Giáo
Lý Thần Học
Mục
đích của giáo lý thần học: học giáo lý căn bản trong Thánh Kinh theo hệ thống.
Đời
sống đạo của con cái Chúa có vững mạnh hay không cũng tùy thuộc vào nền tảng
giáo lý mà chúng ta học hỏi. Khi đời sống đạo của chúng ta vững mạnh chúng ta
sẽ phục vụ Chúa và Hội Thánh một cách đắc lực hơn. Và nhiều người sẽ biết về
Chúa qua đời sống đức tin của chúng ta.
Bài
57 Ý Nghĩa Thật Sự Trong Cái
Chết Của Chúa Cứu Thế
Trong
bài học lần trước, chúng ta đã nói về những lý thuyết sai lầm về cái chết của
Chúa Cứu Thế Giê xu. Những lý thuyết này trên một phương diện không hoàn toàn
sai, nhưng thực tế thì không hoàn toàn đúng.
Chúng
ta thử lấy trường hợp lý thuyết ảnh hưởng đạo đức của cái chết của Chúa Giê xu
để làm thí dụ điển hình. Đành rằng sự chết của Chúa Giê xu có ảnh hưởng đạo đức
đối với chúng ta, nhưng đó chỉ là một phần vấn đề mà thôi.
Sự
chết của Chúa Giê xu là giải pháp duy nhất để cứu rỗi chúng ta chứ không phải
chỉ để có ảnh hưởng đạo đức trên đời sống của chúng ta mà thôi.
Lý
thuyết tử đạo về cái chết của Chúa Giê xu cũng vậy, đành rằng sự hy sinh của
Chúa Giê xu là một nguồn hứng khởi cho chúng ta dám hy sinh tử đạo. Nhưng đó
cũng chỉ là một phần của vấn đề.
Chúa
Giê xu đã chết vì tội lỗi của chúng ta, đã thay chúng ta lãnh chịu hình phạt
chứ không phải chết để khuyến khích chúng ta vì Chúa tử đạo mà thôi đâu.
Trong
bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu ý nghĩa đích thực của cái chết của Chúa
Giê xu như đã được mặc khải trong Thánh Kinh.
Bài
hát: Tình của người đã chết
Nhà
tiên tri Ê-sai đã được Chúa mặc khải rõ ràng về ý nghĩa cái chết của Chúa Giê
xu nên mới viết trong sách tiên tri Ê sai 53:10 rằng: “Đức Giê-hô-va lấy làm vừa ý mà làm tổn thương
người, và khiến gặp sự đau ốm. Sau khi đã dâng mạng sống người làm tế chuộc
tội, người sẽ thấy dòng dõi mình dài ra;”
Sự
chết của Chúa Giê xu do đó là một hình thức tế lễ chuộc tội được Đức Chúa Trời
chấp nhận, do đó cái chết của Chúa Giê xu trước hết là làm của tế lễ chuộc tội
cho toàn thể nhân loại.
Nhà
thần học: Hót đã viết rằng: “ Sinh tế chuộc tội là một sự thay thế, người này
thay thế cho người kia, Chúa Giê xu làm tế lễ chuộc tội có nghĩa là Ngài chịu
đau khổ thay thế cho mọi người.
Thánh
Kinh cũng xác nhận cho chúng ta biết rằng: Chúa Giê xu không phải chết vì tội
lỗi của Ngài. Phúc Âm Giăng 8: 46 Chúa Giê xu đã hỏi những người đương thời của
Ngài rằng: “Trong các ngươi có ai bắt ta thú tội được chăng? Và tất cả mọi
người đều im lặng vì không ai tìm thấy trong Chúa Giê xu một lỗi lầm nào cả”
Phi-e-rơ
cũng viết trong bức thơ của ông Phi-e-rơ 2:22 rằng: “ Chúa Giê xu: Ngài chưa hề phạm tội, trong miệng Ngài
không thấy có chút chi dối trá;”
Tác
giả thư Hê-bơ-rơ 4:15 cũng xác chứng: “Vì
chúng ta không có thầy tế lễ thượng phẩm chẳng có thể cảm thương sự yếu đuối
chúng ta, bèn có một thầy tế lễ bị thử thách trong mọi việc cũng như chúng ta,
song chẳng phạm tội.”
Thánh
Kinh cũng giải thích cho chúng ta thấy rằng: Chúa Giê xu sở dĩ đã bị giết vì
Ngài hy sinh chịu chết thế cho tội lỗi của chúng ta.
