Gia Dinh Gieo Giong

VỮNG TIN TRONG THÁNH CHỨC


Nội Dung
Lời tựa……………………………………………………………4
1.     Sự Kêu Gọi Vào Chức Vụ……………………………………………...6
2.     Sự Kêu Gọi Đến Một Hội Thánh………………………………………19
3.     Mục Sư Trong Một Hội Thánh Mới……………………………………28
4.     Tổ Chức Của Hội Thánh………………………………………………..45
5.     Sự Giảng Dạy…………………………………………………………...55
6.     Mục Sư Và Sách Vở……………………………………………………66
7.     Những Buổi Nhóm Của Hội Thánh…………………………………….77
8.     Những Sinh Hoạt Và Chương Trình……………………………………85
9.     Sự Thăm Viếng………………………………………………………..101
10.                        Hôn Nhân Và Li Dị……………………………………………………110
11.                        Qua Đời Và Tang Lễ…………………………………………………..117
12.                        Những Bạn Đồng Công……………………………………………….122
13.                        Xử Lý Với Những Người Có Nan Đề…………………………………135
14.                        Thuộc Viên Của Hội Thánh……………………………………………145
15.                        Kỷ Luật Trong Hội Thánh…………………………………………….153
16.                        Mục Sư Và Mái Ấm Của Ông………………………………………...160
17.                        Những Vấn Đề Riêng Tư………………………………………………168
18.                        Mục Sư Và Những Vấn Đề Ưu Tiên…………………………………181


LỜI TỰA
Đức Chúa Trời đã kêu gọi chúng ta trở thành những Mục sư và rao giảng Lời Ngài, và nói một cách hoàn toàn thẳng thắn, chúng ta vui hưởng điều ấy! Ông Philips Brooks đã đặt những lời này một cách đẹp đẽ trong những lời nhắn nhủ đầu tiên của ông trong Những Bài Nói Chuyện Về Giảng Dạy: “ Chúng ta hãy cùng vui với nhau vì trên thế giới này, bất cứ nơi nào có những sự tốt đẹp và niềm vui lớn lao để con người thực hiện, thì Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta điều tốt đẹp nhất và hạnh phúc nhất, đó là làm cho chúng ta trở nên những người rao giảng chân lý.”
Thật là một đặc ân cho chúng ta được làm Mục sư trong Hội Thánh lớn cũng như Hội Thánh nhỏ. Tại làng quê cũng như trong thành phố. Và thật là một đặc ân lớn lao cho chúng ta được thi hành chức vụ trong những đại hội khác nhau trên khắp đất nước. Thông thường, phần thưởng lớn lao nhất là những đại hội giữa vòng các Mục sư là nơi chúng ta được gặp gỡ những anh em trong chức vụ và chia sẻ cho nhau những gánh nặng. Chúng tôi thường tổ chức những thì giờ giải đáp thắc mắc bằng cách dùng Lời Chúa và kinh nghiệm của mình để cố gắng khích lệ và làm cho nhẹ đi những gánh nặng của anh em mình.
Những câu hỏi và những câu giải đáp trong quyển sách này được lấy ra từ những khóa hội thảo ấy. Chúng tôi thường được đề nghị là hãy cho xuất bản những câu hỏi mà nhiều người đang thắc mắc nhất, và đó là lý do để giải thích tại sao bạn có quyển sách này trên tay. Những câu hỏi này xử lý chủ yếu với Mục sư và công tác của ông trong Hội Thánh. Đây không phải là quyển sách về những nan đề thần học hay những thắc mắc về Thánh Kinh.
Chúng tôi cũng khôn dám mong rằng tất cả quý vị Mục sư đều đồng ý với từng câu trả lời được đưa ra ở đây. Những chúng tôi thật mong các anh em xem xét mỗi câu trả lời một cách chân thật và xin sự hướng dẫn của Chúa. Chúng tôi không rắc thêm vào trang này với những lời như “ Tôi nhớ lại một lần kia” và “ Bây giờ, đây là điều xảy đến với tôi”. Quý vị Mục sư là những người bận rộn rất quý những câu trả lời đi thẳng vào vấn đề. Chắc chắn các vị Mục sư có thể viết ra những lời minh họa từ chính kinh nghiệm của mình!
Xin đừng quên rằng chúng tôi viết ra đây kinh nghiệm của chính chúng tôi và vì thế nó không thể nói bằng sức mạnh với từng Hội Thánh địa phương. Chức vụ của chúng tôi đã được sử dụng trong những Hội Thsnh với những chức vụ độc lập, mặc dầu vẫn có sự thông công với những người có cùng đức tin. Chúng tôi ý thức rằng những giáo phái khác nhau có những cách giải quyết vấn đề khác nhau, đặc biệt là trong lãnh vực kỷ luật của Hội Thánh và sự kêu gọi vào chức vụ Mục sư. Tuy nhiên, chúng tôi nghĩ rằng các anh em Mục sư trong những Hội Thánh này vẫn có thể nhận được những ích lợi từ những điều chúng tôi phải nói ra đây.

