Gia Dinh Gieo Giong

GIÁO LÝ THẦN HỌC BÀI 9


Đức Chúa Trời Và Đức Chúa Trời Thực Hữu
Đây là một vấn đề rất căn bản nhưng là một vấn đề quan trọng nhất trong hệ thống thần học. Đây là vấn đề căn bản nhất của công cuộc nghiên cứu thần học, chính vì vậy mà chúng ta cần tìm hiểu rất cẩn thận.
I/. Định Nghĩa Về Đức Chúa Trời
Tại sao chúng ta lại phải cần có một định nghĩa về Đức Chúa Trời, vì cũng như nhiều từ ngữ khác, từ ngữ Đức Chúa Trời đã bị người ta lạm dụng rất nhiều. Đối với các nhà triết học thì Đức Chúa Trời là lý do của điều thiện trong cõi thiên nhiên, là nguyên lý của vũ trụ, là sức mạnh vạn năng là số một trong toán học.
Dù nối giải thích nghe có vẻ hay ho như vậy, nhưng triết học không thực sự tin một Đức Chúa Trời là một Đấng Thiêng liêng mà chỉ là một sức mạnh trừu tượng mà thôi.
Quan niệm của các tôn giáo phương đông khá hơn một chút cho rằng: Đức Chúa Trời là một Đấng Tạo Hóa, là Ông Trời, nhưng ý nghĩa chỉ là một vị thần khắc nghiệt đối với loài người. Lắm khi làm những chuyện éo le, và nhiều khi bất lực trước một số vấn đề của loài người.
Chúng ta không có nhiều thì giờ để bàn đến vấn đề quan niệm sai lầm của loài người đối với Đức Chúa Trời. Nhưng chúng ta sẽ dành thì giờ để tìm hiểu Đức Chúa Trời theo sự mặc khải trong Thánh Kinh mà thôi.
Mặc dù, danh hiệu Đức Chúa Trời trong Thánh Kinh có nghĩa là thần, và chữ Thần cũng  được dùng để gọi các bậc thần thánh khác. Nhưng chữ Thần với ý nghĩa Đức Chúa Trời thì được sử dụng trong Thánh Kinh rất đặc biệt.
Trong nguyên văn tiếng do thái của phần Thánh Kinh Cựu Ước, từ ngữ “ EL” được dùng để gọi Đức Chúa Trời, còn trong nguyên văn tiếng Hy Lạp của Tân Ước, từ ngữ được dùng để chỉ về Đức Chúa Trời là” TEOS” cả hai từ ngữ này đều mang một ý nghĩa là một vị thần vạn năng và tối cao.
Từ ngữ “ Giê-hô-va” hay “ Gia-ve” mà các bản dịch Kinh Thánh thường sử dụng thực ra không ai biết ý nghĩa và nguồn gốc từ đâu.
Người Do Thái vốn rất kính trọng Đức Chúa TRời nên họ không dám đọc đến tên của Ngài, tiếng Do Thái lại không có nguyên âm lên họ chỉ viết tên của Đức Chúa Trời trong tiếng Do Thái với ba phụ âm là: “ Y” “K” “W”.
Một từ ngữ khác trong Thánh Kinh được dùng để chỉ về Đức Chúa Trời là: A ĐÔ-LAI, A_ĐÔ_LAI có nghĩa Chúa của tôi hay là Chủ của tôi. Trong từ ngữ A-ĐÔ_LAI thường được các tôi tớ gọi ông chủ của mình và vợ gọi chồng.
Trong Thánh Kinh CỰu Ước các nhà tiên tri thường gọi Đức Chúa Trời bằng từ ngữ :A- Đô-LAI và khi áp dụng từ ngữ này A-Đô_Lai cho Đức Chúa Trời thì từ ngữ này mang ý nghĩa là: Đức Chúa Trời là vị Chúa Tể, Đức Chúa Trời vị là tổng tư lệnh của thiên binh thiên sứ trên trời.
Trong Thánh Kinh Tân Ước trong tiếng Hy Lạp chữ “ TEOS” được dùng để gọi Đức Chúa Trời tương đương với chữ “ GIA VE” hay “ GIÊ_HÔ_VA” trong Cựu Ước.