Nói
cách khác, vì tội lỗi của loài người mà Chúa Giê xu phải chết Ê sai 53:5-6 viết
rõ: “Nhưng người đã
vì tội lỗi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương, Bởi sự sửa
phạt người chịu chúng ta được bình an, bởi lằn roi người chúng ta được lành
bịnh. 6 Chúng ta thảy đều như chiên đi lạc, ai
theo đường nấy: Đức Giê-hô-va đã làm cho tội lỗi của hết thảy chúng ta đều chất
trên người.”
Thánh
Phao lô cũng viết trong I Cô-rinh-tô 15:3 rằng: “ấy là Đấng Christ chịu chết vì tội chúng ta theo lời Kinh thánh”
Và
trong II Cô-rinh-tô 5:21 “Đức Chúa Trời đã làm cho Đấng vốn chẳng biết tội lỗi trở
nên tội lỗi vì chúng ta, hầu cho chúng ta nhờ Đấng đó mà được trở nên sự công
bình của Đức Chúa Trời.”
Trong
thơ Rô-ma 5:8 Phao lô cũng quả quyết “khi
chúng ta còn là người có tội, thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết.”
Chính
Chúa Giê xu cũng tuyên bố rõ như vậy: Ta là người chăn chiên hiền lành, người
chăn hiền lành là vì chiên mà phó sự sống mình” ( Giăng 10:11)
Và
chính Chúa cũng nói: vì Con người đã đến không phải để người ta hầu việc mình,
song để hầu việc người ta và phó sự sống mình làm giá chuộc tội cho nhiều
người”.
Nói
tóm tắt: Thì Thánh Kinh Tân Ước đã trình bày cái chết của Chúa Giê xu như là sự
thành tựu của ý nghĩa dâng sinh tế trong thời Cựu Ước.
Những
con sinh tế đã được dâng nên trên bàn thờ và bị giết chết để chuộc tội cho
người có tội vào thời Cựu Ước., chính là hình ảnh tiên tri hay là hình ảnh nói
trước về cái chết của Chúa Giê xu trên cây thập tự.
Chúng
ta sẽ bàn đến vấn đề sự chết của Chúa Giê xu hoàn thành những gì cho chúng ta
trong một bài giáo lý thần học khác.
Nhưng
điều trước hết, chúng ta cần phải tin nhận Chúa Giê xu là Đấng đã chết thế cho
chúng ta, và đó là điều kiện để chúng ta được cứu rỗi.
Chúng
ta là những người có tội, đáng lý chúng ta phải lãnh án phạt chết mất, chết cả
phần thể xác lẫn phần linh hồn như là hậu quả của tội lỗi. Nhưng Chúa Giê xu đã
tình nguyện gánh vác tội lỗi của chúng ta. Và chịu chết thế cho chúng ta.
Vì
vậy mà chúng ta tin nhận Chúa Giê xu mới hưởng được ơn tha thứ tội lỗi và được
Đức Chúa Trời chấp nhận chúng ta làm con của Ngài.
Ý
nghĩa quan trọng thứ hai về cái chết của Chúa Cứu Thế Giê xu là Ngài đã chết để
thỏa mãn đức công chính của Thượng Đế.
Trước
hết, là Chúa Giê xu làm thỏa mãn sự công bằng của Đức Chúa Trời. Như chúng ta
đã biết thì loài người chúng ta đã phạm tội và phải gặt lấy hậu quả của tội lỗi
tức là hình phạt, hình phạt đó tức là sự chết về phần thể xác và sự chết đời
đời về phần tâm linh.
Đức
Chúa Trời không thể để cho chúng ta những tội nhân được tự do cho đến khi nào
sự đòi hỏi ấy của đức công chính của Ngài được đáp ứng.
Chúa
Cứu Thế Giê xu đã chịu chết vì tội lỗi loài người để làm thỏa mãn những đòi hỏi
này của đức công chính, của sự công bằng của Đức Chúa Trời.
Nhờ
sự hy sinh của Chúa Cứu Thế Giê xu mà loài người chúng ta mới có thể được Đức
Chúa Trời tha thứ tội lỗi và một khi hình phạt của loài người chúng ta đã được
Chúa Giê xu lãnh chịu thế rồi. Thì chúng ta không còn phải chịu hình phạt nữa.
Sự
chết của Chúa Giê xu đã giải phòng chúng ta ra khỏi án phạt của tội lỗi.
