Lược
Khảo Các Biến Cố Tận Thế
Lược
khảo các biến cố tận thế là loạt bài trình bày khái lược những lời tiên tri
trong Kinh Thánh liên quan đến ngày Chúa Cứu Thế Giê xu trở lại địa cầu. Ước
mong loạt bài này sẽ khích lệ mỗi chúng ta trông đợi và chuẩn bị cho cuộc sống
cho ngày trọng đại đó.
Bài
1.
Mục
đích của bài này là trình bày sơ lược của các biến cố tận thế theo quan điểm
tiền thiên hy niên và tiền đại nạn.
Giúp
cho các tín hữu quan tâm đến tương lai thế giới nhưng chưa có cơ hội thâm cứu
các sách tiên tri, có thể có khái niệm về thời kỳ quan trọng này.
Những
biến cố tận thế chính sẽ được trình bày theo thứ tự thời gian kèm theo những
phần Kinh Thánh niên quan và sẽ phân tích những trích đoạn Kinh Thánh quan
trọng.
Kinh
Thánh luôn luôn là nguồn thông tin chính với nguồn thẩm quyền, các sứ điệp
trong các phần Kinh Thánh đó sẽ là trọng tâm cho chúng ta cùng nghiên cứu, học
hỏi.
Tất
nhiên, không thể tránh được việc phải sử dụng một số thuật ngữ về thời kỳ tận
thế hay thế mạng. Nhưng những từ ngữ và định nghĩa đó sẽ được giải thích trong
chương hai. Giúp chúng ta có thế nối kết với những biến cố và có cái nhìn tổng
quát trước khi đi vào chi tiết từng biến cố. Cuối mỗi chương sẽ có một số câu
hỏi ôn giúp người học trắc nghiệm kiến thức đã thu đạt được. Nhưng cũng được
dùng trong các nhóm thảo luận. Tuy nhiều chỗ khó nhưng nếu ai cố công tìm hiểu
cặn kẽ sẽ được tưởng thưởng cách xứng đáng.
Một
số các Cơ Đốc nhân cho rằng vì tính chất linh hoạt của các lời tiên tri, văn
tiên tri thường khúc mắc khó hiểu, lại có nhiều quan điểm giải thích khác nhau.
Cho nên việc nghiên cứu các sách tiên tri không mấy bổ ích. Những người này cho
rằng: nên dành nhiều thì giờ học hỏi các phần Kinh Thánh có những giáo huấn rõ
ràng như các sách Lịch sử, Phúc Âm hay thư tín hơn là lần mò vào các sách tiên
tri đầy biểu tượng.
Đối
với các lời tiên tri trong Kinh Thánh họ cho rằng: cứ để tự nhiên các biến cố
đó xảy ra khi thời điểm đến. Sở dĩ có quan điểm đó là vì trong quá khứ đã từng
có nhiều nhà nghiên cứu và giải đoán các lời tiên tri, đôi khi đi quá xa, thậm
chí ấn định luôn cả ngày giờ Chúa trở lại.
Nhưng
đến khi sự việc không xảy ra, thì vì đó phá đổ đức tin của nhiều người, và cũng
khiến cho người khác không dám và không còn muốn nghiên cứu các lời tiên tri
nữa.
Cách
suy nghĩ và lập luận như trên có cải mặt lợi và hại.
Lợi
là người ta có thể tránh được nối giải kinh quá chi tiết, vượt khỏi giới hạn
hay ý nghĩa Kinh Thánh dạy. Chính Chúa Giê xu khẳng định rằng: Ngoại trừ Đức
Chúa Cha thì không ai biết ngày giờ trở lại như ghi lại lời chính Chúa Giê xu
dạy trong Phúc Âm Ma-thi-ơ 24: 36. “ Vì
ngày và giờ đó, chẳng ai biết chi cả, thiên sứ trên trời hay là con cũng vậy,
xong chỉ một mình Cha biết mà thôi.”
Con
người không được phép ấn định ngày giờ cũng như
xác định những nhân vật được tiên báo.
