1. Nghiên cứu đoạn
Kinh thánh.
a. Chọn đoạn Kinh thánh trước ngày
thứ Ba trong tuần, bảo đảm rằng bạn có đủ thời gian cho một bài
giảng.
b. Nghiên cứu Phân đoạn (Phân tích các
phần) và tập trung các ghi chú của bạn.
1) Cầu xin sự khôn ngoan, đọc bản dịch Kinh
thánh mà phần lớn thành viên Hội thánh bạn dùng, liệt kê tất cả
các câu hỏi mà họ có thể đặt ra (hoặc sau 15 giờ nghiên cứu, bạn sẽ
có tất cả các câu trả lời nhưng
sẽ không quên câu hỏi). Trả lời những câu hỏi này.
2) Đọc một số bản dịch khác và ghi chú
những sự khác biệt và những câu hỏi thêm vào.
3) Đọc nguyên bản Kinh thánh nếu có thể;
sử dụng những công cụ và nghiên cứu ngắn gọn những từ quan trọng.
4) Tham khảo sách giải nghĩa nếu bạn thật
sự bí (phần lớn tôi làm điều này sau khi hoàn tất bước 5).
a) Tra những phần khó trong phần giải nghĩa
tiếng Hy-lạp và Hy bá lai (nếu bạn
có thể đọc!)
b) Xem Expositor’s Bible Commentary
để có cái nhìn toàn cảnh và những lãnh vực còn tranh cãi.
c) Đọc bài giảng giải nghĩa (của Stott, Wiersbe, Boice,
Criswell, Swindoll, etc.).
2. Cấu trúc đoạn Kinh
thánh: Xác định bố cục giải kinh
a. Viết lại mỗi câu
với công thức N1+X+N2+Y và bỏ đi
tất cả những hình thái văn nói.
Nếu đoạn Kinh thánh vượt quá 15-20 câu hoặc là một câu chuyện,
hãy viết câu khẳng định và nhóm chúng lại thành 3-5 câu.
b. Nhóm những câu tuyên bố tương tự duối những đề tài
chính để thấy những phần phân chia lớn trong phân đoạn.
c. Viết xuống mỗi ý chính, sau đó phải chắc chắn là những ý phụ phải thật sự tương ứng
dưới mỗi ý chính. Chia nhỏ những ý phụ nếu bạn muốn.
e.g., đi từ: I. to: I. rồi đến: I.
II. A. A.
B. 1.
II. 2.
A. B.
B. II.
v.v
Đừng đi từ: I. để giới thiệu: I.
A. A.
1. 1.
2. 2.
B.
II.
v.v.
3. CYC: Tóm tắt ý chính trong một câu Chủ đề/ Bổ túc
được gọi là Câu tuyên bố trọng tâm của phân đoạn KT (YC) hoặc Ý tưởng
giải kinh (YGK)
4. Cây cầu mục đích
a. Lập luận Ý tưởng giải kinh trong Ba câu hỏi triển khai:
Điều nào sau đây là cần nhất cho bài giảng của bạn dành cho đối tượng
độc giả cụ thể nào đó?
1) Giải thích: Điều tôi cần phải giải thích về YGK/YC)?
2) Chứng minh: Độc giả của tôi có tin ý tưởng này?
3) Áp dụng: Khái niệm này được bày tỏ trong thực tế như thế nào?
b. Viết ra Đáp ứng tôi muốn thấy nơi độc giả: điều
bạn muốn độc giả biết, cảm nhận và kết quả mà có thể đo lường
được (thái độ có thể quan sát được) trong khi và sau bài.
5. YBG: Viết ra câu tuyên bố chính của bài giảng hay ý
tưởng của Bài giảng (YBG).
a. Suy nghĩ về độc giả của bạn cần biết và hành động
theo ý tưởng giải kinh như thế nào (CYC).
b. Biến đổi ý tưởng giải nghĩa thành một câu súc tích, dễ
nhớ, được gọi là “đại ý”.