Như
Phao lô đã viết trong thơ Rô ma 8:1 “Cho
nên hiện nay chẳng còn có sự đoán phạt nào cho những kẻ ở trong Đức Chúa Jêsus
Christ;”
Sự chết của Chúa Giê xu cũng làm thỏa mãn luật
pháp của Đức Chúa Trời đã ban bố.
Luật
pháp của Đức Chúa Trời đã ban bố đòi hỏi nơi con người chúng ta là những tội
nhân phải làm rất nhiều điều chứ không phải chỉ chịu trừng phạt mà thôi.
Loài
người chúng ta được Đức Chúa Trời tạo dựng nên để sống trong mối quan hệ mật
thiết với Ngài, vì thế mà chúng ta có bổn phận trực tiếp với Đức Chúa Trời.
Những bổn phận đó đã được mô tả rõ trong luật pháp của Đức Chúa Trời đã ban bố
cho dân tộc Do Thái.
Khi
phạm tội chẳng những chúng ta đã vi phạm luật công bằng của Đức Chúa Trời mà
chúng ta còn mất khả năng để tuân giữ luật pháp của Ngài. Vì vậy, mà chúng ta
lúc nào cũng vi phạm luật pháp của Chúa. Chúng ta không thể nào giữ trọn luật
pháp của Đức Chúa Trời.
Sự
chết của Chúa Giê xu một mặt làm thỏa mãn sự công bằng của Đức Chúa Trời nhưng
mặt kia cũng hoàn tất những gì mà luật pháp đòi hỏi chúng ta phải làm.
Khi
Chúa Giê xu vâng lời chịu khổ, và cuối cùng chịu chết trên cây thập tự giá, vì
tội lỗi của tất cả chúng ta thì Chúa Giê xu đã làm tất cả sự đòi hỏi luật pháp
mà đáng lý chúng ta phải làm.
Vì
vậy, mà Chúa Giê xu đã tuyên bố rằng: Ta đến không phải để phá luật pháp nhưng
để hoàn tất luật pháp. Sự chết của Chúa Giê xu cũng còn có tác dụng giải hòa
tội nhân với Đấng Tạo Hóa.
Là
tội nhân chúng ta đã trở nên kẻ thù nghịch với Đức Chúa Trời, như Thánh Kinh
cho chúng ta biết. Tình trạng thù nghịch đó kéo dài cho đến ngày chúng ta được
Chúa giải cứu.
Khi
Chúa Giê xu lấy cái chết hy sinh của Ngài để làm thỏa mãn sự công bằng của Đức
Chúa Trời. Và làm thỏa mãn luật pháp của Đức Chúa Trời thì đồng thời Chúa Giê
xu cũng giải hòa tình trạng thù nghịch đó giữa chúng ta và Đức Chúa Trời.
Phao
lô viết thơ trong Rô ma 5:1; 10 rằng: “Vậy chúng ta đã được xưng công bình bởi đức tin, thì được hòa
thuận với Đức Chúa Trời, bởi Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, 2
là Đấng đã làm cho chúng ta cậy đức tin vào trong ơn nầy là ơn chúng
ta hiện đương đứng vững; và chúng ta khoe mình trong sự trông cậy về vinh hiển
Đức Chúa Trời.’
Vì nếu khi chúng ta còn là thù nghịch
cùng Đức Chúa Trời, mà đã được hòa thuận với Ngài bởi sự chết của Con Ngài, thì
huống chi nay đã hòa thuận rồi, chúng ta sẽ nhờ sự sống của Con ấy mà được cứu
là dường nào!”
Sỡ
dĩ chúng ta được giải hòa với Đức Chúa Trời bởi sự chết của Chúa Giê xu vì sự
chết của Chúa Giê xu có giá trị như là một sự chuộc tội cho chúng ta.
Chúa
Giê xu đã hoàn tất những ý nghĩa của những sinh tế dâng trên bàn thờ mà luật
pháp Đức Chúa Trời đòi hỏi con người phải dâng mỗi khi biết mình có tội.
Khi
chúng ta có tội, chúng ta mặc nhiên ở vào thế thù nghịch với Đức Chúa Trời và
Đức Chúa Trời không thể nào ban phước hạnh của Ngài cho chúng ta được.
Chúa
Giê xu chết để giải hòa chúng ta với Đức Chúa Trời để làm cho chúng ta với Đức
Chúa Trời được gần gũi nhau, để đưa chúng ta đến gần Đức Chúa Trời. Mà không
còn sợ sệt Chúa trừng phạt chúng ta nữa. Trái lại, được Chúa tiếp đón và cho
chúng ta làm con cái của Ngài.
