Gia Dinh Gieo Giong

Bài 48 Giáo Lý Cứu Chuộc

Giáo Lý Thần Học
Bài 48 Giáo Lý Cứu Chuộc
Tổ phụ và tổ mẫu của loài người chúng ta là ông A đam và bà Ê va đã được Đức Chúa Trời dựng nên trong trạng thái thánh thiện, một trạng thái mà các nhà thần học gọi là vô tội nhưng chưa được thí nghiệm. Vì vậy mà Đức Chúa Trời cho phép Ma quỷ cám dỗ họ, để xem thử phản ứng của những tạo sinh này ra sao.

A đam và Ê va đã sử dụng quyền tự do Chúa cho để lựa chọn con đường trái mạng Chúa, mở đường cho tội lỗi xâm nhập vào bản tính của hai ông bà và cũng kể từ đó mọi người sinh ra trên đời này đều thừa hưởng bản tính tội lỗi di truyền từ A đam và Ê va.

Toàn thể dòng dõi loài người đều đã trở thành những tội nhân trước mặt Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời là Đấng thánh khiết, công bình, chính trực. Nên Ngài bắt buộc phải trừng phạt những người có tội, sự trừng phạt của Đức Chúa Trời đối với loài người là chết, chết về phần thể xác, chết về phần tâm linh và chết vĩnh viễn sau này.

Chết về phần thể xác là khi linh hồn phân rẽ khỏi thể xác.
Chết về phần tâm linh là sự phân rẽ giữa linh hồn chúng ta và Đấng Tạo Hóa.
Chết vĩnh viễn là khi cả thể xác lẫn linh hồn chúng ta bị vĩnh viễn xa cách Đức Chúa Trời. Để sống trong hối hận và khổ đau mãi mãi.

Tuy nhiên, Đức Chúa Trời cũng là Đấng đầy tình yêu, tình yêu thúc đẩy Ngài phải cứu chuộc loài người tội lỗi, kế hoạch cứu rỗi loài người đã được Chúa Cứu Thế Giê xu thực hiện khi Ngài đến trần gian làm người. Và chịu chết vì tội lỗi của loài người.

Giáo Lý Cứu Chuộc là một trong những giáo lý chủ yếu của Thánh Kinh và của hệ thống thần học. Để có thể thấu triệt giáo lý quan trọng này, chúng ta sẽ bắt đầu nghiên cứu đến.

I/. Mục đích của Đức Chúa Trời trong kế hoạch cứu rỗi nhân loại.

Đức Chúa Trời trong sự biết trước kỳ diệu, lạ lùng của Ngài. Hoàn toàn biết rằng chắc chắn loài người sẽ sa ngã và phạm tội khi họ bị Ma quỷ cám dỗ. Vì vậy mà kế hoạch cứu rỗi của Đức Chúa Trời dành cho loài người không phải là việc Đức Chúa Trời đã quyết định và thi hành sau khi ông A đam và bà Ê va sa ngã.
Trái lại, Đức Chúa Trời đã hoạch định phương pháp cứu chuộc loài người từ trước vô cùng, trong thư Ê-phê-sô 1: 4 “ …”

Xét về bản tính của loài người, chúng ta thấy rằng mặc dù loài người đã sa ngã, đã phạm tội và mất đi bản tính thánh thiện những lúc ban đầu. Nhưng sự sa ngã này không cướp mất hẳn đi kiến thức tâm linh của loài người về Đức Chúa Trời.

Trước hết, chúng ta thấy rằng loài người dù ở trong trạng thái tội lỗi, sa đọa và băng hoại tâm linh đến tột độ như vậy. Nhưng vẫn còn ý thức được sự thực hữu của Đấng Tạo Hóa. Mặc dù hình ảnh của Đấng Tạo Hóa đã bị lu mờ và phai lạc trong tâm linh loài người. Nhưng loài người vẫn luôn luôn nhận biết rằng có Đấng Tạo Hóa hay nói nôm na theo lối người Việt Nam chúng ta là có ông trời.
Tất cả các dân tộc khác trên thế giới, đều ít nhất có một quan niệm về Đấng sáng tạo, thánh Phao lô đã nhận định rằng: khi người ta xem xét công trình sáng tạo của Đấng Tạo Hóa thì họ phải nhận biết có Đức Chúa Trời.
Quan niệm về Đấng Tạo Hóa trong con người dù lu mờ, dù phai lạc, dù biến dạng. Nhưng vẫn còn đủ cho Đức Chúa Trời, qua sự vận hành của Chúa Thánh Linh khiến loài người có thể trở lại với Ngài.

II/. Thứ hai, chúng ta thấy rằng ngoài ý thức về sự thực hữu của Đấng Tạo Hóa, loài người còn ý thức được tội lỗi là gì? Và biết được rằng mình là những người có tội đối với Đấng Tạo Hóa.

