CÁI NHÌN CỦA NGƯỜI ĐAU KHỔ

CÁI NHÌN CỦA NGƯỜI ĐAU KHỔ

ĐỀ TÀI: CÁI NHÌN CỦA NGƯỜI ĐAU KHỔ.
KINH THÁNH: GIÓP
NHẬP ĐỀ:
Kính chào quý ông bà anh chị em trong Chúa Cứu Thế Jêsus.
Thưa quý vị! Trong mỗi Chúa nhật, chúng ta được nghe Lời Chúa nhưng Chúa Thánh Linh mới chính là vị Giáo sư vĩ đại nhất, người Công Giáo gọi là Trạng sư, Đấng ấy soi sáng con mắt lòng của chúng ta mới có thể hiểu được sự mầu nhiệm trong Lời hằng sống của Ngài.
Chính vì thế mà giờ này, mời toàn thể anh chị em cùng dâng lên Chúa lời cầu nguyện trước khi chúng ta đến với Lời của Ngài.

Đây là bài giảng thứ ba mà tôi đã cùng quý vị nhìn về tộc trưởng Gióp, chúng ta phải đặt mình vào trong bối cảnh, văn hóa, tôn giáo của thời bấy giờ để chúng ta hiểu được sách Gióp. Sách Gióp được viết chúng ta cách 25 thế kỷ tức là trước Chúa Jêsus 5 thế kỷ.
Hiểu như thế để chúng ta biết rằng: Ngay từ thời rất xa xưa, con người ta đã kính sợ Đức Chúa Trời và sự kính sợ Đức Chúa Trời là gương mẫu cho người theo Chúa trong mọi thời đại.
Sự kính sợ Chúa dẫn con người ta đến một đời sống sung túc, hạnh phúc, bền lâu.
Người kính sợ Chúa là người được Chúa bảo vệ, bao phủ, che trở.
Người kính sợ Chúa là người mà Satan nó ghét nhất. Mặc dầu Gióp rất trọn vẹn, ngay thẳng nhưng Satan nó vẫn moi móc, tố cáo, kiện tụng, lên án Gióp.
 “Sa-tan rất hài lòng với tất cả những gì dân Sê-ba và dân Canh-đê cùng những cơn gió của nó từ đồng vắng thổi đến đã làm giúp nó, đồng thời, nó rất vội mừng với những cách tiếp xúc cùng các sự công kích gây ra tranh cãi như thế của Ê-li-pha, Sô-pha, Binh-đát và Ê-li-hu.
Rồi nó lại dùng ngay cả những người thân nhất, một người bạn đời quý nhất đã húi thúc chồng của mình rủa sả, phỉ báng Đức Chúa Trời và chết đi.

Thế thì khi quý vị đau khổ, thì phản ứng của quý vị là như thế nào?
Khi đối diện với đau khổ, sống trong đau khổ thì ông Gióp đã có cái nhìn về Đức Chúa Trời, cái nhìn về bản thân, và cái nhìn đối với người xung quanh như thế nào?
Trước hết, chúng ta khám phá phản ứng của Gióp khi gặp đau khổ thì ông không đổ lỗi cho Đức Chúa Trời. Ông không than trách Đức Chúa Trời.
Rất nhiều lần trong cuộc đời chúng ta khi gặp thất bại, đau khổ thì thường đổ lỗi cho Đức Chúa Trời.
Minh họa: Giống như bà Na-ô-mi khi cùng gia đình rời Bết-lê-hem để đi đến xứ Mô-áp. Khi đi thì có chồng, và hai con trai. Nhưng đến xứ Mô-áp thì đã phải đối diện với ba nấm mồ thương tâm. Mộ của chồng và mộ của hai con trai.
Trong khi cay đắng, đau khổ quá bà đã đổ lỗi cho Đức Chúa Trời: Bà nói: “Chớ gọi tôi là Na-ô-mi, hãy gọi là Ma-ra [†] Na-ô-mi nghĩa là ngọt ngào; Ma-ra nghĩa là cay đắng , vì Đấng Toàn năng đã đãi tôi cách cay đắng lắm. 21 Tôi đi ra được đầy dẫy, nhưng Đức Giê-hô-va dắt tôi về tay không. Đức Giê-hô-va đã giáng họa cho tôi, và Đấng Toàn năng khiến tôi bị khốn khổ, vậy còn gọi tôi là Na-ô-mi làm chi?”

