổ. 20 Người đã nhận năm ta-lâng bèn đến, đem năm ta-lâng khác nữa, và thưa rằng: Lạy chúa, chúa đã cho tôi năm ta-lâng; đây nầy, tôi làm lợi ra được năm ta-lâng nữa. 21 Chủ nói với người rằng: Hỡi đầy tớ ngay lành trung tín kia, được lắm; ngươi đã trung tín trong việc nhỏ, ta sẽ lập ngươi coi sóc nhiều; hãy đến hưởng sự vui mừng của chúa ngươi. 22 Người đã nhận hai ta-lâng cũng đến mà thưa rằng: Lạy chúa, chúa đã cho tôi hai ta-lâng; đây nầy, tôi đã làm lợi ra được hai ta-lâng nữa. 23 Chủ đáp rằng: Hỡi đầy tớ ngay lành trung tín kia, được lắm; ngươi đã trung tín trong việc nhỏ, ta sẽ lập ngươi coi sóc nhiều; hãy đến hưởng sự vui mừng của chúa ngươi. 24 Người chỉ nhận một ta-lâng cũng đến mà thưa rằng: Lạy chúa, tôi biết chúa là người nghiêm nhặt, gặt trong chỗ mình không gieo, lượm lặt trong chỗ mình không rải ra; 25 nên tôi sợ mà đi giấu ta-lâng của chúa ở dưới đất; đây nầy, vật của chúa xin trả cho chúa. 26 Song chủ đáp rằng: Hỡi đầy tớ dữ và biếng nhác kia, ngươi biết ta gặt trong chỗ ta không gieo, và lượm lặt trong chỗ ta không rải ra; 27 vậy thì ngươi phải đưa bạc của ta lại cho người buôn bạc, rồi khi ta trở về, sẽ lấy vốn và lời. 28 Vậy, các ngươi hãy lấy ta-lâng của người nầy mà cho kẻ có mười ta-lâng. 29 Vì sẽ cho thêm kẻ nào đã có, thì họ sẽ dư dật; nhưng kẻ nào không có, thì cũng cất luôn điều họ đã có nữa. 30 Còn tên đầy tớ vô ích đó, hãy quăng nó ra ngoài là chỗ tối tăm, ở đó sẽ có khóc lóc và nghiến răng.

Chúa chính là ông chủ trong câu chuyện đó, Ngài muốn chúng ta làm lợi ra những thứ mà Ngài đã ban, chúng ta thấy Chúa quở trách rất nặng người đã chôn dấu ta-lâng mà không chịu đi làm lợi ra.
Ngài phán với kẻ đó là: Hỡi đầy tớ dữ và biếng nhác.
Quý vị và tôi được Chúa gọi là những đầy tớ ngay lành hay đầy tớ giữ?
Quý vị và tôi được Chúa gọi là những kẻ chăm chỉ hay những kẻ biếng nhác?
Số ta-lâng của người biếng nhác được ban cho người chăm chỉ.
Số phận của người biếng nhác là không có phần thưởng gì hết mà còn bị quăng ra.

Tôi rất lấy làm vui mừng khi được phục vụ trong một Hội Thánh mà ai cũng chăm chỉ, nhưng sự thực vừa vui vừa buồn, vui buồn lẫn lộn, vui vì quý vị sẽ không bị thiếu thốn, nghèo đói, nhưng buồn vì rất có thể vì quá mê mải cái tạm bợ đời này mà đánh mất đi cảm thức quan nhận biết rằng: Mình đang trên đường về quê hương thật của mình.

Ma-quỷ nó rất vui khi chúng ta chăm chút cho cái tạm bợ mà quên mất đi cái đời đời. Nó rất vui khi chúng ta sống gắn bó với cái điều của thực tại mà quên đi cái giá trị còn lại của tương lai đó là sự sống đời đời. Đừng vì quá bận rộn đời này mà đánh đổi sự sống đời đời để vui hưởng cái sự sống ngắn ngủi, chóng qua này.

Lời Chúa trong Sáng-thế-ký chương 31 câu số 40 cho chúng ta thấy một nhân vật đó là Gia-cốp. Khi Gia-cốp lừa gạt cha mình cướp đi phước hạnh của anh mình là Ê-sau, ông sợ anh mình giết cho nên đã chạy chốn sang nhà cậu em của mẹ mình là La-ban.

