Đề tài: Phước Hạnh Khi Tin Chúa
Đối với người Việt khi nói đến phước hạnh thì liên tưởng ngay đến hạnh phúc, thịnh vượng, vui mừng, thành đạt v.v... trong đời sống. Vâng theo tôi có 2 loại phước hạnh mà Đức Chúa Trời ban cho loài người:
* Phước hạnh phổ thông:
Khi Đức Chúa Trời tạo dựng loài người, Ngài ban cho con người phước hạnh để sinh tồn trên đất này, như gia đình, con cái, sức khỏe, công việc làm v.v... mọi phương tiện để con người có thể sinh tồn. Mọi người đều được những phước hạnh này không ngoại trừ một ai, người có Chúa hay người không có Chúa đều được.
* Phước hạnh đặc biệt.
Khi người nào đặt niềm tin nơi Chúa Cứu Thế Giê-xu, được Đức Chúa Trời ban cho loại phước hạnh đặc biệt này, và tôi trình bày trong sách này " phước hạnh nhận được ngay khi tin Chúa", Đức Chúa Trời chỉ ban loại phước hạnh đặc biệt cho con dân Ngài mà thôi
1. Được tha thứ tội lỗi.
Thánh Kinh quả quyết rằng:
“ Phước thay cho kẻ, lỗi mình được tha thứ, Tội mình được che đậy! 8 Phước thay cho người mà Chúa chẳng kể tội lỗi cho! ” ( Rô ma 4:7-8)
Phước lớn nhất của loài người đó là được Đức Chúa Trời tha thứ tội lỗi mình.
Mọi phước hạnh phổ thông rồi sẽ qua đi, nhưng phước hạnh được tha thứ tội lỗi thì còn lại đời đời.
Phước hạnh phổ thông chỉ là tạm thời còn phước hạnh được Chúa tha thứ tội lỗi là vĩnh cửu, là trường tồn.
Bởi sự tha tội của Cứu Chúa Giê-xu, chúng ta biết được rằng: "hiện nay chẳng còn có sự đoán phạt cho những kẻ ở trong Đức Chúa Giê-xu Christ" (Rô-ma 8:1).
Phao lô nói: khi chúng tin nhận Chúa Giê xu vào trong cuộc đời của mình thì chúng ta nhận tất cả mọi phước hạnh thiêng liêng ở các nơi trên trời.
Vậy hãy vui mừng vì Chúa đã tha thứ hết mọi tội lỗi của quý vị - trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
I/. Con người cũ được gọi là:
Theo Thánh Kinh là Lời của Đức Chúa Trời chỉ cho chúng ta biết: có hai thời kỳ: Đó là thời kỳ Cựu Ước Và Thời kỳ Tân Ước.
Theo cách tính của lịch thì gọi là: Trước công nguyên ( TCN ) và sau công nguyên ( SCN)
Tức là để xác định được trước công nguyên hay sau công nguyên thì người ta phải lấy mốc thời gian tính từ năm Chúa Giê xu Giáng Sinh.
Cũng theo Thánh Kinh: Trong con người của chúng ta luôn tồn tại hai con người, hai bản tính đó là:
Con người cũ và con người mới.
Hai sự chết: sự chết đời này và sự chết đời sau.
Hai nơi: Thiên đàng và địa ngục.
Sứ đồ Phao lô nói trong Ê-phê-sô 2:11 rằng " hãy nhớ lại lúc trước"
Hãy nhớ lại lúc trước, lúc trước là lúc chúng ta chưa tin Chúa, lúc bây giờ là lúc chúng ta thuộc về Chúa.
Bây giờ, chúng ta xem xét giữa con người cũ và con người mới khác nhau như thế nào?
Con người cũ: như chúng ta đã biết con người cũ là chỉ về lúc chúng ta chưa tin Chúa Giê xu, chưa tiếp nhận Ngài vào đời sống của mình.
Qua Lời Chúa cho chúng ta biết:
Con người cũ là con người mang trong mình bản tính tội lỗi.
Lời Chúa trong sách Ro 3:23 chép: “ vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời”
Không một ai vô tội cả, tất cả mọi người trải qua mọi thời đại thì con người đều mang trong mình bản chất tội lỗi.
như có chép rằng:
Chẳng có một người công bình nào hết, dẫu một người cũng không.
Đã nói đến bản chất thì không thể sửa đổi bề ngoài được.
