Gia Dinh Gieo Giong

Bài 53 Bản Chất Của Sự Kiện Chúa Giê xu Trở Thành Người

Giáo Lý Thần Học
Bài 53 Bản Chất Của Sự Kiện Chúa Giê xu Trở Thành Người
Trong bài học số 52 chúng ta đã nhắc tới 7 lý tại sao Chúa Giê xu lại trở thành người trong kế hoạch cứu rỗi nhân loại.
7 lý do này là:
1/. Để thực hiện lời hứa của Đức Chúa Trời về việc ban một Đấng Cứu Chuộc cho nhân loại.
2/. Để bày tỏ cho loài người biết được Đức Chúa Trời là Cha nhân ái.
3/. Để thi hành một chức vụ thượng phẩm đại diện cho loài người trước mặt Đức Chúa Trời.
4/. Để cất bỏ tội lỗi.
5/. Để phá hủy công việc của Ma-quỷ.
6/. Để làm một gương mẫu toàn vẹn về một đời sống thánh khiết cho loài người noi theo.
7/. Để sẽ trở lại trực tiếp cai trị thế giới loài người.
Trong bài học giáo lý thần học hôm nay, chúng ta sẽ bàn đến bản chất của sự kiện Chúa Giê xu trở thành một người trong kế hoạch cứu rỗi nhân loại.
Câu hỏi mà nhiều người thường đặt ra trong vấn đề Chúa Giê xu trở thành người, là làm thế nào Chúa Giê xu vốn là Đức Chúa Trời lại có thể trở thành một người được? Cũng như các giáo lý khác mà chúng ta đã nghiên cứu thì thẩm quyền trả lời thắc mắc này là Lời Chúa trong Thánh Kinh.
Chúng ta tìm được trong Thánh Kinh khá nhiều đoạn giải thích sự kiện này. Phân biệt nổi bật hơn hết là ở trong thư Phi-líp 2:6-8: “Ngài vốn có hình Đức Chúa Trời, song chẳng coi sự bình đẳng mình với Đức Chúa Trời là sự nên nắm giữ; 7 chính Ngài đã tự bỏ mình đi, lấy hình tôi tớ và trở nên giống như loài người; 8 Ngài đã hiện ra như một người, tự hạ mình xuống, vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên cây thập tự.” (BDTKH)

Bản DÝ của Mục sư Lê Hoàng Phu thì dịch như sau: “ Ngài vốn có bản thể làm một giống như Thượng đế. Tuy nhiên, Chúa Cứu Thế không cố vị tham quyền là quyền hành tối linh thiêng bình đẳng với Tạo Hóa. 7 Tình nguyện bỏ tất cả, mang thân thể con người. Hình hài người khiêm ti, chịu thân phận nô tỳ. 8 Đi con đường vâng phục, chịu chết cách cực nhục. Trên thập tự giá hi sinh.” (BDYTK)

Một bản dịch khác của Hồng Y Trịnh Văn Căn thì mấy câu này được dịch là: “ Người đồng bản tính với Thiên Chúa song chẳng nghĩ mình ngang hàng với Thiên Chúa, một mực hạ mình nhận lấy bậc tôi tớ và nên giống như phàm nhân và khi đã mặc lấy hình thể phàm nhân rồi. Người còn tự hạ hơn nữa, người đã vâng phục cho đến chết và đã chết trên cây thập giá.”
Qua ba bản dịch vừa nêu lên thì chúng ta thấy rằng sự kiện căn bản là Chúa Giê xu chính là Đức Chúa Trời, là Thiên Chúa, là Thượng Đế. Nhưng Ngài đã tình nguyện trở thành một người để trong thân phận của một con người đó Chúa Giê xu chịu chết vì tội lỗi của nhân loại. Vấn đề đầu tiên mà chúng ta tìm hiểu là:

I/. Chúa Giê xu tình trạng của Ngài trước khi trở thành một người.
Những thành ngữ trong câu Thánh Kinh này “ vốn có hình Đức Chúa Trời” hay “ vốn có bản thể của Thượng Đế” hoặc “ đồng bản tính với Thiên Chúa” đều rất rõ nghĩa, rõ ràng chúng ta không cần phải bàn cãi gì cả.

