Gia Dinh Gieo Giong

HỌC THÁNH KINH 02

THÁNH KINH 100 TUẦN

Chào mừng quý ông bà anh chị em đến với lớp Thánh Kinh 100 tuần, đây là lớp Thánh Kinh mà chúng ta sẽ tìm hiểu Thánh Kinh từ đầu cho tới cuối.
Lớp này không phải chỉ đưa ra những kiến thức về Thánh Kinh mà thôi nhưng nó liên hệ đến đời sống đức tin của chúng ta, áp dụng Lời Chúa vào đời sống thực tiễn để rồi chúng ta thấy Lời Chúa Lời Chúa sẽ lớn lên trong đời sống của chúng ta.
Chúng ta đã học tuần thứ nhất:
Và trong tuần thứ nhất đó chúng ta đã có cái nhìn tổng quát về 5 năm sách đầu tiên của Thánh Kinh gọi là ngũ thư.
Một số chủ đề lớn trong sách Sáng Thế Ký mà chúng ta đã đi qua như là:

I.                   II. THIÊN CHÚA TẠO DỰNG VŨ TRỤ
II.                CON NGƯỜI LÀ HÌNH ẢNH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
III.             ĐỨC CHÚA TRỜI DỰNG NÊN CON NGƯỜI CÓ NAM VÀ CÓ NỮ BÌNH ĐẲNG VÀ BỔ TÚC CHO NHAU

Hôm nay, chúng ta sẽ học tiếp những chủ đề lớn trong sách Sáng Thế Ký.

ĐỨC CHÚA TRỜI DỰNG NÊN CON NGƯỜI CÓ NAM VÀ CÓ NỮ BÌNH ĐẲNG VÀ BỔ TÚC CHO NHAU

Trong Sáng Thế Ký 1:27 Thánh Kinh viết rằng: “ Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ.”

Ngài dựng nên con người có nam, có nữ chứ không phải chỉ có đàn ông cũng không phải chỉ có đàn bà mà thôi mà là có nam có nữ.

Sang đến chương 2 thì chúng ta không chỉ thấy có một vài câu mà chúng ta thấy có cả một câu chuyện về sự tạo dựng của Đức Chúa Trời, mà cái câu chuyện này không chỉ những người Tin Lành biết mà là cả những người ngoại đạo cũng biết nữa.

Minh Họa: Trên đường phố chúng ta gặp những cửa hàng bán quần áo phụ nữ thì họ đề biển là: Ê-va, đây chính là để chỉ những đồ mặc của phụ nữ.
Hoặc những nơi tập thể hình của cánh đàn ông thì người ta đề là nơi của những A đam, để chỉ về những người nam.
Ở Sài gòn có quán café và đường phố bán hàng ăn đêm: phố Ê-đen.
Khi các nhà tư vấn tâm lí: cho các đôi nam nữ thì hỏi họ rằng: thế họ đã ăn trái cấm chưa?
Nói đến trái cấm giữa người nam người nữ ngày nay là người ta hiểu ngay rằng: Họ đã ăn nằm với nhau chưa? Hay còn trong trắng.

Chính tỏ rằng: người ngoại cũng biết rất rõ sự tạo dựng của thời kỳ khởi nguyên mà Đức Chúa Trời tạo dựng nên. Và những câu chuyện về sự tạo dựng rất gần với thế giới loài người.

Như vậy, chúng ta đọc bản văn của Thánh Kinh thì chúng ta thấy: Con người có nam, có nữ.
Và ở đây có một số yếu tố mà chúng ta nên quan tâm: Bình Đẳng.

Trong chương 2 ký thuật lại về việc Đức Chúa Trời tạo dựng A-đam và khi tạo dựng thì Ngài lấy đất nắn lên hình người rồi hà sinh khí, tức là thổi hơi thở của Ngài vào.

Sau đó, Đức Chúa Trời tạo dựng nên bà Ê-va Ngài tạo dựng làm sao?
Nếu chúng ta đối chiếu ở chương 2:19 thì “ Giê-hô-va Đức Chúa Trời lấy đất nắn nên các loài thú đồng, các loài chim trời, rồi dẫn đến trước mặt A-đam đặng thử xem người đặt tên chúng nó làm sao, hầu cho tên nào A-đam đặt cho mỗi vật sống, đều thành tên riêng cho nó.” 

Ở chỗ này, có nói đến việc Chúa nắn nên các loài thú, nhưng chúng ta không thấy Chúa thổi hơi vào nổ mũi. Không Chúa không thổi hơi của Ngài vào các loài thú, chẳng có loài nào được Chúa thổi hơi thở của Ngài vào chỉ duy có có con người mà thôi.

Khi Chúa dựng nên bà Ê-va thì Chúa có lấy đất mà nắn nên như là nắn dã thú không? Không chứ, Chúa lại cho ông A-đam một giấc ngủ đê mê rồi Chúa mới rút cái xương xườn. Và từ cái sương xườn của ông Chúa mới làm nên một người đàn bà tên là Ê-va.