Người ta cố gắng để sửa đổi bề ngoài để được thoát tội như: ăn chay, đi tu, sống biệt lập với thế giới bên ngoài, làm lành, công đức, hay bố thí v.v…
Nhưng tất cả những hình thức này không thể nào thay đổi được bản tính tội lỗi hư hoại trong con người.
Vì Thánh Kinh chép rằng: “không đổ huyết thì không có sự tha thứ.”
Để được thoát khỏi bản tính tội lỗi con người cần đến huyết vô tội của một Đấng vô tội là Cứu Chúa Giê xu Christ.
Tại sao máu của bò, của dê, của loài người đều không thể xóa tội lỗi đi được? bởi vì cớ tất cả máu đó đều mang trong mình mầm móng, và bản tính tội lỗi.
Sứ đồ Giăng nói: “ Đấng yêu thương chúng ta, đã lấy huyết mình rửa sạch tội lỗi chúng ta, và làm cho chúng ta nên nước Ngài,” ( Khải huyền 1:6)
Ngài đã không lấy xà phòng ô mô, hoặc một chất tẩy hay loại nước thánh nào để rửa chúng ta. Nhưng Ngài đã lấy chính huyết của Ngài mới có thể rửa sạch tội lỗi chúng ta được.
Ông sứ đồ Giăng khẳng định chắc chắn thêm rằng:
“ Chính huyết của Đức Chúa Jêsus, Con Ngài, làm sạch mọi tội chúng ta.” ( IGi 1:7 )
Phao lô định nghĩa con người cũ trong sách Cô-rinh-tô là:
“ Anh em biết khi mình còn là người ngoại đạo, bị khuyên dỗ hướng về các thần tượng câm, tùy ý người ta dẫn dụ mình.” ( ICo 12:2)
Con người cũ là Người ngoại đạo bị dẫn dụ ( đây là một từ Từ ngữ người ngoại đạo là từ phân biệt “ người có đạo và người không có đạo”
Từ ngữ người ngoại đạo cũng là cách gọi giữa tôn giáo này với tôn giáo khác.
Nhưng từ ngữ người ngoại đạo theo ý niệm của Thánh Kinh chính là chỉ người thuộc về Chúa và người không thuộc về Chúa.
Việc làm của người ngoại đạo là: bị khuyên dỗ hướng về các thần tượng câm.
Quê hương VN nằm ở bên bờ của Thái Bình Dương, cho nên hứng chịu trọn vẹn hai mùa mưa nắng. Mùa mưa về, nước lũ ngập từng cơn, khi hạn hán đến, đồng khô cỏ cháy. Vì vậy quê hương VN luôn nguyện cầu: Cầu cho mưa thuận gió hòa, cho đồng lúa tốt, nhà nhà ấm lo! Miền Trung lưng dựa vào dãy núi Trường Sơn. Mà chân dãy Trường Sơn thì đất cày lên sỏi đá, cho nên lời nguyện cầu có vẻ tha thiết hơn: Lạy trời mưa thuận gió đều, cho nhiều lúa bắp, cho nhiều sắn khoai. Đó là cái tâm, cái tấm lòng và sự cậy trông của người xưa đặt tin nơi Đức Chúa Trời Hằng Sống. Nhưng cách đây khoảng hơn 30 năm, Nhân loại .... đã thốt lên những lời mà khiến Đức Chúa Trời vô cùng thất vọng: Anh trời dẹp lại một bên, để cho thủy lợi đứng lên thay trời. Và khi chương trình thủy lợi, nông nghiệp thất bại thì đổ lỗi là tại trời: Mất mùa là tại thiên tai, được mùa là bởi thiên tài của ta. Cách nói ấy, luận điệu đó, đúng như cách nói, giọng điệu của người La Mã vào Thế Kỉ thứ nhất mà Phao lô đã chép trong thư Rô-ma rằng: “ Vì họ dẫu biết Đức Chúa Trời, mà không làm sáng danh Ngài là Đức Chúa Trời, và không tạ ơn Ngài nữa; song cứ lầm lạc trong lý tưởng hư không, và lòng ngu dốt đầy những sự tối tăm. Họ tự xưng mình là khôn ngoan, mà trở nên điên dại” ( Rô ma 1:21-22)
Chúng ta bị dẫn dụ để thờ Ma lạy quỷ, thờ những xác chết, thờ những thần tượng câm.