Những thành ngữ này dịch rất sát với nguyên văn tiếng Hy Lạp của Thánh Kinh Tân Ước và đều có nghĩa là: Chúa Giê xu chính là Đức Chúa Trời. Ngài là Thiên Chúa, Ngài là Thượng Đế, Ngài là Đấng Tạo Hóa.

Đây cũng là điều mà sứ đồ Giăng đề cập đến khi mở đầu Phúc Âm “ Ban đầu có ngôi lời, ngôi lời ở cùng Đức Chúa Trời, và ngôi lời là Đức Chúa Trời”
Sự kiện Chúa Giê xu trở thành một người mới là vấn đề thần học mà chúng ta cần phải tìm hiểu một cách rất kỹ lưỡng, cũng dựa vào câu Thánh Kinh quan trọng trong Phi-líp 2:6-8 mà chúng ta đã so sánh cả ba bản dịch. Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu hai điểm rất quan trọng sau đây:

1/. Người đã tự bỏ mình đi.
Chúa từ bỏ tất cả hay hạ mình trong câu này có nghĩa gì? Trong nguyên văn tiếng Hy Lạp của Thánh Kinh Tân Ước thì động từ: “ bỏ mình đi” hay “ tự bỏ” hoặc “ từ bỏ tất cả” hay “ hạ mình” đều có nghĩa là tự làm cho mình trở nên trống không. Tự làm cho mình trở nên trống không.
Thật ra, đây là một động từ rất khó hiểu và có thể đưa chúng ta đến chỗ hiểu sai về bản thể của Chúa Giê xu khi Ngài xuống thế làm một người.

Khi nói rằng Đức Chúa Giê xu là Đức Chúa Trời, là Thiên Chúa, là Thượng Đế. Nhưng Ngài đã từ bỏ tất cả, Ngài đã tự hạ mình xuống, Ngài đã làm cho Ngài trở nên trống không thì điều này không có nghĩa là Chúa Giê xu từ bỏ hay gác lại tất cả các bản tính, bản thể của Đức Chúa Trời. Chẳng hạn như bản tính toàn tri tức là biết tất cả mọi sự, toàn năng tức là làm được tất cả mọi sự, toàn tại tức là hiện hữu khắp mọi nơi. Mà chỉ giữ lại các bản tính như là thánh khiết, yêu thương và chân thành.

Như một số các nhà thần học, như ông Thô-mát-si-ốt ở Đức hay là Đa-vít-forres ở Á-nhĩ-lan hoặc Goody ở Mỹ chủ trương.
Nếu chúng ta đọc Thánh Kinh một cách kỹ lưỡng thì sẽ thấy rằng, không một chỗ nào trong toàn bộ Thánh Kinh Tân Ước hay đặc biệt là các sách Phúc Âm nói rằng: khi trở thành người thì Chúa Giê xu không còn các bản tính của Đức Chúa Trời nữa.

Đây là một sự kiện mà chúng ta cần phải đả thông, đọc lại Phúc Âm, đọc thật kỹ Phúc Âm, chúng ta thấy rằng khi còn có mặt trên trần gian này. Khi đã mang lấy thân xác của phàm nhân, Chúa Giê xu vẫn biểu lộ các bản tính của Đức Chúa Trời. Chẳng hạn như ở trong Giăng 2:24-25 nói rằng: “ Chúa Giê xu nhận biết mọi người”Chúa Giê xu tự hiểu thấu mọi điều trong lòng của người khác. Đây là điều chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể biết được, vì như Thánh Kinh trong Cựu Ước có nói rằng: Chúa dò xét trong trí, thử nghiệm trong lòng.

Chỉ Chúa mới có thể biết được những gì mà chúng ta đang suy nghĩ, những gì mà chúng ta đang manh tâm và Chúa Giê xu khi Ngài trở thành một người rồi. Ngài đọc được tất cả những gì trong trí óc của những người đương thời. Ngài nhận biết mọi người, Ngài hiểu thấu mọi điều trong lòng người.