Cái phản ứng thứ hai của ông Gióp khi gặp đau khổ, và sống trong đau khổ là không đổ lỗi cho mọi người xung quanh.
Hãy nhớ câu ngạn ngữ xưa : "Người ngu si luôn đổ lỗi cho người khác, người biết khôn chỉ đổ lỗi cho chính họ và người thiện tri thức không đổ lỗi cho bất cứ ai".
Gióp không đổ thừa cho người xung quanh, không đổ lỗi cho bạn bè, vợ hoặc là láng giềng hay là cha mẹ.
Bản chất của con người là không bao giờ thích nhận lỗi, luôn luôn đổ lỗi là bản chất của con cháu A-đam.
Minh họa: Khi Chúa hỏi A-đam tại sao ta đã rặn ngươi không nên ăn trái cây biết điều thiện và điều ác thì sao ngươi lại ăn. A-đam đổ lỗi cho Ê-va, tại cái người nữ Chúa đặt bên tôi đưa cho tôi ăn thì tôi ăn thôi.
Chúa hỏi Ê-va thì Ê-va trả lời tại con rắn nó đến cám dỗ.
Có nhiều khi chúng ta đổ lỗi cho mọi người xung quanh chúng ta khi chúng ta gặp phải đau khổ.
Tại sao tôi khổ thế mà Hội Thánh và Mục sư không quan tâm, tại sao tôi đối diện với biết bao nhiêu khó khăn mà không ai hỏi han, giúp đỡ.
Tuy nhiên, Gióp ở trong hoàn cảnh rất tuyệt vọng cho nên cái nhìn của ông về bản thân khá tiêu cực và đen tối.
Hôm nay, chúng ta sẽ học về cái nhìn của Gióp khi ông phải sống trong đau khổ tột cùng.
Điều thứ nhất mà chúng ta học được đó là:
I. GIÓP XIN ĐƯỢC MUỐN CHẾT.
Trước hết, ông Gióp mô tả và so sánh cuộc đời mình giống như cây sậy đang ở trong một đầm lầy không có nước.
Giop 8:11 “ Không bùn lầy, lau lách làm sao lớn?
Không nước nôi, cây sậy chẳng trổ bông” [HĐ]
Gióp đã dùng hình ảnh, cây sậy ở trong đầm không có nước thì nó sẽ khô và chết.
Đây là một cách diễn tả tâm trạng tuyệt vọng, hoàn cảnh rất đen tối.

