Gia Dinh Gieo Giong

Đức Chúa Trời đòi hỏi của lễ nào





Kinh Thánh: Ê-sai 1: 11-17
Nhập đề:
Ê-sai không khởi đầu sách của ông bằng một ghi chép về sự kêu gọi ông vào chức vụ. Ông trình bày điều này trong chương 6. Thay vào đó, ông khởi đầu bằng một sự xem xét thấu đáo về hiện trạng của Giu-đa và bày tỏ một yêu cầu tha thiết để dân sự Đức Chúa Trời trở lại với Chúa.
Ê-sai” trong tiếng Hi-bá-lai có nghĩa là “Đức Giê-hô-va đã cứu”, cũng là Jêsus trong tiếng Hi-lạp. Ê-sai sống qua 4 đời vua: Ô-xia, Giô-tham, A-cha, và Ê-xê-chia
Ê-sai được kêu gọi vào chức vụ tiên tri vào năm vua Ô-xia băng (6:1 – 740 TC.). Có lẽ vào lúc ông được 25 tuổi (Dân. 8:24; II Sử 26:17,  mạnh dạn và còn trẻ), cho nên có thể Ê-sai sống từ 765 TC. Đến 700 TC.
Trong bản sách luật của người Y-sơ-ra-ên (Talmud), cho rằng vua Ma-na-se đã bắt Ê-sai để vào giữa 2 khúc gỗ rồi cưa (có lẽ thư Hêb. 11:37 đề cập đến cái chết của Ê-sai).
Lý do Ê-sai bị vua Ma-na-se giết là vì dân Giu-đa bội đạo, họ truy án và bắt tội Ê-sai tuyên bố đã thấy Chúa (6:1, xem Xuất. 33:2).
I/. Thứ nhất Tấm Lòng ăn năn là của lễ mà Đức Chúa Trời đòi hỏi ( 1:12; Thi-thiên 51:17)
+ Dân Y-sơ-ra ên đã dâng rất nhiều của lễ: Như của lễ toàn thiêu, của lễ bằng chiên cừu, bò mập, huyết của bò đực. Trước hết chúng ta cùng xem xét những của lễ mà người Do Thái đã giữ:
Lê-vi-ký 1:1-9
Theo luật pháp của Chúa trong Cựu Ước Chúa chấp nhận và đòi hỏi những lễ vật như thế. Nhưng trong Ê-sai 1 thì Chúa nói: Ngài chán ghét tất cả các của lễ ấy, vì chúng chỉ được thực hiện bởi hình thức bề ngoài mà thôi, chứ không có tấm lòng thành thực, ăn năn gì hết.
Họ liên tục nổi loạn, chống ngịch lại với Đức Chúa Trời.
Trong Ê-sai1:2-4 Đọc Kinh Thánh:
Các tầng trời, hãy nghe! Địa cầu, hãy lắng tai! Vì Chúa Hằng Hữu phán dạy: "Ta đã cưu mang, nuôi dưỡng đàn con, thế mà chúng nổi loạn chống nghịch Ta! 3 Bò còn biết chủ; lừa còn biết bàn tay chủ săn sóc cho ăn và biết máng cỏ của chủ mình. Nhưng Y-sơ-ra-ên u mê; dân Ta thật đần độn không hiểu biết gì." 4 Khốn cho quốc gia tội lỗi, dân tộc gian tà, dòng dõi làm ác, nhân dân thối nát! Họ đã bỏ Chúa Hằng Hữu, khước từ Đấng Thánh của Y-sơ-ra-ên, và lùi sâu vào con đường thoái hóa. [HĐ]
Từ triều đình, quan quân, cho tới nhân dân tất cả đều thối nát, làm ác và gian tà trước mặt Chúa vì họ đã bỏ Chúa hằng hữu, khước từ Đấng Thánh, càng ngày họ lùi sâu vào con đường thoái hóa.
Dầu họ có liên tục nhóm họp cách trọng thể, linh đình, tôn nghiêm đi chăng nữa thì Đức Chúa Trời cũng chẳng đẹp lòng, vì họ chỉ giữ nghi thức bề ngoài mà bỏ đi lòng tin kính vâng giữ lời của Ngài. Tất cả những việc làm của họ chỉ mang tính tôn giáo, chứ không biết Đức Chúa Trời là ai cả. Bò biết máng của Chủ mình, nhưng dân Y-sơ-ra-ên lại u mê bỏ Chúa.
