Gia Dinh Gieo Giong

Đức Tin Của Những Nhà Lập Quốc


Thời gian gần đây sách vở và báo chí - nhất là những báo chí có tánh cách Cơ Đốc giáo ấn hành nhiều bài vở về đức tin của những nhân vật tiền bối, những nhà lập quốc đã đóng góp vào việc xây dựng quốc gia này trở thành "quốc gia Cơ Đốc" trong thời gian mới lập quốc. Các sách vở nhất là những sách vở cho các học sinh được giáo dục tại gia, kêu gọi quốc gia này phải trở về "di sản đức tin" mà qua đó quốc gia này được thành lập. Trong khi đó, những người đấu tranh cho tính không tôn giáo của nhà trường la lối phản đối và đưa ra danh sách riêng của họ về những nhà lập quốc đáng kính của quốc gia này. Họ cố đưa lý luận "sự phân chia giữa nhà thờ và chính quyền." Ai đúng? Ai sai? Về một mặt nào đó, cả hai đều đúng!
Ai Là Những Nhà Lập Quốc?
ductinlapquoc-1
     Những tài liệu lịch sử có thể được hai bên chứng minh. Chắc chắn là có những người không có niềm tin trong số những nhân vật lãnh đạo của quốc gia này, mặc dầu những người này không phải là những nhân vật quan trọng trong việc lập quốc. Thí dụ như Thomas PaineEthan Allen là những người xa vời với Cơ Đốc giáo, nói đúng hơn họ là sản phẩm từ cuộc vùng lên dành độc lập, nhưng họ không phải là những người thiết đặt nền tảng cho Hiến Pháp. Thomas Paine chưa đến quốc gia này cho đến năm 1774 và lưu lại có một thời gian ngắn.

     Còn những người khác như George Washington, Samuel Adams, James Madison, John Witherspoon, Alexander Hamilton, John Lay, John Adams, Patrick Henry, và ngay cả Thomas Jefferson để lưu lại trong những thư từ, tiểu sử, diễn văn bày tỏ trước công chúng những niềm tin, triết lý, tư tưởng, quan điểm chính trị có ảnh hưởng sâu xa từ Cơ Đốc giáo.


Hội Nghị Hiến Pháp
ductinlapquoc-6
      Không cần phải đào sâu vào nhật ký của từng nhân vật để tra xét niềm tin, là ngọn đuốc soi đường cho những nhà lập quốc. Có một cách khác dễ dàng hơn để làm công việc đó.

      Cách nói "những nhà lập quốc" là một tên riêng để nói đến 55 đại biểu của hội đồng hiến pháp. Tuy nhiên cũng có vài nhân vật đóng góp vào bản hiến pháp không có hiện diện, như Thomas Jefferson, những tư tưởng sâu xa của ông đã ảnh hưởng việc hình thành của quốc gia. Dầu sao đi nữa, 55 đại biểu là thành phần của công việc soạn thảo này.


      Việc liên hệ giáo phái của những người này đã được công khai ghi nhận. Trong số những đại biểu này có 28 người thuộc giáo phái Tân giáo, 8 người thuộc giáo phái Trưởng Nhiệm, 7 người thuộc giáo phái Congregationals, 2 người thuộc giáo phái Lutherans, 2 người thuộc giáo phái Cải Cách Dutch, 2 người thuộc giáo phái Giám Lý, 2 người theo Công giáo La Mã, 1 người không rõ thuộc giáo phái nào, và chỉ có 3 người không có một niềm tin nào rõ rệt - Williamson, Wilson, và Franklin - vào thời đó một người trở thành thành viên của một nhà thờ phải có một sự thề nguyện công khai xưng nhận niềm tin vào Kinh Thánh.
(1)
      Đây là sự thể hiện quá rõ ràng. Nó chứng tỏ rằng những đại biểu trong hội đồng Hiến Pháp, những người ảnh hưởng nhất trong việc đặt nền tảng chính trị cho quốc gia này, hầu hết là những người Cơ Đốc, 51 người trong số 55 người - tỉ lệ 93%. Xét kỷ hơn, 70% là những người có niềm tin theo xu hướng của Calvin (người theoTân giáo,Trưởng Nhiệm, và người Dutch theo giáo phái cải chánh) được xem như những giáo phái có giáo lý bảo thủ nhất và tuân theo những giáo lý của Cơ Đốc giáo một cách xác thật nhất.

