Đây là loạt bài học rất hay mình đã dạy cho nhân sự thấy bản thân được lớn lên nhiều trong khi dạy - mình đã sửa lại tài liệu bài học để đáp ứng phù hợp với nhu cầu Hội Thánh. Nếu ai coppy chỉ được dùng cho cá nhân - không được phép đăng khi chưa có sự cho phép.
PHẦN THỨ NHẤT
Sự Kêu Gọi Đối Với Người Chăn Bầy
Sự Kêu Gọi Đối Với Người Chăn Bầy
PHẦN THỨ HAI
Sự Tái Bổ Nhiệm Cho Người Chăn Bầy
Sự Tái Bổ Nhiệm Cho Người Chăn Bầy
PHẦN THỨ BA
Đặc Trưng Của Người Chăn Bầy
Đặc Trưng Của Người Chăn Bầy
PHẦN THỨ TƯ
Sự Kết Ước Của Người Chăn Bầy
Sự Kết Ước Của Người Chăn Bầy
GIỚI THIỆU
Kinh Thánh Tân Ước gọi Chúa Jêsus là Đấng Chăn
Chiên Hiền Lành (Giăng 10:11); Ðấng Chăn Chiên Lớn (Hêbơrơ 13:20); và Đầu của
các người chăn (1 Phierơ 5:4). Vì Chúa là Ðấng Chăn Chiên Hiền Lành, Cơ Đốc
nhân là chiên của Ngài -- không phải chiên sợ hãi, hay tiêu cực -- nhưng chiên
biết vâng lời cách khôn ngoan theo sự hướng dẫn của Đấng chăn dắt đến mọi lẽ thật
và sự cứu rỗi linh hồn.
“Trong Cựu Ước, từ liệu ‘người chăn chiên’ diễn tả sự chăm sóc
của Chúa đối với dân Ngài ... Sự ý thức rằng Chúa là Đấng Chăn Chiên của
Y-sơ-ra-ên có nghĩa là những người chăn bầy Đức Chúa Trời trong Y-sơ-ra-ên đã
từng có một mức độ mẫu mực nhất định về sự trung tín, về sự công bằng, và về
lòng yêu thương nhơn từ. Họ đã được đoán xét theo sự thể hiện các thực tại ấy”
(Joyce G. Badwin).
Mỗi một người chúng ta hãy thành thực tự đặt cho mình một câu
hỏi: Là người chăn bầy, về căn bản, tôi là:
a. Một diễn giả của ngày Chúa Nhật?
b. Chủ nhân ông của một hội thánh địa phương?
c. Người chăn cho bầy chiên của Đức Chúa Trời?
b. Chủ nhân ông của một hội thánh địa phương?
c. Người chăn cho bầy chiên của Đức Chúa Trời?
Các thăm dò mới đây của phong trào DAWN cho thấy một thực tế
đáng buồn: Trong khi việc mở mang hội
thánh mới vẫn cứ tiến hành thì lại có rất nhiều hội thánh nhỏ có sẵn chẳng
những không đơm hoa kết quả được mà lại còn teo tóp lại nữa. Phải chăng có sự
khiếm khuyết của nghệ thuật chăn bầy ở đây?
Làm người chăn chiên cho Đấng Chăn Chiên Thiện Hảo, là Đấng Chăn
Chiên Lớn, là “ Đấng làm đầu các kẻ chăn chiên”, Chúa Cứu Thế Jêsus.
Các luận đề này dành cho người chăn bầy được đặt căn bản trên
một số căn cứ Kinh Thánh sau đây:
Đức Chúa Trời là một Đức Chúa Trời .....ĐẤNG CHĂN CHIÊN.............................
Sau khi tạo dựng con người và sinh cảnh cho họ, Đức Chúa Trời đã
không hề bỏ mặc họ trong bối cảnh ấy. Ngài đã không để cho họ phải đơn phương
xoay xở. Ngài giám hộ những gì Ngài đã chọn, Ngài nâng đỡ những gì Ngài đã dấy
lên, Ngài là Đấng Bảo Quản cho tạo vật của Ngài. Ngay đến tội lỗi cũng không
cắt đứt nổi sự tương giao giữa Đức Chúa Trời với A-đam, nhưng tội lỗi đã làm
thay đổi mối tương giao ấy.
Hãy nghe sự kêu gọi của tấm lòng Đấng Chăn Chiên: A-đam, “ngươi ở đâu ?” (Sa
3:9). Sách Sáng Thế Ký bày tỏ cho thấy sự chuyển đổi từ mối quan tâm
phổ quát cho con người thành mối quan tâm đặc biệt cho con người của Đức Chúa
Trời: Ap-ra-ham , “Tổ phụ của nhiều dân tộc”.
Trước khi A-đam và Ê-va chưa phạm tội thì Đây là mối tương quan mật
thiết như cành nho với cây nho, thân kính như Cha với con, hằng ngày họ thỏa
long trong sự trò chuyện mối tương giao với Đức Chúa Trời.
Nhưng sau khi A-đam và Ê-va phạm tội thì như thường
lệ Đức Chúa Trời vẫn đi ngang qua vườn, nhưng lần này họ không còn thân kính
như Cha với con nữa. mà bây giờ họ sợ hãi tránh mặt Đức Giê-hô va. Vì họ đã chiều
theo tội lỗi điều đó khiến mối tương giao của họ với Đức Chúa Trời bị gẫy đổ.
Kinh Thánh nói: Sa 3:8 “
Lối chiều, nghe tiếng Giê-hô-va Đức Chúa Trời đi ngang qua vườn, A-đam và vợ ẩn mình giữa bụi cây, để tránh mặt Giê-hô-va Đức
Chúa Trời.”
Tuy họ phạm tội - nhưng Đức CHúa Trời vẫn không
để họ vùng vẫy trong vũng bùn tội lỗi Ngài vẫn kêu gọi, Ngài vẫn thể hiện Ngài
là Đấng Chăn chiên hiền lành, Đấng yêu thương chiên của Ngài. Ngài là người
chăn ưu tú nhất trong tất cả những người chăn trong thế gian này.