Một từ ngữ khác nữa là: “KOLIOS” cũng được dùng tương đương với từ ngữ A-Đô-Lai trong Cựu Ước và cũng mang ý nghĩa là Đức Chúa TRời là Chúa là Chủ Tể.
Một vấn đề nữa mà nhiều người đã đặt ra là từ ngữ, ngôn ngữ của loài người không thể nào định nghĩa đầy đủ về Đức Chúa TRời được vì ngôn ngữ cũng như tư tưởng của loài người vốn có hạn còn Đức Chúa Trời là Đấng Vô Hạn. Vì vậy chúng ta không thể nào đưa ra một định nghĩa đầy đủ về Đức Chúa Trời được.
Nhận định này rất hữu lý, dù vậy nếu chúng ta hiểu định nghĩa chỉ là cách chúng ta ghi nhận những gì mà Thánh Kinh tiết lộ ra hay mặc khải cho chúng ta biết về bản thể và phẩm tính của Đức Chúa Trời thì trong trường hợp ấy chúng ta có thể đưa ra một định nghĩa về Đức Chúa Trời.
GIÁO LÝ CĂN BẢN CỦA CÁC GIÁO HỘI CỦA CHÚA GIÊ-XU NGÀY NAY THƯỜNG ĐỊNH NGHĨA ĐỨC CHÚA TRỜI NHƯ SAU:
ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ ĐẤNG TỰ HỮU, THIÊNG LIÊNG, HẰNG CÓ ĐỜI ĐỜI, QUYỀN PHÉP, THÁNH THIỆN, TỐT LÀNH, NHÂN TỪ, CÔNG BÌNH, CHÂN THẬT TUYỆT ĐỐI.
DÙ ĐÂY LÀ MỘT ĐỊNH NGHĨA ĐƠN GIẢN VÀ RẤT DỄ HIỂU.
NHƯNG CHÚNG TA CŨNG CẦN GIẢI THÍCH THÊM TỪNG PHẦN MỘT:
KHI nói Đức Chúa Trời là Đấng Tự Hữu có nghĩa là Đức Chúa Trời tự Ngài mà có, chứ không phải do ai tạo thành. Tự hữu có nghĩa là Chúa tự nhiên mà có, tự Ngài mà có không ai tạo ra Chúa.
Khi nói rằng Đức Chúa Trời là Đấng Thiêng Liêng có nghĩa là Đức Chúa Trời dù là một hữu thể một cá thể nhưng không có hình hài thể xác như chúng ta. Vì vậy mà mắt trần chúng ta không thể thấy được Đức Chúa Trời.
Chữ Thiêng Liêng để áp dụng cho Đức Chúa Trời có nghĩa là mặc dù Đức Chúa Trời là một hữu thể  một cá thể nhưng Ngài không có hình hài thể xác như chúng ta và vì vậy mắt trần chúng ta không thể nào nhìn thấy Đức Chúa Trời được.
Khi nói rằng Đức Chúa Trời hằng có đời đời thì có nghĩa là không lúc nào đời nào mà lại không có Đức Chúa Trời. Có nghĩa là Đức Chúa Trời luôn luôn có mặt.
Khi nói rằng Đức Chúa Trời là Đấng Quyền Phép tuyệt đối thì có nghĩa là không điều gì mà Đức Chúa Trời làm không được.
Khi nói rằng Đức Chúa Trời thánh thiện tuyệt đối có nghĩa là Đức Chúa Trời cao trọng hơn hết mọi loài, mọi vật. Và Ngài hằng yêu điều lành và ghét điều dữ.
Thánh thiện tuyệt đối một phẩm tính của Đức Chúa Trời có nghĩa là Đức Chúa Trời cao hơn hết mọi loài mọi vật, và Ngài hằng yêu điều lành và ghét điều dữ.
Khi chúng ta nói rằng Đức Chúa Trời là Đấng tốt lành tuyệt đối thì có nghĩa là Đức Chúa Trời toàn hảo trong mọi sự, Ngài là Đấng đáng yêu kính va Ngài ban ơn lành cho chúng ta. Toàn hảo trong mọi sự Ngài là Đấng đáng yêu kính.





Related link

Latest Features

Weather

April - 2025
SMTWTFS
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
27282930   
       

Facebook comments