Kinh
Thánh: Ê-sai 61:1-2 & Lu ca 4:18-19
Nhập đề:
I/.
Giảng Tin Lành hay xấu hổ về Tin Lành ( 61:1c)
Tiên tri Ê-sai nói: Thần của
Chúa Giê-hô-va ngự trên ta; vì Đức Giê-hô-va đã xức dầu cho ta, đặng giảng tin lành cho kẻ khiêm
nhường.
Ê-sai là người sống tại vương quốc phía ......... của nước Do thái nhưng ông đã giảng
Tin Lành cho người........
Khi Đức Chúa Giê-xu còn trên đất
Ngài đã đi từ nơi này đến nơi kia như trong Phúc Âm: Lu 8:1 “ Kế
đó, Đức Chúa Jêsus đi thành nầy đến thành kia, làng nầy đến làng khác, giảng dạy và rao truyền tin lành của nước Đức Chúa Trời”
Thánh Phao lô nói trong sách II
Ti-mô-thê: Ngài muốn cho mọi người được sự cứu rỗi và hiểu biết lẽ thật, ý muốn
của Đức Chúa Trời là mỗi thành, mỗi làng, mỗi gia đình và mỗi người phải được
nghe Tin lành.
Trong 3 năm chức vụ của Chúa Giê-xu, Ngài đã đi từ
bắc xuống nam, từ hữu ngạn cho đến tả ngạn của sông Giô đanh, Ngài kêu gọi từng
người một, từ bờ biển Ga-li-lê đi lên tận Giê-ru-sa-lem để kêu gọi Ma thi ơ
người thâu thuế- Ngài xuống tận miền Sa-ma-ri để gặp người đàn bà vô danh Sa-ma-ri.
Ngài lên ngược Ga-li-lê.
Chúa Giê-xu phán cùng các môn đồ
của Ngài trong Phúc âm Lu 4:43 : “Ta cũng phải rao Tin lành của nước Đức Chúa
Trời nơi các thành khác; vì cốt tại việc đó mà ta được
sai đến.”
Ở đây Chúa Giê-xu một lần nữa
khẳng định tầm quan trọng của việc giảng Tin Lành là cốt tại việc đó mà Ngài được
sai đến.
Ngài được sai đến thế gian
không chỉ ngồi trên núi hay trên thuyền để giảng dạy, chữa lành, hay làm phép lạ.
Công tác của Ngài không phải là ngồi, mà là đi, đi từ nơi này đến nơi khác để
đem Tin lành đến mọi ngõ ngách của tấm lòng con người.
Chúng ta còn nhớ trong Phúc Âm
Giăng Chúa Giê-xu đã công bố sứ mạng cứu người là ưu tiên ngay cả khi Ngài bị
treo trên cây gỗ: Giăng 12:32 “Còn ta, khi ta đã được treo lên
khỏi đất, ta sẽ kéo mọi người đến cùng ta.”
Cốt tại vì giảng Tin Lành mà
Ngài đã đến thế gian, ngay cả khi Ngài bị treo lên thập tự giá thì Ngài cũng một
lần nữa tuyên bố: Ngài sẽ kéo mọi người đến.
Tấm lòng nóng cháy của tiên tri
Giê-rê-mi
Gie 20:9 “ Nếu tôi nói: Tôi sẽ chẳng nói đến
Ngài nữa; tôi sẽ chẳng nhân danh Ngài mà nói nữa, thì trong lòng tôi như lửa đốt
cháy, bọc kín trong xương tôi, và tôi mệt mỏi vì nín lặng,
không chịu được nữa.
ICo 9:16 “ Ví bằng
tôi rao truyền Tin lành, tôi chẳng có cớ gì khoe mình, vì có lẽ cần buộc tôi;
còn không rao truyền Tin lành, thì khốn khó cho tôi thay.”
Đây là những lời tâm huyết của
một đầy tớ Đức Chúa Trời sau nhiều năm hầu việc Chúa, rao giảng Tin-lành của
Chúa Jesus không hề mỏi mệt, nay chuẩn bị kết thúc cuộc đời của mình để về với
Chúa. Phao-lô để lại những lời quý báu này cho người con thuộc linh, cũng là bạn
đồng lao là Ti-mô-thê. Dẫu cho mẫu số chung của chức vụ Phao-lô là sự đau khổ,
hoạn nạn, tù đày vì Tin-lành của Chúa Jesus nhiều hơn những ngày dẽ dàng thong
dong, nhưng điều đó không làm cho ông thối chí, sờn lòng, và lui đi trong chức
vụ.