Khi họ phạm
tội Ngài vẫn mong chờ, kêu gọi họ quay trở về thú nhận tội lỗi trước mặt
Ngài, Ngài không muốn họ dấu tội lỗi,
hay lấp liếm tội lỗi, Ngài muốn họ thừa nhận sự thất bại của họ. A-đam con ở
đâu?
Gie 3:12 “ Hãy đi, xây về phía bắc, rao lên những lời nầy: Đức
Giê-hô-va phán: Hỡi Y-sơ-ra-ên bội nghịch; hãy trở về! Ta sẽ không lấy nét mặt
giận nhìn ngươi đâu, vì ta hay thương xót; ta chẳng ngậm giận đời đời, Đức
Giê-hô-va phán vậy.”
Sách Sáng Thế Ký kết thúc
bằng lời tổng kết thể hiện đậm nét tính đặc trưng của Đấng Sáng Tạo của
Y-sơ-ra-ên bằng lời Gia-cốp, cháu nội của Ap-ra-ham: “...Đức Chúa Trời...là Đức Chúa Trời đã chăn nuôi tôi từ khi mới lọt lòng
cho đến ngày nay” (Sáng-thế-ký48:15).
Người Chăn Chiên
Là hình ảnh thường được dùng cho vua tại Ysơraên
và các nước vùng Trung Đông. Đức Chúa Trời thường được gọi là Người Chăn Chiên
của Ysơraên (Sáng 48:15; TThiên 28:9; 79:13; 80:1; 95:7; 100:3; Êsai 41:11;
Giêrêmi 17:16; 31:10; 50:19; Êxêchiên 34:11-16). Trong Thi Thiên 23, vua Đavít
công nhận Đức Chúa Trời là Đấng Chăn Chiên của vua. Ông chẳng thiếu thốn gì, Ngài dẫn ông đến đồng
cỏ xanh tươi, và đưa ông đến mé nước trong của Ngài.
Chúng ta đã từng nghe bài hát: Chúa chăn nuôi tôi
Chúa chăn nuôi tôi, tôi
còn mà thiếu gì.
Chúa bảo vệ tôi, lẽ nào tôi còn sợ chi (còn sợ ai)
1. Người đã dẫn tôi đi trên đồng cỏ xanh rì.
Người đã dẫn tôi về, về bên dòng suối mát.
Tôi ăn uống thỏa thuê thêm sức cho hồn tôi.
Chúa bảo vệ tôi, lẽ nào tôi còn sợ chi (còn sợ ai)
1. Người đã dẫn tôi đi trên đồng cỏ xanh rì.
Người đã dẫn tôi về, về bên dòng suối mát.
Tôi ăn uống thỏa thuê thêm sức cho hồn tôi.
Chúng ta cần học theo gương của Đấng chăn chiên
hiền lành, Ngài là Đấng nuôi dưỡng, bảo vệ, che trở, và bồng ẵm chiên của Ngài.
Es 40:11 11 Ngài sẽ chăn bầy mình như người
chăn chiên; thâu các con chiên con vào cánh tay mình và ẵm vào lòng; từ
từ dắt các chiên cái đương cho bú.
Bài học áp dụng: Là người phục vụ Chúa hay là
chăn bầy của Đức Chúa Trời chúng ta cần nuôi chiên bằng Lời của Đức Chúa Trời
và uống nước bằng sự cưu mang cầu nguyện thay cho từng con chiên một.
Chúng ta cần dẫn chiên của Chúa đến đồng cỏ xanh
và mé nước trong.
Những loại cỏ khô, rơm rạ và gai góc, mọi sự vẩy
đục của xác thịt của ý riêng phải được loại bỏ ra khỏi thức ăn của chiên. Chúng
ta chỉ có thể cho chiên ăn Lời của Đức Chúa Trời chứ không phải là những loại
thức ăn thuộc về trần thế.
Chiên được nuôi bởi cỏ tươi vào mùa mưa. Vào mùa không có cỏ tươi vì không mưa hay hạn hán; chiên được nuôi bởi cỏ dại và rơm của mùa gặt, hay thức ăn do người chăn đem đến. Giống như Lạc đà, chiên có thể nhịn khát thời gian dài và uống khỏang 9 lít khi có nước. Ngược lại với dê (thường tự lập), chiên tùy thuộc vào người chăn hướng dẫn đến đồng cỏ và nơi có nước. Người chăn cũng tìm nơi trú ẩn, lo thuốc men, bảo vệ, và giúp chiên khi sinh đẻ.
"Tôi Sẽ Chẳng Thiếu Thốn
Gì:"
Hoàn cảnh và "đồng cỏ" thế gian có thể
thay đồi, nhưng Lời Chúa hứa không bao giờ thay đổi (Mat 24:35), và chiên của
Chúa cũng không thay đổi vì chỉ có Chúa mới có thể chăm sóc và làm thỏa lòng
chiên của Ngài cả tâm linh và thể xác. Đấng hứa cho sự sống đời đời nơi Thiên
đàng, sẽ không từ chối những nhu cầu cần thiết nơi thế gian, hãy cầu nguyện
trong đức tin và sống thỏa lòng. Lời Chúa Jêsus dạy trong Mathiơ 6: +
"31 Ấy vậy, các ngươi chớ lo lắng mà nói rằng: Chúng Ta sẽ ăn gì? uống gì?
mặc gì? 32 Vì mọi điều đó, các dân ngoại vẫn thường tìm, và Cha các ngươi ở
trên trời vốn biết các ngươi cần dùng những điều đó rồi. ++ 33 Nhưng trước hết,
hãy tìm kiếm nước Ðức Chúa Trời và sự công bình của Ngài, thì Ngài sẽ cho thêm
các ngươi mọi điều ấy nữa. 34 Vậy, chớ lo lắng chi về ngày mai; vì ngày mai sẽ
lo về việc ngày mai. Sự khó nhọc ngày nào đủ cho ngày ấy."