Điều đó, chứng tỏ rằng khi Chúa Giê xu trở thành một người. Chúa Giê xu vẫn còn bản tánh của Đức Chúa Trời vì Ngài hiểu thấu mọi sự, dù đã trở thành một người rồi Chúa Giê xu vẫn có quyền năng toàn vẹn như Đức Chúa Trời. Chẳng hạn như Chúa Giê xu đã có lần hóa hai ổ bánh và năm con cá ra cho một lúc năm ngàn người ăn. Tất cả mọi người ăn no nê và cuối cùng cá và bánh thừa được mười hai giỏ.

Chúa Giê xu trong khi đi truyền giáo Ngài đã chữa lành các thứ tật bệnh mà người ta lúc đó không chữa được, chẳng hạn như Chúa chữa lành cho một người què từ thuở sinh ra được lành, Chúa chữa lành một người tử thuở sinh ra được thấy. Chúa chữa lành cho người điếc được nghe, Chúa làm cho người câm nói được. Và ngay cả Chúa kêu người chết sống lại nữa.
Chúa Giê xu cũng đuổi quỷ ra khỏi những người bị quỷ ám và chúng ta vẫn biết rằng đuổi quỷ ra một người bị quỷ ám, phải là quyền năng của Đức Chúa Trời mới làm được.

Chúa Giê xu cũng cho chúng ta thấy bản tính của Đức Chúa Trời khi Ngài đi bộ trên mặt nước, khi Ngài quở sóng gió phải vâng lời Ngài. Nếu Chúa Giê xu từ bỏ tất cả nghĩa là gác lại các bản tính của Đức Chúa Trời thì làm sao có thể Ngài thi hành những phép lạ như vậy được.
Trong khi Ngài trở thành một người vì thế mà động từ “ từ bỏ tất cả” “ hạ mình xuống” hay là “ từ bỏ” trong thơ Phi-líp 2:7 chỉ có nghĩa Chúa Giê xu tự ý hạn chế một số quyền hành của Đức Chúa Trời trong thời gian Ngài trở thành một người và sống trên trần gian này.

Khi trở thành một người Chúa Giê xu vẫn là Đức Chúa Trời thánh khiết tuyệt đối, công bình tuyệt đối, nhân từ tuyệt đối, yêu thương tuyệt đối, chân thành tuyệt đối. v.v…
Nhưng một số quyền hành khác của Đức Chúa Trời trong bản tánh của Đức Chúa Trời thì Chúa Giê xu chỉ sử dụng khi nào Đức Chúa Cha trên trời muốn Ngài làm mà thôi.
Trong vấn đề tự hạn chế quyền hành và bản tính của Ngài khi trở thành người. Chúa Giê xu đã che dấu vinh quang Đức Chúa Trời để xuất hiện như là một người thường, một tên nô lệ, một người tôi tớ của Đức Chúa Trời trên trần gian này.

Và Đức Chúa Giê xu cũng gọi Đức Chúa Cha trên trời là Cha, và Ngài kể Ngài là Con của Đức Chúa Trời, tại sao? Tại vì trong thân xác của một phàm nhân của một con người. Chúa Giê xu đã tình nguyện làm Con của Đức Chúa Trời.
Vì vậy, mà Phúc Âm đã ghi lại rằng những sự kiện Chúa Giê xu chỉ nói những điều mà Đức Chúa Cha tỏ cho Ngài biết mà thôi. Và Chúa nói rằng ta chỉ dạy cho các ngươi những điều mà Cha đã dạy ta.
Chúa Giê xu cũng tiếp nhận quyền năng của Chúa Thánh Linh khi Ngài chịu Lễ Báp Tem, Ngài cũng lấy quyền năng của Chúa Thánh Linh để đuổi quỷ, để làm phép lạ. Ngài cũng lấy quyền phép của Chúa Thánh Linh mà dạy các môn đệ.
Tất cả những điều đó chứng tỏ cho chúng ta nhớ rằng trong thân phận của một con người khi Chúa Giê xu trở thành một người rồi, Ngài đã tự hạn chế một số quyền hành và bản tính của Ngài. Và khi cần sử dụng quyền hành và bản tính của Ngài thì Chúa Giê xu vâng phục Đức Chúa Trời. Chúa Giê xu nói những điều mà Đức Chúa Trời bảo Ngài nói, Đức Chúa Giê xu đã dạy cho các môn đồ những điều mà Đức Chúa Cha đã tỏ cho Ngài biết. Và khi cần quyền năng đặc biệt của Đức Chúa Trời để làm phép lạ thì Chúa Giê xu đã nương cậy quyền năng của Chúa Thánh Linh tức là một trong Ba ngôi của Đức Chúa Trời để làm những phép lạ đó.
Nói tóm lại, khi Chúa Giê xu trở thành một người, Chúa Giê xu vẫn là Đức Chúa Trời. Nhưng Ngài tự ý che dấu vinh quang Đức Chúa Trời và Ngài tự hạn chế một số quyền hành, một số quyền năng của Đức Chúa Trời. Để Chúa Giê xu có thể sinh hoạt trong một thân phận là con người và loài người có thể đến gần Chúa Giê xu mà không sợ bị chết. Vì Thánh Kinh nói rằng không ai có thể thấy mặt Đức Chúa Trời được.