Benjamin Franklin

ductinlapquoc-4
     Nói về niềm tin tôn giáo, Benjamin Franklin có những nét đặc biệt. Ông được sanh ra và lớn lên trong một gia đình Thanh giáo; nhưng khi lớn lên, ông kính thờ Chúa rồi lại bỏ mất niềm tin của mình. Mặc dầu không phải là một người tín đồ Cơ đốc thuần túy, Benjamin Franklin lúc 81 tuổi đã thiết tha kêu gọi hội đồng Hiến Pháp hạ mình xuống để cầu nguyện ngày 28 tháng Sáu năm 1787. Đó cũng điểm then chốt của hội đồng Hiến Pháp tiến đến việc chấm dứt tình trạng trì hoãn của việc biểu quyết hiến pháp. James Madison đã ghi lại biến cố này trong ký thuật của ông cũng như những cuộc tranh luận tại hội đồng hiến pháp. Madison cho biết Benjamin Franklin trưng dẫn ít nhất bốn câu kinh thánh để kêu gọi hội đồng về giai trò quan trọng trong việc thiết lập nền tảng cơ cấu quốc gia. Benjamin Franklin nói:

"Có lẽ chúng ta đã quên đi một người Bạn quyền năng? Hay là chúng ta tưởng rằng chúng ta không còn cần sự trợ giúp của Ngài? Tôi đã sống, thưa quý vị, khá lâu và càng sống lâu chừng nào tôi càng nhận thấy rõ điều thực tế này: Thượng Đế tể trị mọi công việc của nhân loại. Nếu một con chim sẽ không thể rơi xuống đất mà Ngài không biết, có lẽ một đế quốc không thể vương lên nếu không có sự trợ giúp ban cho của Ngài? Chúng ta đã được đảm bảo rằng, kính thưa quý vị, trong lời thánh của Ngài "
Nếu Ðức Giê-hô-va không cất nhà, thì những thợ xây cất làm uổng công.'"Tôi tin chắc điều nầy và tin tưởng rằng không có sự đồng công trợ giúp của Ngài, dầu chúng ta có thành công trong việc xây dựng nền tảng chính trị cho quốc gia này cũng không khác gì những người xây tháp Ba Bên."(2)

      Ba trong bốn cột trụ trong việc thiết lập hiến pháp - Franklin, Washington, và Madison - là những người có nền tảng sâu xa trong Cơ Đốc Giáo. Còn Thomas Jefferson thì sao? Chữ ký của ông không có trong bản Hiến Pháp, nhưng tiếng nói của ông hầu như tràn ngập trong mỗi trang của văn bản luật pháp này.

 
Thomas Jefferson
ductinlapquoc-3
      Thomas Jefferson đặt lòng tin vào những quyền căn bản tự nhiên của con người như ông quan niệm tất cả mọi người đều được tạo dựng một cách bình đẳng. Nhưng về mặt tôn giáo, Thomas Jefferson đúng là một con người đa dạng. Khi thì ông như là một người tín hữu gương mẫu trung kiên. Bản Tuyên Ngôn Độc Lập có ích nhất 4 lần nêu lên Danh Chúa. Trong diễn văn nhậm chức lần thứ hai ông kêu gọi việc cầu thay cho ông đến với Đức Chúa Trời của dân tộc Do Thái. Nhưng cũng có lúc ông tỏ ra đi theo đường lối riêng tư của ông, không đếm xỉa gì đến những tổ chức Cơ Đốc, nhất là những nhóm theo xu hướng Calvin bảo thủ.

      Có người bình luận rằng Thomas Jefferson không phải là người tin theo Phúc âm, nhưng ông cũng không phải là người theo một thần giáo nào. Ông có vẻ là người theo nhất thể hơn là người tin theo thần giáo hay Cơ Đốc giáo.
(3)      
     Lối phân tích này thiếu xót đi một điều quan trọng về Thomas Jefferson. Yếu tố quan trọng về Thomas Jefferson hay bất cứ một nhà lập quốc nào, không phải là việc ông có hay không có nhận Chúa Jêsus là Cứu Chúa. Nói về phương diện quốc gia, cuộc tranh luận về di sản tôn giáo của quốc gia này không phải là ai sẽ bước vào ngưỡng cửa thiên đàng, nhưng tốt hơn là sự chi phối của niềm tin Cơ Đốc trong việc thiết đặt nền tảng cơ cấu cho quốc gia này.

      Ngày nay có hằng hà sa số những người tín đồ gọi là được tái sanh hoàn toàn không thể chuyển đạt những niềm tin của họ trong Đấng Christ đến cuộc sống hàng ngày của họ, đứng nói chi đến quan điểm của họ về chính quyền. Họ có thể được "cứu", nhưng họ hoàn toàn bất lực trong việc truyền bá sự cứu rỗi đến người khác, hay nói theo Kinh Thánh họ không là muối và ánh sáng cho người khác.