Phải nói rằng khi viết trên những trang giấy này  chúng tôi luôn suy nghĩ đến những vị Mục sư trẻ tuổi. vì một số những lý do nào đó, những vị Mục sư trẻ tuổi này đã không được dạy dỗ về những nguyên tắc căn bản tại trường lớp; và nếu chúng ta có thể cứu họ khỏi một số khó khăn và gian nan này, chúng tôi có cảm tưởng những nổ lực của mình được đền bồi phần nào. Nhưng có lẽ những Mục sư có kinh nghiệm cũng có thể lượm lặt được một vài ý tưởng hoặc được nhắc nhở về những nguyên tắc đã bị quên lãng. Người nào khoe khoang rằng ông đã có mười lăm năm kinh nghiệm trong chức vụ có lẽ đã nói không thật có lẽ ông chỉ có một năm kinh nghiệm trong chức vụ nhưng lặp lại mười lăm lần.

Dầu sao đi nữa, chúng tôi gửi quyển sách này đi với lời cầu nguyện rằng sách sẽ hỗ trợ và khích lệ các anh em của chúng tôi trong chức vụ, để tất cả chúng ta đều trở nên hiệu quả trong việc chinh phục những linh hồn hư mất và gây dựng Hội Thánh của Đấng Christ.
Howard F.Sugden
Hội Thánh Báp tit Miền Nam
Lansing, Michigan

Chương Một
SỰ KÊU GỌI VÀO CHỨC VỤ

Làm thế nào để có thể khẳng định rằng tôi có được kêu gọi vào chức vụ hay không, và việc bảo đảm rằng mình được kêu gọi vào một chức vụ đặc biệt có tầm quan trọng như thế nào?

Công việc của chức vụ thật đầy dẫy những đòi hỏi khó khăn đối với một người bước vào chức vụ ấy mà không cảm nhận về sự kêu gọi thiên thượng. thông thường nhiều người bỏ dở chức vụ là vì họ thiếu mất sự cảm nhận về tính khẩn cấp thiên thượng. Chỉ có sự kêu gọi rõ ràng từ nơi Đức Chúa Trời mới có thể giúp một người thành công trong chức vụ đến mãi mãi.
Làm thế nào để biết rằng chúng ta được kêu gọi? Đối với một số người, có một kinh nghiệm về cơn khủng hoảng: Môi se tại bụi gai đang cháy, hay Ê-sai trong đền thờ…nhưng hầu hết mọi người thì đơn giản chỉ là một sự cáo trách không thể trốn thoát được mà Đức Chúa Trời đã đặt trên chúng ta. Phao lô bày tỏ như thế này: “ Vì có lẽ cần buộc tôi; còn không rao truyền Tin Lành thì khốn khó cho tôi thay!”  (I Cô-rinh-tô 9:16). Người được kêu gọi sẽ cảm nhận một sự thôi thúc bên trong và sự thôi thúc ấy sẽ không cho họ đầu tư đời sống mình vào bất cứ công việc nào khác.

Song song với sự kêu gọi này là việc sỡ hữu những ân tứ và những phẩm chất mà Đức Chúa Trời đòi buộc nơi các công nhân của Ngài. Tốt hơn là người ứng cử vào chức vụ nên cầu nguyện và cân nhắc những lời của Phao lô trong I Ti-mô-thê 3:1-7 và Tít 1:5-9. không có một vị Mục sư nào cảm thấy mình được trang bị đầy đủ; ngay cả Phao lô cũng phải là lên rằng: “ Và ai có thể được trang bị đầy đủ cho những điều này? Nhưng người được Đức Chúa Trời kêu gọi cảm nhận rằng Đức Chúa Trời đã ban cho mình những ân tứ thuộc linh và những khả năng tự nhiên là những điều sẽ được tận hiến. được vun trồng và sử dụng vì cớ sự vinh hiển  của Đức Chúa Trời.