Ý thức về tội lỗi là một sự kiện rất phổ quát trong toàn thể mọi người, chúng ta có thể gặp những người nhất định không công nhận có Đức Chúa Trời. Nhưng chúng ta không bao giờ gặp những người công nhận rằng mình là những người vô tội.

Sự hiện diện của tội ác quá rõ ràng, đến nỗi không ai dám phủ nhận tội lỗi. Nhiều người nghĩ rằng mình tốt hơn người khác. Nhưng không ai có can đảm để nói rằng mình hoàn toàn vô tội.
Quan niệm về tội lỗi của nhiều người, nhiều dân tộc trên thế giới có thể không đúng với quan niệm về tội lỗi trong Thánh Kinh. Nhưng tất cả đều có một ý niệm chắc chắn rằng loài người không toàn vẹn, và trong mỗi người đều có những điểm bất toàn. Và hơn ai hết, chính loài người biết rõ mình là những con người có tội.
III/. Nhận xét thứ ba là, từ nhận thức có một Đấng Tạo Hóa toàn vẹn và nhận thức được loài người không toàn vẹn. nên trên thế giới này chúng ta còn tìm ra được một sự kiện rất phổ quát nữa đó là loài người luôn luôn sợ hãi một Đấng linh thiêng, tối cao, hay thần thánh nào đó trừng phạt mình và muốn làm vừa lòng các bậc thần thánh bằng hình thức dâng sinh tế, dâng lễ vật.

Trong hầu hết, mọi nền văn minh và văn hóa của các dân tộc trên thế giới. Dù văn minh cho đến dã man, vai trò của thầy tư tế luôn luôn nổi bật trong hình thức tôn thờ thần thánh và dâng lễ vật cho thần thánh.
Đây là những sự kiện rất đáng cho chúng ta chú ý, vì những sự kiện này nói lên nhu cầu được tha thứ tội lỗi của loài người.
Tóm lại, xét riêng về bản tính của loài người mà thôi, chúng ta cũng thấy rằng dù loài người đã sa ngã, đã phạm tội và phần tâm linh của loài người đã bị băng hoại đến tột độ. Nhưng trong tâm khảm của mỗi người vẫn còn xót lại một phần nhỏ kiến thức tâm linh.

Nhờ kiến thức tâm linh này mà loài người dù nhiều hay ít đều biết có một Đấng Tạo Hóa, có một Đức Chúa Trời và tất cả mọi người đều công nhận rằng mình là những người có tội và cảm thấy cần phải có nhu cầu để dâng lễ vật, lên Đấng Tạo Hóa hay thần thánh nào đó để được tha thứ.

Kiến thức tâm linh này rất cần thiết cho sự cứu rỗi, vì nếu ĐỨc Chúa Thánh Linh vận động trong tâm hồn. Thì loài người có thể bắt đầu từ những kiến thức đó mà đi đến chỗ tiếp nhận ơn cứu chuộc của Đức Chúa Trời ban cho loài người chúng ta trong Chúa Cứu Thế Giê xu.

Mục đích của Đức Chúa Trời trong vấn đề cứu chuộc nhân loại đã được giải thích rõ ràng trong Thánh Kinh, không phải đợi khi Chúa Cứu Thế Giê xu ra đời và khi Thánh Kinh Tân Ước được viết ra thì loài người mới có thể biết được mục đích của Đức Chúa Trời muốn cứu chuộc loài người.
Thánh Kinh Cựu Ước đầy dẫy những bằng chứng về mục đích cứu rỗi nhân loại, trong phần đầu của Thánh Kinh Cựu Ước mà chúng ta thường quen gọi là phần luật pháp.
Kế hoạch cứu rỗi nhân loại đã được Đức Chúa Trời tiết lộ ngay sau khi A đam và Ê va sa ngã và phạm tội. Sáng Thế Ký 3;15 có ghi lại lời của Đức Chúa Trời phán cùng con rắn mà Đức Chúa Trời đã sử dụng nó để cám dỗ bà Ê va. Trong đó có câu: “ Ta sẽ làm cho mày cùng người nữ, dòng dõi mày và dòng dõi người nữ nghịch thù nhau, người sẽ giày đạp đầu mày, còn mày thì sẽ cắn gót chân người”
Câu này cho chúng ta thấy dòng dõi của người nữ tức là Chúa Cứu Thế Giê xu vì Ngài chỉ có mẹ là trinh nữ Ma ri sinh ra. Chúa Giê xu đạp đầu con rắn tức là chiến thắng Ma quỷ, còn con rắn sẽ cắn gót chân của Chúa Giê xu nghĩa là Ma quỷ làm hại được mạng sống của Chúa Giê xu.