Rồi tiếp đến ông cũng khá tuyệt vọng về hoàn cảnh của mình ông nói: Giop 6:5 “Chớ thì con lừa rừng nào kêu la khi có cỏ? Con bò nào rống khi có lương thảo?”
Giop 6:5 “ Lừa rừng nào kêu khi nhai cỏ
Bò đực chẳng rống lúc no nê?[HĐ]
Giop 6:5 “Có con lừa nào kêu bên đám cỏ non,
có con bò nào rống giữa cỏ xanh mơn mởn ?[GKPV]
Một hình ảnh con lừa đang nhai mớ cỏ non, hoặc một con bò đang nằm giữa đồng cỏ xanh mơn mởn thì chắc chắn sẽ không rống hoặc kêu.
Ý ông muốn nói rằng: Sỡ dĩ ông than vãn, kêu than về số phận, về cuộc đời chỉ toàn là trũng nước mắt thì làm sao mà có thể im lặng được.
Nếu ông như con lừa, còn bò đang nằm giữa đồng cỏ xanh, như cây sậy nằm trong bùn lầy thì chắc chắn ông cũng sẽ không than vãn về bản thân về số phận của mình như vậy.
Trong tình cảnh đau khổ, tuyệt vọng như thế ông đã xin chết.
Gióp 3:1-20 nhưng câu mấu chốt ở đây là: “Nhân sao tôi chẳng chết từ trong tử cung? Nhân sao không tắt hơi khi lọt lòng mẹ?Cớ sao hai đầu gối đỡ lấy tôi, Và vú để cho tôi bú?Bằng chẳng vậy, bây giờ ắt tôi đã nằm an tịnh,”
Cũng trong sách Gióp 10:18-19 “Nhân sao Chúa đem tôi ra khỏi lòng mẹ tôi? Phải chi đã tắt hơi, thì chẳng con mắt nào thấy tôi! Bằng vậy, tôi sẽ như đã không hề có; Vì mới lọt lòng mẹ, bèn bị đem đến mồ mả!”
Sau 7 ngày yên lặng chịu khổ, Gióp đã nói, không phải để rủa sả Đức Chúa Trời nhưng để rủa sả ngày sanh của mình: “Tại sao tôi lại được sinh ra?”.
Đây cũng là câu mà các con cái Đức Chúa Trời kể cả tiên tri Giê-rê-mi khi gặp hoạn nạn, tổn thương cũng đã từng thốt lên: “Đáng rủa cho cái ngày mà tôi đã sinh! Nguyền cho cái ngày mà mẹ tôi đẻ tôi ra đừng được phước!” (Gie 20:14-18).
Cà tiên tri Giê-rê-mi và Gióp họ đều là những nhân vật lớn trong thời Cựu Ước,
Đây là tâm trạng rất thật, đây là một con người đang bị đau đớn cùng cực cả phần thể xác lẫn bị sầu muộn vì mất cả gia đình và tài sản. Người ta không thể chê trách ông vì đã muốn chết đi như thế.
Nỗi sầu khổ của Gióp đã đặt ông vào ngã tư của con đường đức tin, đánh tan nhiều quan niệm sai lầm của ông về Đức Chúa Trời (như Ngài cho bạn được giàu có, luôn luôn giữ bạn khỏi hoạn nạn, đau khổ, hoặc bảo vệ những người thân yêu của bạn).
Gióp đã bị kéo lui trở về tận nền móng của đức tin nơi Đức Chúa Trời của ông. Ông chỉ còn có hai chọn lựa: 1. Ông có thể nguyền rủa Đức Chúa Trời và bỏ cuộc hoặc 2, ông có thể tin cậy Đức Chúa Trời và nhận sức lực từ Ngài để tiếp tục.
Tiên tri Ê-li cũng đã từng xin Chúa được chết. I Các Vua 18 ghi lại trận chiến đức tin trên núi Cạt-mên giữa tiên tri Ê-li và các trưởng tế của thần Ba-anh. Kết cuộc của trận chiến này là Tiên tri Ê-li toàn thắng, Đức Giê-hô-va được xác nhận là Chân Thần, các trưởng tế của thần Ba-anh bị giết. Thế rồi, ngay sau đó, trong I Các Vua 19:1-4 chỉ với lời hăm dọa của Hoàng hậu Giê-sa-bên thì Tiên tri Ê-li từ một người can trường trở thành khiếp nhược, bỏ trốn, xin được chết. Sau đó trong I Các Vua 19:10, Tiên tri Ê-li đã phơi bày nỗi lòng với Chúa. Ông trông chờ một kết quả khác. Tiên tri Ê-li muốn cả dân tộc mình ăn năn và quay trở lại thờ phượng Chúa, điều đó đã không xảy ra. Khi kết quả chức vụ của mình không như mong đợi thì Tiên tri Ê-li ngã lòng, không muốn sống nữa. Ông cũng đã xin Chúa cho được chết.
Điều mà Gióp mắc phải sai lầm ở đây là ông chỉ nhìn vào hiện tại nhưng vội quên đi ơn Chúa đã từng hậu đãi mình.
Nhiều khi trong hoàn cảnh quá bi đát, đau khổ chúng ta thường nhìn vào những điều trước mắt chứ không biết rằng: Ngài đã từng bảo vệ, che trở, tiếp trợ phù hộ mình.
Khi ở trong nghịch cảnh thì mình hãy nhớ lại các phước lành của Chúa.
Tác giả sách Thi-thiên 103: “ Chớ quên các ân huệ của Ngài”
Có bài thánh ca tựa đề: Khi Ðếm Các Ơn Phước Chúa Ban


1.  Khi bao cơn sóng gió bủa khắp chung bạn đây,  Hoặc khi anh cảm thấy mất cả mọi điều đời nay.  Xin anh mau mau đếm các phước lành Thiên phụ ban.  Rồi anh ngạc nhiên thấy phước ơn Chúa luôn tuôn tràn.  
D.K:  Xin anh đếm các phước lành Cha luôn ban;  Xin anh  Xin anh mau mau đếm phước,  Các phước Cha luôn ban, Xin anh nên mau hãy kể ra ơn lành từng tên;  Hãy đếm ơn trên, kể ra linh ơn Cha luôn ban xin hãy đếm các ơn trên Hãy kể tên linh ân;  Chắc chắn anh sẽ thấy các phước ơn ban tuôn tràn.
2.Khi anh đang mê mỏi bởi gánh nặng trên đời chăng?  Hoặc cây thập tự của anh mang thật là nặng chăng?  Anh nên mau mau đếm các phước lành trên  trời ban.  Mọi hồ nghi tiêu tán chắc anh sẽ hát suốt đàng.