      Trái lại, những nhà lập quốc có thể không phải là những người tín hữu theo cách chúng ta hiểu thường tình, nhưng trên một phương diện rộng rãi cỡi mở hơn, về phương diện ảnh hưởng đến văn hóa - tư tưởng của họ minh chứng họ là người tín đồ Cơ Đốc. Không phải như những người tin vào phúc âm nhưng lại có lối sống hầu như là người vô thần, những nhà lập quốc có những tư tưởng chính trị với cốt rễ đâm sâu do nền tảng giáo lý của Cơ Đốc giáo. Họ có thể không luôn luôn tin Kinh Thánh, hay có đức tin dẫn đến sự cứu rỗi, nhưng hầu như tất cả trong số họ tư tưởng theo Kinh Thánh, kết quả dẫn đưa họ thiết lập một cơ cấu chính quyền riêng biệt nhất ngay vào thời đó. (Đa số các quốc gia còn theo thế chế vương quyền vào thời đó)


      Thomas Jefferson là loại người đó. Trong cuốn sách "Defending the Declaration" (Bào Chửa cho Bản Tuyên Ngôn) sử gia pháp luật Gary Amos nhận xét rằng, "Jefferson là một bằng chứng rõ ràng về một người có ảnh hưởng sâu xa trong lời Kinh Thánh cùng những nguyên tắc sống của một Cơ Đốc nhân mặc dầu ông không hề công khai xưng nhận Đấng Christ là Chúa theo ý nghĩa thường tình của người "tiếp nhận tin lành." (4)
 

Những nhà lập quốc tin và đánh giá điều gì?

ductinlapquoc-7
      Khi nghiên cứu những tài liệu trong giai đoạn dành độc lập, một hình ảnh rõ rệt được trưng bày ra. Hầu như tất cả những người có liên quan đến việc lập quốc là những người kính sợ Chúa theo ý nghĩa của người Cơ Đốc; đa số là người theo xu hướng của Calvin, một xu hướng diễn đạt lời Kinh Thánh nghiêm nhặc nhất. Những nhà lập quốc có ảnh hưởng sâu xa theo quan điểm của Kinh Thánh về con người và chính quyền. Với một sự hiểu biết đúng mức về sự hư đốn bại hoại của con người, họ đã thiết lập một hệ thống chính quyền có quyền hạn hạn chế với sự kiểm soát và quân bình. Các nhà lập quốc hiểu thấu rằng việc kính sợ Chúa, việc lãnh đạo theo luân thường đạo đức, và một nền công dân công chính là điều cần thiết để có một thể chế chính trị thành công. Vì thế, họ thiết lập một môi trường chính trị khuyến khích tới Cơ Đốc giáo và làm cho thích nghi với lối sống tôn giáo, thay vì chống đối nó. Cơ Đốc giáo, Tân Giáo hay Tin Lành là quan niệm tôn giáo thịnh hành trong suốt 150 năm đầu của lịch sử chúng ta.Tuy nhiên... Các nhà lập quốc thiết lập một xã hội công chính, nhưng không phải thể chế chính trị thần quyền theo Cơ Đốc giáo. Các nhà lập quốc ngăn cấm một cách cụ thể việc thiết đặt Cơ Đốc giáo - hay bất cứ một tôn giáo nào khác - là tôn giáo chánh của quốc gia này.
Đồng Xu Hai Mặt
ductinlapquoc-5
     Chúng ta cần hiểu 2 khía cạnh về sự liên hệ của tôn giáo và chánh quyền ở Mỹ.

     Trước nhất, Cơ Đốc giáo có ảnh hưởng sâu xa về luân lý và tri thức trong việc hình thành quốc gia này ngay từ ban đầu. Sự ảnh hưởng của người tín đồ Cơ Đốc thâm nhập vào mọi khía cạnh của đời sống, từ việc giáo dục cho đến nền tảng chính trị. Cho nên, quan điểm về sự phân chia hay bức tường phân chia rất khó phân biệt rõ ràng suốt dòng lịch sử.


      Hầu như ai ai trong số các nhà lập quốc đều nhận thấy một gạch nối quan trọng giữa sinh hoạt tôn giáo và các hoạt động của chính quyền. Với lời cảnh cáo trong diễn văn giã biệt chức vụ tổng thống ngày 19 tháng Chín năm 1796, George Washington đã nói lên cảm tưởng về mối liên hệ quan trọng này:


"Với mọi khuynh hướng và thói quen dẫn đến sự thành công chính trị, tôn giáo và đạo đức là những cột trụ tối quan trọng trong đời sống chính trị của quốc gia...Và chúng ta hãy cảnh giác về giả thuyết cho rằng nền đạo đức có thể được bảo tồn dầu không có tôn giáo. Lý luận và kinh nghiệm ngăn cản chúng ta mong mỏi rằng nền đạo đức của quốc gia có thể được trội hơn trong sự loại trừ những nguyên tắc luân thường của tôn giáo." (5)


      Thứ hai, các nhà lập quốc chỉ còn một chút nữa đã đi đến việc cho phép Cơ Đốc giáo một ưu thế đặc quyền. Theo truyền thống của hội thánh đầu tiên, người tín đồ phải là muối và ánh sáng cho thế gian. Bản tu chính thứ nhất của hiến pháp bảo đảm quyền tự do cần thiết cho Cơ Đốc giáo trong việc bảo tồn ảnh hưởng và duy trì luân lý, nhưng nó cũng bảo đảm Cơ Đốc giáo không bao giờ trở thành một sự cưỡng ép trên quốc gia này.