Thật tuyệt vời làm sao khi Hội
Thánh đầu tiên là Hội Thánh có sứ mạng chinh phục tội nhân và Hội Thánh có sự sốt
sắng rao giảng Tin Lành và kết quả là:
Công
vụ 2:47 “ Mỗi ngày Chúa lấy những kẻ được cứu thêm vào Hội Thánh” không phải là
mỗi ngày người ta kéo vào Hội Thánh mà là những kẻ được cứu thêm vào.
Đây thật là nền tảng, mô hình,
và là sứ mạng của Hội Thánh của Chúa Giê-xu ngày nay.
Mỗi Hội Thánh, mỗi cá nhân đều
có sứ mạng là: Mac
16:15 “: Hãy đi khắp thế gian, giảng Tin lành cho mọi người.”
Khi nào Tin Lành phải được giảng
ra khắp đất thì bấy giờ sự cuối cùng sẽ đến.
Chúng ta đều mong chờ Cứu Chúa
sẽ trở lại lần thứ hai để đem Hội Thánh ra khỏi thế gian, nhưng thực ra Ngài
đang chờ đợi và mong muốn Tin Lành của Ngài phải được giảng ra trước hết.
Mat 24:14 14
Tin lành nầy về nước Đức Chúa Trời sẽ được
giảng ra khắp đất, để làm chứng cho muôn dân. Bấy giờ sự cuối cùng sẽ đến.
Thánh Phao lô khi đến cuối đời của
ông; với biết bao nỗ lực, biết bao mồ hôi, biết bao nhiêu sự hy sinh trên hành
trình của cuộc đời hầu việc Chúa, tưởng chừng như ông đã đến lúc nghỉ ngơi, an
nhàn nhưng mối bận tâm của ông, tâm huyết của ông dành cho việc rao giảng Tin
Lành là cấp thiết. Ông đã khuyên học trò của mình là Ti-mô-thê rằng: IITi 4:1-5 “Ta ở trước mặt Ðức Chúa Trời
và trước mặt Ðức Chúa Jêsus Christ là Ðấng sẽ đoán xét kẻ sống và kẻ chết, nhơn
sự đến của Ngài và nước Ngài mà răn bảo con rằng: hãy giảng đạo, cố khuyên, bất
luận gặp thời hay không gặp thời, hãy đem lòng rất nhịn nhục mà bẻ trách, nài
khuyên, sửa trị, cứ dạy dỗ chẳng thôi.”
Chúng ta có muốn mỗi ngày người
được cứu thêm vào Hội Thánh không? Mỗi ngày đều có người tin Chúa không? Ro 10:14 “ Nhưng họ chưa nghe nói về Ngài thì làm thể nào mà tin? Nếu chẳng ai rao
giảng, thì nghe làm sao? Chúng ta phải nỗ lực giảng
Tin Lành, nhưng đôi khi chúng ta lại hèn nhát, sợ sệt, và nín lặng.”
Thánh Phao lô khẳng định niềm
tin, đức tin và tâm linh của ông vào Tin Lành của Chúa Giê-xu Christ cho nên
ông tuyên bố trong thư Ro 1:16 “ Thật vậy, tôi không hổ thẹn về
Tin lành đâu, vì là quyền phép của Đức Chúa Trời để cứu mọi kẻ
tin, trước là người Giu-đa, sau là người Gờ-réc”
Tại sao ông lại không hề hổ thẹn
về Tin Lành, vì Tin Lành của Đức Chúa Giê-xu Christ đem đến cho con người ta sự
cứu rỗi, sự tha tội, sự tự do, sự chữa lành và vì Tin Lành của Chúa Giê-xu
Christ làm thay đổi biết bao cuộc đời lầm đường lạc nối.
Chúng ta có xấu hổ vì Tin Lành
không? Người xấu hổ về Tin lành cứu rỗi của Chúa Giê-xu Christ là người không xứng
đáng trong nước của Chúa. Không hiểu được Tin lành quyền phép là gì? Người xấu
hổ về Tin Lành là người có đời sống không có sự biến đổi, người xấu hổ về Tin
Lành là người chưa gặp gỡ Chúa Giê-xu Christ cách thực sự.