Thi-thiên 90:1-17

12 Cầu xin Chúa dạy chúng tôi biết đếm các ngày chúng tôi, Hầu cho chúng tôi được lòng khôn ngoan. 13 Đức Giê-hô-va ơi, xin hãy trở lại. Cho đến chừng nào? Xin đổi lòng về việc các tôi tớ Chúa. 14 Ôi! xin Chúa cho chúng tôi buổi sáng được thỏa dạ về sự nhân từ Chúa, Thì trọn đời chúng tôi sẽ hát mừng vui vẻ. 15 Xin Chúa làm cho chúng tôi được vui mừng tùy theo các ngày Chúa làm cho chúng tôi bị hoạn nạn, Và tùy theo những năm mà chúng tôi đã thấy sự tai họa. 

Đó là sự kêu rêu của một người vì đã chịu khổ quá cỡ đến nỗi ông ước gì mình chưa bao giờ được sinh ra thì hơn. Khi bạn bị tổn thương, bạn có thể nói và làm nhiều điều mà sau đó bạn sẽ phải hối hận. Sự chịu khổ của Gióp quá lớn đến nỗi ông quên những phước hạnh mà ông và gia đình đã nhận hưởng nhiều năm. Nếu ông chưa từng được sinh ra, thì chắc chắn ông sẽ không bao giờ được trở thành người cao trọng nhất ở Đông phương! Nhưng nỗi đau khổ khiến chúng ta quên đi những niềm vui của quá khứ. Trái lại, chúng ta tập trung vào sự tuyệt vọng về tương lai.

Gióp rủa sả hai đêm: đêm của sự hoài thai ông và đêm ông ra đời (Giop 3:1-13). Sự hoài thai là một phước hạnh đến từ Đức Chúa Trời (Sa 30:1-2 Thi 139:13-16). Vì vậy, khi chúng ta rủa sả một phước hạnh nào đó, tức là chúng ta đang nghi ngờ sự nhân từ của Đức Chúa Trời. (Chú ý rằng Gióp đã nói một con trẻ được hoài thai, không phải “một khối chất nguyên sinh” hay “một vật.” Ông là một con người đến từ sự hoài thai).Từ ngữ chìa khóa ở đây là sự tối tăm. Khi một đứa bé được sinh ra, tức thì nó bước ra khỏi sự tối tăm mà vào ánh sáng, nhưng giờ phút này Gióp chỉ muốn ở trong sự tối tăm mà thôi. Thật ra, ông nghĩ rằng nếu ông ra đời mà bị chết thì còn tốt hơn! Sau đó ông sẽ đi đến thế giới người chết (âm phủ) và không phải đối diện với mọi sự đau khổ này.


Một người xin chết là một người đang phải sống trong cảnh rất tuyệt vọng và đau khổ.
Khi con người ta sống trong đau khổ, đối diện với đau khổ thì thường có cái nhìn tiêu cực về cuộc sống này.
Minh họa: Khi đối diện với tên khổng lồ Gô-li-át, và tiếng thách đố gầm thét từ sáng đến chiều tối trước toàn dân Y-sơ-ra-ên thì lúc đó vua Sau-lơ và cả dân sự khiếp vía.
Nhưng Đa-vít chỉ là một cậu thiếu niên đang chăn chiên ngoài đồng, nghe thấy tình cảnh như vậy. Ông đã xin vua Sau-lơ cho ra trận để chiến đấu với tên khổng lồ.
Đa-vít nói: Ngươi đem gươm giáo để đến cùng ta nhưng ta đến tiêu diệt ngươi trong Danh Đức-Giê-hô-va.
Những lúc ở trong đau khổ và sợ hãi con người ta chỉ nhìn thấy tiêu cực, chỉ nhìn thấy nan đề, chỉ nhìn thấy gã khổng lồ to lớn, chỉ nghe thấy tiếng gầm thét mà không nhìn thấy Chúa đâu cả, không nghe thấy tiếng Chúa đâu cả.
Đối với Đa-vít tên không lổ nó to thật nhưng ông khám phá ra rằng Đức Chúa Trời là Đấng cực vĩ đại. Ông đã đối diện với nỗi sợ hãi trong Danh Chúa.

Minh họa: 10 thám tử được sai đi do thám xứ Ca-a-an.