Trong tư thế là một con người, Chúa Giê xu đã mở đường cho loài người chúng ta tiếp xúc trực tiếp với Ngài, trong khi làm người không có nghĩa là Chúa Giê xu từ bỏ tất cả bản tính Đức Chúa Trời của Ngài hay nói một cách khác trong khi làm người không phải là Chúa Giê xu đã từ bỏ không làm Đức Chúa Trời nữa.

Trong thời gian có mặt trên trần gian, tùy theo tình thế mà Chúa Giê xu vẫn thi hành các quyền năng của Đức Chúa Trời chẳng hạn như Ngài bày tỏ vinh quang thật của Ngài cho các môn đệ Ngài thấy khi Ngài hóa hình trên núi hoặc Ngài làm các phép lạ mà Thánh Kinh đã ghi lại.

II. Chúa Giê xu trở nên giống như loài người có nghĩa gì?

Thành ngữ thứ hai rất quan trọng trong vấn đề Chúa Giê xu trở thành một người mà chúng ta tìm thấy ở trong thơ Phi-líp 2:7 là: “ Chúa trở nên giống như loài người” đây là thành ngữ mà chúng ta thấy các bản dịch khác nhau, chẳng hạn như bản dịch của Thánh Kinh Hội nói rằng: “ Ngài trở nên giống như loài người. Bản diễn ý của Thánh Kinh của mục sư Lê Hoàng Phu dịch là “ Chúa mang thân thể con người”, bản Thánh Kinh Tân Ước của Hồng y Trịnh Văn Căn dịch là “ Người trở nên giống như phàm nhân”.

Chúa Giê xu là Đức Chúa Trời nhưng đã trở nên giống như loài người, trở nên phàm nhân, hay mang thân thể con người như thế nào?

* Thành ngữ “ trở nên giống như loài người” có nghĩa rằng Chúa Giê xu trở thành một người hoàn toàn. Có linh hồn, có thể xác giống như bất cứ một con người nào sinh ra trên đời này.
Và để thực sự trở nên giống như loài người. Chúa Giê xu đã chọn con đường tự nhiên của công lệ sinh hóa của loài người. Ngài đã trở thành một bào thai trong lòng của một phụ nữ và Ngài đã được mẹ Ngài sinh ra như bất cứ một người nào khác sinh ra trên đời này.
Tuy nhiên, Chúa Giê xu chỉ trở nên giống như loài người mà thôi, vì trên sự kiện Ngài làm người đó. Chúa không có bản tính tội lỗi như loài người chúng ta, ở trong Phúc Âm Giăng 1:14 xác nhận rõ: Chúa Giê xu trở nên xác thịt, Chúa mang lấy hình hài thể xác của con người, Chúa mang lấy thân xác của phàm nhân. Ngài cũng biết đói, biết khát, biết mệt, biết đau, biết buồn, biết giận.v.v…như con người.

