Đề
tài: CỘNG TÁC VỚI CHÚA
KINH
THÁNH: MAT 27
Nhập
đề:
Thánh Augustinô đã nói: Khi tạo dựng nên chúng
ta, Chúa không cần hỏi ý kiến chúng ta, nhưng để cứu rỗi chúng ta, Ngài cần
chúng ta đồng ý và cộng tác với Ngài, bởi vì Ngài sẽ không thể cứu rỗi những ai
không muốn. Và như thế, sự cộng tác của chúng ta dường như là một điều kiện cần
thiết luôn đòi buộc mỗi người.
Qua
Thánh Kinh chỉ cho chúng ta biết mỗi khi Đức Chúa Trời làm một công việc nào
đó, Ngài khởi sự một kế hoạch nào đó thì luôn luôn Ngài mời gọi con người cộng
tác với Ngài.
Để
cứu dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai-cập thì Chúa kêu gọi Môi se cùng làm việc, cộng
tác với Ngài. Để Môi se thực hiện tốt công việc Chúa giao phó thì Chúa đã chọn
lấy A-rôn để giúp Môi se hoàn thành sứ mạng.
Đavít
chỉ là một cậu bé chăn chiên tầm thường, nhưng cộng tác với Chúa, cậu đã đánh
thắng tước Goliat và trở nên một vị vua nổi tiếng của dân Do Thái. Cũng vậy,
Giêrêmia chỉ là một cậu bé còn nói cà lăm, nhưng vâng lệnh Chúa, đã trở nên một
tiên tri sáng chói.
Maria
chỉ là một cô thôn nữ âm thầm bé nhỏ, không được ai biết đến. Nhưng sau lời xin
vâng, cộng tác với Chúa, bà đã trở nên Mẹ của Đức Chúa Giê xu.
Mười hai
sứ đồ cũng vậy. Các ông phần đông chỉ là những ngư phủ quê mùa và dốt
nát, đơn sơ và chất phác. Thế nhưng, một khi đã đáp trả lại tiếng gọi của Chúa,
thì Chúa đã biến đổi để các ông trở thành những sứ giả Tin Mừng, những chứng
nhân của tình thương và chân lý. Tiếng nói của các ông đã vang vọng khắp nơi và
ảnh hưởng của các ông trải dài trong dòng thời gian.
I/. Cộng tác với Chúa trong sự chịu khổ.
“
Khi họ đi ra, gặp một người ở thành
Sy-ren tên là Si-môn; thì bắt người vác cây thập tự của Đức Chúa Jêsus.” (
Ma-thi-ơ 27:32; Mac) 15:21
Các
tù nhân bị kết án phải tự các lấy thập tự giá mình đến nơi hành quyết. Chúa
Giê-xu vốn đã bị đánh đập đến kiệt sức rồi, nên không còn vác nổi cây thập tự
của mình đi xa hơn nữa. Thế là một kẻ qua đường là Si-môn, đã bị bắt buộc phải
làm cái công việc ấy. Si-môn là người quê ở Sy-ren, thuộc Bắc Phi, và có lẽ là
một trong số nhiều ngàn người Do Thái đã đến Giê-ru-sa-lem để dự lễ Vượt Qua.
Nói
đến thánh giá là nói đến sự:
Bối
cảnh: ông đang ở ruộng về trên đường…
Nhìn
Si-môn vác thập tự, chúng ta thấy được hình ảnh công việc của Hội Thánh qua các
thế hệ: Hội Thánh là người vác thập tự theo sau Chúa Giê-xu. Như vậy, thưa bạn
là người tin Chúa, xin chú ý là Chúa Giê-xu đã không chịu khổ để loại trừ sự
đau khổ cho bạn. Ngài vác cây thập tự, không phải là để cho bạn khỏi vác, nhưng
là để cho bạn có thể kiên nhẫn chịu đựng. Ngài tha thứ tội cho bạn nhưng không
miễn trừ cho bạn việc phải gặp buồn khổ. Hãy nhớ điều đó và sẵn sàng chờ đợi
đau khổ.