Đức Chúa Trời ví sánh: dân Y-sơ-ra-ên không bằng con lừa, con bò. Vì con lừa con bò biết đến bàn tay của người chủ săn sóc, nuôi dưỡng. Dân  tộc Y-sơ-ra-ên cũng được Đức Chúa Trời nuôi dưỡng săn sóc nhưng đã vội lìa bỏ Ngài.
Có nhiều khi chúng ta cũng giống như dân Y-sơ-ra-ên kia, được Chúa chăn nuôi, săn sóc.
Thậm chí Thánh kinh còn tuyên bố: dầu đàn bà quên không cho con mình bú song Đức Giê-hô va chẳng quên con cái Ngài bao giờ.
Thánh Phao lô thì nói: Ngài là Đấng mà hay săn sóc anh em.
Nhưng chúng ta hay quên, vô ơn với Ngài. Khi chúng ta nghèo và bệnh tật được Ngài đoái đến, thì chúng ta đã vội nói rằng: Nhờ sức ta, ngựa ta, gươm ta mà có được.
Phu 8:17   17 vậy khá coi chừng, chớ nói trong lòng rằng: Ấy nhờ quyền năng ta và sức lực của tay ta mà đoạt được những sản nghiệp nầy.
Phu 9:4   4 Khi Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi đã đuổi chúng nó khỏi trước mặt ngươi, chớ nói trong lòng rằng: Ấy vì cớ sự công bình tôi mà Đức Giê-hô-va khiến tôi vào nhận lấy xứ nầy; thật là bởi gian ác của các dân tộc đó, nên Đức Giê-hô-va mới đuổi chúng nó ra khỏi trước mặt ngươi.
Trở lại với của lễ của sự ăn năn.
+ Của Lễ mà Đức Chúa Trời mong đợi và đòi hỏi ấy là: Một tấm lòng thực sự ăn năn. Trong ngày thờ phượng họ vẫn giữ lễ, vẫn dâng bò con đực không tì vít. Nhưng lòng họ thì đầy tì vít. Họ vẫn làm ác, họ vẫn lươn lẹo, mánh khóe, họ vẫn sống như người thế gian, tấm lòng bên trong bị thối nát, bề ngoài thì họ giữ điều nhơn đức nhưng trong đời sống hằng ngày thì họ chối bỏ nếp sống tin kính.
Tác giả Vua Đa vít nói rằng: “Tôi đã phạm tội cùng Chúa, chỉ cùng một mình Chúa thôi, và làm điều ác trước mặt Chúa” (Thi Thiên 51:4).
Họ không công bố bỏ Chúa, khước từ Chúa nhưng nhìn vào việc làm, hành động của họ thì lại chẳng khác chi chối bỏ Ngài. Đáng lẽ họ được săn sóc, chăn nuôi thì phải biết ơn người chủ sống sao cho người chủ vui lòng. Chính vì những việc làm ác, và gian tà đó mà Ngài từ chối không nhận của lễ họ dâng lên.
Trong Ê-sai1: 12  đây là lý do làm cho Ngài không nhậm của lễ vì Họ đã không thực sự ăn năn. Họ lên đền thờ mang theo tiền bạc, họ khóc lóc, họ quỳ mọp xuống, họ tôn nghiêm nhưng bề trong thì đầy dẫy sự gian ác.
Đức Chúa Trời đang kêu gọi chúng ta và lên án chúng ta nếu chúng ta có nối sống giả dối, dối trá đó thì Ngài kêu gọi chúng ta hãy ăn năn.
Trong bản dịch HĐ: Es 1:12   12 Ai bảo các ngươi đến dẫm chân trên các hành lang Ta trong ngày thờ phượng mà lòng không chịu ăn năn? [HĐ]
Thi 51:17   17 Của lễ đẹp lòng Đức Chúa Trời, ấy là tâm thần đau thương:
Đức Chúa Trời ôi! Lòng đau thương thống hối Chúa không khinh dể đâu.
Thi 51:17   17 Tế lễ hy sinh đẹp lòng Đức Chúa Trời là tâm thần tan vỡ.
Đức Chúa Trời ôi, tấm lòng ăn năn tan vỡ Ngài không khinh bỉ đâu.
Trong tiếng Hê-bơ-rơ dịch chữ “contrite hoặc ăn năn hay hối hận” có nghĩa là “bị nghiền nát”. Đa-vít nói đến “một tấm lòng bị tan vỡ, một tấm lòng bị nghiền nát”. Cũng giống như xưa họ giết những con chiên để làm của lể dâng về tạ ơn, cho nên ông nói ông sẽ dâng lên cho Chúa tấm lòng đau thương và tan vỡ.
