Gia Dinh Gieo Giong

MÔN TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH

MÔN TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH
Bài Một:  VIẾT CHỮ
            Chữ viết của mỗi dân tộc đều tạo thành một hệ thống và có các quy tắc chính tả riêng. Muốn viết đúng tiếng Việt (TV), chúng ta phải theo đúng những quy tắc chính tả TV.
            Chính tả: Hiểu theo nghĩa hẹp, là cách viết các âm, vần, tiếng và từ. Hiểu theo  nghĩa rộng, chính tả còn bao gồm cách viết hoa, viết tắt, cách viết tên riêng TV và tên riêng tiếng nước ngoài.
I. CÁC THUẬT NGỮ:
            1. Âm: Khi nói, hơi phát sinh từ phổi, rung các dây thanh ở họng, qua khoang miệng, hoặc khoang mũi mà tạo thành âm.
Có 2 loại: nguyên âm & phụ âm.       
            a) Nguyên âm: Trong chính tả TV, nguyên âm có thể mang dấu. TV có 11 nguyên âm đơn là: A,Ă,Â, E, Ê, I/Y, O, Ô, Ơ, U, Ư (những nguyên âm đơn nầy, tự nó phát ra thành âm); và 3 nguyên âm đôi là: IÊ/IA, ƯƠ/ƯA, UÔ/ UA. 
              Nguyên âm đơn có đặc điểm là giữ nguyên chữ khi viết (trừ I (ngắn)  có khi viết Y Trong chính tả TV, phụ âm không mang dấu. TV có 23 phụ âm là:  B, C/K/Q, CH, D, Đ, G/GH, GI, H, KH, L, M, N, NH, NG/NGH, P, PH, R, S, T, TH, TR, V, X.
            2. Chữ cái:
            Chữ cái dùng để ghi âm. Theo quy định về chính tả trong sách giáo khoa cải cách giáo dục, thì bảng chữa cái TV gồm 33 con chữ, được sắp xếp theo thứ tự như sau: A, Ă, Â, B, C, D, Đ, E, Ê (F), G, H, I, (J), K, L, M, N, O, Ô, Ơ, P, Q, R, S, T, U, V, (W), X, Y, (Z).
Các chữ cái trong ngoặc đơn là F, J, W, Z chỉ dùng để viết tên riêng tiếng nước ngoài và các thuật ngữ có gốc nước ngoài. Cho nên, viết “fải”, “ zô” là sai chính tả.
            3. Tiếng:
            Tiếng do một hay nhiều âm phát ra cùng một lúc tạo thành. Tiếng có âm đầu và vần. Vần có âm đệm, âm chính, dấu thanh, và âm cuối. Vd: tiếng TOÀN có phụ âm đầu là T, vần OÀN. Vần OÀN có âm đệm là O, âm chính là A, dấu huyền ở trên, và âm cuối là N.
            4. Chữ:
            Chữ dùng để ghi tiếng. Chữ do một hay nhiều chữ cái họp lại mà tạo thành.
            5. Từ:
            Từ gồm một tiếng hay một tổ hợp tiếng có nghĩa tạo thành. Xét theo nguồn gốc, ta có từ Hán Việt và từ thuần Việt. Căn cứ vào cách cấu tạo ta có từ láy và từ ghép.
            5.1 TỪ HÁN VIỆT & TỪ THUẦN VIỆT
            Một dân tộc thường có 30% lớp từ cơ bản; 70% từ vay mượn. Đây là tình trạng chung, không riêng gì dân tộc nào cả.
*Lớp từ cơ bản gồm:
- Các khái niệm
- Số đếm
- Bộ phận cơ thể.
*Lớp từ vay mượn:
Phần lớn là từ Hán -Việt (chiếm 60% trong 70% lớp từ vay mượn).
Từ Hán-Việt là gốc ở tiếng Hán, do người Việt mô phỏng âm •         Từ ghép do hai hoặc ba tiếng rõ nghĩa tạo nên. Vd: tươi tỉnh, giam giữ, đất nước, hợp tác xã… Các tiếng trong từ ghép nầy có quan hệ với nhau về ý nghĩa.
•         Học thuộc lòng và dùng mẹo luật là hai biện pháp giúp chúng ta viết đúng dấu hỏi và dấu ngã.
•         Học thuộc lòng và dùng mẹo luật là hai biện pháp giúp chúng ta viết đúng dấu hỏi và dấu ngã.
•         Gặp một từ Hán Việt, không biết viết ngã hay hỏi, ta viết NGÃ nếu từ ấy có phụ âm đầu là: M, N, Nh, V, D, NG/NGH.
Ví dụ:
            M: Mãn khóa, mãnh hổ, mẫn cảm, mẫu số, mĩ cảm, miễn phí v.v…
            N : Truy nã, trí não, nỗ lực, noãn sào, nữ nhi v.v…
            Nh: Nhã nhặn, nhãn hiệu, nhẫn nại, nhiễm độc, nhũng nhiễu v.v…
            V: Vãn cảnh, vãng lai, vĩnh viễn, vĩ tuyến, vũ lực v.v…
            L: Lãnh đạo, lãng mạn, lão thành, liễu dương, lễ độ v.v…
            D: Dã man, dĩ nhiên, dĩnh ngộ, diễn đạt, bồi dưỡng v.v…
                        NG/Ngh: Bản ngã, ngôn ngữ, tín ngưỡng, đội ngũ, nhân nghĩa v.v…
Những từ Hán – Việt còn lại, có dấu HỎI. Trừ các ngoại lệ sau đây: Bãi khóa, hoài bão, vận bĩ, cưỡng bức, linh cữu, chiêu đãi, quang đãng, phóng đãng, hiếu đễ, kinh hãi, hãm hại, kiêu hãnh, hoãn binh, hỗ tương, hỗn hợp, hữu ích, bằng hữu, huyễn hoặc, kĩ sư, phẫn nộ, giải phẫu, quẫn bách, thủ quỹ, thi sĩ, bệnh suyễn, tiễn biệt, thực tiễn, tiễu trừ, thanh tĩnh, tuẫn tiết, chim trĩ, mâu thuẫn, xã hội v.v…
            c) Luật “Lãi, Lời, Lợi, Tản, Tán, Tan”: Luật nầy áp dụng cho cả từ Hán- Việt lẫn từ thuần Việt.
·       Gặp một chữ không biết viết hỏi hay ngã, ta viết NGÃ, nếu chữ ấy đồng nghĩa hay gần nghĩa với một chữ khác có dấu huyền hay dấu nặng.
            Dấu ngã: Bõ – bù, cũng – cùng, cỗi – còi, chĩa – chìa, dẫu-dầu, đã-đà, hãng-hàng, lãi-lời, ngỡ-ngờ v.v…
            Dấu nặng: Cỗi-cội, chõi-chọi, dễ-dị, đãi-đợi, đỗ-đậu, giẫm-giậm, lãi-lợi, mẫu-mẹ, trĩu-trịu v.v…
·       Gặp một chữ không biết viết hỏi hay ngã, ta viết HỎI, nếu chữ ấy đồng nghĩa hay gần nghĩa với một chữ khác có dấu  SẮC, hoặc dấu NGANG:
            Dấu sắc: Bảo-báo, đả-đá, dải-đái, hả-há, lẻn-lén, miểng-miếng, phản-ván, phổi-phế v.v…
            Dấu ngang: Cản-can, chẳng-chăng, chửa-chưa, dải-đai, quảng-quăng, vểnh-vênh v.v…
            Ngoại lệ: Bả-bà, chỉ-chị, lõm-lóm, lẽ-lí.
           
III. VIẾT NGUYÊN ÂM, PHỤ ÂM:
Sau viết sai dấu hỏi, ngã, lỗi chính tả thường gặp khác là viết sai nguyên âm & phụ âm, chủ yếu là sai phụ âm đầu& phụ âm cuối. Trên nguyên tắc, chúng ta theo cách phát âm để viết đúng các nguyên âm và phụ âm. Nhưng có cái khó là người Việt ở vùng nào cũng không thể phát âm chuẩn tất cả các âm của TV. Do vậy, muốn viết đúng nguyên âm và phụ âm, ta sử dụng các biện pháp sau đây:
            1. Học thuộc lòng:
            a) Người miền Bắc (VN) học thuộc lòng một số chữ để tránh sự lẫn lộn các nguyên âm & phụ âm:
            - Ư & I             => Viết “nghiên cứu”, không viết “nghiên kíu”.
            - L & N           => Viết “làm sao”, không viết “nàm sao”.
            - S & X            => Viết “sử dụng”, không viết “xử dụng”.
            - TR&CH     =>  Phân biệt “con trai” với “Vết chai”.
            b) Người miền Trung và miền Nam (VN) học thuộc lòng một số chữ để tránh sự lẫn lộn giữa các nguyên âm & phụ âm:
            - IÊ & I           => Viết « lúa chiêm », không viết « lúa chim ».
            - C & T            => Phân biệt « màu sắc » với « sắt son ».
            - N & NG        => Phân biệt « nồng nàn » với « cô nàng ».
            - N & NH        => Phân biệt « niềm tin » với « yêu tinh ».
            c) Người cả 3 miền (VN) học thuộc lòng một số chữ để tránh sự lẫn lộn giữa phụ âm đầu « D & GI ». Phân biệt: « dai sức » với « giai nhân » ; « dao động » với « giao chiến » ; « dàn trải » với « giàn bầu » ; « dấu vết » với « che giấu » ; « sợi dây » với « phút giây » ; « dường như » với « giường ngủ ».
            2. Dùng mẹo luật:
            Trong Sửa lỗi chính tả cho học sinh, Phan Ngọc  đã đưa ra nhiều mẹo luật để viết đúng phụ âm đầu & phụ âm cuối. Chúng ta tìm hiểu một vài mẹo luật đơn giản, dễ nhớ.
            a) Luật « Giao Tranh Cho Tôi Cầm »:
            Ta dùng luật nầy để viết đúng phụ âm đầu D hay GI, ta viết GI, nếu chữ ấy có nghĩa giống với nghĩa của một chữ khác có phụ âm đầu là TR, CH, T, C/K.
            Ví dụ:
            GI &  TR: giành – tranh; giao-trao; giở-trở; giương – trương v.v...
            GI &  CH: Giấu – che; giấy – chỉ; gì – chi; giống – chủng; giẽ lúa – chẽ lúa v.v...
            GI & T: giã – tạ; giặc – tặc; giếng- tỉnh; giọng-tiếng v.v...
            GI & C/K: giác – cắt; giăng-căng; giềng mối – cương thường; giỗ - kị v.v...
            b) Luật “Dặn Đến Nhà Thương”:
•         Gặp một chữ không biết viết D hay GI, ta viết D nếu chữ ấy có nghĩa gần giống với nghĩa của một chữ khác có phụ âm đầu là Đ, NH, TH.
•         D& Đ: Dải-đai; dao-đao; da-đa; dĩa-đĩa; dằn-đằn v.v...
•         Nếu chữ viết nguyên ngữ dùng chữ cái La-tin thì giữ nguyên dạng và có thể giản lược các dấu phụ.
            Vd: Paris, Shakespeare, Petofi ...
•         Nhiều năm trước, chúng ta viết hoa cách tùy tiện khi viết tên tiếng Việt, tên các cơ quan, đoàn thể. Từ năm 1984, nhà nước đã có văn bản quy định cách viết hoa như sau:
•         Về tên tác phẩm, tên các tổ chức, cơ quan, đoàn thể: viết hoa tiếng đầu trong tổ hợp từ dùng làm tên.
Bài hai:  DÙNG TỪ
Từ là đơn vị ngữ pháp nhỏ nhất, có ý nghĩa hoàn chỉnh và cấu tạo ổn định. Được người nói và viết dùng để đặt câu. Vì vậy, nói đến việc rèn luyện kỹ năng nói và viết, trước hết phải nói đến nghệt thuật dùng từ đúng và hay.
I.  DÙNG TỪ ĐÚNG:
Dùng từ đúng là dùng từ đúng âm và đúng nghĩa. 
            1. Dùng từ đúng âm:
            Muốn dùng từ đúng âm thì phải biết cách phát âm chuẩn. Nhưng thực tế, nói cho chuẩn tất cả tiếng Việt là một yêu cầu gần như không thể thực hiện được đối với mọi người dân khắp cả 3 miền.
•         Ngoài lỗi dùng từ không đúng âm vì viết sai chính tả, người ta còn có thể phạm lỗi dùng từ không đúng âm vì hiểu không rõ nghĩa của từ. Cho nên, hiểu rõ nghĩa của từ, ta sẽ hạn chế được phần nào lỗi dùng từ không đúng âm.
•         Ngoài lỗi dùng từ không đúng âm vì viết sai chính tả, người ta còn có thể phạm lỗi dùng từ không đúng âm vì hiểu không rõ nghĩa của từ. Cho nên, hiểu rõ nghĩa của từ, ta sẽ hạn chế được phần nào lỗi dùng từ không đúng âm.
Ví dụ:
•          Biểu ngữ                                  Biển ngữ
•          Câu kết                                    Cấu kết
             Khinh diệp
            2. Dùng từ hình tượng:
            Từ hình tượng vẽ lên trước mắt người đọc bức tranh của cuộc sống, tạo cho người đọc cái cảm giác như được nhìn thấy tận mắt sự vật được miêu tả. Với đặc tính nầy, ngoài chức năng thông báo, từ hình tượng còn tạo cho độc giả nhiều rung cảm thẩm mĩ. Vì vậy, từ hình tượng rất thích hợp với ngôn ngữ văn chương.
            Đặc trưng của từ hình tượng là gợi chứ không tả. Tả thì chính xác, đầy đủ và rõ ràng đến mức không còn gì để nói nữa. Nhưng gợi thì như muốn nói đến vô cùng. Với đặc điểm nầy, từ hình tượng tạo cho bài viết, bài thơ « một ý ở ngoài lời, một nghĩa ở chiều sâu, một nội dung ở dạng tiềm năng ». Bài viết, bài thơ, vì vậy có thể có nhiều tầng nghĩa mà không một ai có thể đọc được và có thể hiểu hết trong một lần. Mỗi người, khi đọc một tác phẩm văn chương có ngôn ngữ hình tượng, có thể tìm gặp ở đó một nét nghĩa mới. Nhờ vậy, đối với mỗi người, mỗi thời, thơ có thể có một tiếng nói mới. Thơ có sức sống, thơ trẻ mãi với cuộc đời, với thời gian.
            Vd:      « Củi mục bà để gầm giường,
                        Hễ ai động đến, trầm hương của bà ».
            3. Dùng từ sáng tạo:
            Từ sáng tạo là từ gọi tên sự vật lần thứ nhất, bằng cái nhìn tươi mát và hồn nhiên của tuổi thơ.
              Cuộc sống có nhiều màu vẻ. Đời con người đổi thay không ngừng. Nhưng hầu hết từ ngữ mà chúng ta đang sử dụng đều quá cũ, vì đã dùng đi dùng lại nhiều lần từ lâu. Do vậy, có lúc ta nhận thấy những từ ngữ có được bằng thói quen, bằng kinh nghiệm của mình, không còn đủ hiệu lực để diễn đạt một tình ý nào đó. Vì vậy, ta muốn vượt ra ngoài các quy ước đã có, muốn nhìn sự vật bằng đôi mắt của trẻ thơ (nhìn cái gì cũng mới mẻ, vì là nhìn thấy lần đầu tiên trong đời), muốn táo bạo dùng một từ sáng tạo.
            Từ « ngon » được Nguyễn Gia Thiều dùng thay cho từ « đẹp » trong Cung oán ngâm khúc, là một ví dụ. Ta thường nói cảnh đẹp, hoa đẹp, người đẹp, lời hay ý đẹp. Cái gì cũng đẹp, cho nên « đẹp » không diễn tả được điều gì đặc sắc. Vì vậy, trong Cung oán ngâm khúc, để tả sắc đẹp của cung nữ, Nguyễn Gia Thiều viết:
             “Đóa lê ngon mắt cửu trùng,
                 