Điểm
lợi khác của khuynh hướng trên là người ta có thể tập trung thì giờ để nghiên
cứu những phần nghiên cứu quan trọng về Chúa, về người, về sự cứu chuộc, về Hội
Thánh v.vv…
Tuy
nhiên, điểm bất lợi trong thái độ lé tránh nghiên cứu các lời tiên tri, hiển
nhiên là khiến cho gần ¼ Kinh Thánh mang tính chất tiên tri bị xao lãng.
Nếu
những lời tiên tri không cần thiết, chắc Chúa đã không để lại tỷ lệ lớn như thế
trong Kinh Thánh. Nếu những lời tiên tri không quan trọng. Chúa Giê xu đã không
dành nhiều thì giờ cho việc dạy và giảng giải các lời tiên tri. Nhất là khi nói
về ngày Ngài trở lại.
I/. Bây giờ, chúng ta nói đến tầm quan
trọng của những lời tiên tri ứng nghiệm.
Chúng
ta sẽ chú trọng những biến cố xảy ra vào những ngày cuối cùng trong tương lai.
Tuy nhiên, dựa vào những lời tiên tri đã ứng nghiệm đối với những biến cố quá
khứ, Chúng ta có thể vui mừng khẳng đinh rằng: Những lời tiên tri về những biến
cố chưa xảy ra chắc chắn cũng sẽ thành nghiệm.
Phần
lớn những lời tiên tri thành nghiệm liên quan đến việc Chúa Cứu Thế đến lần
đầu, nhiều trăm năm trước khi Chúa giáng sinh.
Các
nhà tiên tri đã công bố:
Ngài
giáng sinh do một trinh nữ ( Ê- sai 7:14).
Tại
làng Bết-lê-hem ( Mi-chê 5:2)
Và
biến cố này đã đưa đến cuộc thảm sát trẻ thơ của bạo chúa Hê-rốt ( Giê-rê-mi
31:15)
Sau
đó, Ngài phải buôn tẩu qua Ai Cập ( Ô-sê 11:1)
Về
sau được xức dầu bởi Thánh Linh ( Ê-sai 11:12)
Rồi
tiến vào thành Giê-ru-sa-lem cách khải hoàn ( Xa-cha-ri 9:9)
Bị
phản nộp ( Thi – thiên 41:9)
Bằng
ba mươi miếng bạc ( Xa-cha-ri 11:12)
Bị
nhổ trên mặt và đánh đòn ( Ê sai 50:6)
Nhưng
không một chiếc xương nào bị gẫy ( Thi-thiên 34:20)
Ngài
được cho uống dấm và mật đắng trên cây thập tự ( Thi-thiên 69:21)
Và
đã chết để thế chỗ cho tội nhân ( Ê-sai 53:4-6)
Vào
thời Chúa Cứu Thế những lời tiên tri thuộc các lĩnh vực khác cũng đã thành nghiệm
như sự các đế đô cổ thời bị phá hủy. Ni-ni-ve là một thành phố lớn, thủ đô của
đế quốc A-si-ri cường thịnh đã sụp đổ. Và biến cố này đã được tiên tri
Sô-phô-ni và Na-hum tiên báo trong ( Na-hum 2:8) (Na-hum 3:7) ( Sô-phô-ni
2:13-14)
Là
một đế đô hùng mạnh giàu sang nhưng vào năm 612 TC. Ni-ni-ve đã sụp đổ trước sự
tấn công vũ bão của đạo quân Ba-bi-lôn và Mê-đi. Có lẽ có cả sự hỗ trợ của quân
lực Si-the nữa.
Nói
về tầm cỡ vĩ đại Ni-ni-ve chỉ thua thủ đô của đế quốc Ba-bi-luân. Tường thành
và chiến lũy Ba-bi-lôn có thể nói là bất khả triệt hạ. Nhưng bất kể sự hùng
mạnh và sự vinh quang của Ba-bi-lôn trong những ngày cực thịnh.
Tiên
tri Ê-sai đã long trọng đưa ra lời tiên báo đáng sợ này, Ba-bi-lôn là sự vinh
hiển của các nước, sự hoa mỹ của lòng kiêu ngạo người Canh-đê sẽ giống như
Sô-đôm và Gô-mô-rơ mà Đức Chúa Trời đã lật đổ. ( Ê-sai 13:19) ( Giê-rê-mi 51).