Chắc chắn Mục sư phải là người có tâm tánh và hành vi không chỗ trách được. Người ấy phải thật lòng ao ước được hầu việc Chúa. Người ấy phải có một tấm lòng yêu mến Lời Chúa, thém được nghiên cứu Lời ấy và chia sẻ với những người khác. Yếu mến con người và cộng tác hòa hợp với họ. Có sự trưởng thành thuộc linh và những động cơ thiêng liêng. Nếu đã có gia đình, thì vợ hoặc chồng của người ấy phải đống ý với họ trong quyết định này.

Cùng với sự thôi thúc bên trong và sự đánh giá chân thật về chính mình, còn cần phải có sự chấp thuận từ những người biết Chúa. Điều này không có nghĩa là chúng ta phải “ bàn với thịt và huyết,” nhưng có nghĩa rằng những người của Đức Chúa Trời sẽ xác định điều Chúa đã phán với một tấm lòng. Nếu một người cảm nhận rằng mình được kêu gọi để giảng dạy, người ấy nên bắt đầu vận dụng ân tứ của mình tại Hội Thánh địa phương và ở bất cứ nơi đâu mà Chúa tạo điều kiện cho mình. Spurgeon đã bắt đầu chức vụ bằng cách đi phát truyền đạo đơn tại những khu nhà tập thể; D.L Moody đã bắt đầu chức vụ bằng cách làm một nhân sự Trường Chúa Nhật. Dành thì giờ với một thánh đồ dày dạn ( có thể là vị Mục sư của bạn) để thảo luận về những vấn đề này và tìm kiếm sự dẫn dắt của Chúa điều rất khôn ngoan. Thật có ý nghĩa khi trong Kinh Thánh Chúa thích chọn những người bận rộn: Ghê-đê-ôn đang đập lúa mì; Môi se đang chăn chiên; Đa vít đang ở cùng bầy chiên của cha mình; Phierơ và Gia cơ đang đánh cá. Rất khó để lái một chiếc xe không tiến cũng không muốn lùi, và thông thường Đức Chúa Trời cũng không muốn dẫn dắt một tín hữu muốn “ sống thoải mái”.

Thỉnh thoảng Hội Thánh sẽ cảm nhận về sự kêu gọi của Đức Chúa Trời trên đời sống của một người thậm chí trước khi người ấy cảm nhận cho chính mình. John Knox được kêu gọi để giảng vào cuối bài giảng của John Rough trong lâu đài của St.Andrew, khi ông thầy buộc ông một cách nghiêm trang rằng ông phải “ đừng từ bỏ nghề thánh này”. Knox đã chạy vào phòng, cầu nguyện và khóc, rồi cuối cùng chạy ra vâng theo tiếng gọi. Truett đã có một kinh nghiệm tương tự khi ông bị một chấp sự lớn tuổi trong Hội Thánh Báptít tại Whiteright, Texas buộc vào chức vụ. Ông nói rằng: “ Tôi bị ném vào một giòng suối nên đành phải lội!”

Một người không bước vào chức vụ vì đã thất bại trong hàng tá công việc khác, hoặc bởi vì không còn công việc nào để làm. Một lời khuyên xưa đã lập đi lập lại nhiều lần thật đáng giá để lập lại một lần nữa: Nếu bạn có thể ở ngoài chức vụ, hãy ở ngoài; vì điều này sẽ chứng minh rằng bạn không được kêu gọi để bắt đầu chức vụ. Người được Đức Chúa Trời kêu gọi sẽ biết rõ điều này nếu người ấy chân thật thuận phục ý Chúa.

Một lời nhắc nhở: Nếu bạn có những ân tứ đặc biệt nhưng không được kêu gọi vào chức vụ dâng trọn thời gian, thì hãy tham gia thật nhiều với Hội Thánh địa phương và sử dụng ân tứ của bạn vì cớ vinh hiển của Đức Chúa Trời; nhưng đừng cố gắng làm Mục sư của Hội Thánh ấy. Một tín đồ bình thường nhưng trung tín và có ân tứ của Chúa, tự xem mình “ gần như là Mục sư” có thể trở thành một sự giúp đỡ lớn lao cho Hội Thánh nhưng cũng có thể trở thành sự cản trở cho Hội Thánh ấy. Nếu người ấy tôn trọng sự kêu gọi thiên thượng về chức vụ chăn bầy của ông Mục sư, thì sẽ trở nên một người hỗ trợ ích lợi cho ông. Còn nếu người ấy quyết định “ tự bước vào chức vụ”, sẽ tạo nên không biết bao nhiêu là phiền toái, đặc biệt nếu người ấy còn tự cho được ơn hơn ông Mục sư được Chúa kêu gọi.















