Gia Dinh Gieo Giong

SƯU TẦM GIÁNG SINH


+ Vào thời Hoàng đế ra chiếu chỉ, truyền kiểm tra dân số khắp cả thiên hạ.
Khắp cả thiên hạ ở đây là làm sao? Là toàn thế giới àh? Khắp cả thiên hạ lúc đó chỉ là Đế quốc La mã thôi. Nhưng lúc đó có thể người ta chưa có cơ hội để khám phá thế giới. cho nên người ta cứ nghĩ rằng: Chỉ có Đế quốc Rô ma là nó hết thiên hạ rồi?
Người ta không biết rằng: còn có Việt nam, trung quốc, Ấn độ chiếm đến gần nửa dân số thế giới.

Đồng thời Luca sử dụng từ ngữ “ khắp cả thiên hạ” ở đây để cho thấy biến cố Chúa Giê xu giáng sinh là một biến cố có tầm vóc liên quan đến cả thiên hạ. Đến cả thế giới chứ không phải chỉ trong đế quốc Rô ma mà thôi.

Hai nhân vật rất quan trọng là Sê-sa Au gút-tơ và Qui-ri-ni-u là muốn nói lên thời gian và không gian rất rõ ràng. Và từ đó về mặt giáo lý thì chúng ta hiểu ra một điều rất rất quan trọng.
Đức Chúa Trời là Đấng vượt  trên lịch sử nhưng bây giờ Đức Chúa Trời đi vào trong lịch sử.
Đức Chúa Trời là Đấng vô hình nhưng bây giờ Đấng vô hình  trở nên hữu hình.
Đức Chúa Trời là Đấng vô biên có nghĩa là vượt trên thời gian và không gian nhưng bây giờ Đấng vô biên trở nên giới hạn trong lịch sử của nhân loại.
Mầu nhiệm nhập thể là như vậy.


Những chi tiết về thời gian mà ta không để ý thật ra diễn tả một điều rất quan trọng.
Đó là thiên Chúa nhập thể làm người và làm người trong lịch sử cụ thể.

+ Ngày sinh đã đến, người sanh con trai đầu lòng.
Khi sanh con được bốn mươi ngày rồi thì đem con vào đền thờ.
Khi một người sinh con trong 40 ngày thì người đàn bà coi là ô uế.
Khi hai người đem con lên đền thờ và dâng cho Chúa.
Tất cả con trai đầu lòng đêu thuộc về Chúa và đều là của Chúa.
Từ “ con đầu lòng” là từ ngữ chuyên môn là người con trai đầu lòng thuộc về Chúa.
+ Thánh Phan Ci Cô đã đưa ra cái sáng kiến làm hang đá.
+ Một Đấng Cứu Rỗi, Thánh Kinh xác nhận chỉ có một Đấng Cứu rỗi
Thánh Lu ca dùng 3 tước hiệu để nói về Chúa Giê xu. ( Luca 2:11)
-      Là Đấng Cứu Thế
-      Là Christ
-      Là Chúa
Đứa bé nằm ở trong Nôi là chính Thiên Chúa.
Dấu “ trẻ sở sinh “ bọc tả thì có gì mà lạ” nhưng nó lạ là ở máng cỏ. Thiên Chúa là vô biên, vô cùng lại tỏ mình bằng một dấu chỉ hết sức là đơn sơ và bình dị trong cuộc sống.
Ngược lại, thì chúng ta lại đi tìm Chúa ở chỗ nào nó là lạ, quen quá thì tìm không nổi.
Mình muốn Chúa phải biểu diễn cái gì cho nó khác thường.
+
Tin mừng đến với hạng bét, những kẻ chăn chiên ngoài đồng.
Đối tượng mà được Đức Chúa Trời bày tỏ lại là những con người kém cỏi.
+ điều đặc sắc ở trong sách Luca là làm nổi bật Ma-ri, Giô sép không được nói nhiều.
+ có một Đức Cha đã đặt cho Ma-ri một tên gọi rất hay: Người trinh nữ suy tư.
Ma-ri không ồn ào, nhưng Ma ri ghi nhớ mọi sự và suy tư, gẫm nghĩ.


+ Để bảo vệ Hài nhi Giêsu khỏi sa vào nanh vuốt Hêrôđê, Thánh Giuse và Đức Maria đã phải vượt qua con đường hiểm trở dài gần 500 cây số xuyên qua sa mạc El-Arish đến Ai Cập, một sa mạc trải dài hơn 200 cây số toàn cát trắng như biển cả mênh mông, không một bóng cây, một cọng cỏ, một giếng nước.

