LỜI G I Ớ I
T H I Ệ U
Quyển sách
41 NĂM HAU v
i ệ c c h ú a v ớ i
h ộ i
T H Á N H TIN LÀNH VIỆT NAM của Giáo sĩ I. R. Stebbins
là
tư liệu lịch sử quan trọng,
đây là hồi ký của một trong những vị
giáo sĩ tiên phong đã đem Tin Lành cứu rỗi
của Cứu chúa Jêsus Christ đến với dân tộc Việt nam.
Quyển Hồi ký nầy
chưa từng được xuất bản
bằng tiếng Anh hay tiếng Việt. Đối với tôi, những tư Liệu ghi chép trong đó có
ý nghĩa vô cùng quan trọng vì do chính gia đình của tác giả trân trọng giữ gìn
và riêng tặng cho tôi.
cầm quyển hồi ký
cũ kỹ với những
trang đánh máy và những dòng chữ viết tay đã ố vàng của tác giả, lòng tôi tràn ngập niềm vui và cảm động. Đây
là lời làm chứng chân thành của một vị giáo
sĩ tiên phong, người đã hiến dâng trọn cuộc đời mình, chấp nhận mọi gian nguy
thử thách, quyết tâm đi đến những
“M iền Xa xôi Hẻo Lánh" để rao truyền Tin Lành Cứu rỗi. Vì thế, qua những
trang hồi ký ngắn ngủi đầy âp tình yêu
thương, tràn ngập những nụ cười rạng rõ' và
cũng không thiếu những giọt nước mắi đắng cay chua xót, chúng ta cảm nhận
được bước đường vô cùng gian nan của các giáo sĩ đầu tiên, cũng như ơn phước và những điều kỳ diệu mà Đức Chúa Trời đã ban
cho Hội thánh của Ngài tại Việt nam.
Giáo sĩ
I. R. Stebbins
đã trân trọng ghi lại những
năm tháng đầu tiên gây dựng Hội Thánh Tin Lành Việt nam, những khó khăn,
thách thức Hội
thánh đa trải
qua trong thời gian
gần nửa thế kỷ thi hành chức vụ giữa một dân tộc mà ông rất thông cảm và hết
lòng yêu thương. Bởi quyển năng của
Chúa,
từ những bước đi đầu tlên đó,
hôm nay chúng ta có được một cộng đồng Cớ-đốc nhân Việt Nam
luôn có đức tin mạnh mẽ, vì biết rằng cánh cửa địa ngục sẽ không thắng được Hội Thánh của Đức
Chúa Jésus Christ
Nhận thức được giá tri của
tập hồi ký, cũng như tin rằng gia đình giáo si cũng sẵn
sàng chia sẻ những tư liệu quí
báu nầy với con dân Chúa người Việt nam ở khắp nơi, nên tôi đã chuyển tập hòi
ký này cho Tòa soạn Báo Đèn Linh, một tập
san của
Hội thánh Tin lành
Việt nam tại
Akron, Ohio, do Mục
sư Đặng Ngọc Cang lam quản
nhiệm.
Một số chương
trong tâp Hồi
ký nầy đã được dịch
ra Tiếng Việt và
đang trên báo
Đèn Linh. Độc giả khắp nơi
trên thế giới đọc các bài trích
đăng trên báo đã viết thư, gọi điện
thoại yêu câu
tòa soạn Báo Đèn Linh xuất bản
thành sách.
Hôm nay tôi xin hân hạnh giới
thiệu quyển sách 41 NĂM HẦU VIỆC
CHÚA VỚI HỘI
THÁNH TIN LÀNH VIỆT NAM của Mục sư Giáo sĩ I
R Stebbins đến với quí độc giả.
Mong rằng cuốn Hồi ký nầy sẽ
giúp độc giả hiểu được một phần nào lịch
sử hình thành Hội
thánh Tin lành
Việt nam, để mỗi người chúng
ta thêm lòng
biết ơn các
giáo sĩ tiên phong, nhữns người gieo hạt giông Tin
lành, và dâng lời tôn vinh chúc tụng
Ba ngôi Đức
Chúa Trời, Đấng
đã làm cho Hội
thánh tăng trưởng.