Chưa đánh trang 9

Bắt đầu đánh trang 10

Waterbeach, nên Đức Chúa Trời đã ban cho ông chức vụ lớn lao tại Luân Đôn. Người nào không trung tín  trong công tác nhỏ mọn không bao giờ có cơ hội để được tỏ mình là người trung tín trong những công việc lớn lao. Hãy bắt đầu từ nơi bạn đang ở; hãy làm những gì cần được thực hiện; và để Chúa mở đường.

Có lẽ vị Mục sư trong Hội Thánh của bạn muốn cho bạn được phép giảng. Một sự cho phép như vậy là một sự sắp xếp giống như từ chiếc nhẫn đính hôn đến hôn nhân: đó là bước đầu và luôn luôn nó có thể bị hủy bỏ. Phao lô cảnh cáo những lãnh đạo trong Hội Thánh, “ Đừng vội vàng đặt tay trên ai” ( I Timôthê 5:22). Trước khi Hội Thánh đặt tay trên bạn để phong chức, phải bảo đảm rằng Đức Chúa Trời đã đặt tay Ngài trên bạn với một chức vụ hầu việc trọn đời. Thà kiên nhẫn và chắc chắn còn hơn là “ bốc” và bị xấu hổ.

Hãy bắt đầu cầu nguyện và lập kế hoạch cho khóa huấn luyện chuyên biệt. Mục sư của bạn và những Cơ Đốc nhân trưởng thành có thể hướng dẫn bạn quan tâm đến những trường lớp đang có sẵn. Xin đừng dùng những lời bào chữa xưa rích rằng những nhà truyền đạo trứ danh không bao giờ cần phải đến trường! Spurgeo, Moody, Ironside, và G. Campbell Morgan chưa bao giờ tham dự bất cứ trường lớp nào về những khóa huấn luyện mục vụ; tuy nhiên, hai người trong số họ đã sáng lập ngôi trường để huấn luyện những nhà truyền đạo, và hai người kia đầy những tài năng do học hỏi. Họ biết tầm quan trọng của nền giáo dục.

Hãy canh chừng sự tấn công của Ma quỷ trong giai đoạn này. Nó hay sử dụng những Cơ Đốc nhân khác để làm nản lòng những Mục sư tương lai, và thậm chí thỉnh thoảng còn sử dụng những Mục sư tiền nhiệm. Hãy duy trì một cuộc đời tận hiến mạnh mẽ. Hãy tận hiến cho Đấng Christ, nghĩa là hãy chịu kỷ luật và chịu làm việc! Hãy công bố Châm ngôn 3:5-6 và Thi-thiên 37:3-5.

“ Chuẩn bị đầy đủ” cho chức vụ thật sự là gì?
Đức Chúa Trời có rất nhiều đường lối để chuẩn bị một người, và chúng ta không bao giờ nên xem thường hay thắc mắc về những đường lối của Ngài. Ngài có một mụch đích cụ thể cho mỗi công nhân của Ngài, và chỉ một mình Ngài biết làm thế nào để chuẩn bị những công cụ của Ngài. Qui luật một: Hãy chăm mắt nhìn xem Ngài chứ đừng nhìn vào những Cơ Đốc nhân khác, đặc biệt là những vị Mục sư khác.

Đức Chúa Trời có nhiều phương cách để chuẩn bị cho chức vụ. Chẳng hạn như sự chuẩn bị tổng quát đến từ đời sống hằng ngày. Phao lô là người may trại; Phierơ và Giacơ  là những người đánh cá; và chỉ với nghề nghiệp mỗi ngày, từng người trong họ đã học biết rất nhiều về con người và cuộc sống. Nhiều người đã học được một bài học đặc biệt trong văn phòng hoặc cơ xưởng, bạn đừng bao giờ xem thường những giờ lao nhọc của mình. Thật may mắn cho vị Mục sư nào dành thời gian và đã học hỏi từ kinh nghiệm làm một Cơ Đốc nhân trong công việc bình thường mỗi ngày của thế giới này có nghĩa là gì!