Tuy nhiên, cái chết của Chúa Giê xu trên cây thập tự mà quỷ vương Sa tan tưởng như là một sự chiến thắng của nó đã trở thành một sự thất bại chua cay cho nó. Vì Chúa Giê xu đã sử dụng cái chết của Ngài để chuộc tội cho toàn thể nhân loại.
Sau khi chết ba ngày, Chúa Giê xu đã sống lại. Chứng minh cho toàn thể vũ trụ biết rằng Ngài đã chiến thắng sự chết, đã đập tan mưu mô của quỷ vương Sa tan muốn tiêu diệt loài người.

Ngoài lời nói về vai trò của Chúa Giê xu trong công cuộc cứu rỗi nhân loại, mà chúng ta đã thấy trong sách Sáng Thế Ký 3:15, chúng ta còn thấy luật lệ của Môi se trong phần đầu của Kinh Cựu Ước, đặc biệt là những hình thức dâng sinh tế. Vai trò của thầy tế lễ và ý nghĩa của những luật lệ, liên quan đến vấn đề dâng sinh tế đều mô tả trước cho loài người biết được kế hoạch cứu chuộc của Đức Chúa Trời dành cho nhân loại.

Chẳng hạn như theo luật pháp của Môi se thì một người có tội phải bắt một con sinh vật, như là bò hay chiên và giết con sinh vật ấy tại bàn thờ để xin Chúa tha tội cho mình.

Cái chết của con sinh tế này, thay thế cho cái chết của người có tội. Tất cả chúng ta đều biết rằng một con vật dù đắt tiền đến mấy cũng không thể nào thay thế cho sinh mạng của một người. Do đó, cái chết của con sinh tế không thể nào thay thế cho người có tội được.

Mặc dầu vậy, Đức Chúa Trời ban bố luật lệ này cho dân Do Thái để dạy họ bài học cần được Chúa tha thứ và con sinh tế trên bàn thờ chỉ là hình ảnh báo trước về cái chết của Chúa Giê xu về sau để chuộc tội cho loài người.
Sỡ dĩ một người có tội dâng sinh tế trên bàn thờ mà được Đức Chúa Trời tha tội. Vì Đức Chúa Trời nhìn thấy cái chết của Chúa Giê xu qua hình ảnh cái chết của con sinh tế trên bàn thờ.
Nói cách khác, Đức Chúa Trời dùng hình thức dâng sinh tế của luật pháp Môi se để giáo dục và chuẩn bị cho loài người để họ tiếp nhận Chúa Cứu Thế Giê xu khi Ngài xuống thế làm người, chịu chết vì tội của nhân loại.

Phần sau của Cựu Ước, được gọi là các sách tiên tri cũng loan báo cho loài người biết mục đích của Đức Chúa Trời trong kế hoạch cứu rỗi nhân loại.
Qua lời nói của các vị tiên tri Do Thái, Đức Chúa Trời đã loan báo cho toàn thể thế giới biết được mục đích của Ngài. Các vị tiên tri đã nói trước một cách rõ ràng về vai trò của Chúa Cứu Thế, về ngày Chúa Cứu Thế ra đời và đặc biệt hơn hết là sự hy sinh của Chúa Cứu Thế để cứu chuộc tội nhân.
Chúng ta kể ra đây một vài lời tiên tri trong Cựu Ước để thấy vai trò cứu chuộc của Chúa Giê xu dành cho nhân loại.

-         Ê-sai 7:14
-         Ê-sai 9:5
-         Ê-sai 54:3-5
Nói chung thì toàn thể Thánh Kinh Cựu Ước đều có những hình ảnh về vai trò cứu thế của Chúa Giê xu. Và trong Thánh Kinh Cựu Ước chúng ta tìm được những hình ảnh của Chúa Cứu Thế cũng như vai trò của Ngài trong kế hoạch cứu rỗi nhân loại.
Những nhân vật như thầy tế lễ Mên-chi-xê-đéc, như Giô sép, Môi se, Giô suê, Đa vít v.vv…đều làm hình bóng phần nào cho Chúa Cứu Thế Giê xu.
Và nhiều sự kiện xảy ra trong Cựu Ước cũng báo trước cho nhân loại biết về mục đích của Đức Chúa Trời muốn cứu rỗi loài người.
Chỉ cần đọc Thánh Kinh Cựu Ước, chúng ta đã thấy rõ mục đích của Đức Chúa Trời đối với loài người, mục đích đó là Ngài muốn cứu chuộc loài người và đưa loài người trở lại với Ngài. Để tận hưởng hạnh phúc thật mà Chúa dành cho những tạo sinh của Ngài.






Related link

Latest Features

Weather

April - 2025
SMTWTFS
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
27282930   
       

Facebook comments