Chú ý: chữ “ tôi” là chỉ đến mỗi cá nhân con chiên đều kinh
nghiệm được Đức Chúa Trời là Đấng chăn nuôi.
Chúa là Chúa của tất cả nhân loại này, nhưng cũng là Chúa của cá
nhân từng người, Ngài là Cha của ngôi nhà chung của thế giới, nhưng cũng là Cha
chí cận của mỗi linh hồn.
Chúng
ta thấy Kinh Thánh có sự sắp đặt thứ tự rất hay: Xuất 3:6 “ Rồi Ngài lại nói: Ta là Đức Chúa Trời của tổ
phụ ngươi, Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, Đức Chúa Trời của Y-sác, và Đức Chúa
Trời của Gia-cốp. Môi-se liền che mặt, vì sợ nhìn đến Đức Chúa Trời.”
Đằng trước của cuộc đời Áp-ra-ham không phải là vợ con, hay tài
sản mà là Đức Chúa Trời, mỗi một cuộc đời trong mỗi thế hệ đều có Đức Chúa
Trời.
Y-sác kinh nghiệm Đức Chúa Trời của cá nhân ông, ông Gia cốp
không tự hào mình là đạo dòng, ba đời theo Chúa. Nhưng Gia cốp ý thức được
rằng: Nếu Đức Chúa Trời không phải của cá nhân ông thì ông cũng chết, nếu Đức
Chúa Trời chỉ của ông nội, và của ba mẹ mình thì mình chỉ có tín ngưỡng, có tôn
giáo mà không có Đức Chúa Trời.
Câu chuyện nổi tiếng: là câu chuyện giữa mẹ chồng Na-ô-mi và
nàng dâu hiếu thảo Ru-tơ
Đây là câu chuyện đẹp trong mọi thời đại: Ru-tơ có nghĩa là đồng
hành, bà đã đồng hành cùng mẹ chồng suốt mọi nẻo đường, dù mạnh khỏe hay những
lúc yếu đau, dù thịnh vượng hay nghèo khó, dù vui hay buồn thì nàng luôn trung
thành với mẹ.
Câu
nói nổi tiếng của nàng là: Ru 1:16 “ Ru-tơ thưa rằng: Xin chớ nài tôi phân rẽ mẹ; vì mẹ đi đâu, tôi sẽ đi
đó; mẹ ở nơi nào, tôi sẽ ở nơi đó. Dân sự của mẹ, tức là dân sự của tôi; Đức
Chúa Trời của mẹ, tức là Đức Chúa Trời của tôi;”
ĐÂY LÀ
MỘT KINH NGHIỆM CÁ NHÂN VỚI ĐỨC CHÚA TRỜI, RU-TƠ XÓA BỎ MỌI LỄ NGHI TÔN GIÁO,
RU TƠ ĐÃ VƯỢT LÊN TRÊN MỌI SỰ ĐỂ TIN NHẬN VÀ TÔN THỜ ĐỨC CHÚA TRỜI CÁCH MẠNH MẼ
NHẤT QUA CHÍNH ĐỨC TIN CỦA NÀNG.
CÓ THỂ
NÀNG ĐÃ RẤT TIN CẬY ĐỨC CHÚA TRỜI CỦA NÀNG QUA VIỆC Ở TẠI CÁNH ĐỒNG BẾT-LÊ-HEM
KHI ĐI MÓT LÚA, CÓ THỂ TRƯỚC KHI ĐI RA ĐỒNG MÓT LÚA NÀNG ĐÃ KHẤN NGUYỆN RẤT
NHIỀU VỚI ĐỨC CHÚA TRỜI XIN NGÀI MỞ ĐƯỜNG. VÀ CHÚA ĐÃ MỞ ĐƯỜNG CHO NÀNG KHI
NÀNG MÓT LÚA TẠI CÁNH ĐỒNG CỦA BÔ-Ô TỐT BỤNG.
Y-sơ-ra-ên đã biết rằng Đức Chúa Trời là.......Vua Chăn Bầy
Thiện Hảo...................... của họ.
Thi
23:1-6 là “một sự xưng nhận của lòng nương cậy thỏa vui nơi Chúa như
là Vua Chăn Bầy Thiện Hảo”.
“Còn chúng tôi là dân sự Chúa, và là bầy chiên của đồng cỏ
Chúa,
Chúng tôi sẽ cảm tạ Chúa mãi mãi;
Từ đời nầy qua đời kia chúng tôi sẽ truyền ra sự ngợi khen Chúa. ( Thi-thiên 79:13; 80:1; 95:7; 100:3; Es 40:11; Gie 17:16; 31:10; 50:19; Exe 34:11-16.)
Chúng tôi sẽ cảm tạ Chúa mãi mãi;
Từ đời nầy qua đời kia chúng tôi sẽ truyền ra sự ngợi khen Chúa. ( Thi-thiên 79:13; 80:1; 95:7; 100:3; Es 40:11; Gie 17:16; 31:10; 50:19; Exe 34:11-16.)
A-sáp nài xin với “Đấng chăn giữ Y-sơ-ra-ên” hãy hướng dẫn họ
“như bầy chiên”
A-sáp là người trước tác Thi-thiên78, vốn được biết như “thơ dạy
dỗ của A-sáp”, tức là không phải chỉ để nhằm khích chúng ta lệ mà thôi.
Có bốn đặc tính quan trọng của người chăn bầy
của Đức Chúa Trời được tìm thấy trong Thi-thiên 78:70-72.
1. Người chăn chiên là một người được .....Đức Chúa Trời chọn lựa........ : ” Ngài cũng chọn Đa-vít là tôi tớ Ngài, Bắt người từ các chuồng chiên” (c. 70).
Đức Chúa Trời chọn khác con người chọn, vì con người chọn bề
ngoài còn Đức Chúa Trời nhìn thấu trong lòng.
Sa-mu-ên đã nhầm lẫn về sự chọn lựa người được xức dầu để làm
vua.