Dĩ nhiên, cũng có những sự chuẩn bị cho “ nghề nghiệp” nữa chứ: nghiên cứ Lời, nhận biết những ngôn ngữ của Kinh Thánh, am hiểu giáo lý, và lịch sử Hội Thánh, và khóa huấn luyện thực tiễn để biết phải thực hành thế nào trong công tác phục vụ Cơ Đốc. “ Có khả năng dạy dỗ” là một trong những phẩm chất quan trọng cho chức vụ, và điều này đỏi hỏi chúng ta phải “ có khả năng học hỏi”. Chúng ta phải là người nhận lãnh trước khi chúng ta có thể là người ban ra. Người nào không học biết những nguyên tắc của việc học hỏi sẽ bao giờ đạt được tất cả những gì mà Đức Chúa Trời muốn người ấy đạt được trong chức vụ.

Khi nói đến việc giáo dục thì đã có sẵn những phương pháp tùy chọn, và bạn cùng Chúa quyết định xem điều nào là tốt nhất cho bạn. Bạn có thể dành thời gian ba năm trong chủng viện được công nhận rồi ngưng lại, nhưng đây không phải là điều được đề nghị ( trừ khi tuổi tác là một yếu tố ngăn trở thật). Bạn có thể lấy ba năm đó và thêm vào hai năm nữa tại trường Kinh Thánh để có được mảnh bằng. Hoặc bạn có thể dành ra bốn năm đại học và ba năm tại chủng viện. Có một số người cảm nhận rằng mình được kêu gọi để có những bằng cấp, học vị ngày càng cao hơn, nhưng phải cẩn thận đừng dùng trường lớp như là phương tiện để trốn thoát khỏi những thực tế của chức vụ. Người ta rất dễ bị chết bởi bằng cấp.

Dầu bạn đang theo học chương trình nào, chỉ cần bảo đảm bạn đang tiến bộ dần trong việc nhận biết cách thức sử dụng những công cụ cơ bản của chức vụ. Một kiến thức hiểu biết về Kinh Thánh thật sống động là điều căn bản. Hãy cố gắng nắm chặt lấy những nền tảng của ngôn ngữ Thánh Kinh, mặc dầu thậm chí bạn dự định sử dụng từ điển hoặc những bản dịch khác nhau. Một số khóa học rất hay về giảng dạy là điều cần thiết yếu! Hãy học cách làm thế nào để chuẩn bị và trình bày một sứ điệp từ trong Lời Chúa! Những khóa học căn bản về thần học sẽ giúp bạn nhận ra tà giáo khi bạn gặp chúng, và cũng giúp bạn không bị rối trí mâu thuẫn trong sự giảng dạy của bạn. Lịch sử và triết học có thể rất khô khan, nhưng những môn này sẽ cho bạn những quan điểm và chiều sâu.

Dĩ nhiên, bạn phải là một người sẵn sàng học hỏi trong cả cuộc đời của mình! Bất cứ điều gì ông Mục sư kinh nghiệm và đọc được đều là một phần của kho báu thuộc linh của ông, và ông có thể đầu tư những điều này vào trong công việc Chúa. Ông Mục sư phải xem Kinh Thánh là quan trọng nhất nhưng ông cũng đọc những sách khác nữa. Ông sẽ đọc “ Quyển Sách của Cõi Thiên Nhiên” Và “ Quyển Sách Về Nhân loại” nữa. Ông sẽ thường xuyên nhận ra được nơi đâu chân lý động đến đời sống, và tại chỗ đó ông sẽ nuôi dân sự của mình bằng lẽ thật đời đời trong Chúa Giê xu Chrisrt.