Akron, Oh' 0
Mùa
Đông 2004
Mục
sư Đặng Ngọc Minh
VỚI
HỘI T hánh T in Lành V iệt N am
Chương Một
“Không có khải tượng, dân
chúng phóng túng”
Lịch sử hình thành Hội thánh
Tin lành Việt nam là công việc phi thường
của Đức Chúa Trời, nhưng những ai đã từng
đóng góp nhiều tiền của, thời gian và sự cầu nguyện nhằm tạo nên sức mạnh lớn
lao đó vẫn còn biết rất ít về câu chuyện nầy.
NgỢi khen Chúa vì khải tượng
mà Đức Chúa Trời đã ban cho Tiến sĩ A.B. Simpson, nhà sáng lập Hội Truyền giáo
của chúng tôi. Tại một trong những Hội nghị Truyền giáo vĩ đại ông nói: “Chúa phán cùng chúng ta một cách chính xác
khi nào Ngài sẽ trở lại, ông trích
dẫn lời của Đức Chúa
Trời: “ Tin lành nầy vê nước Đức Chúa Trời sẽ được giảng ra khắp đất, đ ể
làm chứng cho
muôn dân. Bấy giờ
sự cuối cùng sẽ đến”. Một ký giả có mặt trong buổi lễ và
khi b ế mạc đã hỏi Tiến sĩ Simpson rằng ông có thật sự biết khi nào Chúa sẽ trở
lại không. Tiến sĩ Simpson đáp rằng ông biết và lập lại câu Kinh thánh trong
sách Ma-thi-ơ 24:14. Người ký giả lại hỏi:
“Chỉ có thế thôi sao?” Tiến sĩ
Simpson đáp: “Vâng, chỉ có thế thôi
Trong Hội nghị của Tiến sĩ Simpson, ông thường dùng sứ điệp tiên tri để
hỗ trợ cho những lời kêu gọi và thông tin do các giáo sĩ mang về. Lắng nghe lời
kêu gọi người tình nguyện đầy lòng trắc ẩn của Tiến sĩ Simpson,
một nhóm các giáo sĩ trẻ tuổi đã
tiếp 41 NA M HẦU Việc Chúa nhận khải tượng của
ông làm khải tượng của mình, rồi tình nguyện đi Congo, Việt nam, và các khu vực
khác nữa.
Tiến sĩ R.A. Jaffray là một
trong số những người đã nghe lời kêu gọi đến Trung
hoa và sau nầy chính
ông là người hướng dẫn một nhóm thanh niên nam nữ mạnh
mẽ đi về phía nam đến một vùng đất bao la, đó là Đông dương thuộc Pháp.
Vài năm
sau, nơi đây
đã có sáu Địa hạt Truyền
giáo trong một xứ, Địa hạt Bắc kỳ,
An nam, Nam kỳ, Cao miên, Lào và Thượng đu. Trong những năm sau, Tiến sĩ
Jaffray có một giấc mơ khủng khiếp,
ông thấy vô số
người In-đô-nê-si-a bị hư mất và tuyệt
vọng. Ông thấy
bàn tay mình vấy máu
và sự kinh hãi khiến
ông tỉnh giấc. Khải tượng nầy thôi thúc ông phải làm một điều gì đó, và hành động đã
đưa ông vượt qua ngoài biến giới của những nỗ lực truyền giáo ban đầu. Khải tượnng nầy rất
quí báu và cuối cùng ông đã chết nhưmột người tuận đạo, nhưng ngày
nay có hàng ngàn linh hồn nhận biết
Đức Chúa
Jêsus Christ bởi vì Tiến
sĩ Jaffray đã vâng
theo Khải tượng Thiên thượng.