+ Chỉ một mình thánh Mát-thêu thuật lại chuyện tích “trốn sang Ai-cập”.
Bê-lê-hem cách Ai-cập khoảng một trăm cây số.
+ người ta không biết niên biểu chính xác ngày sinh của Đức Giê-su: hoặc vào năm thứ sáu, hoặc vào năm thứ năm trước Công Nguyên. Nhưng người ta biết chính xác ngày vua Hê-rô-đê qua đời: tháng ba năm thứ tư trước Công Nguyên, vì sử gia Do thái, Flavius Josephus (35-95 sau Công Nguyên) thuật lại cái chết của vua Hê-rô-đê và còn nói thêm rằng cái chết này đã đi theo cuộc nguyệt thực: ấy vậy các nhà chiêm tinh xác định cuộc nhật thực này vào ngày 12 tháng 3 năm thứ tư trước Công Nguyên.


+ Tước hiệu đầu tiên được áp dụng cho Hài Nhi là “Con Thiên Chúa”; tước hiệu thứ hai là “người Nada-rét”.

Khi tôi tra cứu Kinh Thánh, với phần mềm Kinh Thánh, và tôi gõ chữ: Na-xa-rét thì không có một lần nào Kinh Thánh Cựu Ước nhắc đến từ Na-xa-rét.
+ Na-da-rét là một làng quê vô danh, chẳng có tăm tiếng gì đến mức chẳng bao giờ được kể ra trong toàn bộ Cựu Ước.

+ Chữ Nazaret có gốc là nésèr nghĩa là “chồi non của một cây”.
Chúa Giê-su chỉ là một “người Na-da-rét”. Phân tích cho đến cùng, đây có thể là những sấm ngôn về dung mạo khiêm tốn của Người Tôi Trung mà thánh ký hướng lòng chúng ta về.

Từ Bêlem sang Ai Cập chỉ tốn chừng 5-6 ngày đi bộ.



+ C 23:

] Và đến ở tại một thành kia gọi là Na-da-rét: Thánh Gia về cư ngụ ở Na-da-rét là ứng nghiệm lời sấm đã phán qua miệng các ngôn sứ rằng: “Người sẽ được gọi là người Na-da-rét”. Ta có thể hiểu rằng Mát-thêu dùng danh xưng này để ám chỉ việc tự hạ của Đấng Cứu Thế. Nói Đấng Cứu Thế là người Na-da-rét cũng giống như nói Người đã bị người đời miệt thị khinh dể vậy.



+ Triết gia người Đức, ông Schopennauer khám phá: "những lạc thú mà thế gian cống hiến cho con người cũng chỉ như nắm cơm bố thí cho người hành khất, chỉ làm dịu cơn đói hôm nay, rồi ngày mai lại đói."

+ Từ ngữ thần học: “ Ngôn ngữ như nhân” Thánh Kinh dùng từ ngữ của con người để nói về Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời không có phái tính nam, nữ.
Chúng ta cứ nghĩ Chúa là chàng và chúng ta cứ nghĩ Đức Chúa Trời là đàn ông.
Đức Chúa Trời cũng dùng từ ngữ của người phụ nữ ( người đàn bà quên con)
Đức Chúa Trời chẳng là nam, cũng chẳng là nữ, Đức Chúa Trời là vô hình.
Nhưng Chúa Giê xu giáng thế là một người đàn ông?
Thiên Chúa nhập thể làm người.

+ Người bén rễ sâu vào trong lịch sử Israel.
bảng gia phả cho thấy rằng Đức Giêsu là cùng đích và sự hoàn tất của lịch sử này.

+ Con trai Đức Chúa Trời lấy con gái loài người, người ta cứ mãi mê đi tìm và tranh cãi con trai của Đức Chúa Trời là ai. Mà quên đi ý nghĩa của bản văn Thánh Kinh.
Chính vì tội lỗi đã phá vỡ cái danh giới giữa trời và đất. Tội lỗi gây lên sự

+ Trong sách Sáng thế ký ma quỷ đã nói một nửa sự thật.
-         ăn vào sẽ chẳng chết đâu? Mà ăn vào có chết đâu, nhưng cũng chẳng sống được mãi mãi.
-         Mắt mở ra: nhưng mở ra để nhìn thấy sự lòa lồ của bản thân.


- trốn sang Ai Cập (13): đi từ Bêlem xuống Ai Cập chỉ mất năm hay sáu ngày.