Sa-mu-ên vâng lời Chúa đến Bế-lê-hem để xức dầu
cho một người lên làm vua. Anoint the new king. Ê-li-áp là anh cả. Ông nghĩ chắc
người này Chúa chọn. Nhưng Đức Chúa Trời nói No. Chúa phán với Sa-mu-ên rằng:
“Chớ xem về bộ dạng và hình vóc cao lớn của nó, vì ta đã bỏ nó. Đức Giê-hô-va
chẳng xem đều gì loài người xem, loài người xem bề ngoài, nhưng Đức Giê-hô-va
nhìn thấy trong lòng.Không chỉ trong thời đại của chúng ta mà cả thời đại của
ông Sa-mu-ên, dáng vẻ bề ngoài của một người thường được xem trọng (câu 7),
cách Đức Chúa Trời nhìn vấn đề khác hẳn với cái nhìn của con người.
We are the very same way. We see a young man;
he's handsome, chúng ta sẽ nói chắc người này Chúa chọn, tương lai sẽ giảng tốt
và danh tiếng lắm. Một số người có thể nhìn đôi mắt người đó, nhưng Đức Chúa Trời
thì khác. Đức Chúa Trời sẽ dùng Radar Screen, scan, ngày thấy trong tấm lòng.
Đoạn, Sa-mu-ên nói cùng Y-sai
rằng: Hết thảy con trai ngươi là đó sao? Y-sai đáp rằng: Hãy còn đứa con út,
nhưng nó đi chăn chiên. Sa-mu-ên nói: Hãy sai gọi nó; chúng ta không ngồi ăn
trước khi nó đến. Vậy, Y-sai gọi người. Mặt người hồng hồng, con mắt xinh lịch,
và hình dung tốt đẹp. Đức Giê-hô-va phán cùng Sa-mu-ên ấy rằng: Ấy là nó; hãy
đứng dậy xức dầu cho nó. Sa-mu-ên lấy sừng dầu, xức cho người ở giữa các anh
người. Từ ngày đó về sau, Thần của Đức Giê-hô-va cảm động Đa-vít.”quý vị đã hiểu lý do tại sao Chúa chọn Đa-vít. Ngay cả đầy tớ Chúa là Sa-mu-ên cũng không nhận ra. Chúa đã định rõ ràng. Chúa sai Sa-mu-ên đến một làng Bết-lê-hem Ngài cũng định trước, Chúa cũng định trước một gia đình tại Bết-lê-hem. Chúa cũng định trước một người rõ ràng để làm vua Y-sơ-ra-ên. Chúa thấy tấm lòng Đa-vít. Chúa biết ông yêu Chúa và vâng phục Ngài.
Đức Chúa Trời chọn người nào sẵn sàng. Câu 11-12 “Đoạn, Sa-mu-ên nói cùng Y-sai rằng: Hết thảy con trai ngươi là đó sao? Y-sai đáp rằng: Hãy còn đứa con út, nhưng nó đi chăn chiên. Sa-mu-ên nói: Hãy sai gọi nó; chúng ta không ngồi ăn trước khi nó đến. Vậy, Y-sai gọi người. Mặt người hồng hồng, con mắt xinh lịch, và hình dung tốt đẹp. Đức Giê-hô-va phán cùng Sa-mu-ên lấy rằng: Ấy là nó;” Đa-vít có tấm lòng ca ngợi, Đa-vít có tấm lòng tận hiến đời mình, Đa-vít là người đang phục vụ chăn bầy, Đa-vít là một hình ảnh, một tấm lòng tin quyết vào tấm lòng giữa mình với Chúa. Chúa gọi ông trong lúc chăn bầy, ông sẵn sàng bất cứ lúc nào Chúa muốn. Ông kinh nghiệp Chúa là Đấng chăn lớn. Chúa sắm sẵn, lo liệu, vì vậy không có việc gì phải lo.
Câu
gốc: "Sa-mu-ên lấy sừng dầu, xức cho người ở giữa các anh người. Từ ngày
đó về sau, Thần của Đức Giê-hô-va cảm động Đa-vít." (I Sa-mu-ên 16:13)
Chọn
người phục vụ, hay chọn người lãnh đạo là điều rất quan trọng. Các nước văn
minh, tự do dân chủ thì chọn người lên làm lãnh đạo có đủ điều kiện, học thức,
giàu có, khôn ngoan, nói chung là văn võ song toàn, mới có thể lãnh đạo đất
nước.
Dân
Do-thái sau khi thấy Sa-mu-ên tuổi đã già, hai con trai ông thì sống bê-bối, là
Giô-ên, A-bi-gia không vâng lời Chúa, vì vậy cho nên họ muốn một vua giống các
dân tộc khác. Trong I Sa-mu-ên 8.1-5; I Sa-mu-ên 8:7-21. Khi họ đã chọn Sau-lơ
làm vua, I Sa-mu-ên 9:2 chép: “Có một con trai, tên là Sau-lơ, còn trẻ và lịch
sự. Trong dân Y-sơ-ra-ên chẳng ai lịch sự bằng người; người cao hơn cả dân sự
từ vai trở lên.” Khi Sau-lơ làm vua, chức thầy tế lễ là dâng tế lễ cho Đức Chúa
Trời. Không được phép làm chức vụ thánh này. Chương 13, Sau-lơ thấy Sa-mu-ên
không đúng hẹn, cho nên ông dâng của lễ thiêu và của lễ thù ân. Khi người dâng
xong thì Sa-mu-ên đến. Trong câu 13 Sa-mu-ên nói như vầy: “Ngươi thật là có làm
ngu dại, không vâng theo mạng lịnh của Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi đã truyền
cho. Ví bằng có vâng theo, thì Đức Giê-hô-va ắt đã lập nước ngươi vững bền đời
đời nơi Y-sơ-ra-ên; nhưng bây giờ, nước ngươi sẽ không bền lâu. Đức Giê-hô-va
sẽ chọn lấy cho mình một người theo lòng Ngài, đặt người ấy làm trưởng của dân
sự Ngài, bởi vì ngươi không giữ theo mạnh lịnh của Đức Giê-hô-va.”