Lịch sử hình thành Hội thánh
Tin lành Việt nam là một câu chuyện đầy
dẫy sự gian khổ, ngược đãi, đau đớn, chiến tranh, tù tội và chết
chóc. Có
thể nói một
cách chắc chắn rằng hơn một
trăm ngàn người Việt
nam quí báu
đã đựỢc cứu, chịu phép
Báp-têm và trở
thành tín đồ của Hội thánh.
Số tín đổ hiện nay vào khoảng 43.000, đương nhiên con số
nầỵ không chính xác bởi vì đất nước bị chia cắt thành Miền Nam việt nam Tự
do và
Miền Bắc Việt nam
Xã-hội Chủ nghĩa: Lễ Kỷ niệm
Năm Mươi Năm Tin lành đến Việt nam được tổ chức tại Sài gòn năm 1961.
Mục sư Lưu và Mục sư
Âp cùng với tám
Truyền đạo khác
cô' gắng giúp đỡ Hội thánh rộng lớn ở Bắc kỳ trong khi họ ở lại bên kia vĩ tuyến mười bảy.
điều nầy thúc giục chúng tôi cầu nguyện
cho họ VỚI H ội Thánh Tin Lành V iệt N am nhiều
hơn. Cánh cửa Địa ngục sẽ không
thắng được Hội thánh của Đức Chúa Jêsus Christ.
Và o ngày Đình chiến kết thúc Thế chiến Thứ nhâ't, ngày nhóm giáo sĩ đầu tiên đến Việt nam,
chỉ có bốn người còn ở lại Địa hạt Truyền giáo. Trong thời gian chiến tranh, chỉ có một nữ
giáo sĩ trẻ tuổi được phái đến tăng cường cho Địa hạt Truyền giáo. Mục sư &
bà w. c. Cadman, Mục sư & bà E. F. Irwin, những tôi tớ trung
tín của Chúa đã không chịu nhượng bộ và về nhà. Những ngựời khác buộc phải ra
đi vì có họ tên mang gốc Đức khiến người Pháp nghi ngờ họ làm gián điệp. Công việc bị đình trệ, không được phép giảng dạy nơi
công cộng, nhưng họ vẫn vững vàng tiến hành mục
đích của mình
là đem sứ điệp sự sống đến
cho những người Việt nam mà họ đã biết rõ và hết lòng yêu thương.
Những người hỏi đạo đến với họ
qua cửa sau và cộng tác Làm chứng tiếp tục. Chính quyền Pháp cho phép tiến hành
công tác truyền giáo trong phạm vi Nhượng địa nhỏ bé ở Đà nẵng, nhưng không được
vượt ra ngoài ranh giới. Sau
bảy năm đầu tiên tập trung gieo trồng, họ đã gặt hái được một số
thành quả và các giáo sĩ đã vươn ra đến
tận Hội an cách đó 20 dặm (1 dặm= 1.609
Km). Trước năm 1918chỉ có khoảng ba mươi hay bốn mươi người được cứu.
Nước Pháp rất cảm kích sự trợ
giúp củá Hợp chủng quốc Hoa kỳ
trong thế chiến, và điều
đỏ ảnh
hưởng đến thái độ
của họ với các giáo sĩ lúc Đình chỉến. Mục
sư & bà Cadman được phép cư ngụ ở
thành phố Hà nội, thủ
đô chính trị của nước Việt nam thời Pháp thuộc, ở Bắc kỳ.
hôm trước ngày
Đình chiến, Tiến sĩ Jaffray cùng với bốn giáo sĩ đến Bắc kỳ, Việt nam. Đó là cô
Mary Hartman, các ông Olsen, Jackson, và
Stebbins. Tiến sĩ Jaffray đã thấy trước sự cần thiết phải chuẩn bị cho
các giáoSĨ mới nầy một sự khởi đầu tốt đẹp.