Minh hoạ tuyệt vời trong Kinh Thánh là tấm lòng cứng cỏi của Pha-ra-ôn trong sách Xuất-ê-díp-tô-ký. Mặc dù sự đoán phạt cứ liên tục đổ xuống trên ông, ông vẩn liên tục từ chối lời đề nghị của Môi-se và A-rôn, “ông rắn lòng, chẳng nghe Môi-se và A-rôn chút nào” (Xuất-ê-díp-tô-ký 8:15).
[BDM]
Es 57:15   15 Đấng cao cả, ở nơi đời đời vô cùng, danh Ngài là Thánh, có phán như vầy: Ta ngự trong nơi cao và thánh, với người có lòng ăn năn đau đớn và khiêm nhường, đặng làm tươi tỉnh thần linh của những kẻ khiêm nhường, và làm tươi tỉnh lòng người ăn năn đau đớn.
Es 66:2   2 Đức Giê-hô-va phán: Mọi sự nầy đều bởi tay ta làm ra, và có như vậy. Nầy là kẻ mà ta đoái đến: tức là kẻ nghèo khó có lòng ăn năn đau đớn, nghe lời nói ta mà run.
Dân Y-sơ-ra-ên cứ phạm tội lại ăn ăn, ăn năn xong lại phạm tội, điều đó không phải là sự ăn năn mà Kinh Thánh nói đến:
Ăn năn mà lại tái phạm thì không còn gọi là ăn năn nữa. Một người ăn năn thực sự là người quay lưng lại với tội lỗi, trở về chấp nhận ý muốn của Đức Chúa Trời và bước đi ngay thẳng theo Lời Chúa.
VD: Lòng đau thương thống hối.
Tâm thần đau thương{ Lời Chúa muốn nói đến sự ăn năn là ăn năn bề trong, tấm lòng thống hối chứ không phải cứ khóc lóc bề ngoài.
Hãy kết quả xứng đáng với sự ăn năn thật của mình.
Ngài không cần:
+ Các mùi hương
+ ngày trăng mới
+ Ngày Sa bát
+  Ngày nhóm lại trọng thể
Dân Y-sơ-ra-ên mặc dầu vẫn lên đền thờ nhóm họp thờ phượng và dâng các của lễ. Nhưng như tiên-tri Ê-sai đã nói: đó chỉ là những hình thức tôn giáo, sự thờ phượng của họ không xuất phát từ con tim, tấm lòng.
Có đông đảo người tham dự buổi lễ, có những người giàu có và quyền lực cũng đến tham dự nhưng đó chỉ là cái vỏ bề ngoài mà thôi. Bên trong không có sự sống.
Đây là hạng người Pha-ri-si mà Chúa Giê xu đã quở trách:
Mat 23:27   27 Khốn cho các ngươi, thầy thông giáo và người Pha-ri-si, là kẻ giả hình! Vì các ngươi giống như mồ mả tô trắng bề ngoài cho đẹp, mà bề trong thì đầy xương người chết và mọi thứ dơ dáy.
Thánh Phao-lô đã nói trong bức thơ IITi 3:5   
5 bề ngoài giữ điều nhân đức, nhưng chối bỏ quyền phép của nhân đức đó. Những kẻ thể ấy, con hãy lánh xa đi.
Sống cuộc đời làm Cơ Đốc nhân chỉ như phô trương cho người khác thấy, thì chẳng khác gì rửa mặt ngoài của chiếc chén mà thôi. Nếu chúng ta được tẩy sạch từ bên trong thì vấn đề sạch sẽ bên ngoài chẳng có gì để lấy làm xấu hổ nữa.
Giữ những hình thức bề ngoài nhưng bên trong thì không có Chúa và chẳng có kinh nghiệm gì với Ngài hết.
Ê-sai đã phục vụ trong chức vụ tiên tri rất dài, nhưng mãi đến khi vua Ô-xia băng hà thì ông mới thật sự nhìn thấy Chúa ngồi trên ngôi cao sang.