      Điều này dẫn đến một câu hỏi quan trọng về phương tiện của cái gọi là Quyền Tự Do Tín Ngưỡng. "Chúng tôi đến đây trước," những người biện luận cho khuynh hướng này tuyên bố, "Quốc gia này đã cướp lấy đất nước của chúng tôi, và chúng tôi muốn đòi nó lại." Tác giả John Seel gọi cái lý luận này "quyền ưu tiên được phép làm."

      Thực tế buồn bã của vấn đề là thẩm quyền văn hóa này không có bị cướp đoạt ra khỏi chúng ta, chúng ta từ bỏ nó chỉ vì thờ ơ coi nhẹ nó. Os Guiness nhận xét rằng người tín đồ Cơ Đốc không có suy tính cặn kẻ về vấn đề này. Nói rõ hơn, người tín đồ không có hiện diện khi vấn đề này được đem ra thảo luận.
      Thay vì dấn thân vào việc kêu gọi tích cực sự tham gia của quần chúng cứu xét cận kẻ vấn đề niềm tin Cơ Đốc, người Cơ Đốc lại chọn hướng đi tránh né, như một cách sống tu hành ẩn dật. Khi môn đồ của Chúa Jêsus Christ bỏ cuộc, môn đồ của những người vô thần như Dewey, Marx, Darwin, Freud, Nietzsche, Skinner, và những phe phái khác thay thế họ tức thì.
      Sử gia Seel cảnh giác về nguy cơ của "việc nhìn vào lịch sử như là nền tảng của người Cơ Đốc để dành lại thẩm quyền."
(6) Cách đó là người Cơ Đốc đang đóng vai trò nạn nhân, và nạn nhân không thể đòi lại tầm ảnh hưởng của chúng ta, cũng như những mưu toan chính trị chỉ là tạm bợ. Phải chăng chúng ta phải kêu gọi sự phục hồi lại niềm tin Cơ Đốc đặt trên căn bản chân lý hơn là những đường lối của quá khứ?

      Đức tin của những nhà lập quốc của quốc gia này là Cơ Đốc giáo, chứ không phải thần quyền nào khác. Về phương diện này, những người theo chủ nghĩa thế tục và ngay cả một số người tín đồ - đã hoàn toàn sai lầm trong sự đo lường của lịch sử chúng ta. Về một mặt khác, nhiều tín đồ Cơ Đốc lại lầm lẫn trong việc đem áp dụng quá khứ vào hiện tại.


      Người tín đồ Cơ Đốc không có quyền ưu tiên chỉ vì Cơ Đốc giáo là đức tin thuở ban đầu của Mỹ quốc. Sử gia John Seel ghi nhận rằng,"Nếu Mỹ quốc đã là, đang là và sẽ còn là quốc gia Cơ Đốc, không phải là do những cố gắng trong cơ cấu hay đạo luật được thông qua, nhưng qua sự nhận thức tội lỗi một cách tự nguyện." (7)

     
Thành quả của người Cơ Đốc không thể đo lường bằng con số hay cổ động chính trị, nhưng chỉ ở trong sự trung kiên với đức tin Cơ Đốc. Vũ khí quan trọng nhất của chúng ta không phải ở trong quyền bầu cử, nhưng ở trong sứ mạnh của chân lý được tự do tuyên giảng và tự do lắng nghe.

Ghi chú:
1. John Eidsmoe, Christianity and the Constitution, (Grand Rapids: Baker, 1987), p.43
2. Benjamin Franklin, quoted by James Madison in  Notes on Debates in the Federal Convention of 1787 (Athens: Ohio Universtity Press, 1966, 1985), p. 209.
3. Eidsmoe, section on Jefferson
4. Gary T. Amos, Defending the Declaration, (Brentwood, TN: Wogelmuth & Hyatt, 1989), p. 9.
5. The Annals of America, (Chicago: Encyclopedia Britannica, 1976), vol. 3, p. 612.
6. John Seel, No God But God – Breaking with the Idols of Our Age, Os Guiness and John Seel, eds., (Chicago: Moody Press, 1992), p. 64.
7. John Seel, No God But God – Breaking with the Idols of Our Age, Os Guiness and John Seel, eds., (Chicago: Moody Press, 1992), p. 69.

Related link

Latest Features

Weather

June - 2025
SMTWTFS
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
       

Facebook comments