Khi ông biết Jackson và Stebbins chưa được
phong chức, ông nói với họ:
“Các ông sắp đến một xứ do người
Pháp cai trị, cho nên các ông cần
phải đến đó với tư cách là nttững người
đã được phong chức mục sư, được trang bị đầy đủ
và sẵn sàng công tác. Hai ông có bằng lòng không?” ông hỏi. Đương nhiên họ hết sức vui lòng. Vì họ hãy
còn ở Long châu (Wuchow), miền Hoa Nam, nên có mặt đủ các giáo sĩ đã được
phong chức để biệt riêng hai thanh niên nầy làm Mục sư Tin lành. Đó
là cách làm việc của Tiến sĩ Jaffray khi cần đáp ứng nhu cầu, đồng thời, ông tỏ
lòng tin tưởng Ban Hải ngoại và Ban Giám
đốc sẽ chọn những thanh niên nầy. Trong thời đại nền giáo dục
tiến bộ rất nhiều,
phần lớn dân bản xứ ở các Địa hạt Truyền giáo trên thê giới không còn mù
chữ nữa, nên điều có lợi cho tất cả các giáo sĩ, đương nhiên là nam giới, có thể
được phong chức trước khi ra đi. Đây không phải là trường
hợp gây uy tín
cho các giáo sĩ của chúng ta, nhưng là
lòng mong muốn, khi đến nơi họ sẵn sàng cử hành mọi giáo nghi khi được
yêu cầu. Sau chuyến viếng thăm ngắn ngủi Ông bà Cadman ở Hà nội, Tiến sĩ JafTray cùng với bốn giáo sĩ mới đi tàu thủy
hướng về phía nam, đến Đà nẵng. Tiến sĩ Jaffray thường bị đau nặng khi
đi tàu biển, đặc biệt khi có bão lớn. Đó là
một chiếc tàu rất nhỏ, nên Tiến sĩ Jaffray bị say sóng dữ dội, nôn mửa
liên tục, cùng với bệnh yếu tim, đó là một cái giá về thể chất mà
Tiến sĩ Jafĩray phải trả, nhưng
ông không bao giờ chịu thua. Lúc đó Tiến sĩ Jaffray triệu tập Hội đồng Địa hạt
Truyền giáo thường lệ.
Các giáo sĩ lớn tuổi không giấu được niềm vui khi thấy
số giáo sĩ trong địa hạt tăng lên gấp đôi. Không bao lâu, giáo sĩ D. I. Jeffrey
đến, số giáo sĩ trong Địa hạt lúc đó được mười
người. Các giáo sĩ mới thích thú tiếp xúc lần đầu
tiên với người Việt
nam. Họ bối rối khi được biết cần
phải học nói tiếng Việt và cả tiếng Pháp nữa. Các giáo sĩ nầy hết lòng tin cậy
nơi Tiến sĩ Jafĩray, nhưng họ chưa hiểu hết về những điều trĩu nặng trong
lòng ông. Ngay trong Hội đồng
Địa hạt Truyền giáo, họ bị thử thách một lần nữa khi ông treo kín trên tường những
tâm bản đồ xứ Đông dương thuộc Pháp.
Chưa có một giáo sĩ nào ở Việt
nam được về phép để kể cho những người thân trong gia đình biết về Địa hạt Truyền
giáo rộng lớn tại Việt nam,
vì vậy, ngay cả các -giáo
sĩ mới nầy cũng chỉ biết hay hiểu
rất ít. Trước hết, Tiến sĩ Jaffray cảm tạ ơn Chúa vì giáo sĩ đã vào được thành phô Hà nội,
Bắc kỳ. Kế,
đến, ông khen ngợi Mục sư và bà Cadman đã hết sức cố gắng dịch các sách Tin
lành Ma-thi-ơ và Mác ra tiếng Việt.
Hiển nhiên là Tiến sĩ Jaffray
hiểu rõ những tăm bản đồ mà ông đang giải
'thích cặn kẽ cho chín giáo sĩ ngồi trước mặt ông. Ông nói: “Cảm tạ ơn Chúa về
những gì Chúa đã cho làm được, và hiện nay chúng ta đã có thêm bôn người, chẳng
bao lâu sẽ có thêm một giáo sĩ nữa, các ông thử nghĩ xem, chúng ta phải có k ế
hoạch gì cho năm tới?” Olsen và Stebbins chăm chú và náo nức, tự hỏi họ có thể
được gởi đến nơi nào để bắt đầu chức vụ truyền giáo.