Khi Chúa Giê-xu đến giếng nước
gặp người đàn bà Sa-ma-ri có tới 5 đời chồng. Bà xấu hổ với làng xóm, với người
xung quanh nên phải đi gánh nước vào giữa trưa trời oi bức. Nhưng khi bà gặp được
Chúa Giê-xu, tức bà tin Chúa Giê-xu là Đấng cất đi mọi tội lỗi và tha thứ cho
bà mà con người không thể làm được.
Bà không còn xấu hổ với mọi người
xung quanh nữa. Bà đã chạy thẳng vào làng để kêu mọi người đến xem Đấng Mê-si của
sự sống.
Chúng ta thấy không bà không bị
ám ảnh bởi tội lỗi, bà không bị dằn vặt với quá khứ, bà đã được Chúa Giê-xu
buông tha và giờ đây bà không sợ con người nữa, bà không xấu hổ nữa.
Có người ngày nay ngồi trong Hội
Thánh đã rất lâu rồi nhưng khi ra ngoài xã hội, bạn bè hỏi đi đâu đấy? Thì
không dám nói đi thờ phượng Chúa. Hoặc khi cầm Kinh Thánh bỏ vào túi cất kỹ, nếu
ai hỏi thì chỉ bảo là: túi đựng quần áo mưa.
Chúa Giê-xu tuyên bố: Mat 10:32 “ Bởi đó, ai xưng ta ra trước mặt thiên hạ, thì ta cũng sẽ xưng họ trước mặt Cha ta ở trên trời”
Thưa Hội Thánh, thưa toàn thể
quý tôi con Chúa. Ngày nay chúng ta sẵn sàng bày tỏ niềm hân hoan, vui mừng về
đức tin của mình nơi những người chưa được cứu không? Quý vị và tôi có thực sự
nhận lấy trọng trách đó là trở nên người rao giảng Tin Lành và đem Tin Lành đến
với thế giới không? Xin đừng ai và đừng bao giờ xấu hổ về tin lành. Vì Tin Lành
là quyền phép để cứu mọi kẻ tin.
II/.
Những Phước Hạnh Của Tin Lành ( 61:1a)
1. Có Chúa ngự trị ( 61:1a )
“
Thần của Chúa ngự trên ta”
Người có Tin lành không phải là
có thêm tôn giáo cũng không phải là có thêm niềm vui mà là người có Chúa ngự
trên mình, ngự trong mình. Đây là điều vô cùng phước hạnh của chúng ta là những
kẻ tin nơi Chúa.
Người công giáo thường đặt tượng
ảnh Chúa lên những nơi thật cao cho mọi người trông thấy mà lại quên đặt Chúa
ngự trong tâm hồn mình, để ngày đêm có Chúa ở với mình, để lúc nào cũng có thể
lắng nghe tiếng Chúa nhắc bảo, để có một đời sống gần gũi thân mật và tương hợp
với Ngài.
Es 57:15 “ Đấng cao cả, ở nơi đời đời vô cùng, danh
Ngài là Thánh, có phán như vầy: Ta ngự trong nơi cao và
thánh, với người có lòng ăn năn đau đớn và khiêm nhường, đặng làm tươi tỉnh thần
linh của những kẻ khiêm nhường, và làm tươi tỉnh lòng người ăn năn đau đớn.”
Tấm lòng mỗi người mới thật sự
là nơi mà Đức Chúa Trời hằng mong muốn ngự trị. Khi một người bày tỏ lòng ăn
năn đau đớn thật thì chính lúc đó là lúc Cứu Chúa bước vào trong tấm lòng chúng
ta. Khi chúng ta khiêm nhường hạ bản ngã, thôi tự kiêu và không cậy mình thì
lúc đó chúng ta sẽ thấy sự hiện diện của Chúa trong đời sống mình.
Theo thánh sử Lu-ca thuật lại (Lc 7,
36-50), ông Si-môn, một người thuộc Nhóm Pha-ri-sêu mời Chúa Giê-su đến nhà
dùng bữa, nhưng chẳng rõ vì lý do gì, ông ta tiếp đón Chúa không được mặn mà
cho lắm.