             Tuy mày điểm nhạt nhưng lòng cũng xiêu”.
            Trước Nguyễn Gia Thiều và sau ông, mọi người đều nói « đẹp mắt, đẹp lòng ». Một cách sáng tạo và độc đáo, Nguyễn Gia Thiều nói « ngon mắt ». Dùng từ « ngon mắt » để phơi bày những ham muốn vật chất thấp hèn được che giấu đằng sau lớp vàng son lộng lẫy của vị quân vương quyền quí.
            Điều cần lưu ý là sáng tạo nhưng không lập dị. Sáng tạo để có được sự mới lạ và độc đáo, nhưng phải là mới lạ, độc đáo tối ưu, chứ không phải là mới lạ tối đa. Ví dụ: thời gian thì không có màu, nhưng trong văn chương các nhà văn, nhà thơ dùng từ « màu thời gian ». Mùa thu thì có nhiều lá vàng, nên một nhạc sĩ đã cảm hứng và viết « thu vàng ». Nhà thơ Xuân Diệu, thì viết « xuân hồng » để nói về mùa xuân, về tuổi trẻ, về tình yêu. Còn Trịnh Công Sơn, thì dùng từ « hạ trắng »  để chỉ về mùa hè xứ Huế với những con đường ngập đầy áo dài trắng của nữ sinh trường Đồng Khánh.
            Sáng tạo là hoạt động nghệ thuật của những nghệ sĩ có thực tài. Không có thực tài mà muốn phá vỡ những quy tắc vốn trở thành phổ biến để dùng từ sáng tạo, người ta sẽ trở nên lập dị (vd : « cưới dợ »), và dùng những từ câu kỳ khó hiểu, mà ngay cả chính người tạo ra nó cũng chỉ có thể hiểu một cách mơ hồ. Vì vậy phải cẩn trọng khi sáng tạo ra từ ngữ mới.
 Vd: "Hai bên đườnglàng quê tôi những hàng tre chụm đầu vào nhau tạo thành cái “cầu vồng tre” che mát đến nỗi không một giọt nắng nào có thể xuyên qua được".
Bài bachỉ cảm xúc và suy nghĩ của con người về mộ sự việc nào đó. Trong khi đó, nghĩa của câu nói tới sự cảm nhận tức thời của một học viên trong giờ giải lao. Do đó,chúng ta phải thay cảm nghĩ bằng cảm thấy, bởi ví cảm thấy chỉ sự nhận biết bằng giác quan.

Cảm nghĩ -> nghĩ
Vd 2: Tôi cảm nghĩ sau nầy tôi sẽ gặp những  người tốt như thế.
    = > Tôi nghĩ sau nầy tôi sẽ gặp những người tốt như thế.

 Cảm nghĩ à một danh từ chỉ cảm xúc và suy nghĩ. Trong ngữ cảnh của câu văn trên đòi hỏi một động từ. Do vậy câu nầy phải sửa lại cho đúng bằng cách thay cảm nghĩ bằng từ nghĩ. Bởi vì nghĩ là động từ chỉ việc vận dụng trí tuệ vào những gì đã nhận biết được để có ý kiến và thái độ thích hợp.

Cao - > dài
Vd 1: Thân bút tròn, cao bằng một gang tay em.
    => Thân bút tròn, dài  bằng một gang tay em.
TỪ HÁN VIỆT TRONG THÁNH KINH

                                                                                                                                       Tín Trung
“Vì ta nói cùng các ngươi, đương khi trời đất chưa qua đi, thì một chấm một nét trong
luật pháp cũng không qua đi cho đến khi mọi sự được trọn.” ( Ma-thi-ơ  5: 18 )
Phần I: CÁC KHÁI NIỆM CHUNG
1. Dẫn nhập
Kinh Thánh là Lời Đức Chúa Trời được mạc khải thành văn cho loài người.“Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình, hầu cho người thuộc về Đức Chúa Trời được trọn vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành.” ( 2Ti-mô-thê 3: 16-17 ),