Nhưng về tội lỗi, thì Chúa Giê xu hoàn toàn không giống loài người chúng ta ( Hê-bơ-rơ 4:15) nhấn mạnh rằng Chúa Giê xu là một thầy tế lễ có thể cảm thương sự yếu đuối của chúng ta. Ngài bị thử thách trong mọi việc cũng như chúng ta, xong chẳng phạm tội.
Cô-lô-se 2:9 cũng giải thích cho chúng ta thấy rằng: Mặc dù đã trở thành một người nhưng trong Chúa Giê xu vẫn có đầy đủ bản tính của Đức Chúa Trời.
Tóm lại, chúng ta có thể ghi nhận những điểm quan trọng sau đây trong vấn đề Chúa Giê xu là Đức Chúa Trời nhưng đã trở thành người.

1/. Chúa Giê xu chính là Đức Chúa Trời, là một trong Ba ngôi của Đức Chúa Trời, Ngài là Thượng Đế, Ngài là Thiên Chúa, Ngài là Đấng bình quyền, bình đẳng với Đức Chúa Cha và Đức Thánh Linh trong Ba ngôi của Thượng Đế.
2/. Khi tình nguyện trở thành một người để thi hành kế hoạch cứu rỗi nhân loại. Chúa Giê xu đã trở thành một người có thân thể, có linh hồn như loài người chúng ta. Nhưng Chúa Giê xu là Đấng tuyệt đối vô tội, Chúa Giê xu giống như chúng ta trong mọi sự ngoại trừ điểm Chúa không có tội như loài người chúng ta.
3/. Khi trở thành người Chúa Giê xu đã tự ý che dấu vinh quang Đức Chúa Trời và tự hạn chế một số quyền hành và bản tính trời của Ngài. Tuy nhiên, Chúa Giê xu vẫn có đầy đủ bản tính và quyền hạn của Đức Chúa Trời trong khi Ngài mang thân thể phàm nhân.
Trong một số trường hợp, chính Chúa Giê xu đã thi hành quyền hạn Đức Chúa Trời của Ngài, mặc dù Ngài đang mang thân thể phàm nhân.
Những phép lạ Chúa Giê xu làm, chứng tỏ rằng Chúa là Đức Chúa Trời mặc dù lúc đó Chúa mang thân thể của một con người.
Đây là một giáo lý rất quan trọng, Chúa Giê xu là Đức Chúa Trời nhưng Ngài đã trở thành một người và khi trở thành một người, Chúa Giê xu không mất bản tính Đức Chúa Trời, Ngài chỉ tự ý hạn chế một số bản tính của Ngài mà thôi.







4 comments for "Bài 53 Bản Chất Của Sự Kiện Chúa Giê xu Trở Thành Người"

1
Gia Dinh Gieo Giong
June 7, 2014 at 8:24 AM [Reply]
Chúa từ bỏ tất cả hay hạ mình trong câu này có nghĩa gì? Trong nguyên văn tiếng Hy Lạp của Thánh Kinh Tân Ước thì động từ: “ bỏ mình đi” hay “ tự bỏ” hoặc “ từ bỏ tất cả” hay “ hạ mình” đều có nghĩa là tự làm cho mình trở nên trống không. Tự làm cho mình trở nên trống không.
Thật ra, đây là một động từ rất khó hiểu và có thể đưa chúng ta đến chỗ hiểu sai về bản thể của Chúa Giê xu khi Ngài xuống thế làm một người.