Giáo hội chọn
lựa, con người sắp đặt, đều chẳng có kết quả gì cả, sớm muộn gì cũng ngã
nhào và thất bại mà thôi.
Đa-vít chỉ là người chăn chiên, ông làm công
việc rất tầm thường.
Trải qua mỗi thời đại, khi Đức Chúa Trời lựa chọn
đấng tiên tri, có khi Ngài chọn trong số những người chăn chiên, có khi chọn
người đánh cá, có khi chọn người thâu thuế. Người chăn chiên, người đánh cá hay
là người thâu thuế đều không thuộc tầng lớp nắm quyền mà người dân thời đó trọng
vọng. Phải biết rằng họ là những người hèn hạ nhất vào thời đại ấy.
I Côrinhtô 1:20-29 “…
Vì, tại thế gian cậy sự khôn ngoan mình, chẳng nhờ sự khôn ngoan Đức Chúa Trời
mà nhận biết Đức Chúa Trời, nên Ngài đành lòng dùng sự giảng rồ dại của chúng
ta mà cứu rỗi những người tin cậy… Bởi vì sự rồ dại của Đức Chúa Trời là khôn
sáng hơn người ta, và sự yếu đuối của Đức Chúa Trời là mạnh hơn người ta. Hỡi
anh em, hãy suy xét rằng ở giữa anh em là kẻ đã được gọi, không có nhiều người
khôn ngoan theo xác thịt, chẳng nhiều kẻ quyền thế, chẳng nhiều kẻ sang trọng.
Nhưng Đức Chúa Trời đã chọn những sự dại ở thế gian để làm hổ thẹn những kẻ
khôn; Đức Chúa Trời đã chọn những sự yếu của thế gian để làm hổ thẹn những sự mạnh;
Đức Chúa Trời đã chọn những sự hèn hạ và khinh bỉ ở thế gian, cùng những sự
không có, để chẳng ai khoe mình trước mặt Đức Chúa Trời.”
Đây chính là phương pháp của Đức Chúa Trời. Đức
Chúa Trời chọn những sự thiếu thốn, sự yếu, sự hèn hạ để làm nên công cuộc cứu
rỗi vĩ đại. Khi được Đức Chúa Trời dùng, thì người chăn chiên có thể trở thành
đấng tiên tri vĩ đại, người đánh cá hoặc người thâu thuế cũng trở thành sứ đồ
lưu danh sáng chói đời đời. Chính vì thế, khi truyền đạo, sứ đồ Phaolô đã làm
chứng rằng ông chỉ truyền bằng quyền phép và sự bày tỏ ra của Thánh Linh, chứ
không hề truyền bằng lời nói khôn ngoan của bản thân. Ấy là vì sứ đồ Phaolô đã
muốn được dùng như là một dụng cụ của Đức Chúa Trời.
II Côrinhtô 2:4-5, 13-14 “Lời
nói và sự giảng của tôi chẳng phải bằng bài diễn thuyết khéo léo của sự khôn
ngoan, nhưng tại sự tỏ ra Thánh Linh và quyền phép; hầu cho anh em chớ lập đức
tin mình trên sự khôn ngoan loài người, bèn là trên quyền phép Đức Chúa Trời…
chúng ta nói về ơn đó, không cậy lời nói mà sự khôn ngoan của loài người đã dạy
đâu, song cậy sự khôn ngoan mà Đức Thánh Linh đã dạy, dùng tiếng thiêng liêng để
giãi bày sự thiêng liêng…”
Truyền đạo và cứu rỗi linh hồn chẳng phải bởi sự
khôn ngoan của loài người, nhưng bởi quyền phép của Đức Chúa Trời. Nếu không có
quyền phép của Đức Chúa Trời, thì dù là người có tài năng đến đâu cũng không thể
kết trái được. Ngược lại dù thiếu thốn, hèn hạ và ngốch nghếch đến đâu, nhưng nếu
trông cậy và tin tưởng tuyệt đối vào Đức Chúa Trời, thì Đức Chúa Trời sẽ dùng
chúng ta và ban cho trái tốt đẹp. Nếu được dùng làm dụng cụ bày tỏ ra vinh hiển
của Đức Chúa Trời, thì ấy chính là niềm vinh hiển lớn nhất trên đất, là niềm
vinh hiển lớn nhất trên trời.
Gióp 42:2 “Tôi biết rằng Chúa có thể làm được mọi sự, Chẳng
có ý chỉ nào Chúa lấy làm khó lắm.”; Lu-ca 1:37 “Bởi vì không việc chi Đức Chúa
Trời chẳng làm được.” ; Sáng thế ký 18:14 “Há có điều chi Đức Giê-hô-va làm
không được chăng? Đến kỳ định, trong một năm nữa, ta sẽ trở lại cùng ngươi, và
Sa-ra sẽ có một con trai.
Quyền
năng của Đức Chúa Trời được phát ra từ cây gậy gỗ
Dù là thứ dụng cụ hèn hạ đến đâu, nhưng nếu Đức
Chúa Trời sử dụng thì sẽ làm ra lịch sử kỳ diệu. Khi thấy điều đó, chúng ta cảm
tạ và vui mừng vì Đức Chúa Trời đã dùng chúng ta, là những kẻ thiếu thốn, để
hoàn thành công việc của Ngài.
Xuất Êdíptô Ký 4:2-4 “Đức Giêhôva phán rằng: Trong tay ngươi cầm
vật chi? Thưa rằng: Một cây gậy. Phán rằng: Hãy ném xuống đất đi. Người bèn ném
xuống đất, gậy hoá ra một con rắn; Môise chạy trốn nó. Đức Giêhôva bèn phán
cùng Môise rằng: Hãy giơ tay ngươi ra nắm đuôi nó. Người giơ tay ra nắm, thì nó
hoàn lại cây gậy trong tay.”