Gia-cốp giống như vỏ quýt dầy nhưng gặp phải người có móng tay nhọn là La-ban, ông cậu đã lừa ông cháu, suốt bảy năm đầu chăn chiên cho cậu mới lấy được người con gái đầu, bảy năm tiếp theo lấy được người con gái thứ hai. Tổng cộng là mất mười bốn năm vất vả chăn chiên mới lấy được hai người vợ.
Có vợ nhưng chưa có sự nghiệp là điều không tốt, có vợ nhưng chưa có của cải gì trong tay. Lên Gia-cốp đã nói với La-ban rằng: Ông sẽ không chăn thuê nữa mà ông chăn chiên nhưng ông tính công bằng cách là sẽ lấy con chiên nào đẻ ra mà có sọc vằn, còn con nào không có sọc vằn thì là của La ban.

Sau đó, ông cho những con có sọc vằn phối giống cho nên phần lớn con nào đẻ ra cũng có sọc vằn. Và dần dần tài sản của Gia-cốp đã ngang bằng thậm chí còn lớn hơn của La-ban cậu mình.

Trong mười bốn năm chăn chiên, ông phải chịu khổ cực của cái lạnh giá ban đê, và ông phải chịu cái nắng nóng như thiêu mới của ban ngày mới có được hai người vợ và bầy chiên lớn.

Gia-cốp đã trả cái giá rất cao mới lấy được vợ, Gia cốp đã phải trả giá suốt mười bốn năm một quãng thời gian rất dài, và nhiều khổ cực không sao kể xiết.

Gia-cốp nói: “ Ban ngày tôi chịu nắng nồng, ban đêm chịu lạnh lùng, ngủ nào có an giấc được đâu.”  ( Sáng 31:40).

Những giấc ngủ chập chờn phải canh chừng những muông sói đến cắn xé bầy chiên, ông phải thức đêm hôm rất vất vả.
Bài học của chúng ta là đây:
Nếu muốn cho bầy chiên của Chúa phát triển thì chúng ta cần phải chịu cái nắng nóng ban ngày, và cũng cần phải chịu cái lạnh lùng ban đêm nữa.

Ban ngày, chúng ta lo lắng, thăm viếng, dạy dỗ, giúp đỡ cho bầy chiên của Chúa thì mới mong bầy chiên ấy lớn lên, còn ban đêm chúng ta cầu nguyện, than thở, dâng trình bầy chiên của Chúa lên Ngài, từng người từng người một. Có như thế mới mong thấy được những con chiên tăng trưởng, lớn mạnh.

Nếu chúng ta chỉ thích địa vị, chức vụ, chạy đua những cái đó thì chỉ khiến chúng ta giống như những bánh xe của người Ai-cập bị xa lầy dưới lòng biển đỏ mà thôi.

Cái chính không phải bạn là ai? bạn có địa vị gì? Mà bạn làm gì cho Chúa hôm nay.

Chúa không bao giờ ban phước cho người lười, Chúa không ban phước cho một Hội Thánh mà không có sự đi ra. Nếu cứ ngủ hoài, và ngủ đê mê rồi chúa nhật đứng lên giảng là hoàn toàn thất bại, nếu xem tivi theo tập mỗi ngày rồi sau đó cầu nguyện xin Chúa xức dầu là điều không thể.

Minh họa: Tôi đánh giá rất cao về những anh chị em đã chịu nhiều khó nhọc để soạn chương trình hướng dẫn, tôi cầm quyển sổ, nhìn thấy từng nét chữ rõ ràng, mạch lạc, thứ tự, không có chút gì cậy sức riêng lòng tôi thầm tạ ơn Chúa mãi.
Ngài luôn luôn ban phước cho người biết chuẩn bị, một người chuẩn bị là người thành công và nếu không chuẩn bị thì chuẩn bị thất bại.

Việc viết ra từng câu, từng phần là rất cần thiết, tôi biết sự vất vả của các anh chị em đã rất mệt nhọc trong công việc làm nhưng tối về lại cầu nguyện lo lắng cho công việc của Chúa tôi rất tự hào hãnh diện về anh chị em.

Để thành công trong công việc của mình thì Chúa luôn đóng vai trò trước, Ngài luôn đi trước, góp phần trước, nhưng sau đó con người phải cùng cộng tác với Ngài thì thành công mới xảy ra.

Minh họa: Trong Phúc Âm Mác chương 16 câu số 20 ghi rằng: “ Về phần các môn đồ thì đi ra giảng đạo khắp nơi, Chúa cùng làm với môn đồ và lấy phép lạ cặp theo lời giảng làm cho vững đạo”( Mác16:20).

Nhiệm vụ của các môn đồ trong câu Kinh Thánh này là giảng đạo khắp nơi,còn trách nhiệm của Chúa là ban quyền phép cặp theo lời giảng để làm cho vững đạo.
Nếu không đi ra thì sẽ không thấy được quyền năng của Chúa và nếu không rao giảng thì cũng chẳng thấy có một quyền năng nào xảy ra hết.