Ở Palestine thời Chúa Giê-su, khi có
khách đến nhà, theo phép lịch sự đòi hỏi, chủ nhà thường tiến hành ba việc sau
đây: một là bày tỏ lòng quý trọng bằng cách dành cho khách một chiếc hôn bình an; hai là rửa chân cho khách, ba là xức dầu
thơm cho hương thơm lan tỏa khắp nhà hoặc nhỏ vài giọt dầu hoa hồng lên đầu
người khách quý.
Thế nhưng ông Si-môn không làm như
thế cho Chúa Giê-su. Tuy có mời Chúa đến nhà nhưng ông chỉ dành cho Chúa một
chỗ trong bàn tiệc mà chẳng dành cho Ngài một chỗ trong tâm hồn mình.
Chúng ta thấy trong Ê-sai nói
ngự trên chỉ cho chúng ta, nhắc cho chúng ta giao ước cũ, trong giao ước cũ, tức
trong thời cựu ước. Đức Thánh Linh thường ngự trên, ngự trên một số người đặc
biệt. Nhưng trong Tân ước tức là thì Đức Thánh Linh không còn ngự trên nữa, mà
là ngự trong tất cả những ai thật lòng ăn năn tin nhận Chúa Giê-xu làm Chúa làm
Chủ.
Có bài thánh ca nói rằng: Dầu thân trên đất dồi dập, lao đao; qua bao
dặm dài, trải lắm đồi cao; nhà xiêu, vách nát, kèo cột lung lay, Jesus ngự vào,
hóa thiên cung ngay.
Trái
với thái độ hờ hững của ông Si-môn, một thiếu phụ mang đầy tai tiếng trong vùng
đã bất chấp dư luận, tìm đến tận nhà ông Si-môn, nồng nhiệt đón tiếp Chúa
Giê-su, không phải vào nhà mình, nhưng vào tâm hồn mình cách rất tha thiết.
Vừa thấy Chúa Giê-su, chị quỳ sụp
xuống chân Ngài và bỗng nhiên òa lên khóc nức nở; khóc vì chị đã để cho vô vàn lầm lỗi xâm chiếm tâm hồn; khóc vì hận
mình đã không đủ sức hoàn lương và bước theo con đường cao đẹp mà Chúa Giê-su
mời gọi; khóc vì gặp được Chúa Giê-su là Bậc Thầy cao quý, không hề khinh bỉ
chị như bao người khác nhưng đã nhìn chị bằng ánh mắt tôn trọng và yêu thương.
Nước mắt dàn dụa đã làm ướt đẫm đôi
chân Chúa Giê-su. Lấy gì mà lau bây giờ? Thôi, kệ, cứ xõa tóc xuống mà lau, cho
dù theo phong tục xứ Palestine thời đó, một phụ nữ xõa tóc giữa nơi công cộng
có thể bị khinh dể, chê cười.
Và rồi, với tất cả tấm lòng tôn
trọng và yêu mến, chị trút hết dầu thơm đắt giá chứa trong bình bạch ngọc lên
đôi chân Chúa Giê-su, như trút cả tình yêu trong đáy tim mình cho Chúa và tha
thiết hôn lên đôi chân ấy.
Thế là chị cũng không ngờ là mình đã giữ đúng phép khi tiếp
khách quý đến nhà: rửa chân cho khách, nhưng không phải bằng nước ao hồ như
người ta thường làm mà là bằng những giọt nước mắt thương yêu; hôn chào khách,
nhưng không phải hôn lên má khách theo thông lệ, mà là hôn lên đôi chân Chúa
với tấm lòng kính mến tri ân; và xức dầu thơm quý, nhưng không phải xức lên đầu
mà là lên đôi chân của Chúa.
Trái với ông Si-môn chủ nhà chỉ tiếp
đón Chúa lấy lệ nên chỉ dành cho Chúa một chỗ trong bàn tiệc mà không dành cho
Người một chỗ trong tâm hồn, người phụ nữ nầy đã thực sự đón tiếp Chúa với tất
cả tấm lòng thương mến và thực sự dành cho Chúa một chỗ quan trọng trong tâm
hồn, trong trái tim mình.
Hôm nay Chúa có ngự trong ta không?