Kinh Thánh là một pho sách diệu kỳ gồm 66 cuốn sách, trong đó Cựu ước có 39 sách, Tân ước có 27 sách; được viết bởi hơn 40 trước giả xuất thân từ những giai tầng khác nhau, được Chúa cảm thúc và sử dụng, ở trên 3 lục địa Á, Phi, Âu; trong thời gian khoảng hơn 1500 năm. Khởi đầu, Kinh Thánh được viết bằng 3 thứ tiếng khác nhau : Cựu ước được viết bằng tiếng A-ram và Hê-bơ-rơ, Tân ước được viết bằng  tiếng Hy-lạp.Cho đến nay Kinh Thánh đã được dịch ra khoảng 2400 ngôn ngữ và phương ngữ trên khắp 5 châu lục toàn trái đất. Qua Kinh Thánh, muôn dân, muôn nước, biết bao thế hệ đã ăn năn tội lỗi và trở lại cùng Chúa để tiếp nhận ơn Cứu rỗi nhờ ân điển của Ngài.
 Năm 1911 Tin Lành truyền đến Việt nam. Đồng thời với việc truyền bá Đạo Chúa, thành lập và mở mang phát triển Hội Thánh Chúa trên toàn đất Việt; các đầy tớ và con cái Chúa được ơn của Ngài, đã hoàn thành bản Kinh Thánh tiếng Việt đầu tiên vào nâm 1926. Đây là bản Kinh Thánh truyền thống hay còn gọi là bản Kinh Thánh 1926; đánh dấu công khó của các bậc tiền bối cũng như của Liên hiệp Thánh kinh hội (UBS ).
Bản Kinh Thánh này đã được sử dụng trong tất cả các Hội Thánh tại Việt nam cũng như tại hải ngoại cho đến bây giờ; góp phần đáng kể trong công cuộc gây dựng nhà Chúa trên đất.
 Đến nay đã có nhiều bản Kinh Thánh tiếng Việt khác, kể cả bản hiệu đính bản Kinh Thánh 1926 đã được xuất bản (2010), nhằm đáp ứng sự đổi thay của xã hội và sự phát triển Hội Thánh Chúa. Tuy nhiên với mục đích và phạm vi bài viết, chúng tôi chỉ tập trung xem xét các vấn đề liên quan tới bản Kinh Thánh 1926 mà thôi
 2. Khái lược về từ HánViệt
Từ Hán Việt thuộc phạm vi nghiên cứu của Khoa Học Ngôn Ngữ, nhưng có quan hệ đến nhiều lĩnh vực như : Lịch sử, Văn hóa, Dân tộc, Hình thái học, Ngữ âm học…và cả Lý thuyết Phát triển. Bài viết này được khuôn lại trong việc trình bày những hiểu biết cơ bản và khái niệm chung  cần thiết, phục vụ chủ đề: Từ Hán Việt trong Thánh Kinh, đặng góp phần trong việc học, suy gẫm Lời Chúa và truyền rao Đạo Chúa cho muôn dân trên mặt bằng kiến thức của cơ đốc nhân còn chưa được chuẩn bị đồng đều.
 Chúng tôi lựa chọn cách tiếp cận thực hành, không quá chú trọng đến học thuật, do học giả Phan Ngọc đề xuất, cho các đối tượng khác nhau muốn tìm hiểu từ Hán Việt và áp dụng hiệu quả xử lý văn bản, tài liệu cũng như trong ngôn ngữ giao tiếp truyền thông, trong công việc và đời sống thường nhật (tham khảo [3] ).
 Theo lịch sử ngôn ngữ tiếng Việt, một từ Hán Việt là một từ được viết ra bằng chữ Hán khối vuông (tượng hình), nhưng lại đươc phát âm theo cách phát âm Hán Việt (Ngữ âm Hán việt). Xét về tự dạng thì chỉ có chữ Hán mà không có chữ Hán Việt. Hán Việt là cách phát âm riêng của người Việt đối với chữ Hán. Như vậy, do quá trình tiếp xúc và giao thoa ngôn ngữ, trong tiếng Việt gồm có: từ thuần Việt, từ Hán đọc theo âm Hán Việt, từ Hán Việt và từ ngoại lai nguồn gốc khác.
 Thí dụ 1- Nêu một số từ Hán Việt thường gặp trong Kinh Thánh và trong sự thờ phượng của cơ đốc nhân: Kinh Thánh, Thánh Kinh, Kinh Luật; Thiên Chúa; Tam Vị Nhất Thể; Đấng Chân Thần Duy Nhất; Đấng Tự Hữu Hằng Hữu…Sáng Thế Ký; Xuất Ê-Díp-Tô Ký; Phục Truyền Luật Lệ Ký; Thi Thiên; Châm Ngôn; Nhã Ca; Khải Huyền; Khải Thị; Ân điển; Ân sủng; Mạc khải… Chúng ta sẽ lần lượt xét một cách chi tiết trong phần dưới đây.
Từ Hán đọc theo âm Hán Việt và từ Hán Việt là thành phần quan trọng, không thể tách rời trong tiềng Việt, chiếm hơn 75% số lượng từ vựng của tiếng Việt. Bởi vậy, sự nắm vững thấu đáo từ Hán Việt giúp Cơ đốc nhân sử dụng tiếng Việt như một công cụ hữu hiệu, chính xác và nhuần nhuyễn trong công việc nhà Chúa và giao tiếp thường nhật.
 Cần lưu ý: Khi viết Hán-Việt để phân biệt với từ Hán Việt, ta nhấn mạnh sự đối chiếu về TỪ và NGỮ giữa 2 ngôn ngữ Hán-Việt để tiện sử dụng các Từ Điển tra cứu của các soạn giả: Đào Duy Anh, Thiều Chửu, Nguyễn Kim Thản… được phổ biến rộng rãi ở trong và ngoài nước.
Thí dụ 2- THIÊN là từ Hán đọc theo âm Hán Việt, được sử dụng như từ Việt có nghĩa là TRỜI. Ta nói: Tôi nhìn trời, mà không nói: Tôi nhìn thiên.(!!).Âm Hán Việt: THẢO, có nghĩa là CỎ. Người Việt không nói: Bò gặm thảo (!), mà phải nói: Bò gặm cỏ. Ý nghĩa đơn sơ của thí dụ này nhắc nhở sự cẩn trọng trong việc sử dụng từ một cách chính xác, tránh những thiếu sót đáng tiếc, đặc biệt đối với tiếng Việt đang được tiếp tục mở rộng và phát triển. Cũng từ thí dụ này, âm tiết Hán Việt đọc THIÊN, THẢO là đơn tiết, có đặc tính: không làm từ độc lập trong câu thông thường.
 Thí dụ 3-:THIÊN, THẢO có thể tạo nên những từ song tiết (hai âm tiết) có mối quan hệ ngữ nghĩa nào đó. Với THIÊN ta có:Thiên Chúa, thiên mệnh, thiên định, thiên phú, thiên ân, thiên thư, thiên chức,thiên quyền…thi thiên, kính thiên…
Với THẢO ta có: thảo nguyên, thảo xá, thảo lư, thảo dân, thảo dược, thảo mộc … phương thảo, bản thảo…
 Hai thí dụ 2, 3 vừa nêu cho thấy, dù đa số không biết chữ Hán nhưng khi người Việt đọc, nghe các từ song tiết liên quan đến THIÊN, THẢO đều cảm biết được cái chung liên quan đến nghĩa TRỜI, CỎ và sự khác biệt ngữ nghĩa giữa 2 từ này. Người ta gọi là sự cảm nhận hay cảm thức ngôn ngữ. Đây là một yếu tố quan trọng trong sự hình thành, phát triển và sử dụng tiếng Việt. Ta có thể phối hợp nó với yếu tố đồng hóa vào trong tiếng Việt một cách hợp lý và tận dụng hiệu quả các đặc tính khác của tiếng Việt, để xây dựng phương pháp thực hành từ Hán Việt cho người Việt. Điều này đặc biệt có ý nghĩa quan trọng đối với Cơ đốc nhân khi đọc, suy ngẫm và chuyển ngữ từ Hán Việt, là thành phần quan trọng đã viết nên Thánh Kinh -Lời Đức Chúa Trời (Kinh Thánh Tiếng Việt).
Một cách tương tự, khi xét các nghĩa khác còn lại của 2 từ THIÊN, THẢO, cũng có kết quả tương đồng thí dụ 3. Chúng ta sẽ xét tiếp trong phần mở rộng về ngữ nghĩa tương quan với trật tự, chức năng của mỗi thành phần trong từ Hán Việt. Riêng với quí vị rành chữ Hán, đặc biệt các bậc danh nho chắc thấu rõ những điều nêu trên, chúng tôi không dám lạm bàn.
Trong bài này quí vị sẽ cùng xem xét một phương cách giản đơn, đại chúng dễ nắm bắt và dễ thực hành từ Hán Việt, như phần được trình bày dưới đây.
 Trong thực hành, người ta ký hiệu: A là các âm tiết tự do có thể làm từ độc lập. Từ điển Hán Việt (Đào duy Anh) cho thấy, đại bộ phận các âm tiết Hán Việt là A. Chẳng hạn: đạo, lý, lễ, nghĩa, tâm, đức…và cũng gồm các danh từ chỉ người, động vật, cơ thể, đồ vật, nơi cư trú…
 Ký hiệu B là các âm tiết không tự do nhưng cấu tạo được một loạt từ mới, có mối quan hệ ngữ nghĩa với chúng. Trong  thí dụ trên: THIÊN, THẢO được gán ký hiệu B Cần chú ý, THIÊN (từ Hán Việt) là B, nhưng TRỜI (thuần Việt) lại là A. Trong thực tế, ta còn gặp một dạng âm tiết được gán cả 2 ký hiệu A và B; chẳng hạn từ TRỌNG, khi gán A có nghĩa  tôn trọng (Tôn sư trọng đạo); khi gán B có nghĩa là nặng,  nói về trọng lượng (từ Hán Việt). Tương tự xét đối với từ KHINH.
 Trong phần tiếp theo, chúng ta chỉ quan tâm đến B và A, trong đó chú trọng B hơn cả   (lý do sẽ nêu ở dưới). Ngoài ra còn dạng kết hợp A và B như: AA, AB, BA,BB là 4 dạng chỉnh hợp lặp của 2 chữ cái A, B cũng được xét tiếp như dạng mở rộng phong phú của từ Hán Việt.
 Thí dụ 4- Dạng AB: ác độc, ẩn bí, cao độ, chi thu, chuyển biến, điểm chỉ, hư thực, kì diệu… Dạng BA: độc ác, bí ẩn, độ cao, thu chi, biến chuyển, chỉ điểm, thực hư, diệu kỳ. Ở đây ta chọn cặp AB và BA có sự thay đổi nghĩa. Trong nhiều trường hợp khác, nghĩa không thay đổi như: Thánh Kinh, Kinh Thánh; bình yên, yên bình; động dao, dao động; hiểm ác, ác hiểm; yêu thương, thương yêu…Chú ý, việc đảo thứ tự còn có thể thay đổi cả nội hàm ( ý nghĩa thần học ): Thánh lễ, lễ thánh; kiêng ăn, ăn kiêng… Rất tiếc, ở đây ta phải bỏ qua dạng C, D và các kết hợp của chúng; cũng như các kiểu láy, lặp đa dạng và phong phú vốn thường xuất hiện trong từ Hán Việt, vì lý do thực hành, cần ngắn gọn.
 3. Sử dụng từ Hán Việt
Để thực hành một cách hệ thống, và hiệu quả chúng ta cần lưu ý một số yếu tố sau đây:
 a- Tần số sử dụng
Khảo sát từ điển Hán-Viêt của Đào Duy Anh ta thấy:Trong 5000 âm tiết có khoảng 1200  âm tiêt dạng A, khoảng hơn 300 âm tiết có cả dang A &B ; Cả 2 dạng A và A&B quá quen trong đời sống, không học cũng biết (là các từ thông dụng). Như vậy còn khoảng 3500 âm tiết B thuần túy, chiếm khoảng 75% âm tiết gốc Hán Việt, được lựa theo tần số, tức là số lần sử dụng từ. Tần số sử dụng từ là chỉ số đánh giá mức độ hiệu quả của từ đó trong ngôn ngữ thực hành.
 Trên thế giới các nhà ngôn ngữ đã lập các từ điển tối thiểu (gồm các từ thông dụng có tần số sử dụng cao) đối với các tiếng phổ dụng như: Anh, Pháp, Nga, Hoa, Tây Ban Nha…cho người mới học tiếng. Điều này đã có tác dụng tích cực trong việc phổ cập sử dụng ngoại ngữ cho các đối tượng . Cùng mục đích và phương pháp ấy, ở Việt nam đã có cuốn Từ điển mini CÁC TỪ HÁN VIỆT THÔNG DỤNG của học giả, giáo sư Phan Ngọc  (2001). Cuốn Từ điển này bước đầu giúp chúng ta sử dung từ Hán Việt chính xác và hiệu quả hơn khi đọc tài liệu cũng như tra cứu Kinh Thánh gặp từ Hán Việt.
 b- Trật tự thành phần
Trật tự là một hình thức tồn tại của từ Hán Việt, gắn liền với ngữ nghĩa của từ. Có 3 trật tự: Ngang (Ng), Xuôi (X), Ngược (N), kết hợp tùy theo chức năng thành phần của từ.
 Thí dụ 4-
Trật tự (Ng):Núi sông, xinh đẹp, trước sau, trong ngoài, ghen ghét, yêu thích, yêu thương, yêu kính, tôn thờ, Kinh Thánh. Đây là từ có thể đảo thứ tự mà không thay đổi nghĩa.đây là dạng AA (danh từ-danh từ)