Chúng
ta đã có dịp tìm hiểu một cách tổng quát về ý nghĩa đích thực của cái chết của
Chúa Cứu Thế Giê xu.
Cái
chết của Chúa Giê xu đã làm thỏa mãn sự công bằng của Đức Chúa Trời, đã làm
thỏa mãn những đòi hỏi của luật pháp Đức Chúa Trời. Và có tác dụng giải hòa
giữa chúng ta với Đức Chúa Trời.
Cái
chết của Chúa Giê xu là một sinh tế chuộc tội cho chúng ta để chúng ta là những
tội nhân được kể là công chính tức là vô tội trước mặt Đức Chúa Trời.
Nhờ
cái chết của Chúa Giê xu mà những người tin theo Ngài được Đức Chúa Trời tha
thứ tội lỗi. Chẳng những tha thứ tội lỗi mà còn kể chúng ta là công chính nghĩa
là vô tội trước mặt Ngài.
Và
chẳng những được kể là vô tội trước mặt Chúa mà chúng ta còn được Đức Chúa Trời
chấp nhận làm con của Ngài, và được hưởng vinh quang, hạnh phúc đời đời bên
cạnh Ngài.
Cũng liên quan đến ý nghĩa của sự
chết của Chúa Giê xu, chúng ta cần phải trả lời một số các thắc mắc như:
Chúa
Giê xu chịu chết thế cho toàn thể nhân loại hay Ngài chỉ chịu chết thế cho
những người mà Ngài biết trước là sẽ được cứu rỗi không?
Đây
là một thắc mắc rất quan trọng, vì nếu Chúa Giê xu chịu chết thế cho toàn thể
nhân loại thì tại sao chỉ có một số người được cứu mà thôi.
Còn
nếu Chúa Giê xu chỉ chịu chết thế cho những người được cứu như vậy, thì sự công
bằng của Đức Chúa Trời đối với mọi người ở đâu?
Để
trả lời cho những thắc mắc này:
Chúng
ta không thể lý luận nhưng phải dựa vào sự mặc khải của Thánh Kinh.
Vì
đây là một chương trình cứu rỗi do chính Đức Chúa Trời hoạch định.
Trước
hết, Thánh Kinh mặc khải cho chúng ta biết rằng: Chúa Giê xu cho những người
được cứu rỗi I Ti-mô-thê 4;10 chép rằng: “Vả,
nếu chúng ta khó nhọc và đánh trận, ấy là đã để sự trông cậy ta trong Đức Chúa
Trời hằng sống, Ngài là Cứu Chúa của
mọi người, mà nhứt là của tín đồ.”
Ma-thi-ơ
20:28 chép: “Ấy vậy, Con người đã đến,
không phải để người ta hầu việc mình, song để mình hầu việc người ta, và phó sự
sống mình làm giá chuộc nhiều người.”
Mấy
chữ nhiều người ở đây cũng ám chỉ đến một số đông người mà thôi chứ không phải
tất cả mọi người.
Cả
hai câu Kinh Thánh đều nhấn mạnh đến điểm Chúa Giê xu chịu chết cho những người
được cứu rỗi.
Trong
thơ Ê-phê-sô 5:25 Phao lô viết để khuyên người vợ phải yêu người chồng cũng như
chồng phải yêu vợ và ông đã nêu lên gương mẫu của Chúa Cứu Thế như sau đây: “ Hỡi người làm chồng,
hãy yêu vợ mình, như Đấng Christ đã yêu Hội thánh, phó chính mình vì Hội thánh,”
Hội
Thánh tức là gồm tóm những người được cứu. Còn rất nhiều câu Kinh Thánh nữa
trong Thánh Kinh nói đến sự kiện Chúa Giê xu chịu chết. Ngài chịu chết cho
những người sẽ tin theo Ngài những người được cứu rỗi tức là những người mà
trong sự biết trước vô cùng huyền nhiệm của Đức Chúa Trời. Ngài biết những
người đó sẽ tiếp nhận ơn cứu rỗi của Ngài.
Tuy
nhiên, chúng ta đọc Thánh Kinh cũng thấy Thánh Kinh mặc khải cho chúng ta biết
rằng: Chúa Giê xu chịu chết là chịu chết cho toàn thể nhân loại chứ không riêng
cho một nhóm người nào. Câu Thánh Kinh quen thuộc mà tất cả chúng ta đã biết là
Giăng 3:16.