Quý vị có để Chúa ngự trị trong gia đình mình không? Biết bao những rằn vặt, lo
toan và bối rối. Nhưng chúng ta có Đấng thường thường và luôn luôn lo lắng. Quý
vị và tôi đang có tôn giáo hay đang có Chúa Giê-xu. Quý vị và tôi đang mời Chúa
cách hờ hững, lấy lệ hay bày tỏ thái độ đói khát sự hiện diện của Ngài.
2.
Được
ban quyền năng ( Ngài đã xức dầu cho ta) & Mác 3:13-15
Tin Lành của nước Đức Chúa Trời
không phải là lý thuyết suông mà là Tin Lành quyền phép, không phải là những
giáo điều được khép kín trong nhà thờ hay Hội Thánh mà là thực nghiệm mỗi ngày.
Tin lạnh được gọi là ‘quyền
phép của Đức Chúa Trời’ để cứu mọi kẻ tin; Tin lành này không phải do con người
sáng lập nên, bèn là do chính Chúa Jêsus, là Đức Chúa Trời, Đấng tạo hóa sáng lập
nên; Tin lành cứu rỗi của Chúa Jêsus được thực hiện bằng chính quyền năng của Đức
Chúa Trời; Quyền năng tha thứ, quyền năng đổi mới lòng người nhanh chóng; Quyền
năng ban
Tiên tri Ê sai nói: Tin Lành của
Đức Chúa Trời là tin lành chữa lành những tấm lòng bị tan vỡ, Tin lành của Đức
Chúa Trời khiến cho kẻ phu tù được tự do, kẻ bị cầm tù ra khỏi ngục.
Khi bạn đọc bốn sách Tin lành, hãy xem Chúa Jêsus
đã làm gì trong ba năm, sau khi công bố bản tuyên ngôn của Ngài. Ngài đã ban
ánh sáng cho người mù. Mặc dù Ngài chữa lành người mù theo nghĩa đen, qua chức
vụ giảng đạo, Ngài cũng ban ánh sáng thuộc linh cho những người bị mù tâm linh.
Ngài có lòng thương xót lớn lao đối với đoàn dân bởi vì họ giống như chiên
không biết phân biệt phải trái. Ban ánh sáng cho người mù thuộc linh hiển nhiên
là một phép ẩn dụ mô tả chức vụ giảng đạo của Ngài.
Kế đó,
Đức Chúa Jêsus lên trên núi, đòi những người Ngài muốn, thì những người ấy đến
kề Ngài. “ Ngài bèn lập mười hai người, gọi
là sứ đồ, để ở cùng Ngài và sai đi giảng đạo, 15 lại
ban cho quyền phép đuổi quỉ.”
Mac 16:20 20
Về phần các môn đồ, thì đi ra giảng đạo khắp mọi nơi, Chúa cùng làm với
môn đồ, và lấy các phép lạ cặp theo lời giảng mà làm cho
vững đạo).
Nhưng hễ ai đã nhận Ngài thì
Ngài ban cho quyền phép
Quyền phép luôn theo sau những
ai có tin và nhận Chúa, kẻ không tin nhận Chúa
Mat 9:35 35 Đức Chúa Jêsus đi khắp các thành, các làng,
dạy dỗ trong các nhà hội, giảng tin lành nước Đức Chúa
Trời, và chữa lành các thứ tật bịnh.
Mat 11:5 5 Kẻ mù được thấy, kẻ què được đi, kẻ phung được
sạch, kẻ điếc được nghe, kẻ chết được sống lại, kẻ khó khăn được nghe giảng tin lành.
Vậy, nếu
ai ở trong Đấng Christ, thì nấy là người dựng nên mới; những
sự cũ đã qua đi, nầy mọi sự đều trở nên mới.
Thánh khiết thay vì tội lỗi
IGi 3:6 6 Ai ở trong Ngài thì không
phạm tội; còn ai phạm tội, thì chẳng từng thấy Ngài và chẳng từng biết Ngài.
Yêu thương thay vì thù ghét
IGi 4:16 16 Chúng ta đã biết và tin sự yêu thương của Đức
Chúa Trời đối với chúng ta. Đức Chúa Trời tức là sự yêu thương, ai
ở trong sự yêu thương, là ở trong Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời ở
trong người ấy.