 Tuy nhiên đối với từ Hán Việt không phải khi nào cũng thay đổi được thứ tự: Giang sơn, phụ tử, quân thần, nội ngọai, tiền hậu, mỹ lệ, ái ố, huynh đệ, cao thâm… Lý do là tư tưởng, văn hóa, lịch sử đã quy định lại trật tự ngôn ngữ theo cảm thức tri nhận, theo thói quen và truyền thống dân tộc của người Việt, để đáp ứng nhu cầu xã hội Việt.
 Trât tự (X) là trật tự tiếng Việt thông thường, tương tự trật tự con số: Trong 2012, số 2 là hàng nghìn đúng trước số 0 là hàng trăm, vì nó chứa hàng trăm…Như vậy chủ ngữ chứa vị ngữ nên đúng trước vị ngữ, cứ theo trật tự bao hàm: Vị ngữ đứng trước tân ngữ, danh từ đứng trước tính từ, số từ đứng trước danh từ… Trật tự này cố định không phụ thuộc ý muốn người nói hoặc viết.
 Trật tự (N) là trật tự ngược với trật tự Việt. Tùy theo chức năng thành phần mà có kết hợp khác nhau. Nói chung đây là trật tự tương đối ổn định, nếu thay đổi thì từ biến đổi nghĩa của nó theo các mức độ khác nhau. Rất nhiều trường hợp không thể đổi vị trí được. Dưới đây có thể kiểm chứng qua 4 dạng từ nêu trong thí dụ .
 Thí dụ 5-
       a)Văn gia, dịch giả, ngoại giao, nội chính, hải lưu…
       b)Mỹ nhân, tân xuân, cố quốc, ô lại, cao điểm, yếu điểm…
       c)Hậu hoạ, di họa, tiền bối, tiền đồn…
      d)Chí tôn, chí công, cực điểm, cực hữu, cực thịnh, tái kiến, tái phạm, trùng tu, trùng hợp…Cần Chú ý: cao điểm có nghĩa rộng hơn điểm cao; yếu điểm khác nghĩa điểm yếu …
 c- Quan hệ ngữ nghĩa
Từ Hán Việt được coi giữ nguyên nghĩa khi từ đó mang nghĩa vốn có trong tiếng Hán vào trong tiếng Việt, chẳng hạn: xuân, hạ, thu, đông, bút, học…Thường là các từ mang khái niệm mới mà tiếng Việt lúc du nhập,  chưa có từ biểu thị tương đương.
      Các trường hợp khác gọi là thay đổi nghĩa của từ Hán Việt. Nêu vài thí dụ: bố là vải  (nói chung) chuyển nghĩa Việt là vải bố (một loại vải); thổ là đất (nói chung) sang  nghĩa Việt là đất vườn hoặc để ở. Thuyết là nói sang tiếng Việt là giảng giải, nói lý lẽ để người khác nghe theo…
      Ngoài ra còn có sự mở rộng nghĩa, thí dụ: ác là dữ, xấu, mở rộng trong tiếng Việt là người hoặc vật gây đau khổ, tai vạ cho người khác, cũng có nghĩa là  tác động ở mức độ cao, dữ dội, gây ấn tượng mạnh. Diệt là hình phạt bằng sự chết, mở rộng là hành động làm cho không tồn tại để không còn tác động nữa. Khẩu là miệng, mở rộng kết hợp là nhân khẩu, khẩu phần, khẩu pháo, cửa khẩu. Hồi là về, trở về nhà, mở rộng là quay trở về, trở lại với trạng thái ban đầu (hồi sức, hồi phục)…
      Hình thức quan hệ đặc biệt là từ Hán Viêt Việt tạo. Đây là sự hòa nhập sống động của từ Hán Việt trong sự mở rộng phát triển từ vựng Việt trong xã hội.
      Thí dụ 6:
     báo động, bất nhã, cao học, cập nhật, công du, công điện, đối tác, đối xử, giải tỏa, hoa hậu, hội thảo, phụ bạc, quan trọng, tác hại, tâm thần, tiếp thị, tiếp diễn, thượng đỉnh, tiêu biểu, trưởng phòng, ủy ban, viện phó …(có khoảng hơn 150 mục từ, thường là từ chính trị, xã hội, văn hóa …) Trường hợp này tương tự từ Nhật tạo có gốc Hán: bác sĩ, bản chất, cán bộ, cảnh sát,… văn hóa, văn học, văn minh, vệ sinh, xã hội, xí nghiệp, xuất phát, ý nghĩa…   (có khoảng 768 mục từ, thường là từ khoa học, kỹ thuật, văn hóa, xã hội) đã làm giầu vốn từ vựng Hán ngữ. Các từ Nhật tạo  được người Trung Hoa và Việt nam tiếp nhận.
 d- Quan hệ sắc thái
      Trở lại Thí dụ 3, với từ Hán Việt THẢO MỘC tương ứng từ thuần Việt cỏ cây. Cảm thức tri nhận và phân tích trật tự, ngữ nghĩa cho thấy: từ Hán Việt THẢO MỘC có cấu trúc chặt chẽ, có ý nghĩa một khái niệm chung, tĩnh về các loài thảo mộc. Khi kết hợp các yếu tố, nó gợi nên hình ảnh của một thế giới ý niệm, có tính vĩnh viễn, ổn định... Câu thơ sau đây minh họa một phần nhận định trên: Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo/ Nền cũ lâu đài bóng tịch dương, gợi nhớ hình ảnh một thời đã qua …
     Chúng ta ghi nhớ đặc điểm này của từ Hán Việt trong phần 2, để phân tích đánh giá đúng vai trò từ Hán Việt trong Thánh Kinh và giúp cho việc nghiên cứu về từ nguyên, phong cách học cổ điển của Thánh Kinh. Điều này cũng có tác động lớn lao trong công việc biện minh, biện giáo, hiệu đính Kinh Thánh một cách hệ thống, hiệu quả và chính xác.
      Ta xét tiếp từ thuần Việt: cỏ  cây có cấu trúc linh hoạt, mang ý nghĩa tập hợp sinh động về cây cỏ. Khi kết hợp lại, nó cho ta sự sống động, trực quan vẻ đẹp của thế giới do Thiên Chúa tạo dựng nên..
      Trong Sáng Thế Ký 1:11 có chép: ”Đức Chúa Trời lại phán rằng: Đất phải sanh cây cỏ; cỏ kết hột giống, cây trái kết quả, tùy theo loại mà có hột giống trong mình trên đất; thì có như vậy.”                                                      
PHAN THANH MINH
(Quảng Nam)Với tư cách là nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan nhận xét: “Phan Khôi là một trong những nhà văn xuất sắc nhất trong trường phái Nho học. Ở một nhà cựu học như ông, người ta thấy nhiều cái rất mới, nhiều cái mà đến nhiều nhà tân học cũng phải cho là ‘mới quá’ ”. Có thể bài báo “Cái dốt của triều Huế” trên Đông Pháp thời báo (số 717, ngày 08-5-1928) được ký bút danh C.D là bài viết đầu tiên của Phan Khôi về lĩnh vực ngôn ngữ (?) Nội dung ở bài viết này, ông chê bai nhóm biên tập Hán Việt từ điển của triều đình Huế lẫn lộn cách dùng chữ. Ông phân tích: “Từ điển khác với Tự điển. Tự điển mỗi điều (mục từ) chỉ có một chữ, mà từ điển mỗi điều phải từ hai hai chữ sắp lên đến sáu bảy chữ (…) “Từ”nghĩa là lời, “Tự” nghĩa là chữ, hiệp nhiều chữ lại thì mới thành lời” và ông đưa ra những ví dụ rất cụ thể như “thiên mã” thì gọi là từ được, mà “tần mã” hay “dịch mã” thì không gọi là từ được. Trước việc các sách, báo in thường thấy ở miền Nam những năm đầu thế kỷ XX với cách viết “loạn xị”, trên Phụ nữ tân văn số 28 (ngày 7-11-1929), ông đã nêu việc người miền Nam Trung kỳ và Nam kỳ, bắt đầu từ tỉnh Quảng Nam trở vào ‘phát âm không đủ giọng” nên “tiếng của hai miền này thật không có dự một chữ nào vào sự sáng tạo chữ quốc ngữ”. Bài viết ấy sau khi đăng báo đã lôi cuốn vào cuộc nhiều ý kiến tán thành (dĩ nhiên cũng có ý kiến trái lại) và cổ động việc thống nhất chữ viết ở cả ba miền. Sau đó, cũng ngay trên tờ báo này đã có lời đề nghị của Tòa soạn: “ta nên nhóm toàn quốc đại hội nghị” về vấn đề nên hiệp nhất và chấn chỉnh lại tiếng mẹ đẻ ngay bâygiờ
Ở bài viết này, chúng tôi không nêu ra tất thảy những gì mà Phan Khôi tâm huyết vì sự phát triển của tiếng Việt, chỉ nêu ra những điều mà ông gởi gắm cho những người Việt phải hiểu, nói và viết tiếng Việt cho đúng, hiểu mẹo luật của tiếng Việt để mà biết cách dùng. Ngày nay, không ít các nhà nghiên cứu và giảng dạy môn tiếng Việt vẫn lẫn lộn việc phân loại nguyên âm đơn, đôi, ba (cũng còn gọi là nguyên âm ghép), thế nhưng cách nay hơn nửa thế kỷ, ông đã nêu:“Hai hay ba nguyên âm đi với nhau làm một, gọi là nguyên âm ghép, như ai, âu, eo, êu, oa, oeo, ui, uôi v.v…Đó là những âm do nguyên âm đơn sinh ra để cho đủ dùng trong tiếng nói đó thôi. Công dụng của nó cũng như nguyên âm đơn”. Nói chính xác hơn, trong tiếng Việt không có nguyên âm đôi hay ba, mà do ký tự chữ cái có sẵn còn thiếu mà ta có cách viết thêm để dễ dàng sử dụng (P.T.M nói thêm). Cũng từ bài viết “Phân tích vần quốc ngữ”, ông đã đúc kết việc phát âm của người Việt mình có những âm cùng chiều trong cấu trúc nguyên và phụ âm, ví dụ: Ng với C (ang–ac, ăng–ăc, âng- âc, iêng–iêc, ong– oc, ông–ôc, oăng–oăc, ung-uc, ưng-ưc, uông-uôc, ương-ươc), Nh với Ch (anh-ach, ênh-êch, inh-ich, oanh-oach, uynh-uych), M và P (am-ap, ăm-ăp, âm-âp, em-ep, im-ip, iêm-iêp, om-op, ôm-ôp, ơm-ơp, ươm-ưp, uôm-uôp, ươm-ươp), N và T (an –at, ăn-ăt, ân-ât, en-et, in-it, iên-iêt, oan-oat, oăn-oăt, uân-uất, uôn-uôt, ươn-ươt). Nghiên cứu tiếng Việt và nhiều ngôn ngữ khác, Phan Khôi luôn luôn nhận thức sự vận động của ngôn ngữ, thấy được quy luật biến hóa theo thời gian và ông nhận định: “ Ngữ ngôn luôn luôn biến hóa, đó là quy luật nhất định (…). Hình thức văn học nó cũng biến hóa như ngữ ngôn. Nếu không biến hóa thì ba mươi năm nay chúng ta không có “thơ mới”, “ thơ bằng văn tản”. Đành rằng chúng ta phải coi trọng hình thức dân tộc, nhưng nói như thế không phải cứ bo bo giữ lấy hình thức dân tộc. Có biến hóa thì hình thức dân tộc lại càng thêm lắm vẻ”. Theo Phan Khôi, ngôn ngữ cũng phải có nguyên tắc của nó, nhưng đồng thời khi “sử dụng nó thì tùy ý người ta, không phải đúng theo nguyên tắc”. Nhân nói đến chuyện phân biệt các âm ch và tr, d và gi, s và x, dấu hỏi và dấu ngã…, Phan Khôi đã so sánh nó theo chữ Nôm để rồi luận giải vì sao các cố đạo mấy trăm năm trước dùng mẫu tự La tinh đặt nên chữ quốc ngữ lại lấy “đê” (d) làm “dê”, lại thêm cho d một gạch ngang đọc là “đê” (trong khi mẫu tự La tinh có sẵn chữ “z” mà trong chữ quốc ngữ thì không thấy (?) Sở dĩ có hiện tượng trên, theo ông, “d và đ gần nhau lắm, lấy ví dụ, hai âm ấy cũng như anh em chị em ruột với nhau” (ví dụ: cây da/ cây đa, cái dĩa/ cái đĩa, con dao/ con đao, trên dưới/ trên đưới, không dám/ không đám, dặng hắng/ đằng hắng…). Tương quan đến hiện tượng này, ông còn dẫn chứng bằng những ví dụ khác: bua quan/ vua quan; be rượu/ ve rượu; cái bú/ cái vú; chết bằm/ chết vằm; ăn vận/ ăn bận… và cả trời/ giời/ lời/ blời trong “Đức Chúa Trời/ Lời/ Blời” đó sao (?). 
Nói đến “phương pháp dạy văn pháp tiếng ta”, ông đã nêu phương pháp “cú bản vị” (tức là lấy câu làm căn bản của văn pháp) và “đồ giải” (dùng phấn vẽ thành đồ trên bảng đen để làm cái việc phân tích).

