Tuần 3. SÁNG THẾ
(chương 5-11)
Thắc mắc 1: Thiên Chúa là đàn ông?
Thiên Chúa chúc dữ cho Eva quá khắt khe?
Chắc
là quý vị sẽ nói với tôi là: Mình gọi Chúa là Cha, trả lẽ cha thì đàn bà? Mà
cha thì đương nhiên là đàn ông.
Es
49:15 “ Đàn bà há dễ quên con mình cho
bú, không thương đến con trai ruột mình sao? Dầu đàn bà quên con mình, ta cũng
chẳng quên ngươi.”
Ngôn
ngữ của con người thì rất giới hạn, đọc Kinh thánh thì chúng ta thấy Chúa dùng
ngôn ngữ của loài người để mô tả về Ngài, Ngài dùng hình ảnh của người mẹ để
nói về Ngài, người phụ nữ.
Đức
Chúa Trời vượt trên tất cả, đừng kết luận Chúa là đàn ông cũng đừng bảo Chúa là
đàn bà.
Thiên
Chúa được mô tả như một người chồng đợi chờ vợ, hình ảnh của một người đang
yêu.
Đức
Chúa Trời vượt lên trên giới tính của chúng ta.
Thắc mắc 2: Lời rủa sả rất nặng nề,
khắt khe đối với Eeva.
Chúng
ta nghe thì có vẻ như Đức Chúa Trời thật độc ác, nhưng chúng ta nhắc con cái
mình rằng: Ma túy ai hút vào sẽ chết, nhưng nó bảo không hút vào sướng lắm, nên
tiên.
Thế
thì, vài năm sau nó gặp sự đau khổ thì có phải vì cái lời rủa sả của người cha
mẹ hay là do hậu quả của tội lỗi họ phạm.
Chúa
đã phán với A đam và Ê va: không được ăn cây biết điều thiện, một mai ngươi ăn
chắc sẽ chết, nhưng không nghe lời Chúa mà nghe lời dụ dỗ của ma quỷ, nhưng họ
lại ăn.
Đức
Chúa Trời tôn trọng quyền tự do lựa chọn của con người.
Chúng
ta không còn thấy Đức Chúa Trời độc ác nữa mà chúng ta thấy một Đức Chúa Trời
luôn yêu thương.
Cả
kể khi con người phạm tội thì Đức Chúa Trời đã tìm mọi cách để đem con người
về với hạnh phúc thuở ban đầu.
Tuần 3. SÁNG THẾ
(chương
5-11)
Sáng thế ký 6:5-8
Chúng ta để ý đến những từ
như: Đức Chúa Trời thấy, Đức Chúa Trời hối hận, Đức Chúa Trời buồn rầu trong
lòng, khi mình đọc chỗ này Đức Chúa Trời thấy không biết mắt Chúa ra làm sao
nữa, có đeo kính cận không nhỉ? Rồi Đức Chúa Trời lại hối hận nữa, mọi sự Chúa
làm ra đều là tốt lành, bởi vì Chúa là Đức Chúa Trời toàn năng mà lại phải hối
hận.
Rất nhiều thắc mắc, thế thì ở
đây có một sự ghi chú ngay về mặt Thánh Kinh. Người ta nói đến ngôn ngữ như
nhân, chúng ta rất ít nghe những từ này ngôn ngữ như nhân nghĩa là làm sao?
Nghĩa là mô tả Đức Chúa Trời như con người vậy, bởi vì chúng ta là con người mà
mình chỉ nói về Đức Chúa Trời khởi đi từ kinh nghiệm của con người.
Cho nên, mình mô tả về Đức
Chúa Trời cũng giống như một con người vậy, có chỗ nói Chúa hay ghen tuông,
Chúa đi, cánh tay Chúa dơ ra.
Dùng cái hình ảnh và ngôn ngữ
của con người để nói về Đức Chúa Trời.
I. LỤT HỒNG THUỶ (6,1 – 9,29)
Sáng-thế-ký
6:13,17,18 & Sáng-thế-ký 7:17-24
Chúng
ta thấy những nét chính của bản văn về cơn lụt đại hồng thủy, lần trước tôi có
nói với quý vị, khi con người phạm tội bẻ gẫy mối tương quan hài hòa với Đức
Chúa Trời, thì hậu quả của tội là? Mối tương quan của giữa hai người thân thiết
nhất tức là vợ với chồng cũng bị bẻ gẫy.
Rồi
mối tương quan ruột thịt với nhau trong gia đình là Ca-in và A-bên cũng bị bẻ
gẫy, rồi đến mối tương quan giữa con người thiên nhiên vũ trụ, bao quanh cũng
bị bẻ gẫy.
Và
câu chuyện cơn lụt đại hồng thủy sau chót cũng cho thấy cái mối quan hệ của
chúng ta với vũ trụ, với thiên nhiên vây bọc quanh ta nó bị đổ vỡ.
Về
mặt chú giải Thánh Kinh có chi tiết này chúng ta nên quan tâm!
Tác
giả của sách Sáng-thế-ký trình bày những câu chuyện để trình bày cho chúng ta
một giáo lý đức tin.
Minh
họa: Có sự giống nhau giữa trình thuật
này và một truyện thần thoại của Babylon (Gilgamesh Epic), theo đó hội đồng các
thần linh quyết định hủy diệt nhân loại. Ea là thần khôn ngoan hiện ra với Utnapishtim
và báo cho biết tai hoạ sắp tới, đồng thời dạy phải làm tầu để cứu cả nhà.