+ Người sẽ được gọi là người Nadarét (23): “Người Nadarét” là nazôraios trong tiếng Hy Lạp. Nhưng nazôraios cũng còn có thể có hai nghĩa sau:

“mầm mống, chồi lộc” Đấng Mêsia được gọi bằng tên này để diễn tả thân phận thấp hèn, khiêm tốn.

+ Giuse vâng lời Thiên Chúa theo sát mặt chữ và tức khắc (ngay trong đêm; không biết ngày về). Giuse đã bảo vệ Con Trẻ được an toàn. Giuse đã là một dụng cụ Thiên Chúa dùng;

+ Một em bé là một con người yếu ớt, mong manh, không quyền lực, bị đe dọa trong cuộc sống. Em không thể tự vệ, cũng không thể tự khẳng định. Làm sao khỏi cảm kích trước mầu nhiệm Nhập Thể đã đưa Con Thiên Chúa đến chỗ chia sẻ thân phận con người như thế?

+“nhân linh ư vạn vật”. Con người xứng đáng với con người không phải “nửa người nửa ngợm nửa đười ươi”.


+ ông Blaise Pascal nói:”Con người không phải là một thiên thần, cũng không phải là một con vật, và kẻ nào muốn làm thiên thần, lại làm con vật”.

+ Câu chuyện minh họa về thiên đàng và hỏa ngục sau đây thật phù hợp với thiên đàng hoặc hỏa ngục của gia đình.



Truyện: Một bữa cơm.

Cả thiên đàng và hỏa ngục đều dùng bữa với những thức ăn y như nhau, trong khung cảnh giống y hệt nhau, trong đó mỗi người phải dùng một đôi đũa dài cả thước để ăn. Thiên đàng và hỏa ngục chỉ khác nhau ở chổ này: trên thiên đàng, mọi người không ai tự gắp thức ăn cho mình, mà gắp cho người khác ăn, vì thế, ai cũng được ăn no. Còn trong hỏa ngục, mọi người chỉ biết nghĩ đến mình, chỉ biết gắp thức ăn cho mình, nhưng vì đũa quá dài, chẳng ai gắp cho mình được gì cả, thế rồi chẳng ai được no, hết giờ ăn mà đói vẫn hòan đói, từ đó họ trở nên căm thù nhau.



Cũng vậy, trong gia đình, không ai tự tạo hạnh phúc cho mình được mà không cần đến người khác, nên nếu ai cũng chỉ biết lo hạnh phúc cho mình, thì chẳng ai hạnh phúc cả, và rồi sẽ phát sinh đủ thứ đau khổ. Tuy nhiên trong gia đình, người ta có thể tạo hạnh phúc cho người khác, vì thế, nếu mọi người trong nhà  đều biết lo cho nhau, tạo hạnh phúc cho nhau, thì ai nấy đều được hạnh phúc.

+
Truyện: Nhà không có mái che.

Một thanh niên Scotland tìm được một chân làm vườn trong một gia đình giầu có. Nhưng chỉ hai tuần sau, anh xin thôi việc. Một người bạn hỏi :

          - Có phải công việc quá cực nhọc không ?

          - Không, công việc rất nhàn.

          - Có phải lương quá ít không ?

          - Không, lương khá lắm.

          - Hay anh không thích đồ ăn ở đó ?

          - Cũng không phải. Đồ ăn rất ngon.

          - Vậy tại sai anh thôi việc ?

          - Vì nhà đó không có mái che.

Đối với người Scotland, thành ngữ “nhà không có mái che” nghĩa là gia đình không biết cầu nguyện (Tonne).



+ Đức Khổng Tử đã đưa ra một công thức giáo dục rất hay, đó là quân – thần – phụ – tử : nghĩa là vua phải sống cho ra vua, tôi phải sống ra tôi, cha phải sống xứng đáng là cha và con xứng phận làm con, bậc nào phải sống theo bậc ấy, đừng bao giờ đảo lộn.

+ Công Nguyên là gì: Công Nguyên hay Kỷ Nguyên Chung được tính bắt đầu từ năm Chúa Giáng Sinh.

+ Trước Thiên Chúa toàn năng và vô biên, chúng ta cũng như toàn thể vũ trụ ví tựa “giọt sương mai rơi trên mặt đất.” Dù chẳng được kể là gì trước mắt Chúa, nhưng chúng ta vẫn được Thiên Chúa yêu thương.