Gióp tìm cách làm cho họ cảm nhận được sự tuyệt vọng về hoàn cảnh của ông (c.8-13). Hoạn nạn kéo dài và căng thẳng có thể khiến một người cảm thấy bất lực không giải quyết nổi những vấn đề trong đời sống, và điều này có thể dẫn đến tuyệt vọngNếu bạn không thể điều khiển một số yếu tố tạo nên đời sống, làm sao bạn có thể hoạch định cho tương lai. Gióp hỏi: “Sức lực nào tôi có, để tôi vẫn phải hy vọng? Có triển vọng nào để tôi phải kiên nhẫn” (6:11 NIV). Nói cách khác: “Tôi đang chờ đợi điều gì? Cuộc sống đang trở nên tồi tệ hơn!”.
Sự tuyệt vọng có thể dẫn đến một cảm giác về sự vô dụng, và khi bạn cảm thấy vô dụng, bạn sẽ không muốn sống nữa. Điều này giải thích lý do tại sao Gióp lại muốn Đức Chúa Trời cất mạng sống của ông đi (Giop 3:20-23 6:8-9 7:15-16 10:18-19 14:13). Gióp không tự mình cố gắng làm điều này, vì ông biết rằng tự sát là sai, nhưng ông cầu nguyện để Đức Chúa Trời có thể cất ông ra khỏi sự khốn khổ của mình. Các bạn Gióp khỏe mạnh và đang sống thoải mái dễ chịu nên họ không cảm biết được gánh nặng về việc mỗi buổi sáng thức dậy trong sự chịu đựng đau khổ hết ngày này sang ngày khác như vậy. Sức mạnh của Gióp đã mất và ông cảm thấy mình thật vô dụng (Giop 6:12-13).


II. GIÓP THẤY ĐỜI MÌNH THẬT NGẮN NGỦI

Đời sống giống như con thoi của thợ dệt
Sự cầu xin của Gióp trước Chúa (Giop 7:1-21): Gióp đã sử dụng nhiều bức tranh sống động để mô tả sự phù phiếm của đời sống. Ông cảm thấy giống như một người đàn ông bị gọi nhập ngũ trái với ý muốn (c.1 a, “thời gian bổ nhiệm” (KJV), giống như một người làm công (c.1b), hoặc một người làm mướn chờ đợi tiền lương công nhật của mình (c.2).
 Ít nhất những người này còn có điều gì đó để mong đợi, nhưng tương lai của Gióp thì vô vọng. Những đêm ông bị mất ngủ, những ngày của ông trở nên vô bổ, phù phiếm (Phu 28:67) và Chúa dường như không quan tâm.
Sau đó ông tập trung vào sự ngắn ngủi của đời sống. Thời gian trôi qua nhanh chóng, vì vậy, nếu Đức Chúa Trời sắp làm điều gì, thì xin Ngài nên gấp rút! Đời sống của Gióp giống như con thoi của thợ dệt (Giop 7:6), di chuyển nhanh chóng với cuộn chỉ sắp hết. (Nhóm từ “cắt đứt tôi” trong 6:9 nghĩa là “cắt sự đan dệt khỏi khung cửi”, (Es 38:12). Đời sống giống như sự dệt vải, và Đức Chúa Trời nhìn thấy toàn bộ kiểu mẫu và khi nào công việc được hoàn tất.


Thi nhân Cao bá Quát thấy đời quá ngắn ngủi đã phải thốt lên:

“… Ba vạn sáu ngàn ngàn là mấy

Cõi phù du trông thấy cũng nực cười…”

Đời người ngắn ngủi chóng qua và đáp số cuối cùng là sự chết, cũng thi sỹ Tản Đà ghi lại mấy vần thơ đầy bi quan như sau:
“Hoa ơi! hoa hỡi hoa hời!
Đang ở trên cành bỗng chốc rơi
Nhị mềm cánh úa
Hương nhạt màu phai
Sống chửa bao lâu đã hết đời”

Ông Gióp cũng ví sánh: "Các ngày tôi qua mau hơn thoi dệt cửi" (7:6). Người Việt chúng ta ví sánh "thời gian thắm thoát thoi đưa." Khi đứng trước khung dệt chúng ta không thể nhìn thấy những con thoi, vì nó đưa qua đưa lại quá nhanh. Ông Gióp lại nói: "Đời sống tôi chỉ bằng hơi thở" (7:7). Trung bình người lớn hít thở từ 12 đến 20 lần trong một phút, với một nhịp thở chỉ từ 3 đến 5 giây.

Các tác giả Kinh Thánh dùng những hình ảnh ví sánh này để giúp chúng ta ý thức đời sống thật sự ngắn ngủi và mỏng manh, hầu ai nấy biết trân quý đời sống mình. Tác giả Thi Thiên 39 cầu nguyện: "Lạy CHÚA,... Xin cho con biết đời mình mỏng manh dường bao!" (câu 4). 
Đời sống giống như đám mây
Gióp cũng nhìn thấy đời sống ông như hơi thở hoặc một đám mây, còn đây một thời gian ngắn và rồi ra đi mãi mãi, không bao giờ trở lại (Giop 7:7-10 Gia 4:14).