Nhưng,
chúng ta hãy lấy ý niệm nầy để tự an ủi, đó là trường hợp của chúng ta, cũng
như trường hợp Si-môn, cây thập tự chúng ta vác không phải là của chúng ta,
nhưng là của Ðấng Christ. Lúc bạn bị hành hạ vì lòng tin kính; lúc vì tôn giáo
bạn bị thử thách, bị chế nhạo tàn ác, hãy nhớ rằng đó không phải là thập tự giá
của bạn, mà là cây thập tự của Ðấng Christ. Nhưng nếu bạn được vác thập tự giá
thay cho Chúa Giê-xu, thì thích thú biết bao!
Bạn
vác cây thập tự và đi phía sau Ngài. Bạn thật có phước với người bạn đồng hành
như thế! Đường đi của bạn đã in dấu chân của Chúa mình. Dấu vết của chiếc vai
đỏ thấm máu của Ngài cũng hằn trên cây thập tự nặng nề đó. Ðó là thập tự giá
của Ngài, và Ngài đi trước bạn như người chăn đi trước bầy chiên của mình. Hãy
vác cây thập tự của bạn và theo Ngài mỗi ngày.
Cũng
đừng quên rằng bạn vác cây thập tự ấy với tư cách một người chia sẻ với Chúa.
Có ý kiến cho rằng Si-môn chỉ vác một đầu thập tự mà thôi, chớ không vác cả cây
thập tự. Điều đó rất có thể đã xảy ra như vậy; có lẽ Chúa Giê-xu đã vác phần
nặng nhất, chỗ có tấm gỗ nằm ngang qua, còn Si-môn thì vác đầu nhẹ hơn kia. Ðối
với bạn, sự việc chắc chắn là như thế; bạn chỉ vác phần nhẹ hơn của cây thập tự
mà thôi, chính Ðấng Christ mới vác phần nặng.
Cũng
phải nhớ là dầu Si-môn chỉ vác cây thập tự trong chốc lát, nhưng ông được vinh
dự lâu dài. Cũng vậy, cây thập tự chúng ta vác, lâu lắm thì cũng trong giây lát
mà thôi; và rồi, chúng ta sẽ nhận mão triều miện vinh quang. Vì thế, chúng ta
nên yêu mến thập giá, và thay vì từ chối nó, hãy xem đó là việc rất thân thiết,
bởi vì khi chúng ta hoàn tất, thập tự sẽ mang lại cho chúng ta “vinh quang vĩnh
cữu và cao xa vô cùng.”
+ Lu 9:23 23 Đoạn, Ngài phán cùng mọi người rằng: Nếu ai
muốn theo ta, phải tự bỏ mình đi, mỗi ngày vác thập tự
giá mình mà theo ta. Lu 14:27 27 Còn ai không vác thập tự giá mình mà theo ta, cũng không được làm môn đồ ta.
IPhi 4:13 13
Nhưng anh em có phần trong sự thương khó của
Đấng Christ bao nhiêu, thì hãy vui mừng bấy nhiêu, hầu cho đến ngày vinh hiển
của Ngài hiện ra, thì anh em cũng được vui mừng nhảy nhót.
anh em có phần trong sự thương khó của Đấng
Christ...hãy vui mừng: Xem chú
thích ở Co. Phi-e-rơ từng chống lại cái ý niệm rằng Chúa Cứu thế sẽ phải chịu
thương khó (xem
1:24Mat). 16:21-23
II/. Cộng tác với Chúa trong việc thay
đổi bản tính.
Nhiều
người bảo muốn Chúa thay đổi mình không còn uống rượu, chơi cờ bạc, hay trộm
cắp nữa.
+
Giăng 15:1-17
“
Ai cứ ở trong ta thì sinh ra lắm trái”
Cơ
Đốc Nhân có mấy trái: 9 chín Thánh Linh
Cho
mọi người cùng đọc
Để
ra được những trái này, thì đòi hỏi chúng ta phải ở trong Ngài, cộng tác với
Ngài, để Ngài làm việc trong chúng ta.
Chúng
ta phải dính vào Ngài, cành nho không thể ra trái nếu thiếu sự sống từ thân,
cũng vậy đời sống của chúng ta cũng không thể có trái của Chúa nếu chúng ta
không dính vào Chúa, ở trong Chúa.
ở
trong Chúa có nghĩa là gì: tôi thuộc về Ngài.