Chúa ban cho quả thơm trái ngọt để con người cảm tạ Đức Chúa Trời, nhưng khi có hoa thơm cỏ lạ, gà béo, lơn quay thì đem dâng cho những thần tượng có mắt mà không thấy, có chân mà không đi được, có miệng mà không nói được.
Đó há chẳng phải là cuộc đời mỗi chúng ta đang ngồi đây lúc trước cũng làm như vậy, cũng bị dẫn dụ như vậy.
VD: Khi còn thờ phật thì lấy rượu lau, phải chọn quả to, quả ngon nhất, để đem dâng. Chọn con gà ta ngon nhất, chọn gạo thơm nhất để dâng cho thần tượng. Nhưng đến khi gặp đau khổ thì chẳng thấy tượng nào cứu giúp mà lại phải thốt lên rằng: Ông trời ơi! Cứu tôi với.
Con người cũ được gọi là con bạn nghịch.
Hai lần trong Kinh Thánh nhắc đến từ ngữ “ Con bạn nghịch” được chép ở trong sách Ê-phê-sô.
Đây cũng là từ chỉ về lúc trước chúng ta chưa tin Chúa.
Bạn nghịch có nghĩa là chống nghịch hay không vâng phục Đức Chúa Trời.
“ đều là những sự anh em xưa đã học đòi, theo thói quen đời nầy, vâng phục vua cầm quyền chốn không trung, tức là thần hiện đương hành động trong các con bạn nghịch.” (Eph 2:2 ; Eph 5:6 ).
Con người cũ là con của sự thạnh nộ.
1 Còn anh em đã chết vì lầm lỗi và tội ác mình, 2 đều là những sự anh em xưa đã học đòi, theo thói quen đời nầy, vâng phục vua cầm quyền chốn không trung, tức là thần hiện đương hành động trong các con bạn nghịch. 3 Chúng ta hết thảy cũng đều ở trong số ấy, trước kia sống theo tư dục xác thịt mình, làm trọn các sự ham mê của xác thịt và ý tưởng chúng ta, tự nhiên làm con của sự thạnh nộ, cũng như mọi người khác. 4 Nhưng Đức Chúa Trời, là Đấng giàu lòng thương xót, vì cớ lòng yêu thương lớn Ngài đem mà yêu chúng ta, 5 nên đang khi chúng ta chết vì tội mình, thì Ngài làm cho chúng ta sống với Đấng Christ - ấy là nhờ ân điển mà anh em được cứu. (Eph 2:3 )
Đáng bị hình phạt, số phận của chúng ta là hồ lửa đời đời. Nhưng Đức Chúa Trời là Đấng giàu lòng thương xót cứu vớt chúng ta ra khỏi sự hình phạt đời đời.
Con người cũ là con của Ma quỷ. (IGi 3:10)
Con người cũ cũng được gọi là con cái đời này.
* Hậu quả của con người cũ là:
1/. Bị phân cách khỏi mặt Chúa ( Tránh mặt Chúa vì xấu hổ)
2/. Bị rủa sả ( làm đổ mồ hôi trán mới có miếng ăn)
3/. Bị hình phạt ( đuổi ra khỏi vườn)
II/. Con người mới được gọi là:
Con của sự sáng (Gi 12:36 )
Con của sự sống
Con cái nước thiên đàng (Mat 13:38).
Ro 5:8 8 Nhưng Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội, thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết.
Ê-phê-sô 2:1-3 chép “Còn anh em đã chết vì lầm lỗi và tội ác mình, đều là những sự anh em xưa đã học đòi, theo thói quen đời nầy, vâng phục vua cầm quyền chốn không trung tức là thần hiện đang hành động trong các con bạn nghịch. Chúng ta hết thảy cũng đều ở trong số ấy, trước kia sống theo tư dục xác thịt mình, làm trọn các sự ham mê của xác thịt và ý tưởng chúng ta, tự nhiên làm con của sự thạnh nộ, cũng như mọi người khác.”
Con của sự thịnh nộ có nghĩa là chúng ta xứng đáng ở trong hỏa ngục xa cách với Đức Chúa Trời. Tạ ơn Chúa, đoạn Kinh Thánh tiếp theo chép “Nhưng Ðức Chúa Trời, là Ðấng giàu lòng thương xót, vì cớ lòng yêu thương lớn Ngài đem mà yêu chúng ta, nên đang khi chúng ta chết vì tội mình, thì Ngài làm cho chúng ta sống với Ðấng Christ, ấy là nhờ ân điển mà anh em được cứu.” Ê-phê-sô 2:4-5