Giop 16:22   22 Vì ít số năm còn phải đến.
Rồi tôi sẽ đi con đường mà tôi chẳng hề trở lại

Đời sống con người là gì? Nó chỉ là những hạt hơi nước, tan biến mất trước luồng gió nhẹ, không còn để lại dấu vết gì. Ai cũng biết rằng mọi người đều phải chết, nhưng có người cố tình nghĩ rằng thần chết con xa, xa lắm, hầu như nó không bao giờ đến gần. Thánh Gióp nhắc nhở chúng ta rằng đời sống con người có là bao: “Đời sống con người thật ngắn ngủi, nó như một cánh hoa: Nở đó rồi tàn đó (Gióp 14: 1-2).

Qua miệng tiên-tri Isaia, Chúa mạc-khải cho chúng ta một chân-lý: “Mọi xác phàm đều là cỏ. Tất cả sức mạnh của nó như hoa ngoài đồng. Cỏ sém, hoa tàn.” ( I-sai-a 40: 6- 7)

“Đời sống tôi trôi qua nhanh hơn kẻ chạy đua. Chúng trốn chạy mà không tìm thấy hạnh-phúc.” (Gióp 9: 25)


Qua mỗi giây phút, qua mỗi hơi thở, chúng ta gần mồ thêm một bước. Ngay cả lúc tôi đang viết mấy dòng chữ này, tôi đang bước đến gần mồ. Hãy nhìn xem sóng dồn ngoài biển cả, dòng nước chảy ra biển không bao giờ trở lại. Này bạn, ngày giờ trôi qua; Các thú vui, chơi bời cũng qua luôn. Thử hỏi còn lại thứ gì?

“Hơi thở tôi tiêu mòn, đời tôi tàn rụi, tôi chỉ giữ được nấm mồ.” (Gióp 17-1)


Vua Ê-giê-ki-en đã nói trong nước mắt: “Như người thợ dệt, người đã cuộn lại đời tôi và xén khỏi khung cửi. Từ sớm mai cho tới khuya, người bỏ mặc tôi mòn-mỏi vỏ vàng” (I-sai-a 38: 12).

sách  Giảng Viên đã nói rõ ràng: "Có thời để sinh ra, có thời để lìa đời." (GV 3: 2).
Kinh Thánh cũng cho biết ông ADong sống đến chín trăm tuổi rồi mới qua đời.  Ông Sết hưởng thọ chín trăm mười hai tuổi rồi từ trần.  Ông Hênóc sống chín trăm lẻ năm tuổi rồi cũng phải từ giã cõi đời. Hơn sáu tỷ người đang sống trên mặt đất hiện nay rồi cũng sẽ ra đi trong vòng một trăm năm nữa, không ai sẽ thấy ánh mặt trời của thế kỷ hai mươi hai.

Thánh Giacôbê đã viết: "Anh em không biết cuộc đời mình ngày mai sẽ ra sao.  Thật vậy, anh em chỉ là hơi nước xuất hiện trong giây lát, rồi lại tan biến đi." (Gc 4: 14).  Như đám sương mù buổi sáng, rất mong manh, bốc thành hơi nước dưới ánh chiều dương rồi biến mất giữa ban ngày, đời người cũng giống như giọt sương mai hiện ra chốc lát rồi lại tan ngay. 


Tiên tri I-Sai đã suy ngắm: "Lạy Chúa, con như người thợ dệt, đang mải dệt đời mình, bỗng nhiên bị tay Chúa cắt đứt ngay hàng chỉ." (Is 38: 12).  Sách Biên Niên Sử quyển I cũng viết:  "Ngày đời của chúng con trên mặt đất như bóng câu cửa sổ, không để lại dấu vết." (1 Sb 29: 15).

Tác giả ThánhVịnh cũng đã nói: "Kiếp phù sinh, tháng ngày vắn vỏi, tươi thắm như cỏ nội hoa đồng, một cơn gió thoảng là xong, chốn xưa mình ở cũng không biết mình." (Tv 103: 15,16).

Xưa kia Đức Chúa đã phán với vua Hezekiah:  "Hãy lo thu xếp việc nhà, vì ngươi chết, chứ không sống nổi đâu." (2 V 20: 1).  Do môi miệng của tiên tri Amốt, Đức Chúa cũng tuyên phán cho mọi người: "Ngươi hãy chuẩn bị đi gặp Thiên Chúa của ngươi." (Am 4: 12).