Khi nói rằng Đức Chúa Giê xu là Đức Chúa Trời, là Thiên Chúa, là Thượng Đế. Nhưng Ngài đã từ bỏ tất cả, Ngài đã tự hạ mình xuống, Ngài đã làm cho Ngài trở nên trống không thì điều này không có nghĩa là Chúa Giê xu từ bỏ hay gác lại tất cả các bản tính, bản thể của Đức Chúa Trời. Chẳng hạn như bản tính toàn tri tức là biết tất cả mọi sự, toàn năng tức là làm được tất cả mọi sự, toàn tại tức là hiện hữu khắp mọi nơi. Mà chỉ giữ lại các bản tính như là thánh khiết, yêu thương và chân thành.
2
Gia Dinh Gieo Giong
June 7, 2014 at 8:25 AM [Reply]
Đây là một sự kiện mà chúng ta cần phải đả thông, đọc lại Phúc Âm, đọc thật kỹ Phúc Âm, chúng ta thấy rằng khi còn có mặt trên trần gian này. Khi đã mang lấy thân xác của phàm nhân, Chúa Giê xu vẫn biểu lộ các bản tính của Đức Chúa Trời. Chẳng hạn như ở trong Giăng 2:24-25 nói rằng: “ Chúa Giê xu nhận biết mọi người”Chúa Giê xu tự hiểu thấu mọi điều trong lòng của người khác. Đây là điều chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể biết được, vì như Thánh Kinh trong Cựu Ước có nói rằng: Chúa dò xét trong trí, thử nghiệm trong lòng.

Chỉ Chúa mới có thể biết được những gì mà chúng ta đang suy nghĩ, những gì mà chúng ta đang manh tâm và Chúa Giê xu khi Ngài trở thành một người rồi. Ngài đọc được tất cả những gì trong trí óc của những người đương thời. Ngài nhận biết mọi người, Ngài hiểu thấu mọi điều trong lòng người.

Điều đó, chứng tỏ rằng khi Chúa Giê xu trở thành một người. Chúa Giê xu vẫn còn bản tánh của Đức Chúa Trời vì Ngài hiểu thấu mọi sự, dù đã trở thành một người rồi Chúa Giê xu vẫn có quyền năng toàn vẹn như Đức Chúa Trời. Chẳng hạn như Chúa Giê xu đã có lần hóa hai ổ bánh và năm con cá ra cho một lúc năm ngàn người ăn. Tất cả mọi người ăn no nê và cuối cùng cá và bánh thừa được mười hai giỏ.

Chúa Giê xu trong khi đi truyền giáo Ngài đã chữa lành các thứ tật bệnh mà người ta lúc đó không chữa được, chẳng hạn như Chúa chữa lành cho một người què từ thuở sinh ra được lành, Chúa chữa lành một người tử thuở sinh ra được thấy. Chúa chữa lành cho người điếc được nghe, Chúa làm cho người câm nói được. Và ngay cả Chúa kêu người chết sống lại nữa.
Chúa Giê xu cũng đuổi quỷ ra khỏi những người bị quỷ ám và chúng ta vẫn biết rằng đuổi quỷ ra một người bị quỷ ám, phải là quyền năng của Đức Chúa Trời mới làm được.

Chúa Giê xu cũng cho chúng ta thấy bản tính của Đức Chúa Trời khi Ngài đi bộ trên mặt nước, khi Ngài quở sóng gió phải vâng lời Ngài. Nếu Chúa Giê xu từ bỏ tất cả nghĩa là gác lại các bản tính của Đức Chúa Trời thì làm sao có thể Ngài thi hành những phép lạ như vậy được.
Trong khi Ngài trở thành một người vì thế mà động từ “ từ bỏ tất cả” “ hạ mình xuống” hay là “ từ bỏ” trong thơ Phi-líp 2:7 chỉ có nghĩa Chúa Giê xu tự ý hạn chế một số quyền hành của Đức Chúa Trời trong thời gian Ngài trở thành một người và sống trên trần gian này.

Khi trở thành một người Chúa Giê xu vẫn là Đức Chúa Trời thánh khiết tuyệt đối, công bình tuyệt đối, nhân từ tuyệt đối, yêu thương tuyệt đối, chân thành tuyệt đối. v.v…
3
Gia Dinh Gieo Giong
June 7, 2014 at 8:25 AM [Reply]
Nhưng một số quyền hành khác của Đức Chúa Trời trong bản tánh của Đức Chúa Trời thì Chúa Giê xu chỉ sử dụng khi nào Đức Chúa Cha trên trời muốn Ngài làm mà thôi.
Trong vấn đề tự hạn chế quyền hành và bản tính của Ngài khi trở thành người. Chúa Giê xu đã che dấu vinh quang Đức Chúa Trời để xuất hiện như là một người thường, một tên nô lệ, một người tôi tớ của Đức Chúa Trời trên trần gian này.
4
Gia Dinh Gieo Giong
June 7, 2014 at 8:25 AM [Reply]
Chúa Giê xu là Đức Chúa Trời nhưng đã trở nên giống như loài người, trở nên phàm nhân, hay mang thân thể con người như thế nào?