Utnapshtim làm tầu rồi đem gia đình và cả thú vật lên tầu. Các thần cho cơn bão
hoành hành nhưng rồi chính các thần linh cũng không kiểm soát nổi cơn bão, và phải
run sợ ẩn nấp trên trời. Khi bão tan, Utnapishtim thả những cánh chim ra để xem
xét tình hình. Khi vừa lên bờ, họ dâng lễ tạ ơn thần linh và được các thần
thuởng cho sự bất tử. Tuy nhiên giữa truyện thần thoại này và trình thuật Thánh
Kinh có những khác biệt căn bản. Trong trình thuật sách Sáng Thế, không hề có
bóng dáng đa thần. Thiên Chúa và chỉ một mình Người mà thôi điều khiển tất cả
và không có chuyện cơn bão lụt vượt ra ngoài sự kiểm soát của Thiên Chúa. Cơn
lụt được trình bày rõ ràng là hình phạt của tội, và sau cơn lụt, Noê bước vào
giao ước với Thiên Chúa chứ không để hưởng sự bất tử.
Chẳng
hạn như cơn lụt đại hồng thủy này, trận đại hồng thủy không vượt qua được quyền
tể trị, kiểm soát của Chúa, ngập hết tất cả nhưng cũng không vượt qua được ý
định của Ngài.
Trận
đại hồng thủy được mô tả rõ ràng là: hình phạt của tội lỗi, chúng ta đọc những
lời như sau: “11 Thế
gian bấy giờ đều bại hoại trước mặt Đức Chúa Trời và đầy dẫy sự hung ác. 12 Nầy, Đức Chúa Trời nhìn xem thế gian, thấy đều
bại hoại, vì hết thảy xác thịt làm cho đường mình trên đất phải bại hoại.” cho
nên cơn lụt nó là hình phạt của tội.
Thắc
mắc: 6:1- 4 con trai thiên Chúa với con gái loài người.
Khi
chúng ta đặt câu chuyện này trong bối cảnh của sách Sáng-thế-ký thì ta có thể
hiểu rằng tội lỗi nó không chỉ có giới hạn ở dưới đất thôi mà nó còn vượt qua
danh giới giữa đất với trời nữa.
Tội
lỗi nó quá sức rồi, con trai Đức Chúa Trời lấy con gái loài người, tác giả muốn
nói rằng lòng con người toan tính điều xấu, lòng là nói đến trung tâm ý muốn
của cả con người. Lòng toan tính điều xấu thì cả cuộc sống của con người là đều
xấu xa, ý muốn nói điều như thế.
Ý
nghĩa này được nhấn mạnh hơn nữa trong 6,5-8; 8,21-22 với ghi nhận rằng “Lòng
con người toan tính điều xấu.” Trong văn hoá Hípri, trái tim (lòng) trước
hết không phải là trung tâm tình cảm nhưng là nguồn tri thức và ý muốn. Do đó,
điều nhấn mạnh ở đây là toàn bộ suy tư và đời sống con người đã ra xấu xa.
II. Ý nghĩa của nước trong lụt hồng
thủy, con tàu ông Noe
Con tàu ông Nô-ê là hình bóng Hội Thánh, khi
cơn đại hồng thủy dâng lên thì tất cả mọi sinh vật đều chết hết, chỉ trừ những
ai ở trong con tàu của ông Nô ê, có cả người cả vật ở trong.
Tương
tự như vậy, chỉ có những ai ở trong Hội Thánh thì mới được cứu rỗi, còn nếu ở
ngoài thì chết hết.
Có
một câu châm ngôn rất hay rằng: Ngoài Chúa ra không có sự cứu rỗi trong đấng
nào khác.
Minh
họa: Chỉ có 10 % là ở trong Chúa, còn 90% là không ở trong Chúa thì họ không
được cứu.
Chuyện
kể: Có người kia chết rồi nên gặp thánh Phi-e-rơ, ông phát cho một cục phấn, đi
leo cái thang này, tội đi đến đâu rồi đánh dấu vào đấy. Thế là có một tín đồ
mới chết, ông đang chèo thang ông ghi tội thế thì gặp ông cha sứ ở trên xuống,
ông cha sứ chết trước một ngày, ông tín đồ hỏi: Cha đi đâu vậy, ông cha bảo tao
đi kiếm thêm phấn, ghi mãi chưa hết tội.
III. Noe là hình ảnh loan báo Chúa Giê xu
Trong
câu chuyện trận đại hồng thủy, chúng ta đọc thấy ông Nô-ê như là một khởi đầu
của một nhân loại mới, chính Chúa Giê xu Christ mới là đầu của một nhân loại
mới.
Sau
cơn lụt, ông Nô-ê ông ấy lên đất liền dâng lễ, tạ ơn Chúa.
Chúa
Giê xu Christ dâng lễ tạ ơn, không bằng một sự vật gì ở bên ngoài mà Ngài dâng
hiến chính mình cho Đức Chúa Cha.
Trong
câu chuyện lụt đại hồng thủy ông Nô-ê ông có một giao ước mới với Chúa, chính
Chúa Giê xu đến để thiết lập giao ước mới và là giao ước vĩnh cửu.
Cho
nên, khi chúng ta dự tiệc Thánh chúng ta nghe lời: này là huyết ta, huyết của
sự giao ước mới đã đổ ra cho nhiều người được tha tội.
Con
đại hồng thủy là hình phạt của tội và Chúa kêu gọi chúng ta hãy lìa tội lỗi,
tránh xa tội lỗi.
SÁNG THẾ
(chương 12-19)
(chương 12-19)