Ông Wolfgang Bucherl, giám đốc viện nghiên cứu rắn độc Butantan, đã kể lại câu chuyện như sau : Có lần ông quan sát thấy một con chim lượn qua lượn lại một bụi cây và thốt lên những tiếng kêu kinh hãi. Khi tới gần ông phát hiện ra một con rắn đang bò gần đến một ổ chom với 3 con chim non đang kêu cứu. Con chim mẹ gần như muốn đâm đầu vào miệng rắn để mà cứu con, nó kêu những tiếng thật to để làm cho con rắn sợ hãi và rút đi… Rồi ông kết luận : tình thương của lòai vật cũng cao cả lắm.

Nếu chúng ta có những đứa con đang gặp khó khăn đe dọa bởi một thế lực nào đó, ảnh hưởng đến tính mạng thì có lẽ chúng ta cũng sẽ hy sinh cho con chúng ta cho dù phải hiến cả mạng sống của chúng ta để xông vào nơi nguy hiểm đó mà cứu con mình được sống.


Trong tác phẩm “ Thành phố của Thượng Đế”  Augustine cho rằng cho dù con người không tin và bác bỏ tất cả những phép lạ trong Thánh Kinh,  thì chúng ta vẫn còn một phép lạ kỳ diệu đó là: Hàng triệu những con người được Chúa biến đổi vẫn đang hiện diện trên thế giới và trở thành chứng nhân cho Ngài.

Thánh Augustine nói: Chúa Giê-xu bắt đầu bởi máng cỏ nhưng kết thúc tại thập tự giá.
+ Đức Cha Fulton J. She đã nói rất sâu sắc về Chúa Giê-xu rằng: Chúa Giê-xu không sinh ra ở giữa trời, nơi người ta có thể đứng thẳng đi vào, nhưng Ngài giáng sinh trong chuồng chiên, nơi người ta phải cúi mình đi vào.
Sao ta không để tiếng lòng bay
Hát giữa đem đen, bóng tối dày
Ngày Chúa làm nên, ngày vui vẻ
Thánh ca ta hát, hát mê say.
+ Văn hóa đông phương là một nền văn hóa hai tay ôm lấy sự sống.
Trái lại văn hóa Tây phương đã trở thành một nền văn hóa một tay. Khi hai người gặp nhau, họ xòe bàn tay ra để bắt tay nhau, ngầm muốn nói rằng “ hãy xem bàn tay tôi đây nè, không có dao đâu nhé.



Nhà triết gia Pascal đã một lần so sánh thế giới loài người giống như một đám đông người, đang sống trong một căn phòng rộng lớn và tối tăm; ai nấy đang cứ mò mẫm trong bóng tối để đi tìm lối thoát, nhưng chẳng ai tìm được.  Nhưng ai bằng lòng tin nhận Con Trời, Cứu Chúa Giê-su thì người đó lập tức được chuyển từ chỗ tối tăm qua nơi sáng láng, từ quyền lực của ma quỉ màđến cùng Đức Chúa Trời, và từ những kẻ tội nhân được biến hóa trở nên làm con yêu dấu của chính Ngài.

. Người ta đang cần Chúa

Nhìn bề ngoài thì xem ra con người thời nay rất đầy đủ. Nhưng nếu đi sâu đến tận đáy lòng, ta mới thấy nhiều khoảng trống mênh mông rất cần được lấp đầy:

·      Khoảng trống “siêu vật chất”: Mặc dù tiền bạc, của cải, tiện nghi… – nói chung là vật chất – có rất nhiều, nhưng lòng người vẫn luôn thấy thiếu. Chỗ thiếu vắng này không thế lấy tiền mà mua được, không thể lấy vật chất mà lấp đầy được.

·      Khoảng trống “tình yêu”: người ta sống với nhau vì quyền lợi. Ai có lợi cho tôi thì tôi đến; ai không có lợi thì tôi thờ ơ, ai không còn có lợi thì tôi bỏ, ai có hại thì tôi tìm cách diệt trừ… Hình như tình yêu không có chỗ trong lòng người.

·      Khoảng trống “vĩnh hằng”: mọi thứ mà người thời nay có đều chỉ là tạm bợ, kéo dài lắm cũng chỉ là “trăm năm trong cõi người ta”. Con người cần cái gì đó dài hơn, lâu hơn, mãi mãi…



Những khoảng trống ấy thật là mênh mông, và không ai ngoài Chúa có thể lấp đầy. Con người thời nay đang rất cần Chúa.




Related link

Latest Features

Weather

April - 2025
SMTWTFS
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
27282930   
       

Facebook comments