* Thành ngữ “ trở nên giống như loài người” có nghĩa rằng Chúa Giê xu trở thành một người hoàn toàn. Có linh hồn, có thể xác giống như bất cứ một con người nào sinh ra trên đời này.
Và để thực sự trở nên giống như loài người. Chúa Giê xu đã chọn con đường tự nhiên của công lệ sinh hóa của loài người. Ngài đã trở thành một bào thai trong lòng của một phụ nữ và Ngài đã được mẹ Ngài sinh ra như bất cứ một người nào khác sinh ra trên đời này.
Tuy nhiên, Chúa Giê xu chỉ trở nên giống như loài người mà thôi, vì trên sự kiện Ngài làm người đó. Chúa không có bản tính tội lỗi như loài người chúng ta, ở trong Phúc Âm Giăng 1:14 xác nhận rõ: Chúa Giê xu trở nên xác thịt, Chúa mang lấy hình hài thể xác của con người, Chúa mang lấy thân xác của phàm nhân. Ngài cũng biết đói, biết khát, biết mệt, biết đau, biết buồn, biết giận.v.v…như con người.

Nhưng về tội lỗi, thì Chúa Giê xu hoàn toàn không giống loài người chúng ta ( Hê-bơ-rơ 4:15) nhấn mạnh rằng Chúa Giê xu là một thầy tế lễ có thể cảm thương sự yếu đuối của chúng ta. Ngài bị thử thách trong mọi việc cũng như chúng ta, xong chẳng phạm tội.
Cô-lô-se 2:9 cũng giải thích cho chúng ta thấy rằng: Mặc dù đã trở thành một người nhưng trong Chúa Giê xu vẫn có đầy đủ bản tính của Đức Chúa Trời.
Tóm lại, chúng ta có thể ghi nhận những điểm quan trọng sau đây trong vấn đề Chúa Giê xu là Đức Chúa Trời nhưng đã trở thành người.

1/. Chúa Giê xu chính là Đức Chúa Trời, là một trong Ba ngôi của Đức Chúa Trời, Ngài là Thượng Đế, Ngài là Thiên Chúa, Ngài là Đấng bình quyền, bình đẳng với Đức Chúa Cha và Đức Thánh Linh trong Ba ngôi của Thượng Đế.
2/. Khi tình nguyện trở thành một người để thi hành kế hoạch cứu rỗi nhân loại. Chúa Giê xu đã trở thành một người có thân thể, có linh hồn như loài người chúng ta. Nhưng Chúa Giê xu là Đấng tuyệt đối vô tội, Chúa Giê xu giống như chúng ta trong mọi sự ngoại trừ điểm Chúa không có tội như loài người chúng ta.
3/. Khi trở thành người Chúa Giê xu đã tự ý che dấu vinh quang Đức Chúa Trời và tự hạn chế một số quyền hành và bản tính trời của Ngài. Tuy nhiên, Chúa Giê xu vẫn có đầy đủ bản tính và quyền hạn của Đức Chúa Trời trong khi Ngài mang thân thể phàm nhân.
Trong một số trường hợp, chính Chúa Giê xu đã thi hành quyền hạn Đức Chúa Trời của Ngài, mặc dù Ngài đang mang thân thể phàm nhân.
Những phép lạ Chúa Giê xu làm, chứng tỏ rằng Chúa là Đức Chúa Trời mặc dù lúc đó Chúa mang thân thể của một con người.
Đây là một giáo lý rất quan trọng, Chúa Giê xu là Đức Chúa Trời nhưng Ngài đã trở thành một người và khi trở thành một người, Chúa Giê xu không mất bản tính Đức Chúa Trời, Ngài chỉ tự ý hạn chế một số bản tính của Ngài mà thôi.



Related link

Latest Features

Weather

May - 2025
SMTWTFS
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031
       

Facebook comments