Như vậy, muốn nhiều người được cứu vào trong Hội Thánh, muốn Hội Thánh tăng trưởng thì nhiệm vụ của chúng ta rất cần thiết đó là: Phải đi ra giảng đạo khắp nơi.

Câu Kinh Thánh này ghi rằng: Các bạn và tôi phải đi ra, không được ngồi lại một chỗ, phải tìm kiếm những con chiên lạc mất trở về nhà Cha, phải đi ra khắp mọi nơi, một khải tượng rộng lớn, cần phải chinh phục nhiều người về cho Chúa.

Lời Chúa trong sách Châm-ngôn chương 21 câu số 5 có chép:
“ người cần mẫn dẫn đến sự dư dật;”
Người của Đức Chúa Trời phải là người chăm chỉ, cần mẫn chịu khó học hỏi, tìm tòi, tra cứu mới mong có được những bài giảng tốt, mới có bài dạy tốt. Khi dạy tốt thì sẽ học trò tốt.

Nếu người hầu việc Chúa mà không chịu học Lời Chúa thì cả Hội Thánh chỉ là những kẻ lười biếng, và dốt nát.

Nếu người hầu việc Chúa không có đời sống cầu nguyện thì cả Hội Thánh chỉ có sáo rỗng.
Châm ngôn Lời Chúa có chép: Một vua hay cày cấy sẽ khiến cho dân thịnh vượng.
Phải chịu cày cấy, tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi thì dân sự của Chúa sẽ thịnh vượng.
Châm ngôn 22: 29 chép “ Con có thấy người nào siêng năng trong công việc mình chăng? Người ấy hẳn sẽ đứng ở trước mặt các vua, chớ chẳng phải ở trước mặt người hèn hạ đâu.”
Như Giô-sép, một nhà hành chánh (SaSt 41:46); Đavít, một nhạc sĩ ( ISa1Sm 16:21-23); và Hiram, người làm đồ đồng. Vua Sa-lô-môn sai người đòi Hi-ram ở Ty-rơ đến. 14 Người là con trai của một đàn-bà góa về chi-phái Nép-ta-li, còn cha là người Ty-rơ, làm thợ đồng. Hi-ram đầy sự khôn-ngoan, thông-hiểu, có tài làm các thứ công-việc bằng đồng. Người đến vua Sa-lô-môn, và làm mọi công-việc người. (IVua 1V 7:14).

Minh họa: Khi tôi đọc về cuộc đời của tổ phụ Áp-ra-ham, tôi thấy được ông không phải chỉ xứng đáng là người được mệnh danh là tổ phụ đức tin của nhân loại nhưng ông có tài trong vai trò lãnh đạo rất vĩ đại.

Đọc lại Lời Chúa trong sách Sáng-thế-ký chương 14: 12-16
Nghe tin Lót bị bắt, Áp-ra-ham triệu tập đoàn gia nhân đã được huấn luyện thuần thục, gồm 318 người, đuổi theo quân thù. Ðể lều trại, bầy súc vật và gia đình lại sau lưng, Áp-ra-ham chuyển quân chớp nhoáng, vượt 120 dặm. Tấn công vào ban đêm, ông đánh bại địch quân, đoạt lại tất cả tài vật và đem Lót trở về – với phụ nữ và trẻ con đầy đủ.

Ông đã âm thầm không phô trương thanh thế huấn luyện ba trăm mười tám gia nhân ở tại trong gia đình mình. Không huấn luyện thì không có lính giỏi, không huấn luyện trước thì khi kẻ thù đến tấn công chúng ta sẽ chống đỡ ra sao? Áp-ra-ham chịu khổ cực huấn luyện những gia nhân biết cầm gươm. Hội Thánh cần có những chương trình học tập, huấn luyện Lời của Chúa, nếu không chúng ta sẽ thất bại trước khi trận chiến xảy ra.

Người đời có câu: Nhàn vi lê bất thiện
Nghĩa là Nghĩa là nhàn rỗi, không có việc gì làm thành ra hành động, làm việc xấu. Chung quy, lao động là vinh quang, không làm việc, không lao động con người dễ sinh hư hỏng, tệ nạn.

Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của sự bận rộn, Ngài làm việc trong sáu ngày, chỉ có một ngày nghỉ mà thôi.

Châm ngôn nói: người phụ nữ tài đức là từ sáng sớm đến tối khua đôi tay luôn đặt vào con quay để dệt áo.

Phao lô nói: nếu ai không làm việc thì cũng không nên ăn.
Tìm Kinh Thánh: Ham ăn mà làm biếng
Các bản dịch khác dịch sát hơn là:

Related link

Latest Features

Weather

May - 2025
SMTWTFS
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031
       

Facebook comments