Nói tóm  lại: Hãy để Chúa dẫn bạn đến trường lớp nào có thể chuẩn bị bạn tốt nhất cho công việc mà Chúa kêu gọi bạn thực hiện. khi bạn đã đến nơi rồi, hãy tận hiến chính mình cho việc học hỏi, bởi vì bạn sẽ không bao giờ có lại những năm chuẩn bị này đâu. Đừng xem việc học hành như là một giai đoạn nghỉ ngơi hoặc một bước ngoặc trong đời sống bạn, nhưng nên xem đây là một phần trong sự vâng phục ý chỉ của Chúa. Sự học rộng là cương vị của người quản lý. Ban đang thi hành chức vụ cho Chúa trong việc nghiên cứu cũng như trong bài giảng của bạn, vậy hãy trung tín. Có những lúc bạn bị cám dỗ muốn trốn khỏi trường và “ bước ra khỏi công việc”. Hãy chống lại những cám dỗ đó! Tiến sẽ W.B.Riley nói rất hay như sau: “ Nếu công việc trong trường học buộc bạn phải trở thành học sinh, thì một trong những sự chuản bị thiết yếu cho việc giảng dạy đã hoàn tất rồi. Nếu bạn rời trường lớp mà không hề yêu mến việc học hỏi, thì nền tảng của trường học có giá trị nhỏ nhoi quá” ( The Preaching and Hí Preaching) Wheaton, III Soword ò the Lord, 1948, page 21).

Chúa có gọi một người mãi mãi ở trong chức vụ không?
“ Ai đã tra tay cầm cày còn ngó lại đằng sau, thì không xứng đáng cho ta.” ( Luca 9:62). Dường như suốt cả Thánh Kinh đều nhấn mạnh đến sự kêu gọi mãi mãi. Xin đừng bước vào chức vụ với thời hạn! Thật là không khôn ngoan khi xin Chúa cho có một điều khoản trốn thoát trong hiệp ước. Cặp vợ chồng nào bước vào hôn nhân mà bảo rằng, “ Này, chúng ta có thể li dị bất cứ lúc nào nếu chẳng thấy ích lợi gì! Là đang mở cửa cho nan để; và cũng tương tự như vậy với ông Mục sư tự nhủ rằng, “ Nếu tôi thấy không thuận tiện, tôi có thể chọn một nghề khác bất cứ lúc nào.”

Chức vụ không phải là “ một nghề” nhưng đó là sự kêu gọi thiên thượng! “ Vì các sự ban cho và sự kêu gọi của Đức Chúa Trời chẳng hề đổi lại bao giờ” ( Rooma 11:29). Người được kêu gọi mà lại chạy khỏi ý chỉ ấy sẽ giống như Gioona, khám phá ra rằng chẳng có nơi nào để trốn.

Điều này không có nghĩa là Chúa sẽ không bao giờ thay đổi phạm vi chức vụ của một người. Nhiều Mục sư trung tín đã được dẫn dắt từ chức vụ tại Hội Thánh địa phương đến chức vụ dạy dỗ, công tác truyền giáo, dạy Kinh Thánh cho đại hội, hoặc có trách nhiệm với cả một giáo phái. Đôi khi cơn khủng hoảng trong gia đình đòi hỏi một sự thay đổi của chức vụ. Đã từng có một số người phải thay đổi phạm vi hầu việc Chúa để có thể chăm  sóc cho người vợ bị tàn tật hoặc cha mẹ già yếu.

Mỗi một đầy tớ của  Chúa đều có lúc này hoặc lúc khác cảm thấy chính cá nhân mình không xứng hợp với công tác của chức vụ. Ông Marcus Dods vĩ đại đã viết trong nhật ký của mình rằng, “ Không có ngày nào trôi qua mà không có những cám dỗ như bão táp khiến phải bỏ cuộc, trên mảnh đất mà tôi đứng không vừa với công tác của một Mục sư. Thông thường, soạn bài giảng là công việc lao nhọc nhất; đi thăm viếng thì thật khủng khiếp”. Tuy vậy, Marcus Dods trở thành một sức mạnh lớn lao cho Chúa, và các Mục sư ngày nay vẫn đang đọc sách của ông.

Khi giờ ấy đến và bạn thấy muốn bỏ cuộc. Đừng, Đức Chúa Trời đã kêu gọi bạn, Đức Chúa Trời ở cùng bạn, và Đức Chúa Trời sẽ sử dụng bạn để hoàn tất những mục đích của Ngài. Thay vì từ bỏ công việc và lời thề hứa thiêng liêng, hãy ở riêng với Chúa! “ Tôi tin chắc rằng Đấng đã khởi làm việc lành trong anh em, sẽ làm trọn hết cho đến ngày của Đức Chúa Giê xu Christ” ( Philip 1:6)

Một người lớn tuổi có nên cân nhắc về sự kêu gọi vào chức vụ không?
Dường như có rất ít bằng chứng cho thấy rằng sự kêu gọi của Chúa luôn dành cho những người trẻ. AMốt và Môi se đã tương đối ổn định nghề nghiệp khi Chúa kêu gọi họ rao giảng. Thật ra, người cao tuổi còn có một số lợi diểm mà người trẻ không có: kinh nghiệm trong đời, cẩn trọng về những mục tiêu, chỉ trường thành qua trường lớp mà thôi thì không bao giờ có thể truyền đạt được hoặc có cảm nhận đúng về những giá trị. Nhiều nhà sư phạm tuyên bố rằng những học viên lớn tuổi của họ vượt xa những học viên trẻ tuổi, vì họ phải cố gắng rất nhiều.