Thế
gian tức là tất cả mọi người.
Khi
giới thiệu Chúa Giê xu cho các môn đệ nhà tiên tri Giăng Báp tít cũng nói: “
Kìa Chiên Con của Đức Chúa Trời là Đấng cất tội lỗi của thế gian đi”
Trong
thơ Tít 2:11 Phao lô cũng nhấn mạnh rằng: “
Vả, ân điển Đức Chúa Trời hay cứu mọi người, đã được bày tỏ ra rồi.”
Và
trong thơ I Giăng 2:2 “Ấy chính Ngài làm
của lễ chuộc tội lỗi chúng ta, không những vì tội lỗi chúng ta thôi đâu, mà
cũng vì tội lỗi cả thế gian nữa.”
Rất
nhiều câu Kinh Thánh đã nói đến Chúa Giê xu đã chịu chết cho toàn thể nhân
loại.
Như
vây, nếu Kinh Thánh xác nhận rằng: Chúa Giê xu cho toàn thể nhân loại và có
những câu nói rằng: Chúa Giê xu chịu chết cho những người được cứu thì làm thế
nào mà chúng ta giải quyết được thắc mắc: là nếu Chúa Giê xu chịu chết cho toàn
thể nhân loại thì tại sao chỉ có một số người được cứu. Và nếu Chúa Giê xu chỉ
chịu chết cho những người được cứu thì như vậy sự công bằng của Chúa đối với
mọi người ở đâu?
Vì
Thánh Kinh mặc khải cả hai khía cạnh này về sự chết của Chúa Giê xu nên chúng
ta có thể kết luận rằng: Chúa Giê xu chịu chết cho toàn thể nhân loại. Cái chết
của Ngài có giá trị để cứu vớt tất cả mọi người đúng theo chương trình cứu rỗi
của Đức Chúa Trời đã quy hoạch. Đúng theo ý muốn của Đức Chúa Trời là Ngài
không muốn cho bất cứ một người nào bị hư vong.
Nhưng
sự cứu rỗi này, chỉ có hiệu lực thực sự cho những người tin nhận Chúa Giê xu mà
thôi, chúng ta có thể lấy một thí dụ thật đơn sơ để hiểu được giáo lý quan
trọng này.
Khi
trời mưa xuống trên một vùng nào thì tất cả những người trong vùng ấy đều có
thể hứng được nước mưa. Nhưng chỉ những ai hứng thì người đó mới có nước.
Khi
Chúa Giê xu chịu chết là chịu chết cho toàn thể nhân loại đó là về phía Chúa đó
là chương trình của Chúa. Nhưng về phía con người chúng ta, là những người được
Chúa ban cho sự tự do để chọn lựa. Thì chỉ có người nào tin Chúa Giê xu thì mới
được hưởng ơn cứu rỗi của Ngài.
Thánh
Kinh đã cho chúng ta biết rằng: Ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời đã được xây dựng
trên hai căn bản đó là tình yêu thương tuyệt đối của Đức Chúa Trời. Nhưng cũng
trên sự tự do chấp nhận của chúng ta.
Tại
sao? Tại vì Đức Chúa Trời dựng nên con người chúng ta và đã ban cho con người
chúng ta sự tự do để chọn lựa. Chúa không thể ép buộc chúng ta.
Vì
vậy mà, sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời hay là sự chết của Chúa Giê xu để đem lại
ơn cứu rỗi cho mọi người, là cho tất cả mọi người không phân biệt một ai cả.
Thánh Kinh xác nhận rõ như vậy, nhưng chỉ những ai lấy đức tin, tin nhận Chúa
Giê xu và chấp nhận cái chết của Ngài là chết thế cho mình. Thì người đó mới
hưởng được ơn của Chúa, mới hưởng được sự hiệu nghiệm, sự công hiệu của ơn cứu
rỗi của Đức Chúa Trời đã quy hoạch.
Sự
cứu rỗi mà Đức Chúa Trời ban cho loài người chúng ta trong Chúa Giê xu đòi hỏi
một sự đáp ứng thuận lợi, nơi mỗi chúng ta. Vì Thánh Kinh chép rõ rằng: Giăng
3:16.
Sự
cứu rỗi của Đức Chúa Trời rõ ràng được đặt trên một điều kiện đó là sự lựa
chọn, đó là sự đáp ứng của chính chúng ta là tội nhân. Nếu chúng ta tin nhận
Chúa Cứu Thế Giê xu thì chúng ta mới được sự cứu rỗi.