Hầu việc Chúa, giảng về Chúa, cầu nguyện Chúa, dâng hiến cho Chúa nhưng không kinh nghiệm được Ngài, không biết Ngài nơi bề trong thì cũng chẳng khác gì đang phục vụ tôn giáo.
Phao lô nói ông không chỉ là biết Ngài, kinh nghiệm về Ngài mà còn mỗi ngày trở nên giống Ngài nữa.
Phi 3:10   10 cho đến nỗi tôi được biết Ngài, và quyền phép sự sống lại của Ngài, và sự thông công thương khó của Ngài, làm cho tôi nên giống như Ngài trong sự chết Ngài.
Câu hỏi là: Chúng ta có đang mặc chiếc áo tôn giáo không? Chúng ta có thực sự ăn năn không? Chúng ta có giữ hình thức bề ngoài mà lấp liếm tội lỗi đi không?
Giop 42:6   6 Vì vậy, tôi lấy làm gớm ghê tôi,
Và ăn năn trong tro bụi.
II/. Thứ hai Đức Chúa Trời đòi hỏi của lễ Cầu Nguyện chân thật  (1:15)
Những lời cầu nguyện như mùi hương thơm dâng lên Đức Chúa Trời’
Thánh Kinh ví lời cầu nguyện của con dân Chúa như là thức hương thơm dâng lên Ngài (Khải Huyền 5:8). Kh 8:3   3 Đoạn, một vị thiên sứ khác đến, đứng bên bàn thờ, người cầm lư hương vàng, và được nhiều hương, để dâng hương ấy trên bàn thờ bằng vàng ở trước ngôi với các lời cầu nguyện của mọi thánh đồ.
Kh 8:4   4 Khói hương từ tay thiên sứ bay lên trước mặt Đức Chúa Trời, với những lời cầu nguyện của các thánh
tín đồ Ðấng Christ dâng những lời cầu nguyện phản ánh lòng biết ơn và kính trọng sâu xa đối với Cha trên trời của chúng ta. Giống như mùi hương ngào ngạt mà các thầy tế lễ dâng trong đền thờ, Lời Ðức Chúa Trời cam đoan với chúng ta rằng: “Lời cầu-nguyện của người ngay-thẳng được đẹp lòng Ngài”.—Châm-ngôn 15:8.
Có nhiều lần chúng ta cầu nguyện Chúa chẳng thèm nghe nữa, có nhiều lần chúng ta dơ tay lên trời để cầu nguyện nhưng Chúa che mắt khỏi chúng ta, vì tay các ngươi đầy những máu.
Nói đến đôi tay, bàn tay, cánh tay là nói đến việc làm: việc làm trong tội lỗi, dấu diếm tội lỗi. Môi miệng thiêng liêng nhưng bên trong thì lại ghì mài trong tội lỗi.’
Tiên tri Ê-sai cũng quở trách dân Y-sơ-ra-ên rằng: Ê-sai 58:1-10
Gie 35:15   15 Ta cũng đã sai hết thảy đầy tớ ta, tức các tiên tri, đến cùng các ngươi; ta đã dậy sớm sai họ đến đặng nói rằng: Mỗi người trong các ngươi khá trở lại khỏi đường xấu mình; hãy sửa việc làm các ngươi lại, chớ theo sau các thần khác để hầu việc chúng nó, thì các ngươi sẽ ở trong đất mà ta đã ban cho các ngươi và tổ phụ các ngươi. Nhưng các ngươi chẳng để tai vào, và chẳng nghe ta.
Ch 15:8   8 Của tế lễ kẻ gian ác lấy làm gớm ghiếc cho Đức Giê-hô-va;
Song lời cầu nguyện của người ngay thẳng được đẹp lòng Ngài.

Ch 28:9   9 Người nào xây tai không khứng nghe luật pháp,
Lời cầu nguyện người ấy cũng là một sự gớm ghiếc.
Ca 3:8   8 Khi ta kêu la và xin cứu, Ngài bịt tai chẳng nghe lời cầu nguyện;
Ca 3:44   44 Ngài ẩn mình trong mây, đến nỗi chẳng lời cầu nguyện nào thấu qua được.

Related link

Latest Features

Weather

April - 2025
SMTWTFS
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
27282930   
       

Facebook comments