Đương thời, cây gậy mà Môise cầm trên tay là gậy
của người chăn chiên dùng khi chăn bầy chiên ở nhà thầy tế lễ Mađian. Nó không
phải là cây gậy bằng vàng ròng giống cây trượng của đế vương, cũng không có giá
trị đặc biệt, mà chỉ là một cây gậy gỗ bình thường. Dù nhỏ mọn như vậy, nhưng Đức
Chúa Trời đã dùng cây gậy này để làm nên công việc vĩ đại.
Xuất Êdíptô Ký 14:13-16 “… Đức Giêhôva phán cùng Môise rằng: Sao
ngươi kêu van ta? Hãy bảo dân Ysơraên cứ đi; còn ngươi hãy giơ gậy lên, đưa tay
trên mặt biển, phân rẽ nước ra, thì dân Ysơraên sẽ xuống biển đi như trên đất cạn.”
Cây gậy của Môise được đặt trong cánh tay quyền
năng của Đức Chúa Trời. Cây gậy ấy đã phân rẽ Biển Đỏ, mở ra công việc vĩ đại dẫn
dắt người dân Ysơraên ra khỏi Êdíptô mà vào xứ Canaan .
Không phải vì bản thân cây gậy tốt, mà vì quyền năng của Đức Chúa Trời được
giáng trên cây gậy. Kể cả sau khi ra khỏi Êdíptô, cây gậy của Môise vẫn liên tiếp
làm ra điều kỳ diệu.
Xuất Êdíptô Ký 17:5-6 “Đức
Giêhôva đáp cùng Môise rằng… Nầy ta sẽ đứng đằng trước ngươi, ở trên hòn đá tại
Hôrếp kia, ngươi hãy đập hòn đá, thì nước từ đó chảy ra, dân sự sẽ uống lấy.
Môise bèn làm như vậy trước mặt các trưởng lão Ysơraên.”
Xuất Êdíptô Ký 17:8-13 “… Môise bèn nói cùng Giôsuê rằng: Hãy chọn lấy tráng sĩ cho chúng ta, ra chiến đấu cùng dân Amaléc; ngày mai ta sẽ đứng nơi đầu nổng, cầm gậy của Đức Chúa Trời trong tay. Giôsuê bèn làm y như lời Môise nói, để cự chiến dân Amaléc; còn Môise, Arôn và Hurơ lên trên đầu nổng. Vả, hễ đương khi Môise giơ tay lên, thì dân Ysơraên thắng hơn; nhưng khi người xụi tay xuống, dân Amaléc lại thắng hơn… rồi ở hai bên đỡ tay người lên; tay người chẳng lay động cho đến khi mặt trời lặn. Giôsuê lấy lưỡi gươm đánh bại Amaléc và dân sự người.”
Đập hòn đá bằng cây gậy, thì lập tức ở đó chảy ra nhiều nước đến đỗi cho hết thảy dân sự đều uống được. Thêm nữa, trong trận chiến, khi giơ cây gậy lên cao, thì quân địch bị diệt vong.
Có vẻ như bản thân cây gậy có phép lạ, nhưng tất thảy đều là quyền năng của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã định dùng chúng ta như là một dụng cụ Tin Lành. Trong lời phán dặn “Hãy đi và dạy dỗ muôn dân” có bao hàm ý định chắc chắn của Đức Chúa Trời là sẽ dùng chúng ta làm dụng cụ.
Dụng cụ được làm bằng gỗ không nên tự ti, dụng cụ được làm bằng vàng ròng hoặc đá quý cũng không nên tự khoe mình. Mong chúng ta cảm tạ và vui mừng vì Đức Chúa Trời đã gọi chúng ta, lấy chúng ta làm dụng cụ bày tỏ ra quyền năng của Đức Chúa Trời, và hoàn thành công việc đáng ngạc nhiên của Ngài.
Chúa không chọn A-rôn là người nói giỏi để chăn dắt dân
Y-sơ-ra-ên, mà Ngài lại chọn Môi-se người nói lắp.
2. Người chăn chiên ...........chu toàn...................phận sự của mình (c. 71).
3. Người chăn chiên là một người .......thanh liêm ……toàn tâm toàn ý: “...Người chăn giữ họ theo sự thanh liêm của lòng ngời” (c.72).
THANH LIÊM, THANH SẠCH, TRỌN VẸN
(INTEGRITY)
Tình trạng trọn vẹn hay hoàn
toàn. Những từ xuất hiện tương tự với từ này (trong tiếng Hêb là tom , tomim ) gợi ý sự
khác biệt đôi chút về ý nghĩa của nó: sự công bình, sự ngay thẳng (Thi);
( 7:8Thi); không xiêu tó, vô tội (
25:21Thi bản NRSV, NAS, NIV), ( 26:1Thi NRSV,
101:2
Nhiều nhân vật trong Cựu Ước được
mô tả là những người công bình và trọn vẹn: Nô-ê (Sa); Áp-ra-ham ( 6:9Sa);
Gia-cốp ( 17:1Sa); Gióp (
25:27Giop, 1:18 2:3); và Đa-vít (IVua). Các bản dịch tiếng Anh
thường dịch từ Hê-bơ-rơ này là trọn vẹn hoặc vô tội. Gia-cốp được kể trong số
những người công bình và trọn vẹn là một điều gây ngạc nhiên bởi đúng ra ông được
biết đến vì cớ sự lừa dối của mình ( 9:4Sa, 27:5-2730:37-43,
33:13-17). Các dịch giả người Anh mô tả Gia-cốp là một
người thẳng thắn (bản KJV), ôn hòa (bản NAS) hoặc hòa nhã (bản NRSV, NIV, REB).
Trong Tân Ước từ này chỉ xuất hiện trong Tit (bản NRSV, NIV, REB) ở phần đề cập đến sự dạy dỗ. Ý tưởng về sự trong sạch của tấm lòng hoặc của tâm trí thường được nhắc đến: 2:7Mat 5:86:22 Gia 1:7-84:8.