Suốt cả thời làm báo và hoạt động trên lĩnh vực văn hóa, Phan Khôi rất quý trọng tiếng Việt, quyết tâm bảo vệ ngôn ngữ dân tộc và tự bản thân mình đóng góp cho sự phát triển của tiếng Việt ngày càng hoàn chỉnh hơn (nói theo khẩu hiệu hiện đại: “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt). Những công trình nghiên cứu về tiếng Việt cũng như các bài báo liên quan của Phan Khôi thật sự trở thành những tư liệu quý cho những nhà Việt ngữ. Nói như Nhà ngôn ngữ học Hoàng Tuệ khi giới thiệu và bình luận về công trình“Việt ngữ nghiên cứu” của Phan Khôi đã đưa ra một lời đề nghị chân thành: “Công trình này cần được vào tủ sách các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học hiện nay, đặc biệt các sinh viên đại học khoa ngữ văn”.

BÀI TẬP SỐ 3
( LUYỆN DÙNG TỪ ĐÚNG, TỪ HAY)
 ( 2 điểm/ mỗi câu đúng)

Dùng từ đúng đã cho sẵn để điền vào ô trống:
1. Nhân hóa cách/ nhân cách hóa/ nhân hóa:
Vầng trăng được _____________________________có tâm hồn, có mắt để ngắm một con người một cách say mê.
2. Nhân loài/ nhân loại:
Nhân vật Tuân là một tấm gương cho chúng ta học tập về tình bạn và lòng yêu thương _________________
3. Nhỏ nhặn/ nhỏ nhắn:
Dáng người mẹ thanh thanh_____________________
4. Nhơn nhở/ nhởn nha/ nhởn nhơ:
Những đám mây xanh bay  ______________________trên bầu trời.
5. Bàng quang/ bàng quan:
Nhân vật Trung trong tác phẩm “Gió chiều” của Ỷ Lan, luôn có thái độ ______________ với thời cuộc.
6. Bao giờ nay/ bao đời nay:
Câu tục ngữ “Không thầy đố mầy làm nên”, nêu lên truyền thống tôn sư trọng đạo _______________________
7. Bũm bỉm/ mũm mĩm/ bụ bẫm:
Sương là một em bé rất xinh và _________________
8. Cảm thích/ cảm kích:
Tôi rất ______________bà, vì bà đã nuôi tôi khôn lớn nên người.
9. Chanh ngoa/ chua ngoa:
Từ một cô gái ngây thơ, trong trắng. Hồng Đào đã biến thành một người_____________đanh đá.
10. Chất phát/ chất phác:
Chí Phèo vốn là một nông dân lương thiện,________________
11. Dãi nắng dầm sương/ dãi nắng dầm mưa:
Cha mẹ______________________ phơi mình ngoài đồng để nuôi chúng ta ăn học.
12. Đọc giả/ độc giả/ người đọc:
Đọc bài thơ, không chỉ riêng tôi mà bất cứ _________________nào cũng không khỏi xúc động.
13. Lấn áp/ lấn át:
Tất cả những lo toan đã____________________hết thời gian của tôi.
14. Phai một/ phai nhạt:
Tình cảm của Trung dành cho Hằng bị _________________theo thời gian.
15. Quần là áo mượt/ quần là áo lượt:
Có người ăn mặc sang trọng, _______________________, nhưng về phẩm chất họ là kẻ bất tài vô dụng.

Chọn và BÔI MÀU XANH trước mẫu tự đúng cho mỗi câu (mỗi câu chọn đáp án):

16.Mưu mô                 17. Miệng lưỡi                        18. Đầu óc                               19. Hóa chất
a. Độc đoán                 a. Độc đoán                             a. Độc đoán                             a. Độc đoán    
b. Độc hại                    b. Độc hại                                b. Độc hại                                b. Độc hại
c. Độc ác                     c. Độc ác                                 c. Độc ác                                 c. Độc ác        
d. Độc địa                   d. Độc địa                               d. Độc địa                               d. Độc địa

20. Nước da                21. Tờ giấy                              22. Hạt gạo                             23. Mặt mũi
a. Trắng tinh                a. Trắng tinh                            a. Trắng tinh                           a. Trắng tinh
b. Trắng ngần  b. Trắng ngần                 b. Trắng ngần                         b. Trắng ngần
c. Trắng nõn                c. Trắng nõn                            c. Trắng nõn                                c. Trắng nõn
d. Trắng trẻo        d. Trắng trẻo                      d. Trắng trẻo                  d. Trắng trẻo

24. Gò má                   25. Môi son                             26. Hoa phượng                      27. Máu tươi
a. Đỏ chót                   a. Đỏ chót                               a. Đỏ chót                               a. Đỏ chót
b. Đỏ rực                     b. Đỏ rực                                 b. Đỏ rực                                 b. Đỏ rực
c. Đỏ lòm                    c. Đỏ lòm                                c. Đỏ lòm                                c. Đỏ lòm
d. Đỏ au                      d. Đỏ au                                  d. Đỏ au                                  d. Đỏ au

28. Đôi mắt                 29. Nước da                            30. Vực sâu                             31. Mặt sắt
a. Đen thui                  a. Đen thui                              a. Đen thui                              a. Đen thui
b. Đen láy                    b. Đen láy                      b. Đen láy                             b. Đen láy
c. Đen ngòm                c. Đen ngòm                           c. Đen ngòm                            c. Đen ngòm
d. Đen sì                      d. Đen sì                                  d. Đen sì                                  d. Đen sì

32. Địa vị                    33. Tư tưởng               34.Võ nghệ                             35. Tâm hồn
a. Cao cường   a. Cao cường               a. Cao cường               a. Cao cường
b. Cao sang                 b. Cao sang                             b. Cao sang                             b. Cao sang
c. Cao thượng c. Cao thượng             c. Cao thượng             c. Cao thượng
d. Cao siêu                  d. Cao siêu                              d. Cao siêu                              d. Cao siêu

Chọn và bôi màu XANH câu đúng nhất:
36. Cảm thấy đau xót, ray rức về lỗi lầm của mình:
            a. Ăn sương                            b. Ăn vã                      c. Ăn vạ                       d. Ăn năn       
37. Kiếm ăn một cách lén lút về ban đêm:
            a. Ăn sương                            b. Ăn vã                      c. Ăn vạ                       d. Ăn năn       
38. Nằm ỳ ra để đòi cho được, hoặc bắt đền:
            a. Ăn sương                            b. Ăn vã                      c. Ăn vạ                       d. Ăn năn
39. Tưởng nhớ người đã mất trong tư thế nghiêm trang, lặng lẽ:
a. Mặc cả                                 b. Mặc cảm                  c. Mặc niệm                 d. Mặc nhiên
40. Im lặng, làm như việc chẳng có liên quan gì với mình:
            a. Mặc cả                                 b. Mặc cảm                  c. Mặc niệm                 d. Mặc nhiên
41. Trả gía, thêm bớt từng chút để mua cho được giá rẻ:
            a. Mặc cả                                 b. Mặc cảm                  c. Mặc niệm                 d. Mặc nhiên
42. Thầm nghĩ mình thua kém người ta và cảm thấy buồn ray rức:
            a. Mặc cả                                 b. Mặc cảm                  c. Mặc niệm                 d. Mặc nhiên
43. Trình ý kiến, nguyện vọng lên cấp trên:
            a. Đề bạt                                  b. Đề cử                      c. Đề đạt                      d. Đề xuất
44. Đưa vấn đề ra để xem xét, giải quyết:
            a. Đề bạt                                  b. Đề cử                      c. Đề đạt                      d. Đề xuất
45. Giới thiệu người ra để lựa chọn mà bầu:
            a. Đề bạt                                  b. Đề cử                      c. Đề đạt                      d. Đề xuất
46. Cử giữ chức vụ cao hơn:
            a. Đề bạt                                  b. Đề cử                      c. Đề đạt                      d. Đề xuất
47. Bướng bỉnh, hay gây sự:
            a. Ba que                                 b. Ba gai                      c. Ba phải                    d. Ba hoa
48. Nói nhiều có ý phô trương:
            a. Ba que                                 b. Ba gai                      c. Ba phải                    d. Ba hoa
49. Đằng nào cũng cho là đúng:
            a. Ba que                                 b. Ba gai                      c. Ba phải                    d. Ba hoa
50. Xảo trá, đểu giả:
            a. Ba que                                 b. Ba gai                      c. Ba phải                    d. Ba hoa.
BÀI HỌC 4: VIẾT CÂU LIÊN KẾT




                        Muốn viết hai câu liên kết, ta phải thành lập được giữa chúng một quan hệ ý nghĩa, và một hay nhiều phương thức liên kết.

I. PHƯƠNG THỨC LIÊN KẾT:

            Phương thức liên kết là liên kết hình thức của hai câu văn, được thực hiện bằng các phương tiện ngôn ngữ.  Đây là sự nối kết biểu hiện ở bề mặt (hình thức) của hai câu văn; là cấu trúc ngôn ngữ của đoạn văn.

            Có 4 phương thức liên kết thông dụng:

            1. Cách lặp:

            a) Lặp từ ngữ:
            Lặp từ ngữ là phương thức liên kết thực hiên bằng cách lặp lại ở câu thứ hai một hay nhiều từ ngữ đã xuất hiện ở câu thứ nhất.
            Vd 1:  Dân là gốc của nước. Dân có giàu, thì nước mới mạnh.
            Vd 2: Tài sản quý nhất của đất nước là con người. Cái quý nhất của con người là trí tuệ.

Lưu ý:

            - Lặp từ ngữ chỉ hiệu quả liên kết khi từ ngữ lặp lại là những thực[1] từ giữ nhiệm vụ quan trọng ở trong một câu.

            - Lặp từ ngữ sẽ có hiệu quả liên kết cao nếu chủ ngữ, vị ngữ của câu thứ nhất đều lặp lại ở câu thứ hai.
______________________________

[1] Thực từ (dt): Từ có ý nghĩa từ vựng độc lập và có khả năng làm thành phần câu. Như danh từ, động từ, tính từ. Phân biệt với hư từ => Hư từ (dt): là từ không có khả năng độc lập làm thành phần câu, chỉ được dùng để biểu thị quan hệ ngữ pháp giữa các thực từ: Liên từ là hư từ.

b) Lặp cấu trúc:

            Lặp cấu trúc (LCT) là phương thức liên kết thực hiện bằng cách lặp lại ở câu thứ hai cấu trúc ở câu thứ nhất.

            Vd 1: “Mõ cái trên cột đình lại há miệng nhận những cây dùi giận dữ. Trống cái dưới xà đình lại lì mặt chịu những cái nện phủ phàng” – (Ngô Tất Tố, Tắt đèn).

            Lặp cấu trúc trong ví dụ trên gọi là lặp đủ, vì cấu trúc của hai câu hoàn toàn giống nhau, số từ trong hai câu bằng nhau.

            Vd 2: “ Vẫn vui như lúc nãy, vợ đi trước thổi sáo. Chồng đàng sau hát theo” – Tô Hoài, Vợ chồng A Phủ).

            Lặp cấu trúc trong Vd 2 nầy là lặp thiếu, vì cấu trúc câu sau chỉ lặp lại một phần cấu trúc của câu trước.

Vd 3: “ Gần cái gì ta ghét là khổ. Xa cái gì ta yêu là khổ »
           
            Hai câu liên kết ở Vd 3 nầy, ngoài cách lặp đủ, còn có sự đối lập trong ý nghĩa của một số từ ngữ (gần-xa ; ghét-yêu). Đây chính là 2 vế của một câu đối.

            Lưu ý:

            Lặp cấu trúc thường bao gồm lặp từ ngữ, lặp từ loại.

            Lặp cấu trúc tạo sự nhịp nhàng, cân đối cho ngữ điệu.

1.     Cách thế:

a) Thế đại từ:

Thế đại từ là phương thức liên kết thực hiện bằng cách sử dụng ở câu thứ hai một đại từ để thay thế cho một hoặc nhiều từ ngữ đã xuất hiện ở câu thứ nhất.

            Vd 1: « Đời các vĩ nhân cho ta một lý tưởng, một kiểu mẫu để bắt chước. Nhờ gương sáng của họ mà trở nên khá, có can đảm để đi tới mục đích »- (Nguyễn Hiến Lê, Hồi ký Nguyễn Hiến Lê).

            Ở vd 1, đại từ họ thay thế « các vĩ nhân ».

            Vd 2 : «  Những bất bình đẳng về kinh tế thườn g đưa đến sự bùng nổ của đấu tranh. Chúng ta cần giữ quan điểm ấy khi nghiên cứu lịch sử các nước.

            Trong Vd 2 nầy, đại từ  ‘ấy’ được sử dụng kết hợp với danh từ khái quát « quan điểm ». Nhóm từ nầy có khả năng thay thế cho cả câu thứ nhất.

Vd 3: Thơ lục bát giàu nhạc điệu. Nguyễn Du đã dùng thể thơ thuần túy Việt nam ấy để viết truyện Kiều.