Thật vậy, cảnh sinh, lão, bệnh, tử là một trong những bi thảm lớn nhất trong cuộc sống con người trong cõi thế, do vậy chết là vấn đề mà tất cả mọi người dù muốn hay không đều phải đương đầu.

Câu chuyện Kinh Thánh cho ta biết một cách rõ ràng: “Cả giàu và nghèo đều phải chết”.Lu ca 16:22 “vả, người nghèo chết Thiên sứ để vào lòng Áp-ra- ham  và người giàu chết người ta đem đi chôn”.

Hê bơ rơ 9:27 “Theo thông lệ mỗi người chỉ chết một lần rồi chịu Chúa xét xử”. Không phải đến già mới chết nhưng sự chết xảy ra với tất cả mọi người và bất cứ lúc nào.

Người ta chết không phải vì thiếu thuốc men, chết vì thiếu thức ăn, nhưng tại sao người ta phải chết? Kinh Thánh tiết lộ cho chúng ta ở sách Rô ma 6:23 “Vì tiền công của tội lỗi là sự chết”. Tội lỗi bắt đầu từ sự sa ngã của tổ phụ loài người là ông A Đam và bà Ê Va, và sự chết cứ như thế đến với mọi người. Rô ma 5:12 “Cho nên như bởi một người mà tội lỗi đã vào thế gian, lại bởi tội lỗi mà có sự chết, và sự chết đã trải qua hết thảy mọi người, vì mọi người đều đã phạm tội”.


Đời người chỉ như hạt mưa xa trên mặt nước, bọt văng lên rồi tan mất liền. Đời người như ánh chớp như lằn lửa bay trên không?
 Đời người như thoi đưa, thoi dệt, cuộc đời ngắn ngủi ấy lại có biết bao sự nguy nan, khổ cực.




Thánh Bec-na-Đanh thành Sienna kể lại một ông hoàng nọ lúc sắp chết đã kêu lên khủng khiếp: “Tôi có nhiều xứ sở, nhiều lâu đài ở trần gian, nhưng nếu tôi chết đêm nay, tôi cũng chỉ nằm được trong một căn phòng.”


Khi William Russel lên đoạn đầu đài, ông đã lấy đồng hồ trong túi áo ra rồi trao cho vị y sĩ săn sóc ông và nói: "Xin ông làm ơn giữ hộ cái đồng hồ nầy vì tôi không cần đến nó nữa.  Bây giờ tôi sắp bước vào cõi đời đời." Thánh Gióp cũng đã từng than thở: "Vì tuổi con người đã được Ngài ấn định, sống được bao năm tháng là tùy thuộc ở Ngài.  Ngài định giới hạn rồi, sao có thể vượt qua." (G 14: 5).
"Lạy CHÚA, ... Xin cho tôi biết đời tôi mỏng manh dường bao!" (Thi Thiên 39:4 BDM).
Kinh Thánh: Gióp 7:6, 7; 9:25, 26; Gia-cơ 4:13-17



III. GIÓP THẤY SỰ CHẾT KHÔNG PHẢI LÀ HẾT
Ê-li-pha kêu gọi (Giop 5:8-17): Ê-li-pha kêu gọi Gióp hãy tìm kiếm Đức Chúa Trời và dâng mình cho Ngài. Đức Chúa Trời là Đấng thường làm những sự lạ lùng và quan tâm tạo vật của Ngài chắc chắn sẽ giúp đỡ ông, nếu ông hạ mình xưng nhận tội lỗi mình. Gióp phải nhìn thấy những thử thách của ông như kỷ luật đến từ Đức Chúa Trời để khiến ông trở nên người tốt hơn (c.17-18), một chủ đề mà sau đó sẽ được Ê-li-hu xét đến. Chắn là Gióp đang trong bộ dạng rất tồi tệ đối với Đức Chúa Trời đến nỗi Chúa phải cất đi của cải, gia đình và sức khỏe của ông hầu làm cho ông được ngay thẳng! Và kỷ luật chẳng phải là một công cụ của tình yêu Đức Chúa Trời sao?
Ê-li-pha xác tín (Giop 5:17-27): Ê-li-pha kết thúc bài nói chuyện của ông bằng những lời xác tín. Chính Đức Chúa Trời là Đấng làm cho thương tích cũng sẽ chữa lành (Phu 32:39 Os 6:1-2). Ngài sẽ giải cứu bạn khỏi hoạn nạn, cứu bạn khỏi kẻ thù, ban cho bạn một đời sống trường thọ và hạnh phúc cùng sự chết bình an. “Chúng tôi đã xem xét điều này, và nó đúng. Vậy hãy nghe và áp dụng nó cho mình” (Giop 5:27 NIV). Nhưng đây là thuyết thần học của Sa-tan được nói bằng những lời khác! “Gióp há kính sợ Đức Chúa Trời luống công sao? …Lấy da đền da! Vâng, mọi điều một người có, người ấy sẽ trao thế cho mạng sống mình” (Giop 1:9 2:4 NKJV). Ê-li-pha yêu cầu Gióp thực hiện một mặc cả với Đức Chúa Trời. Hãy xưng tội lỗi ông và Đức Chúa Trời sẽ phục hồi mọi điều ông đã mất. Nếu Gióp làm vậy, điều đó sẽ sỉ nhục Đức Giê-hô-va và bênh vực cho Sa-tan, và Gióp đã không làm như vậy!
Giop 5:1-27; xem giải nghĩa Giop 4:1-21