6. Cấu trúc bài giảng.
a. Lập bố cục
1) Đặt Ý chính vào: Chú ý đến mục đích của bạn ở bước
4, để ý chính xuất hiện trong nơi nào phù hợp nhất trong bài giảng.
a) Diễn dịch: Ý
chính được đưa ra từ lúc ban đầu, sau đó khai triển.
i) Bố cục
này rõ ràng nhưng kém hấp dẫn. Nó theo sát các ý tưởng giải kinh.
ii) Các ví
dụ: một ý tưởng cần giải thích, một lời tuyên bố cần chứng minh,
một nguyên tắc để áp dụng.
b) Quy nạp: Ý chính
không được thể hiện cho đến khi kết luận.
i) Bố cục này không rõ nhưng hấp dẫn
hơn. Các ý tưởng giải kinh cần
được điều chỉnh.
ii) Bố cục này cũng phù hợp tốt hơn cho
loại thính giả thù địch, đưa ra kết luận.
iii) Ví dụ: chủ đề phải hoàn thành, vấn đề
cần giải thích, câu chuyện phải kể, nhân-quả.
2) Thiết lập những lãnh vực áp dụng: Chú ý đến mục
đích của bạn ở bước 4, quyết định những nguyên tắc cần áp dụng và
nơi nào phù hợp nhất trong bài giảng.
a) Đơn giản: Toàn bộ
phân đoạn được giải thích trước khi bất cứ điều nào được áp dụng.
a) Tuần hoàn: Áp dụng xuất hiện trong phần chính khi
bản văn được đưa ra.
3) Viết ý chính của bạn với những câu tham khảo theo thứ tự
của đoạn văn.
4) Khai triển mỗi điểm với hai điều nhắc nhở: những câu
hỏi khai triển ở bước 4 và những câu trả lời cho những vấn đề chính
yếu bạn đưa ra trong bộ câu hỏi bạn có lúc mở đầu ở bước 1.
b. Lập kế hoạch cho những câu nói rõ ràng: Hãy nhớ
rằng bạn biết bài giảng dạng bố cục nhưng thính giả của bạn thì
không (p. 67).

I.
A. I.A.B.II.
B.
II.
Để làm rõ vấn đề này, bạn
phải nhấn mạnh những ý chủ đạo của bạn cách rõ ràng trong nhiều
cách:
1) Thêm vào phần trình bày những điểm chủ đạo—viết
lại chúng để đưa ra cùng một ý.
2) Thêm vào phần chuyển ý
giữa các phần ý chủ đạo.
3) Thêm vào những minh họa để hỗ trợ và tuyên bố các ý chính.
4) Thêm vào phần áp dụng để bày tỏ cách rõ ràng cách
các ý chính liên hệ đến thực tế.
5) Đưa ra phần giải thích của các câu trước, sau đó đọc
chúng .
6) Gạch dưới những câu ghi chú bất cứ nơi nào bạn muốn
đọc Kinh thánh.
c. Chuẩn bị Phần Giới thiệu và Kết luận:
1) Phần giới thiệu phải đạt được 3 mục tiêu. Nó phải:
a) Thu hút sự tập trung.
b) Tạo hứng thú trong việc nghe tiếp (đụng đến nhu cầu
hoặc gây tò mò).
c) Định hướng thính giả đi theo ý chính hoặc theo chủ
đề (hoặc hướng đến ý đầu tiên).
2) Phần kết luận phải đạt được 3 tiêu chí. Nó phải:
a) Tóm tắt điểm chính yếu của sứ điệp và công bố
(hoặc công bố lại) ý chính của bạn..
b) Áp dụng phân đoạn vào những lãnh vực chưa thực sự
đụng đến trong phần thân bài.
c) Khích lệ thính giả vâng lời (nhắc nhở áp dụng đã
được đề cấp trước đó).
7. Giảng: Bài giảng
trên giấy và thực tập cho đến khi
quen thuộc hóa.
a. Bài giảng từng lờicủa toàn bộ bài giảng (bao gồm các
câu) để thúc đẩy việc chọn từ ngữ tốt nhất và giữ bài giảng cho
lần sử dụng trong tương lai.
b. Ghi nhớ chủ đề, ý chính, các điểm chính, và mạch
của sứ điệp.
c. Làm cho quen thuộc bài giảng bằng cách giảng nó 6-8
lần, mỗi lần bạn sẽ quen hơn từ những ghi chú. Thực tập những cử điệu trong khi đứng
trên bục giảng tạm trước gương.
Quá trình chuẩn bị bài giảng giải
kinh