Lời tiên báo đó không thành nghiệm ngay tức khắc, nhưng đã xảy ra trong thời
điểm của Đức Chúa Trời.
Các
hoàng đế Sét-se của Ba-tư đã triệt hạ và phá hủy Ba-bi-lôn vào năm 478 TC.
A-lịch-sơn-đại-đế toan tính phục hồi lại thành Ba-bi-lôn nhưng đã thăng hà vào
năm 323 TC trước khi thực hiện ý định.
Một
số ít dân cư còn sống tại đó vào năm 275 TC cũng đã di cư qua Si -nô-si-a gần
đó, bên sông Ty rơ.
Đế
quốc Ba-by-lôn bị phá hủy hoàn toàn và đã chìm trong quên lãng, ngày nay theo
những công bố của nhà khảo cổ Roninson thì trên đống đổ nát của Ba-by-lôn người
Ả-rập không còn đóng trại cũng không dắt bầy súc vật đến đó. Vì đất chai cứng
không có đồng cỏ nhưng cũng vì đó là nơi nổi tiếng có nhiều tà linh, Ma quỷ
quấy nhiễu.
Có
lẽ sự kiện hay nhất về các lời tiên tri này thành nghiệm là câu chuyện liên
quan đến cổ thành Ty-rơ, một thành phố hải cảng trong miền Phi-li-si. Đây là
một trong những thành phố thương mại giầu có. Đoàn tàu của Ty-rơ dương buồm đi
khắp các bến cảng xa và vào giữa thời kỳ cực thịnh của hải cảng này. Tiên tri
Ê-xê-chi-ên đã công bố sự sụp đổ của Ty-rơ với nhiều chi tiết rõ ràng như được
ký thuật trong Ê-xê-chi-ên 26:1-21.
Chúng
ta trích dẫn một số câu như sau: “Vì Chúa
Giê-hô-va phán như vầy: Nầy, ta sẽ đem Nê-bu-cát-nết-sa, vua Ba-by-lôn, là vua
của các vua, với những ngựa, những xe, những lính kỵ, cùng đạo quân, và dân
đông, từ phương bắc đến nghịch cùng thành Ty-rơ. 8 Người
sẽ dùng gươm giết các con gái của mầy ngoài đồng ruộng, sẽ lập đồn đắp lũy, và
dấy cái thuẫn lên nghịch cùng mầy. 9 Người sẽ
đặt máy phá vách thành, và dùng búa phá các tháp mầy. Đoạn, quân nghịch mầy sẽ
lấy của báu mầy, cướp hàng hóa mầy, phá đổ vách thành mầy; chúng nó sẽ phá đền
đài mầy, và quăng những đá, gỗ, và bụi đất của mầy dưới nước. 13 Ta sẽ làm cho dứt tiếng hát của mầy, và
người ta sẽ không còn nghe tiếng đàn cầm của mầy nữa. 14
Ta sẽ khiến mầy nên vầng đá sạch láng; mầy sẽ nên một chỗ người ta
phơi lưới, và không được cất dựng lại nữa; vì ta là Đức Giê-hô-va đã phán, Chúa
Giê-hô-va phán vậy.”
Ngay
sau khi nhà tiên tri công bố phán quyết của Đức Chúa Trời thì Nê-bu-cát-nêt-sa
của đế quốc Ba-by-lôn đã đem đại quân đến gây tổn thất lớn lao cho thành Ty-rơ
và trong suốt 13 năm từ 587 đến 574 TC. Nê-bu-cát-nết-sa đã kiên trì công phá
thành phố hải cảng này nhưng chưa lúc nào thực sự chiếm được thành hay sô đổ gỗ
đá của thành xuống biển như lời nhà tiên tri Ê-xê-chi-ên.
Vào
lúc đó, người ta nghĩ rằng lời tiên tri của Chúa đã không thành nghiệm, nhất là
dân Ty-rơ tái thiết thành phố. Lần này không còn ở bên bờ biển nữa mà chúng đem
xây dựng trên một hòn đảo cách bờ biển và thành phố cũ nửa dặm Anh.