Ch 11:3 3 Sự thanh liêm của người ngay thẳng dẫn dắt họ;
Còn sự gian tà của kẻ bất trung sẽ hủy diệt chúng nó.
Còn sự gian tà của kẻ bất trung sẽ hủy diệt chúng nó.
Thi 26:1 1 Hỡi Đức Giê-hô-va, xin hãy đoán xét tôi, vì
tôi đã bước đi trong sự thanh liêm,
Tôi cũng nhờ cậy Đức Giê-hô-va, không xiêu tó.
Tôi cũng nhờ cậy Đức Giê-hô-va, không xiêu tó.
Thi 41:12 12 Song, nhân vì sự thanh liêm
tôi, Chúa nâng đỡ tôi, Lập tôi đứng vững ở trước mặt Chúa đời đời.
IPhi 5:2 2 hãy chăn bầy của Đức Chúa Trời
đã giao phó cho anh em; làm việc đó chẳng phải bởi ép tình, bèn là bởi
vui lòng, chẳng phải vì lợi dơ bẩn, bèn là hết lòng mà làm,
(Sự thanh liêm: trạng thái hoàn toàn, trọn vẹn, không bị suy hỏng (Webster’s New World Dictionary). ”Sự thanh liêm của lòng” # Sự kết ước, hứa nguyện).
4. Người chăn chiên có sự khôn ngoan................... chăn chiên: “...Và lấy sự khôn khéo tay mình mà dẫn dắt họ” (c. 72b).
Es 56:11 11 lại là chó mê ăn, không biết no. Ấy là những
kẻ chăn chiên chẳng khôn sáng: mọi người theo đường riêng
mình, mỗi người tìm tư lợi mình, người nào cũng vậy.
"Phải lấy lời nói, nết làm,
sự yêu thương, đức tin và sự tinh sạch mà làm gương cho các tín đồ" (1
Ti-mô-thê 4:12 ).
Câu hỏi suy ngẫm: Những phẩm chất nào cần thiết cho một người lãnh đạo Hội Thánh? Dựa vào những phẩm chất nầy, có thể nào ông Tít đề cử bạn vào chức vụ quản trị nhà Đức Chúa Trời không? Tại sao?
Thư của Sứ đồ Phao-lô gửi cho Mục sư Tít được xem là một trong những Thư tín Mục vụ. Đây không phải là quyển cẩm nang mục vụ dành cho các mục sư những chi tiết cần thiết để ban Tiệc Thánh, cử hành hôn lễ hay tang lễ như thế nào, làm lễ dâng con ra sao, v.v... Chủ tâm của Sứ đồ Phao-lô khi viết thư nầy không chỉ giúp ông Tít, mà còn giúp các trưởng lão, giám mục, mục sư hiểu người chăn bầy phải là người thế nào, chứ không phải là người chăn bầy phải làm những gì.
Đảo Cơ-rết nằm phía đông nam của Hy Lạp, là một đảo nhỏ trong vùng biển Địa Trung Hải. Có nhiều người tin Chúa ở trên đảo, trong đó có một số người Giu-đa đã từng có mặt tại Giê-ru-sa-lem trong ngày Lễ Ngũ Tuần (Công Vụ 2:11). Sau khi rời đảo Cơ-rết, Sứ đồ Phao-lô để ông Tít ở lại tiếp tục giảng dạy những giáo lý phù hợp với Kinh Thánh, đối phó với các giáo sư giả và lựa chọn các trưởng lão trong các thành phố trên đảo.
Sứ đồ Phao-lô mô tả một cách ngắn gọn những phẩm chất cần thiết mà một người chăn bầy cần phải có: Không có điều gì đáng trách, một chồng một vợ, con cái phải tin Chúa, không sống phóng đãng hay vô kỷ luật, không kiêu căng, không nóng tính; không nghiện rượu, không hung bạo, không tham lợi bất chính; phải hiếu khách, yêu mến việc thiện, lịch thiệp, chính trực, thánh khiết, tự chủ, giữ đạo thật, có khả năng khuyên bảo hay bác bẻ những người chống đối đạo lành (câu 7-9). Đây là những phẩm chất mà chúng ta có thể dựa vào đó để đánh giá những người lãnh đạo trong Hội Thánh hoặc cân nhắc để chọn lựa những người vào vị trí lãnh đạo. Sứ đồ Phao-lô cũng cung cấp cho Mục sư Ti-mô-thê một loạt những hướng dẫn tương tự để lựa chọn những người lãnh đạo Hội Thánh tại Ê-phê-sô (1 Ti-mô-thê 3:1-5; 5:22).
Điều cần lưu ý là hầu hết phẩm chất nầy không liên quan đến kiến thức hay khả năng, mà cho thấy người lãnh đạo Hội Thánh phải là người không có chỗ để người ta chê trách về mặt đạo đức, và phải có một gia đình nề nếp. Đối với một đầy tớ của Đức Chúa Trời, giảng dạy Lời Đức Chúa Trời một cách hiệu quả là điều rất quan trọng. Nhưng lời răn dạy của họ phải hiệu quả ngay bên trong gia đình, vì nếu không thể giáo huấn vợ con đi theo con đường tin kính, thì khó mà giáo huấn người khác. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là chính họ phải sống theo lời dạy của Đức Chúa Trời và nêu gương tốt để người khác noi theo.
Những lời Sứ đồ Phao-lô viết cho ông Tít giúp bạn và những người lãnh đạo trong Hội Thánh của bạn thế nào?
IITe 3:9 9 Chẳng
phải chúng tôi không có quyền lợi được ăn dưng, nhưng muốn làm gương cho anh
em, để anh em bắt chước.
ITi 1:16 16 Nhưng
ta đã đội ơn thương xót, hầu cho Đức Chúa Jêsus Christ tỏ mọi sự nhịn nhục của
Ngài ra trong ta là kẻ làm đầu, để dùng ta làm gương cho những kẻ sẽ tin Ngài
được sự sống đời đời.