Một cách can đảm, Gióp đã chỉ ra sự vô hiệu về việc giúp đỡ của họ đối với ông (c.14-30). Họ đã không có lòng thương cảm hoặc tìm cách đáp ứng được những nhu cầu của ông. Họ giống như một con suối cạn trong sa mạc làm nản lòng những lữ khách khát nước. Họ là “bạn” trong lúc ông thịnh vượng, nhưng khi hoạn nạn đến, họ trở nghịch lại ông.
Gióp đưa ra hai yêu cầu cho các bạn ông: “Hãy dạy dỗ tôi” (c.24) và “hãy ngó tôi” (c.28). Ông không cần lời tố cáo, ông cần sự khai trí! Nhưng họ thậm chí không ngó mặt ông và nhìn xem nghịch cảnh của ông. Về mặt thuộc thể, ba người đang ngồi với Gióp trên đống tro, nhưng về mặt xúc cảm, họ giống như thầy tế lễ và người Lê-vi đang đi ngang qua “phía bên kia” của ông mà.

Câu chuyện: Ai muốn qua đây hay từ đây qua đó cũng không được
Người giàu có khả năng cầu xin Chúa cho La-xa-rơ nhúng đầu ngón tay vào nước làm cho mát lưỡi ông, vì ông đang bị đốt nóng cháy và câu 27 lời cầu xin sai La-xa-rơ lên trần gian nầy báo cho năm anh em ông biết để những người ấy tin và không bị xuống nơi đây như ông,  mặc dầu đã bị Chúa từ chối. Người giàu mong muốn thèm khát, ông ta muốn có nước để uống  và ông ta muốn có người lên làm giáo sỹ đến để giảng cho năm anh em ông, câu 25 La-xa-rơ được an ủi, người giàu bị khổ hình. Kinh Thánh cho biết là không có sự trở về của người chết: “Mây tan ra và đi mất thể nào, Kẻ xuống âm phủ không hề trở lên, cũng thể ấy. Họ không hề trở về nhà mình nữa, Và xứ sở người  chẳng còn biết người”.Gióp 7:9-10.


Như vậy, chúng ta thấy tương quan giữa đời nầy và đời sau, đời nầy tuy ngắn ngủi, nhưng vô cùng quan trọng, thời gian sống trên đất là quý báu vô cùng. Mọi người sinh ra trên đời nầy đều được Thượng Đế ban cho số ngày để sống, Thi thiên 139:16 “Mắt Chúa đã thấy thể chất vô hình của tôi; số các ngày định cho tôi, Đã biên vào sổ Chúa trước khi chưa có một ngày trong các ngày ấy.”




Các bạn ông cũng không hiểu được sự cay đắng về hoạn nạn của ông (Giop 6:4-7). Gióp cảm thấy ông như một mục tiêu mà tại đó Đức Chúa Trời đang nhắm tới và bắn những mũi tên độc vào, và chất độc đang làm cho linh hồn Gióp cay đắng. Rằng Đức Chúa Trời đã cho quân đội Ngài dàn trận chỉ để nhắm bắn vào một người yếu đuối. Và các bạn của Gióp đang châm thêm chất độc vào ông. Điều mà Gióp cần là những lời khích lệ nuôi dưỡng linh hồn ông và ban cho ông sức lực, nhưng tất cả những gì các bạn hữu ông đã nuôi dưỡng ông là những lời vô ích và nhạt nhẽo.

Related link

Latest Features

Weather

Facebook comments