Nhã
ca: Lương nhân tôi thuộc về tôi
ở
trong Chúa giống như: nước biển ở trong chai, và chai ở trong nước biển.
giống
như thanh sắt ở trong lửa, lửa ở trong thanh sắt.
bỏ
đi mọi điều.
Gia 1:21 21 Vậy,
hãy bỏ đi mọi điều ô uế và mọi điều gian ác còn lại, đem
lòng nhu mì nhận lấy lời đã trồng trong anh em, là lời cứu được linh hồn của
anh em.
Co 3:10 10 mà
mặc lấy người mới là người đang đổi ra mới theo hình
tượng Đấng dựng nên người ấy, đặng đạt đến sự hiểu biết đầy trọn.
Mặc
lấy, hay nhận lấy là việc làm, hành động của chúng ta.
-
Sam sôn mạnh sức.
-
Đa vít tài giỏi.
-
Sa-lô-môn khôn
ngoan.
-
Nhưng tất cả đều
đã thất bại, huống chi chúng ta không sánh kịp họ thì lại càng yếu đuối hơn họ.
-
Nhưng chúng ta có
Đức Thánh Linh giúp đỡ trong sự yếu đuối ấy.
III/.
Cộng tác với Chúa trong việc dâng hiến.
+
5 cái bánh và hai con cá
+ Ma-thi-ơ
25: nén bạc, làm sinh lợi ra ân huệ của
Chúa
Tình
thương Thiên Chúa luôn dạt dào nhưng công việc của Ngài không làm cách đơn
phương. Ngài muốn con người có phần cộng tác. Dù đóng góp nhỏ nhoi nhưng đó là
dấu hiệu của lòng thành. Chữ "tình" muốn nói đến ở đây đó là tình
thương chia sẻ, tình thương quan tâm đến người. Quan tâm bằng cái nhìn thấu
hiểu, chia sẻ bằng những gì sẵn có trong tay.
Theo
William Barclay, năm chiếc bánh lúa mạch của bé trai là loại bánh rẽ tiền. Bánh
lúa mạch là loại bánh bị khinh chê, vì lúa mạch là lương thực của gia súc. Do
đó bánh lúa mạch là bánh của người nghèo. Còn cá cũng vậy, kẻ nghèo đâu được ăn
cá tươi. Cá đứa bé chỉ là thứ cá thường, được ngâm muối, bắt lên từ biển
Galilê. Đây là thức ăn phổ thông mà người trong vùng thường sử dụng.
Chúa
không khinh chê sự đóng góp nho nhỏ của con người. Năm chiếc bánh cho năm ngàn
người, tỉ lệ một phần ngàn thấm tháp vào đâu. Phải thừa nhận của cho ở đây
không đáng giá nhưng cái tình thì quý biết bao. Tình của người quan tâm đóng
góp, tình dân chúng quay quần trong bữa ăn, tình của Chúa Giêsu đã chạnh lòng
thương xót họ.
Đức
tin giúp con người thấy được sự thánh thiêng trong những gì thuần vật chất,
thấy được phục vụ là niềm vui, thấy được cho có phúc hơn nhận. Phân phát bánh
có vẻ vui hơn, chứ thu lại những mãnh vụn thì chẳng thích thú gì. Trong đức tin
ta mới tìm thấy niềm vui trong phục vụ. Tình nhiều khi không cũng có nhưng đức
tin cần có sự góp nhặt ân ban từng ngày mới có kinh nghiệm đức tin và sống đức
tin.
Từ
bữa ăn đặc biệt Chúa Giêsu muốn hình thành nơi mỗi người chúng ta một cách sống
đặc biệt. "Chúng con sống giữa thế gian nhưng chúng con không thuộc về thế
gian". Sự phục vụ vô vị lợi, giúp người không tính toán, sống với nhau
trọn chữ tình, sống với Chúa trong cậy tin đó là dấu hiệu đặc biệt chứng nhận
ta thuộc về Đức Kitô. Ước mơ lớn nhất của chúng ta là được tham dự trong tiệc
vui Nước Chúa. Bữa ăn đặc biệt cần có những con người đặc biệt.
Kết
luận:
Lời
mời gọi cộng tác với Chúa trong việc sẵn sàng tham gia phục vụ nước trời qua sự
chịu khổ, giống Chúa, và dâng hiến.