            Ở vd trên, nhóm từ « thể thơ thuần túy VN », vừa thay thế thơ lục bát, vừa giải thích một đặc điểm của thơ lục bát. Ta gọi là cách thế đồng nghĩa miêu tả.

II. QUAN HỆ Ý NGHĨA:

                        Quan hệ ý nghĩa là liên kết nội dung của hai câu văn, được tạo thành bằng nghĩa của từ và thông qua những hình thức suy luận. Vì vậy, quan hệ ý nghĩa còn được gọi là liên kết logic – ngữ nghĩa.

                        Quan hệ ý nghĩa là liên kết ở chiều sâu của hai câu văn, là cấu trúc tư duy của đoạn văn.

                        Chúng ta quan sát một một số quan hệ ý nghĩa thường dùng để dễ nhận biết hơn.

1.     Quan hệ thuyết minh:

            Trong quan hệ nầy, câu thứ nhất nêu ý mở đầu, câu thứ hai cho biết rõ hơn một hay nhiều chi tiết của ý mở đầu ấy. Ở đây, ý tưởng được trình bày theo phương pháp diễn dịch là chủ yếu. Quan hệ thuyết minh thích hợp với đoạn văn thuộc loại chứng minh hoặc giải thích.

            Vd : « Vô ơn là một hiện tượng bình thường, còn biết ơn là hiện tượng hiếm gặp ». Quả thật vậy, con người vốn rất dễ quên, nhất là quên ơn. Vì lòng con người là dối trá, xấu xa hơn muôn vật.

Quan hệ thuyết minh gồm mấy loại tiêu biểu sau đây:

a.     Bằng chứng:

            Bằng chứng là vật hay việc dùng làm bằng để chứng tỏ điều nói ra là có thật ; phán đoán nêu lên là đúng.

            Là chứng cớ hiển nhiên có thật trong đời sống, mọi người có sờ đụng hay nghe ,thấy được.

            Vd 1: Chồn đã bắt mấy con gà con. Bằng chứng là nhiều dấu chân chồn được nhìn thấy ở quanh chuồng gà.

            Vd 2: Nước sông Thị Vải nầy không thể uống được. Bảng phân chất của phòng xét nghiệm cho biết nước ở đây đã bị ô nhiễm bởi các chất thải của nhà máy bột ngọt Vedan.

b.     Dẫn chứng:

            Dẫn chứng là người, việc lấy ra từ đời sống ; là tình tiết, thơ văn trích dẫn từ các tác phẩm để chứng minh cho một ý kiến là đúng.

            Vd 1:  Tuổi trẻ VN là tuổi gánh vác việc nước. Triệu Thị Trinh, 19 tuổi đứng lên diệt thù, Nguyễn Huệ, 18 tuổi phất cao cờ đào khởi nghĩa.

            Vd 2: Nhân nghĩa và hòa bình là lí tưởng chiến đấu của nghĩa quân Lam Sơn. Lê Lợi giương cao ngọn cờ Bình Định Vương để tập hợp hào kiệt ; Nguyễn Trãi mở đầu Bình Ngô đại cáo bằng bài học về nhân nghĩa và hòa bình.

Lưu ý:

Ta dùng dẫn chứng để làm cho người đọc tin một nhận định là đúng.

c.      Định nghĩa:

            Định nghĩa là giải thích một từ ngữ, thường là một thuật ngữ bằng nghĩa đã được xác định trong từ điển hoặc trong các tài liệu chuyên môn.

            Vd 1:  Pháp luật bảo hộ quyền thừa kế của công dân. Thừa kế  là sự chuyển dịch di sản của người đã chết cho người còn sống.

            Vd 2: « Đối với việc làm văn, dù theo bất cứ loại văn nào thì cảm hứng  vẫn là động lực mạnh mẽ của sự sáng tạo. Cảm hứng là trạng thái hưng phấn về tâm lý của con người khi có nhiều điều chất chứa bên trong đòi hỏi được giải thích, được bộc lộ ra… » (Trần Thanh Đạm, Làm văn).

Lưu ý:

            Ta dùng định nghĩa để giải thích thuật ngữ là từ ngữ biểu đạt các khái niệm chuyên môn thuộc về khoa học, kĩ thuật…

d.     Khai triển:

            Khai triển là giải thích chi tiết hơn, đầy đủ hơn một khái niệm, một vấn đề đã nói đến ở câu thứ nhất.

            Vd 1: Hiến pháp nước ta quy định Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu của công dân. Trong nội dung quyền sở hữu có quyền định đoạt : bán, cho, chia, đổi, ủy quyền.

            Vd 2: Trong tác phẩm Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã xây dựng thành công một hình tượng nông dân điển hình là chị Dậu. Chị Dậu là một nông dân nghèo mà thật thà, ngay thẳng, cùng chồng làm ăn « đầu tắt mặt tối » mà vẫn không đủ cơm ăn, áo mặc.
Lưu ý: Ta dùng khai triển để giải thích những từ ngữ có nghĩa chưa được xác định, chỉ mới mang tính khái quát như ý kiến, nhận định, tình trạng, tâm sự, vấn đề…

e.      Nguyên nhân:

            Nguyên nhân là sự việc hay lí lẽ được đem ra để giải thích căn nguyên, lí do của một hiện tượng, một phán đoán, một vấn đề.

            Vd 1:  Các tác phẩm để đời của các bậc hiền triết kiêm văn nhân và thi sĩ phương Đông thường súc tích, ngắn gọn. Lý do là vì cổ nhân phương Đông thích sống với chân lí hơn là nói về chân lí.

            Vd 2: Tìm hiểu thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, chúng ta không thể không nói đến cuộc đời riêng của ông. Bởi lẽ, ở Nguyễn Đình Chiểu, thơ văn và cuộc đời chỉ là một.

Lưu ý: Nguyên nhân được dùng để giải thích một phán đoán. Khác với khai triển và định nghĩa thì thường dùng để giải thích một khái niệm.

2.     Quan hệ phát triển:

            Trong quan hệ phát triển, câu thứ nhất nêu ý mở đầu, câu thứ hai bàn rộng, nâng cao ý ấy bằng cách trình bày thêm ý tưởng tương đối mới so với ý khởi đầu. Ở đây, ý tưởng thường được trình bày theo lối quy nạp. Ta thường dùng quan hệ nầy để viết đoạn bình luận.

Quan hệ phát triển gồm mấy loại tiêu biểu sau đây:

a)    Kết quả:

            Kết quả là sự vật, hiện tượng phát sinh từ một sự vật, hiện tượng khác ; là ý kiến, là nhận định được tạo thành từ một ý kiến, nhận định đã được nêu ra trước đó.
           
            Vd : « Thừa kế là việc nội bộ trong gia đình, giữa bà con thân thuộc với nhau. Vì vậy, chủ yếu là phân chia trên cơ sở tự nguyện, thương yêu, đoàn kết, tôn trọng pháp luật » - (Phan Đăng Thanh, Quyền thừa kế của công dân).

            Lưu ý : Kết quả thường xuất hiện sau một nguyên nhân.

b) Suy luận:

            Suy luận là ý kiến nhận định, nhận xét rút ra từ một sự kiện hay một vấn đề đã được nêu ra trước đó.

            Vd: « Một gia đình người Việt định cư ở nước ngoài nhiều chục năm, sinh ra mấy thế hệ tiếp sau đó, nhưng các thế hệ sau của họ dù sinh ra ở nước sở tại mà vẫn nói giỏi tiếng Việt như vậy. Gia đình đó gắn bó với cội nguồn dân tộc biết chừng nào ».

Lưu ý:

            Suy luận thường đến sau một bằng chứng hoặc dẫn chứng, là kết quả của một quá trình tư duy.

a.     Khái quát:

            Khái quát là nhận định chung được rút ra từ một hay nhiều hiện tượng, sự vật đồng loại.
           
Vd 1: Triệu Thị Trinh 19 tuổi đứng lên diệt thù, Nguyễn Huệ 18 tuổi phất cao cờ đào khởi nghĩa => Tuổi trẻ VN là tuổi gánh vác việc nước.

            Vd 2: Chỉ vì vài đồng bạc tiền thuế mà anh Dậu bị đánh chết đi sống lại nhiều lần => Dưới chế độ quân chủ, sinh mạng con người chẳng khác gì của một con vật.

Lưu ý:  Khái quát có phạm vi rộng hơn ý suy luận.

b.     Tương phản:

            Tương phản là sự khác biệt, có khi đối lập trong ý nghĩa của hai câu văn.

            Vd 1:  Khi bước lên bục thi hoa hậu, cô gái nào cũng xinh đẹp như nhau ; nhưng kiến thức của mỗi người thì hoàn toàn khác nhau.

            Vd 2: Dạy khoa tự nhiên, ta có thể dùng công thức ; nhưng giáo dục con người, không thể nào theo công thức được.

Lưu ý:

Ta thường dùng quan hệ tương phản để so sánh hai sự việc, hai vấn đề với mục đích làm rõ một trong hai sự việc, hai vấn đề ấy.

c.      Tương đồng:

Tương đồng là sự giống nhau trong ý nghĩa của hai câu văn.
           
            Vd 1: Kết thúc mười năm kháng chiến chống quân Minh, Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo, đề cao nhân nghĩa và hòa bình. Mở đầu chín năm kháng Pháp, viết lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Hồ Chí Minh cũng không quên nhắc đến hòa bình và nhân nghĩa.

            Vd 2: Cty A kinh doanh giày dép, họ nói lợi nhuận là cực đại. Cty B kinh doanh hàng nông sản, họ cũng cho rằng lợi nhuận phải được đặt lên hàng đầu.

Lưu ý: Quan hệ tương đồng được nhận biết qua phó từ ‘cũng’.
HIỂU VĂN PHẠM
Kinh Thánh là lời thành văn của Đức Chúa Trời ban cho con người thông qua ngôn ngữ loài người. Nguyên ngữ Kinh Thánh được viết bằng tiếng Hy-bá-lai (Hê-bơ-rơ); Hy-lạp; và một số được viết bằng tiếng A-ram (một loại ngôn ngữ cổ của Do-thái). Từ nguyên ngữ đó, Kinh Thánh được dịch ra nhiều thứ ngôn ngữ khác để cho các dân tộc khác nhau có thể đọc, hiểu được Kinh Thánh bằng chính ngôn ngữ của dân tộc họ. Bản Kinh Thánh chúng ta thường sử dụng, được các dịch giả dịch từ bản tiếng Pháp, tiếng Anh. Từ một ngôn ngữ nầy chuyển sang một ngôn ngữ khác đương nhiên có sự khó khăn. Dầu vậy nhờ các quy tắc căn bản về ngôn ngữ mà người ta có thể chuyển từ ngôn ngữ nầy sang ngôn ngữ khác được. Vì Kinh Thánh viết cho con người bằng ngôn ngữ con người nên phải tuân theo quy luật ngôn ngữ của con người.
Trong bài nầy, cho chúng ta biết muốn hiểu Kinh Thánh thì phải hiểu văn phạm.
Văn phạm là gì?  Chính là ngữ pháp => Phương pháp dùng chữ.  Gồm hai thứ: (1) hình thức giữa các chữ, và (2) tương quan giữa các chữ. Cả hai đều ảnh hưởng tới ý nghĩa, nhưng chúng ta đặc biệt chú ý tới phần thứ hai.
Hình thức chữ: Hình thức chữ khác nhau đương nhiên nghĩa của chữ khác nhau. Ví dụ: Việt Nam => Việc nam; giặc giũ (sai); dặt dũ (sai) => giặt giũ (đúng). Ngủ nghỉ => ngũ nghĩ (sai); nhà nghĩ (sai)=> nhà nghỉ…
Tương quan giữa các chữ cho chúng ta biết nghĩa đúng của chữ.
Chữ luôn luôn được dùng trong kết hợp, chứ không dùng riêng lẻ. Chỉ cách nầy nó mới cho rõ nghĩa. Có nghĩa là khi một chữ dùng kết hợp với một chữ khác thì nghĩa của nó mới hiện rõ. Một chữ được sử dụng riêng lẻ không cho ta ý nghĩa đầy đủ. Ví dụ chữ “đá”. Nếu không kết hợp với một chữ khác thì làm sao chúng ta biết được nghĩa đúng của chữ đá đó là gì. Chúng ta thấy có nhiều chữ đá có nghĩa khác nhau, mặc dầu về hình thức của chữ giống nhau. Ví dụ chữ “đá” trong nước đá; chữ đá trong cục đá; chữ đá trong động từ đá…Chỉ khi chữ đá đó kết hợp với một chữ khác, ta có thể hiểu được ngay chữ đá đó nói về cái gì. Chúng ta đang nói về tiếng Việt, dĩ nhiên nguyên nghĩa chữ Hán có hình thức khác nhau, sẽ cho nghĩa khác nhau. Như các chữ đá trong ngôn ngữ Kh’mer có hình thức khác nhau, nên nghĩa khác nhau.
Muốn giao thông với nhau, cả hai người nói chuyện phải hiểu các chữ liên hệ với nhau ra sao trong một câu. Nghĩa là cả hai phải hiểu văn phạm, hiểu về loại từ, hiểu cách kết hợp giữa các chữ.
Loại từ:
1. Danh từ:
·       Danh từ cụ thể: Là những cái mà có thể thấy được, sờ được.
·       Danh từ trừu tượng: là những cái mà chúng ta có thể chỉ tưởng tượng hoặc cảm thấy. Vd: tình yêu; sự hạnh phúc; sự đau khổ; tâm hồn…
·       Danh từ chung: là những cái mà có tên gọi chung chung, nhưng trong đó có chứa từng phần riêng. (Vd. Bệnh viện, trường học, cơ quan, công ty…)
·       Danh từ riêng: là tên riêng của người, của vật, của động vật, hoặc nơi chốn.
·       Danh từ tập thể: Là những cái chỉ về một số của đồ vật, động vật, hoặc người như là toàn thể (Vd. Đồ gỗ gia dụng, bầy chiên, ban thanh niên Hội Thánh Sài Gòn…)