Dường như mọi người đều thấy rõ rằng lúc đó không thể xét đến việc
tiến thêm nữa
vào vùng đất mới. Trong
cuộc thảo luận, hai cặp vợ chồng giáo sĩ lớn tuổi khẳng định rằng các
giáo sĩ mới phải được bố trí ở những nơi đã có các giáo sĩ lớn tuổi. Họ nhận thấy các giáo sĩ mới cần được
giúp đỡ trong việc học ngôn ngữ và chẳng bao lâu có thể hỗ trợ cho hai địa điểm truyền
giáo chính. Đương nhiên,
các giáo sĩ mới
cần phải được huấn luyện, và họ cũng chẳng nghĩ gì đến việc sẽ đi đến một vùng đất mới, tách rời sự trỢ
giúp cần thiết của các giáo sĩ lớn
tuổi hơn.
Tiến sĩ Jaff'ray lắng nghe mọi
ý kiến thảo
luận với tinh thần cảm thông, rồi
đứng lên, bắt đầu phác họa chương trình mà ông nghĩ cần phải thực hiện. Ông
nhân mạnh: “Chúng ta phải tiến tới, phải chiếm giữ hai địa điểm mới, một ở thành phố Hải phòng, Bắc kỳ, và một
ở Sài gòn, Nam kỳ. Như vậy số địa điểm
chiến lược được
chiếm giữ tăng
lên gấp đôi”.
Ban đầu có sự phản đối mạnh m ẽ,
nhưng chẳng bao lâu mọi người bị thuyết phục rằng không được để mất thời gian,
rằng phải tiến lên ngay tức khắc. Thật vậy, đây là giờ phút trọng đại đối với
R. M Jackson vì ông sẽ đi Hải phòng, Bắc
kỳ và chẳng bao lâu ông Jeffreỹ sẽ đến cộng
tác. Olsen và Stẹbbins xúc động dữ dội bởi quyết định lớn lao và quan trọng nầy.
Cô Hartman tiếp tục ở lại Đà nẵng cùng với cô Marion Foster vẫn còn đang học tiếng.
Các giáo sĩ mới nhận thức được tay của Đức Chúa
Trời đặt trên họ và cảm ơn Chứa vì có được một nhà lãnh đạo như Tiến sĩ
R. A. Jaffray,
một người thấy
khải tượng, là người
hành động cần thiết cho Địa hạt Truyền giáo, chứ không phải là một người có ảo tưỏng. Vào
lúc b ế mạc Hội đồng, ông Jackson đi ngay đến nhiệm sở mới thì một
cơn bão lớn quét vào bờ biển phía nam. Quyền lực của sự tối tăm không cho phép
chuyến đi suôn sẻ. Ông Irwin có thể thuê một chiếc xe Ford kiểu T để đi đoạn đường
đầu tiên đến Qui nhơn, cách xa 200 dặm. K ế hoạch là khởi hành vào sáng sớm hôm sau.
Đ êm đó
ông òlsen bị
đau bụng dữ dội, sau
đó đến lượt Stebbins. Đau quá, họ
gọi Tiến sĩ Jaffray, và
trong khi đang xức dầu cho họ, bất ngờ có một con
chuột khổng lồ chạy
ngang qua phòng, dừng lại cắn mạnh vào chân Tiến sĩ Jaffray làm cho chảy
máu. Có
vẻ như quyền lực ma quỷ đang hiện diện trong phòng, nhưng khi
tất cả kêu cầu danh Chúa, nài xin khẩn
thiết, thì đã chiến thắng.
Sáng hôm sáu,
Olsen và Stebbins thấy khỏe hơn
và đồng ý khởi hành.
Mọi người đều cảm nhận có một
cuộc chiến đang diễn ra trên trời. Cuối cùng họ lên đường.