ITi 4:12 12 Chớ
để người ta khinh con vì trẻ tuổi; nhưng phải lấy lời nói, nết làm, sự yêu
thương, đức tin và sự tinh sạch mà làm gương cho các tín đồ.
Tit 2:7 7 Hãy
lấy mình con làm gương về việc lành cho họ, trong sự dạy dỗ phải cho thanh
sạch, nghiêm trang,
Đức Chúa Trời đã chọn Y-sơ-ra-ên như một dân
tộc....thuộc riêng về Ngài.........
(Phu
32:8-15, Sa 12:1-3).
Không phải chỉ các vua Y-sơ-ra-ên mà cả dân tộc Y-sơ-ra-ên đã
được Đức Chúa Trời đặt trong thế chiến lược đối với các dân tôc láng giềng.
Những người chăn Y-sơ-ra-ên đã đánh mất ..vinh
quang ................. của Đức Chúa Trời.
(Exe
43:1-10).
“Trong Sự Định Kỳ ngày trước, có một nhiệm vụ của công việc Thầy Tế Lễ, dầu quan trọng hơn hết nhưng chúng ta vẫn cứ thường quên, là sự sơ suất trong mục vụ. Nhiệm vụ của chức tư tế là phải xem thử Luật Pháp có được học biết và tuân giữ hay không” (H.E. Ellison).
Có thể nói rằng các Tiên Tri, các Thầy Tế Lễ, cũng như Các Vua thảy đều cùng nhau làm mất dân Chúa. Chỉ trừ ra một số ít, còn thì đều là những người chăn chiên còi cọc.
Đức Chúa Trời đã ...dấy lên................. một Đấng Chăn Chiên
mới.
(Gie
23:1-6; 33:15, 16; Exe 34:1-16;23).
“Đây là một trong những đoạn văn quan trọng nhất trong Sách
Giê-rê-mi nói về Đấng Cứu Thế ... Đấng Cứu Thế có vẻ không giống bất cứ hậu tự
nào đã từng có của Đa-vít, có vẻ sẽ là một Vua Lý Tưởng ... Những đoạn văn này
nhắm về một tương lai xa hơn sự cố đồi Gô-gô-tha để nói về một tương lai phục
hồi sẽ đến cho Y-sơ-ra-ên”.
Đức Chúa Jêsus đã ...trở lên............. Đấng Chăn Chiên ưu tú
nhất.
1.
Đấng Chăn chiên ..phó
sự sống mình vì chiên...........................
(Gi 10:1-18)_Đấng trong quá khứ đã từng đổ sự sống của mình ra cho bầy chiên.
2. Đấng Chăn Chiên . là Đấng chăn chiên và đã đắc thắng sự chết...........................
(He 13:20)_Đấng hiện ở cùng và cầu thay cho chiên Ngài.
3. Đấng ....làm đầu................. các kẻ chăn chiên.
(IPhi 5:4)_Đấng trong tương lai sẽ ban thưởng cho mọi kẻ chăn chiên khiêm nhường và trung tín.
Các Môn Đồ của Chúa Jêsus trong thế kỷ thứ nhất đã từng
là......................
Sự kêu gọi vào sự chăn
bầycủa Phi-e-rơ thật là bất hủ:
1. Đó là một sự kêu gọi theo........................................
(Gi 1:42)
2. Đó là một sự kêu gọi đối với ...................................
(Lu 5:1-11)
3. Đó là một sự kêu gọi cho .........................................
(Gi 21:15-17)
1. Đó là một sự kêu gọi theo........................................
(Gi 1:42)
2. Đó là một sự kêu gọi đối với ...................................
(Lu 5:1-11)
3. Đó là một sự kêu gọi cho .........................................
(Gi 21:15-17)
Đến thế kỷ hai mươi mốt này, các Mục Sư vẫn cứ phải là
...............................
Sứ đồ Phao-lô, tự thân
vốn là một Mục Sư, lưu lại cho chúng ta ngày nay một sự trước thuật về sự chăn
bầy:
† Sự làm chứng của Phao-lô như một người chăn chiên (Cong 20:17-27).
† Trách nhiệm của Phao-lô đối với những người chăn bầy ở Ê-phê-sô (20:28-38).
† Hãy để ý đến ba thuật ngữ (từ liệu) chỉ về chức danh Mục Sư:
h”Trưởng Lão” (c.17, Gk. presbyteroi ).
“trưởng” nói về sự trưởng thành thực sự.
h”Giám Mục” (c. 28, Gk. episkopoi ).
“giám” chỉ về sự coi sóc.
h “Mục Sư” (c. 28, Gk. poimaino ).
“mục” chỉ về sự chăm nuôi, canh giữ, và hướng dẫn.
† Sự làm chứng của Phao-lô như một người chăn chiên (Cong 20:17-27).
† Trách nhiệm của Phao-lô đối với những người chăn bầy ở Ê-phê-sô (20:28-38).
† Hãy để ý đến ba thuật ngữ (từ liệu) chỉ về chức danh Mục Sư:
h”Trưởng Lão” (c.17, Gk. presbyteroi ).
“trưởng” nói về sự trưởng thành thực sự.
h”Giám Mục” (c. 28, Gk. episkopoi ).
“giám” chỉ về sự coi sóc.
h “Mục Sư” (c. 28, Gk. poimaino ).
“mục” chỉ về sự chăm nuôi, canh giữ, và hướng dẫn.
Luận đề sau cùng. (Gi
5:19-20).
Đức Chúa Trời không bao giờ đòi hỏi những người chăn chiên của Ngài phải làm điều gì mà Con Ngài trước kia chưa làm.
Kết luận.
Như vậy mỗi người chúng ta có phải chỉ thuần túy là một diễn giả
ngày Chúa nhật, một chủ nhân ông của một hội thánh địa phương, hay còn là và
thực sự phải là một người chăn chiên khiêm nhường của Chúa Cứu Thế, Đấng duy
nhất là Đấng Chăn Chiên Thiện hảo, Đấng Chăn Chiên Lớn, Và là Đấng làm đầu các
kẻ chăn chiên?
*