Ví dụ: “phu phụ tương kính như tân”. Chữ tân nầy, nếu kết hợp với một chữ khác, ví dụ “tân sinh viên”, tân cử nhân, tân quản nhiệm, tân trưởng ban… thì nó có nghĩa là “mới”. Và nó là tính từ. Vì nó bổ nghĩa cho danh từ đi sau nó. Nhưng chữ “tân” trong câu “phu phụ tương kính như tân” nầy thì không thể hiểu là “mới” được. Vì vị trí  của nó trong câu cho ta biết nó không phải là tính từ (vì nó không đứng trước một danh từ). Chữ “như” trong câu nầy là một liên từ. Nó biểu thị cho cái sắp nêu ra là ví dụ minh họa cho cái đã nói. Ví dụ: nước ta có nhiều khoáng sản quý như: vàng, bạc, chì, thau v.v… Như vậy chữ “tân” đứng vị trí trong câu nầy là một danh từ, nó có nghĩa là “khách”. Giống như chữ ban tiếp tân.    
2. Đại danh từ:
Là một từ thay thế cho một danh từ (Vd. Kim Hoàng mới được bầu làm trưởng ban Thanh Niên Thị Nghè nhiệm kỳ 2009-2011.  Chị ấy rất năng nỗ, tích cực.
3. Động từ:
Là từ được dùng để diễn tả một hành động, một tình trạng (Vd. Tôi học Kinh Thánh; Cô An trông có vẻ buồn).
4. Tính từ:
Là từ được dùng để bổ nghĩa cho một danh từ hay một đại danh từ (Vd. Chiếc xe nầy tốt; Bà ấy đẹp...
5. Trạng từ (còn gọi là phó từ):
Bổ nghĩa cho động từ, tính từ, một trạng từ khác, giới từ, liên từ, hoặc cả câu.
6. Giới từ:
Dùng để giới thiệu một danh từ (Vd. Quyển sách ở trên bàn; Tôi đang ở Cty…
7. Liên từ:
Dùng để nối từ với từ; cụm từ với cụm từ; mệnh đề với mệnh đề (Vd. Tôi ăn bánh mì với bơ; Bà ấy nghèo nhưng tốt ;  Ông ta giàu có (mệnh đề) nhưng ông ta keo kiệt (mệnh đề); Nhìn trên bàn (cụm từ) hay trên tủ quần áo (cụm từ).
8. Thán từ:
Dùng để diễn tả một tình cảm bất ngờ. Luôn luôn có dấu chấm than (!). (Vd. Buồn quá! Chán lắm!
Chúng ta sẽ phân tích câu Kinh Thánh ICôr 11.27: “Bởi đó[1][1] ai ăn bánh uống chén của Chúa cách không xứng đáng, thì mắc tội với thân và huyết của Chúa”. Câu nầy nói về người ăn, uống;  hay nói về hành động ăn uống (của người)?  Nếu hiểu câu nầy chỉ về người không xứng đáng, thì liệu có mấy người cảm thấy mình xứng đáng để dám dự tiệc thánh? Một MS người Tô-cách-lan khi phân phát tiệc thánh, đứng bên trên nhìn xuống, ông thấy một người đàn bà ngồi khóc và từ chối dự tiệc thánh, khi các chức viên BCH mang tới. MS rời bàn tiệc thánh và đích thân bưng khay tiệc thánh đến chỗ bà. MS nói: “huyết Chúa Jêsus đã đổ ra cho chị và cho tất cả những người tội lỗi. Chị hãy chung dự để hưởng sự linh nghiệm trong huyết báu của Chúa Jêsus”.  Cuối cùng bà đứng lên nhận lấy bánh và chén.
Cách không xứng đáng, là một trạng từ. Như chúng ta đã biết, chức năng của trạng từ không bổ nghĩa cho danh từ. Như vậy, ở đây, trong trường hợp nầy, nó bổ nghĩa cho động từ ăn và uống; chứ không phải cho chủ từ “ai” được.
Nhờ hiểu văn phạm, chúng ta phân tích và hiểu đúng ý nghĩa của một câu Kinh Thánh. 
Chúng ta cần lưu ý khi đã biết được các thành phần trong ngôn ngữ, như : danh từ, động từ, đại danh từ, tĩnh từ, trạng từ, giới từ, liên từ, thán từ ; thì chúng ta cũng cần phải biết các thành phần đó liên hệ với nhau ra sao trong câu. Điều đó có nghĩa là phải biết rõ chức năng của từng thành phần ngôn ngữ đó.
Chúng ta cũng cần biết về thì của động từ: Quá khứ - hiện tại – tương lai.
Quá khứ: Nói về chuyện đã xảy ra trong quá khứ. Có thể chỉ xảy ra một lần trong quá khứ; cũng có thể xảy ra nhiều lần, lặp đi, lặp lại như một thói quen trong quá khứ : 11 “Khi tôi còn là con trẻ, tôi nói như con trẻ, tư tưởng như con trẻ, suy xét như con trẻ; khi tôi đã thành nhân, bèn bỏ những điều thuộc về con trẻ” - (ICor 13:11)
Hiện tại: Chỉ về một chân lý bất biến: I Giăng 4:16: “Đức Chúa Trời là sự yêu thương”. Hoặc diễn tả một điều gì luôn luôn là như vậy. 54 Ngài lại phán cùng đoàn dân rằng: Khi các ngươi thấy đám mây nổi lên phương tây, liền nói rằng: Sẽ có mưa; thì quả có vậy. 55 Lại khi gió nam thổi, các ngươi nói rằng: Sẽ nóng nực; thì quả có vậy – Luca 12.54-55. Chỉ về một hành động đang xảy ra và cứ tiếp tục xảy ra.
Tương lai: Thường chỉ những gì xảy ra trong tương lai: “ Khi ta đã đi, và đã sắm sẵn cho các ngươi một chỗ rồi, ta sẽ trở lại đem các ngươi đi với ta, hầu cho ta ở đâu thì các ngươi cũng ở đó”– Giăng 14:3. Cũng có khi được dùng như một mệnh lệnh “Ngươi chớ giết người”.
Một vài ngoại lệ: phần lớn những lời tiên tri nói về tương lai đều dùng thì tương lai, nhưng không phải tất cả. Ví dụ Êsai 53, hầu hết dùng thì quá khứ nhưng chỉ về Chúa Jêsus trong tương lai.
5BÀI 5:  DỰNG ĐOẠN MẠCH LẠC

            Đoạn văn diễn đạt tương đối trọn một ý và được tạo thành bởi nhiều câu liên kết.
            Trong một bài văn, đoạn được nhận biết bằng một chỗ thụt vô đầu dòng và một dấu chấm xuống hàng.

            1. Câu mở đoạn, câu thân đoạn và câu kết đoạn:

            Xét theo vị trí, người ta chia câu trong đoạn thành 3 loại là câu mở đoạn, câu thân đoạn và câu kết đoạn.

a) Đoạn có đủ 3 loại câu:

            Đoạn có đủ 3 loại câu là đoạn hoàn chỉnh như một bài văn thu nhỏ. Tương ứng với 3 phần: phần nhập, phần thân và phần kết của một bài văn.

Vd:  Sách Nhã Ca đã gây nhiều sự tranh luận trải qua nhiều thế kỷ. Các học giả rất ít khi đồng ý với nhau về sự giải thích nó, bởi vì nội dung và chủ đề của sách. Nếu sách chẳng bao giờ đề cập đến Đức Chúa Trời, và chẳng có yếu tố nào là mang tính thuộc linh hay gây dựng cả thì làm sao nó lại được có mặt trong Kinh Thánh? Đó có lẽ là vấn đề gây tranh cãi. Thật ra, vấn đề tính dục của con người luôn luôn là sự quan tâm của chính con người trong mọi thời đại. Hơn nữa, Đức Chúa Trời quan tâm đến con người cách toàn diện. Chính vì thế việc Ngài dành riêng một sách trong Kinh Thánh để bàn về vấn đề nầy một cách nghiêm túc, đúng đắn thì cũng thích hợp thôi. Đức Chúa Trời tạo dựng nên loài người với vô số các tế bào não dành cho chuyện yêu đương và tình dục. Đó là sự kiện nhân tính, và là một phần của ý định Ngài trong công trình sáng tạo mà Ngài đã tuyên bố là tốt lành (Sáng 1:31)

Đoạn văn trên có 9 câu. Câu 1&2 là câu mở đoạn nói khái quát về nội dung và chủ đề của sách Nhã Ca. Trong 7 câu tiếp theo là phần thân đoạn, giải thích tại sao có sự tranh cãi: “tại sao một sách trong Kinh Thánh mà lại không đề cập đến Đức Chúa Trời hay vấn đề thuộc linh”? Và cũng chính trong phần thân đoạn đó giải thích cho người đọc hiểu được lý do. 2 câu 8& 9 là phần kết đoạn giúp người đọc có thể giải tỏa được những thắc mắc của mình.

b) Đoạn không có đủ 3 loại câu:
            Đoạn không có đủ 3 loại câu là đoạn thiếu một hoặc hai trong ba loại câu như vừa nêu ở phần trên. Có 4 trường hợp:

•         Thiếu câu mở đoạn: Là đoạn có nhiều câu thân đoạn và một câu kết đoạn.
•         Thiếu câu kết đoạn:  Là đoạn có một câu mở đoạn và nhiều câu thân đoạn.
•         Thiếu câu mở đoạn và câu kết đoạn: Là đoạn chỉ có một số câu thân đoạn.
•         Thiếu câu thân đoạn: Là đoạn chỉ có một câu mở đoạn và một câu kết đoạn.
Vd minh họa:
·        Thiếu câu mở đoạn: “Hạnh phúc là từ ngữ trừu tượng. Không một người nào có thể biết chắc nó có màu gì.  Xanh, đỏ, hay tím, vàng?  Thế mà từ xưa đến nay đã có quá nhiều người phải tốn công đi tìm nó. Thế mới lạ! Có lẽ con người không nên đi tìm những cái mà mình không biết chắc nó là gì”.
·        Thiếu câu kết đoạn: 
            Cuộc sống quanh ta có những mảnh đời kém may mắn. Cuộc đời của những người ấy là cả một chuỗi dài những nỗi bất hạnh triền miên. Thúy là một trong những mảnh đời như vậy. Từ ngày cô sinh ra, chẳng may bị khuyết tật bẩm sinh, đôi mắt bị mù; tai thì bị khiếm thính, và dường như cô nói cũng không rõ ràng. Cô làm gì cũng khó khăn. Cha mẹ, và những người thân cũng chẳng ai có đủ khả năng để giúp đỡ cô.
·        Thiếu câu mở đoạn và câu kết đoạn:  Làm nghề  lái xe tải chạy đường dài là nghề rày đây, mai đó. Một tháng tôi chỉ ngủ ở nhà được nhiều lắm là năm, bảy đêm. Ăn cơm ở tiệm suốt, làm tôi thật sự thấy thèm một bữa cơm gia đình. Thèm lắm. Chỉ những ai đã từng đi xa nhà triền miên như tôi mới thấu hiểu được điều đó.
·        Thiếu câu thân đoạn: Bệnh sốt xuất huyết là một căn bệnh nguy hiểm. Mọi người phải hết sức phòng chống căn bệnh nầy.
Câu chủ đề (đặt ở đầu đoạn):
            Vd 1:“Cảnh gian khổ của nghĩa quân, nhất là từ khi phải rút lên rừng núi để dựa vào địa thế hiểm trở mà chống giặc, thật vô vàn. Vè thất thủ kinh đô kể lại một cách mộc mạc nhưng hết sức thấm thía tình cảnh ốm đau, chết chóc của đoàn  người theo Hàm Nghi buổi đầu chưa quen với sương lam chướng khí của núi rừng. Mở đầu bức thư, Phan Đình Phùng gợi lên một cảnh sống gian khổ đầy hi sinh nghe có chiều não ruột. Đến như bao nhiêu thiếu thốn, khó khăn, nguy hiểm, bệnh tật, chết chóc, đói rét thì riêng Ngư phong thi tập cũng đã nói lên khá đầy đủ, chân thật với một thái độ chịu đựng có ý thức và có phần nào vẫn ung dung” ( Lê Trí Viễn, Lịch sử văn học Việt Nam).
            Câu thứ nhất của đoạn văn trên là câu chủ đề đặt ở đầu đoạn là “cảnh gian khổ của nghĩa quân… vô vàn”. Ở 3 câu còn lại, tác giả lấy dẫn chứng văn chương để làm sáng tỏ ý chính.
             Câu chủ đề (đặt ở giữa đoạn):
            Trong trường hợp nầy, câu chủ đề là một câu thân đoạn.
Vd: “Những bất hạnh của cuộc đời riêng, những bất hạnh của dân tộc là những thử thách vô cùng lớn lao đối với Nguyễn Đình Chiểu. Vì vậy, cuộc đời ông là cuộc đấu tranh vô cùng gay go và gian khổ. Đấu tranh để không bị gục ngã trước số phận khắc nghiệt và tàn bạo, đấu tranh để chống lại những lưới bẫy của kẻ thù, những thành kiến lỗi thời của xã hội…
            Câu thứ hai của đoạn văn trên là câu chủ đề đặt ở giữa đoạn, nêu ý chính là “cuộc đấu tranh vô cùng gay go và gian khổ” của Nguyễn Đình Chiểu. Những câu còn lại giải thích rõ ý chính đó.
            Câu chủ đề (đặt ở cuối đoạn):
            Trong trường hợp nầy, câu chủ đề là câu kết đoạn.
            Vd:  Thơ Nhật ký trong tù có bài hồn hậu, trong trẻo như thơ dân gian. Lại cũng có bài trang trọng, bát ngát như thơ Đường, thơ Tống. Giữ cốt cách Á Đông mà hơi thở vẫn rất hiện đại. Giản dị, phong phú mà vẫn có phong cách riêng. Nhật ký trong tù là một tập thơ có nghệ thuật đặc sắc”.
3. Liên kết chủ đề:
            Liên kết chủ đề là sự mạch lạc, nhất quán trong ý nghĩa của câu chủ đề và ý nghĩa của các câu còn lại trong đoạn văn.
            a) Đoạn thiếu mạch lạc vì không có liên kết chủ đề:
            Vd 1:  Tôi sinh trưởng ở Huế. Hoa mận vừa tàn thì mùa xuân đến. Giữa Từ Hải và Thúy Kiều có mối cảm thông sâu sắc tình tri kỷ.
            Đoạn văn trên có 3 câu. Câu nào cũng đúng ngữ pháp. Nhưng đoạn không thành đoạn, vì mỗi câu diễn đạt một ý rời rạc. Vì đoạn văn nầy không những không có liên kết chủ đề mà còn thiếu các phương thức liên kết và quan hệ ý nghĩa.
            Vd 2:  Tôi sinh trưởng ở Huế. Huế là một thành phố có nhiều cảnh đẹp. Một cảnh đẹp nổi tiếng của Huế là dòng sông Hương thơ mộng. Sông Hương xuôi chảy dưới cầu Trường Tiền. Cầu Trường Tiền có sáu vày mười hai nhịp, bắt ngang sông Hương, nối liền 2 bờ, tạo cho cư dân thành phố sự gần gũi, thân thương…
            Ở Vd 2 nầy, ta đã dùng quan hệ khai triển và cách lặp từ để liên kết câu thứ hai với câu thứ nhất, liên kết câu thứ ba với câu thứ hai… Tuy nhiên, ý nghĩa của tất cả 5 câu thiếu nhất quán và không mạch lạc, vì đoạn văn thiếu câu chủ đề.
            b) Đoạn văn mạch lạc vì có liên kết chủ đề:
            Vd 1: “Hoa mận vừa tàn thì mùa xuân đến. Bầu trời càng thêm xanh. Nắng vàng ngày càng rực rỡ. Vườn cây lại đâm chồi nẩy lộc. Rồi vườn cây ra hoa. Hoa bưởi nồng nàn. Hoa nhãn ngọt. Hoa cau thoang thoảng. Rồi vườn cây lại đầy tiếng chim và bóng chim bay nhảy. Những thím chích chòe nhanh nhảu. Những chú khướu lắm điều. những anh chào mào đỏm dáng. Những bác cu gáy trầm ngâm” (Nguyễn Kiên, Mùa xuân đến).
            Đoạn văn trên có 13 câu. Câu thứ nhất là câu chủ đề đặt ở đầu đoạn, nêu ý chính của đoạn là “Mùa xuân đến”. Ở những câu còn lại, với quan hệ ý nghĩa là khai triển, với phương thức liên kết là liên tưởng bộ phận và liên tưởng đồng loại, tác giả phát triển chủ đề mùa xuân đến, bằng cách nói về trời xuân, nắng xuân, vườn xuân với những loài hoa và loài chim. Như vậy, 12 câu còn lại đều hướng về chủ đề để làm rõ ý chính của đoạn văn. Ta kết luận đoạn văn có liên kết chủ đề.
III. CÂU CHUYỂN TIẾP (CÂU NỐI)
            Trong từng phần của một bài văn, từ phần nầy chuyển sang phần khác đều phải có câu chuyển tiếp. Mục đích để giới thiệu điều người viết sẽ trình bày tiếp sau đó. Nhờ vậy mà người đọc khỏi phải ngỡ ngàng.
            Ngay trong các đoạn văn, muốn chuyển ý từ đoạn văn nầy qua đoạn văn khác cũng phải có câu chuyển tiếp.
•         Câu chuyển tiếp được ví như chiếc cầu nối giữa phần nầy với phần kia của một bài văn, hay giữa đoạn văn nầy với đoạn văn khác.
•         Câu chuyển tiếp là một câu đơn hay một câu ghép đầy đủ, nghĩa là phải có đủ 3 thành phần: chủ từ, động từ và túc từ.
CÂU MƠ HỒ & CÂU SAI
I. CÂU MƠ HỒ :
1. Định nghĩa: Câu mơ hồ là loại câu có một hình thức diễn đạt, nhưng có thể có nhiều nội dung, ý nghĩa, tức có nhiều cách hiểu khác nhau.
Vd : Sinh viên mới học ngôn ngữ học.
 Có 4 loại câu mơ hồ :
a) Câu mơ hồ về từ vựng và cú pháp.
Vd :
- Cô ấy phải lấy một tên khác, tên Ngọc.
- Anh ấy uống thứ thuốc độc nhất.    
b) Câu mơ hồ về cấu trúc (chủ yếu do hư từ) :
* Nhóm từ : Cho, vì, của, với.
Vd :
- Tôi gởi cho nó một quyển sách
- Tôi chịu thiệt vì bạn.
- Ảnh của anh rất đẹp.
- Tôi học với 3 người bạn
·        Nhóm từ : thì => thông thường xuất hiện trong câu ghép.
Vd : Nếu anh đi, thì em về.
c) Câu mơ hồ về logic.
d) Câu mơ hồ về ngữ dụng.
2. Nguyên nhân dẫn đến câu mơ hồ:
a) Do từ đồng âm :
Vd: Mua cho ba gói mì => Ba vừa là số đếm; vừa là người cha.
b) Do từ đa nghĩa:
Vd: Nhà tôi đẹp lắm
c) Do thiếu ngữ điệu, dấu câu (thường xảy ra khi viết nhiều hơn).
Vd: Anh đến đó làm gì? => Nếu lên giọng ở cuối câu và có dấu hỏi => là câu hỏi.
Nếu có dấu chấm than (!) là câu trách, hoặc câu cảm.
d) Do thiếu giới từ:
Vd: Gà mẹ (gà mái, hay gà của mẹ) đang bươi rác. => thiếu giới từ của
e) Do thiếu từ bổ nghĩa:
Vd: Người bạn biết điều ấy, là Hùng => Biết điều bí mật ấy (thiếu từ bổ nghĩa: Bí mật)
f) Do thiếu ngữ cảnh:
Vd: Sách của anh rất hay. Ngữ cảnh: Sách anh cho tôi mượn đọc rất hay; hoặc Sách anh viết rất hay.
3. Cách chữa câu mơ hồ:
a) Tận dụng ngữ điệu & dấu câu
b) Tận dụng giới từ
c) Thêm từ bổ nghĩa.
d) Đổi cách diễn đạt.
II. CÂU SAI
1. Định nghĩa: Câu sai là câu vi phạm một trong các quy định, qui tắc về chính tả, từ vựng, ngữ nghĩa, ngữ pháp hay logic.
2. Phân loại câu sai:
            a) Câu sai về chính tả: Thường do phát âm không chuẩn dẫn đền viết sai.
            Vd: Trời lắng (nắng) nóng quá.
            b) Câu sai về từ vựng, ngữ nghĩa:
            Vd: Cậu bé nổi giận đá vào người con chó => sai về  từ vựng.
            c) Câu sai về ngữ pháp:
            Vd: Qua kinh nghiệm cho ta thấy rõ điều đó => Qua: sai về ngữ pháp. Phải bỏ từ qua. Nếu muốn giữ từ qua, phải bỏ từ cho.
            d) Câu sai về logic:
            Vd : Họ là hai người đẹp nhất. nhưng họ là hai người hạnh phúc nhất.
            e) Câu sai về qui chiếu:
            Vd : Ba vào gặp giám đốc. Nó nói chuyện với hắn trong 2 giờ.
            f) Câu sai về phong cách :
            Vd : Tổng thống Mỹ Barack Obama và bà vợ đến dự lễ phát thưởng tại một trường đại học.
            g) Câu sai về tương hợp nghĩa :
            Vd : Quyển sách nầy tới những 50.000đ. Rẻ quá ! =>chỉ sử dụng trong trường hợp mỉa mai.





Latest Features

Weather

May - 2025
SMTWTFS
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031
       

Facebook comments