Dĩ nhiên, cũng có vài điểm bất lợi: giá rất cao về việc nhổ cọc lên và bắt đầu một đời sống mới, dòng suối cứ mãi trôi chảy của thời gian, sự dán chặt vào nhiều điều và có lẽ là một lối sống phong phú, sự khó khăn của việc trở lại làm học sinh. Nhưng mỗi một hòn đá vấp chân của sự kêu gọi như thế sẽ trở thành tảng đá để người nào tin cậy Chúa có thể bước lên. Điều quan trọng không phải là tuổi tác của người ấy, nhưng là sự sẵn lòng vâng lời Đức Chúa Trời bất chấp giá phải trả là gì.

Trong nhiều phương diện, tuổi tác là tình trạng của tâm trí. Hãy gieo trồng một nhân sinh quan có đức tin, và bạn sẽ luôn luôn trẻ trong tấm lòng và trong tâm linh. Chúng tôi đã có lần đọc thấy câu khẩu hiệu nơi một bàn làm việc: “ Già cả không phải là vấn đề, chỉ là một mặc cảm xấu mà con người bận rộn không bao giờ có thì giờ cho mặc cảm ấy.”

Vợ bạn hoặc người yêu đóng vai trò gì trong việc bạn được gọi vào chức vụ?
Cô ta đóng một vai trò rất quan trọng! Người vợ là người giúp đỡ chứ không phải người cản trở. Một Đức Chúa Trời nắm quyền tể trị, biết rằng Ngài sẽ kêu gọi một người vào chức vụ, chắc chắn cũng hướng dẫn người ấy chọn một người vợ là “ kẻ giúp đỡ giống như nó”. ( Sáng 2:18). Những nan đề của chức vụ rất lớn lao, lại phải thêm vào gánh nặng của một gia đình bị phân rẽ chắc sẽ làm cho nặng nề hơn nhiều.

Nếu người nam đánh đính hôn với một người nữ Cơ Đốc không cảm nhận về một sự kêu gọi tương tự như vậy, thì người nam ấy nên từ hôn: hoặc người nữ ấy hãy tìm kiếm ý chỉ của Chúa và đầu phục, nếu đó là điều cần thiết. “ Nếu hai người không đồng ý với nhau, thì há cùng đi chung được sao?” ( A Mốt 3:3).

Người nam đã lập gia đình rồi đối diện những nan đề khác hơn và khó hơn. Nếu vợ là một người yêu thích công việc nhà và yêu người phối ngẫu của mình, thì chẳng có nan đề gì; bởi vì vợ ông Mục sư trước hết phải là người “ chăm sóc gia đình mình”. Cô ta không cần phải là diễn giả gây xúc động của một bữa tiệc, một nhạc sĩ có tài, hoặc một cô giáo thành công mới có thể trở thành một người vợ giỏi của ông Mục sư. Nhưng nếu cô giữ cho “ guồng máy gia đình” chạy trôi chảy để chồng có thể hoàn tất chức vụ của ông, thì cô đã làm trọn công tác quan trọng nhất.

Rủi thay, một số sách vở được viết ra cho vợ của các Mục sư lại đe dọa các cô các bà coi chừng sẽ bị mất trí thông minh. Hãy để cho cô ấy cầu nguyện và nói chuyện với một “ bà mẹ trong Y-sơ-ra-ên” nào đó có kinh nghiệm, trước khi cô quyết định là mình có thích hợp với chức vụ hay không. Đức Chúa Trời biết lòng người, và nhiều điều người ta viết trong sách vở chẳng bao giờ xảy ra.

Phải có sự đồng ý và hòa hợp gia đình. Và điều này là thật với tất cả các gia đình Cơ Đốc chứ không phải chỉ với gia đình của Mục sư; cho nên nếu việc kêu gọi vào chức vụ đem đến những phản ứng quá đáng, thì có điều gì đó sai trật tận gốc rễ trong cơ cấu nền tảng của gia đình bạn. Những điều này nên được tiến hành một cách yêu thương và kiên nhẫn, dưới sự hướng dẫn của một Mục sư trưởng thành thì hơn.