Hơn
hai thế kỷ sau đó, thành Ty-rơ lại cường thịnh và kiêu ngạo hơn trước. Tuy
nhiên, đến cuối cùng khi thời điểm của Đức Chúa Trời đến thì lời tiên tri về
thành Ty-rơ mới hoàn toàn thành nghiệm. Năm 322TC A-lịch-sơn đại đế trong kế
hoạch chinh phục toàn đế quốc Mê-đô-ba-tư đã quyết định đánh chiếm thành Ty-rơ,
để thực hiện, ông đã chù hoạch đắp một con đường ngang qua eo biển từ bờ ra đến
tận thành phố hải đảo Ty-rơ để có thể điều động và tấn công bằng bộ binh. Công
trình đắp đường này cần một khối lượng vật liệu lớn lao vì vậy A-lịch-sơn đã
cho sử dụng tất cả đống đổ nát của thành Ty-rơ cũ, đất đá, gỗ để đổ xuống biển
đắp đường làm ứng nghiệm từng chữ lời tiên tri Ê-xê-chi-ên 26:12-14 “ Đoạn, quân nghịch mầy sẽ lấy của báu mầy,
cướp hàng hóa mầy, phá đổ vách thành mầy; chúng nó sẽ phá đền đài mầy, và quăng
những đá, gỗ, và bụi đất của mầy dưới nước. 13 Ta sẽ làm cho dứt
tiếng hát của mầy, và người ta sẽ không còn nghe tiếng đàn cầm của mầy nữa. 14
Ta sẽ khiến mầy nên vầng đá sạch láng; mầy sẽ nên một chỗ người ta phơi
lưới, và không được cất dựng lại nữa; vì ta là Đức Giê-hô-va đã phán, Chúa
Giê-hô-va phán vậy.”
II/. Lợi ích của việc nghiên cứu các lời
tiên tri
Những
lời dạy minh thị trong Kinh Thánh cùng những kinh nghiệm trong đời sống hằng
ngày, minh chứng cho việc học hỏi các lời tiên tri đem lại nhiều lợi ích lớn
lao. Ít ra là những điều sau đây:
1.
Làm hưng phấn đời sống tâm linh
Kinh
Thánh cho biết kiến thức về các lời tiên tri, nhất là những lời tiên tri liên
quan đến ngày Chúa Cứu Thế Giê xu trở lại, khơi dậy hy vọng giúp cho tín hữu
lưu ý đến tình trạng tâm linh. Chỉnh đốn và chuẩn bị đời sống như được nhắc
trong thơ I Giăng 3:3 “Ai có sự trông cậy
đó trong lòng, thì tự mình làm nên thanh sạch, cũng như Ngài là thanh sạch.”
Chính
Chúa Giê xu cũng nối kết đời sống thánh khiết với sự tái lâm trong Phúc Âm
Ma-thi-ơ 16:24-27.
Thái
độ quan tâm, hy vọng hướng lòng về ngày Chúa Cứu Thế Giê xu trở lại sẽ giúp
giáo hữu chấp nhận cuộc sống tự chế và nỗ lực đầu tư vào cõi vĩnh hằng.
Thánh
Phao lô trong Cô-lô-se 3:4-5 đã thúc dục Cơ Đốc nhân làm chết các chi thể ở nơi
hạ giới “ Khi nào Đấng Christ, là sự sống của anh em, sẽ hiện ra, bấy giờ anh em
cũng sẽ hiện ra với Ngài trong sự vinh hiển.5 Vậy
hãy làm chết các chi thể của anh em ở nơi hạ giới, tức là tà dâm, ô uế, tình
dục, ham muốn xấu xa, tham lam, tham lam chẳng khác gì thờ hình tượng:”
Động
cơ làm nỗ lực làm chết các chi thể gian ác trên là lời đoan chắc rằng: khi nào
Chúa Cứu Thế sự sống của anh em sẽ hiện ra, ,
bấy giờ anh em cũng sẽ hiện ra với Ngài trong sự vinh hiển.