Đã có nhiều hơn một ông Mục sư hầu việc Chúa mà không có sự giúp đỡ của vợ mình, bạn không thể làm gì được ngoài việc cảm thương cho họ và con cái họ. “ Loài người ở một mình thì không tốt” ( Sáng 2:18). “ Hai người thì hơn một” ( Truyền đạo 4:9). Ông John Wesley tội nghiệp đã lập gia đình với một bà vợ có tính hay nghi ngờ đã từ chối sống với ông và cùng ông chia xẻ chức vụ. Nhưng bà vợ nào lại muốn dùng cả cuộc đời của mình để ngồi trên lưng ngựa như Wesley? Dĩ nhiên, một người đàn ông đã lập gia đình phải cân nhắc đến bất cứ đứa con nào tham dự trong hôn nhân của họ ( I Tim 5:8). Đức Chúa Trời không thường hay giật sập một điều gì đó để có thể gây dựng một điều khác.
Khi những lời hứa nguyện trong hôn nhân đứng trước những lời hứa nguyện của chức vụ, thì việc đặt tay không tự động hủy bỏ những điều ấy đâu. Người đàn ông có thể phải dừng lại ở “ điều tốt hạng nhì” nếu khám phá ra rằng mình đã có một cuộc hôn nhân ra ngoài ý Chúa. Vậy người ấy hãy cố gắng hết sức mình vì cớ vinh hiển Đức Chúa Trời và tìm kiếm sự khích lệ trong lời Chúa phán với Đavít: “ Ngươi có rắp lòng cất một cái đền cho danh ta, ấy thật phải lắm” ( II Sử ký 6:8).

Tôi là một người đã bỏ chức vụ Mục sư. Làm sao để tôi có thể trở lại với chức vụ?
Hãy bắt đầu, sau khi cầu nguyện nhiều và rà soát lòng mình, bằng cách nói chuyện với một vị Mục sư mà bạn biết và tin cậy. Một số câu hỏi bạn phải trả lời thành thật là, Tại sao tôi đã bỏ chức vụ? Nan đề đó đã được giải quyết cách tốt đẹp chưa? Bây giờ tôi có đang ở trong chỗ phước hạnh của Chúa để Ngài có thể tái sử dụng tôi không? Tôi đã từng thực hiện những bước cần thiết để phục hồi lại những thiệt hại mà tôi đã gây ra chưa? Còn có những tâm tánh yếu đuối nào cần xử lý trước khi tôi trở lại chức vụ không?

Giăng Mác là người đã bỏ chức vụ, nhưng Chúa đã phục hồi ông và sử dụng ông cách lạ thường. Ngay cả sứ đồ Phao lô vĩ đại cũng phải thay đổi cái nhìn của ông về Mác ( Hãy đọc Công vụ 15:36-41), Cô-lô-se 4;10, và II Ti-mô-thê 4;11). Cả Giô na và Phi-e-rơ đều thất bại trước sự kêu gọi của mình, tuy vậy Đức Chúa Trời đã tha thứ và phục hồi họ. “ Và Ngài lấy mà nắn cái bình khác, tùy ý mình muốn làm” ( Giê-rê-mi 18:1-4).

Trên hết, hãy yên nghỉ nơi Lời Chúa, chứ  không phải nương  vào những ý kiến của loài người. Đa vít bày tỏ một chân lý rất lớn lao sau khi ông đã phạm tội, “ Ta xin sa vào tay Đức Giê hô và, vì sự thương xót của Ngài rất lớn; chớ để ta vào tay của loài người” ( I Sử ký 21:31) Đôi khi những vị Mục sư khác có thể kết tội và làm cho bạn rất nản lòng! Đức Chúa Trời đã hứa tha thứ ( I Giăng 1:9) và phục hồi lại mối thông công và ban phước. Hãy yên nghỉ nơi lời hứa của Ngài!


<span class="post-labels">

Filed Under:
         
<a href="http://www.mybloggertricks.com/search/label/Vững Tin Trong Thánh Chức" rel="tag">SEO</a>

</span>

Latest Features

Weather

April - 2025
SMTWTFS
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
27282930   
       

Facebook comments