Kinh
Thánh đã đặc biệt liên kết đời sống thánh khiết với sự trở lại của Chúa Cứu Thế
Giê xu như cuộc sống thức tỉnh được nhắc đến trong I Tê-sa-lô-ni-ca 5:1-6; I
Phi-e-rơ 1:13;4:7, trung tín phục vụ Ma-thi-ơ 25:19-24; Luca12:42-44;19:12-13;
khiêm nhu Phi-líp 4:5, nhịn nhục trong hoạn nạn Hê-bơ-rơ 10:36-37; Gia cơ
5:7-8, đời sống thánh hóa I Tê-sa-nô-li-ca 5:23, cuộc sống vâng phục Chúa I
Ti-mô-thê 6:13-14, cuộc sống công chính II Phi-e-rơ 3:11-13.
Nhìn
vào đời sống thực tế của tín hữu trong Hội Thánh, chúng ta thấy rất rõ mối liên
hệ giữa kiến thức về các lời tiên tri trong Kinh Thánh với cuộc sống thánh
khiết. Theo nhận xét của nhiều vị Mục sư quản nhiệm các Hội Thánh thì những tín
hữu có đôi chút kiến thức Kinh Thánh về biến cố tận thế, quan tâm đến sự kiện
Chúa Cứu Thế Giê xu trở lại và có lòng mong đợi ngày Chúa đến, thường thì những
tín hữu có đời sống đức tin mạnh mẽ, có lòng sốt sắng và có tinh thần phục vụ
Chúa càng cao.
Những
người trông mong ngày Chúa trở lại cũng là những người sống gần Chúa, muốn sống
và làm theo ý Chúa và có đời sống thuộc linh thức tỉnh hơn các tín hữu khác.
Sống trong tinh thần chờ đợi ngày Chúa ngày Chúa tái lâm thực sự là một kinh
nghiệm quan trọng không thể thiếu trong đời sống tín hữu.
Chính
các trước giả Tân Ước được Đức Thánh Linh đã dục giã, nhắc nhở các tín hữu
trông chờ tái lâm. Đêm đã khuya, ngày gần đến vậy chúng ta hãy lột bỏ những việc
tối tăm mà mặc lấy áo giáp sáng láng. ( Rô ma 13:12).
(
I Phi-e-rơ 4:7)
Hiển
nhiên, lòng trông đợi ngày Chúa Giê xu trở lại đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tinh thần
và cuộc sống người tin Chúa. Đã nâng cuộc sống đó vượt cao hẳn lên khỏi những
cái tầm thường, thấp thỏi của cuộc sống thường nhật.
Chúng
ta đã nói đến ích lợi thứ nhất của việc nghiên cứu các lời tiên tri đó là làm
hưng phấn đời sống tâm linh. Bây giờ là điểm ích lợi thứ hai.
2.
Nghiên cứu các lời tiên tri đem lại thỏa nguyện tinh thần
Khi
nhờ học Kinh Thánh mà biết được thời triệu của các ngày cuối cùng với các biến
cố tương lai của thế giới, chúng ta sẽ thấy rất thỏa mãn trong tâm trí. Đức
Chúa Trời đã phú ban lý trí cho con người mà không loài thọ tạo nào có, để
chúng ta có thể tìm hiểu chương trình của Chúa cho thế giới tương lai. Chúng ta
cũng có thể vận dụng mọi khả năng của tâm trí để tìm biết ý muốn Chúa cho thế
giới chúng ta đang sống.
Vì
vậy, cần dành nhiều thì giờ cho việc nghiên cứu Lời Chúa, nắm vững những việc
Chúa đã làm trong quá khứ, nhờ đó chúng ta có thể thấy Chúa cao cả vĩ đại và
yêu thương như thế nào.
Từ
đó, chúng ta đi đến chỗ hiểu được những phần Lời Chúa nói về tương lai thế giới
và con người. Nếu chúng ta không muốn biết gì về biến cố tận thế, chắc hẳn Chúa
đã không hé mở, hay không tiết lộ gì cho chúng ta. Khi nhờ học hỏi Lời Chúa mà
biết các biến cố tương lai, chúng ta sẽ thấy mình sáng suốt hơn khi nhìn vào
tình hình thế giới. Nhờ đó có sự bình an và thỏa nguyện trong tâm linh, khiến
chúng ta dù sống trong tình huống nào cũng không thiếu lời ca ngợi cảm tạ Chúa.