Các Ra-bi của người Do Thái thì người ta mới cắt nghĩa là: tại sao Chúa không rút lấy một cái xương đầu của ông A-đam mà làm nên đàn bà, hay là sao Chúa không lấy cái xương mắt cá của ông ấy mà làm nên bà Ê-va. Mà Chúa lại lấy cái xương sườn.
Họ trả lời rằng, nếu Chúa mà lấy xương đầu thì khổ các ông, suốt đời bị phụ nữ leo nên đầu ngồi, Chúa mà lấy xương mắt cá thì khổ các bà bị chồng chà đạp liên tục.
Chúa lấy xương sườn ở bên cạnh trái tim, để dựng nên người phụ nữ, thế nên người nam yêu thương nhau. Họ được dựng nên để yêu thương nhau, gắn bó với nhau chứ không phải chỉ đề tồn tại.

Khi chúng ta so sánh cách mà Chúa dựng nên các loài dã thú, và cách mà Ngài dựng nên bà Ê-va để cho chúng ta thấy một sự khác biệt hoàn toàn. Và chúng ta thấy Chúa dựng nên hai người biết yêu thương, gắn bó với nhau nhưng mà cũng bình đẳng với nhau nữa.
Vừa Bình Đẳng và Bổ Túc cho nhau.
Đàn ông ở một mình không tốt, mà đàn bà ở một mình cũng không tốt, cái từ dịch sát trong tiếng Hipri dịch là: Con người, con người ở một mình thì không tốt.

Người nam và người nữ bình đẳng nhau nhưng mà đồng thời bổ túc cho nhau. Trong lịch sử của thế giới ta chứng kiến hai điều nó liên hệ đến chuyện này.

1/. Bất bình đẳng
Ở Việt Nam chỉ vài thập niên gần đây thì mới có sự tương đồng nam nữ, chứ trong lịch sử thì sự bất bình đẳng nam nữ xảy ra rất mạnh mẽ. Trước kia, người phụ nữ bị coi thường.
Các cụ ngày xưa đã có câu: Nhất nam viết hữu mà thập nữ viết Zezo. Coi thường người phụ nữ quá.
Trai thì năm thê, bảy thiếp,
mà gái chỉ có chính chuyên có một chồng.
Ở dân tộc người Ba-na khi khách đến nhà thì người phụ nữ không được ăn chung hay cùng mâm với chồng với đàn ông.
Mà ngày nay, vẫn còn có những gia đình ở trong miền Nam là chồng phải ăn cơm trước xong rồi người vợ mới được ăn.

Chúng ta hãy nhớ rằng: Thánh Kinh được viết cách đây 30 thế kỉ, Việt Nam mình cách đây 50 vẫn còn tình trạng bất bình đẳng như vậy mà Thánh Kinh được viết cách đây 30 thế kỉ nhé mà đã nói đến sự bình đẳng như thế này là đáng quý lắm.
Bây giờ thì bình đẳng quá đà, ở bên Mỹ thì thứ nhất là trẻ con, thứ hai là phụ nữ, thứ ba là chó, thứ bốn là đàn ông. Mới đây có thêm một cái thứ năm nữa đó là Mục sư và Linh Mục. Mục sư và Linh Mục xếp hạng chót.




2/. Bổ túc cho nhau
Nam nữ bổ túc cho nhau, thế nhưng ngày hôm nay có khuynh hướng để xóa đi tính độc đáo của mỗi giới, người nam và người nữ đều có những nét độc đáo của những giới đó và hai giới bổ túc cho nhau.
Và nhất là đang có khuynh hướng đồng tính luyến ái, người nam thích người nam, người nữ thích người nữ.  Đây là điều sứ đồ Phao lô đã nói rằng: họ bỏ tính tự nhiên.

Cho nên, khi chúng ta đọc Thánh Kinh và ngồi suy nghĩ chúng ta mới thấy Thánh Kinh đúng thật là lời hằng sống, lời được viết ra từ bao nhiêu thế kỉ mà ngày hôm nay mình đọc đến nó vẫn là sự chuẩn mực cho mọi vấn đề trong mọi thời đại và soi sáng cho mình những vấn đề của ngày hôm nay, chứ không phải là những vấn đề trong quá khứ.
Và một vấn đề cũng hết sức quan trọng là: Nền tảng của gia đình.

3/. Gia đình
Ngay trong những chương đầu của Thánh Kinh, Đức Chúa Trời đã thiết lập nền tảng của gia đình.
Có những yếu tố giúp cho ta thấy những yếu tố đâu là nền tảng gia đình.
Chính Chúa liên kết, hai người nam nữ nên một với nhau, rồi họ cộng tác với Chúa trong việc sinh sản con cái, trong công trình tạo dựng những con người mới.
Đức Chúa Trời không tạo dựng hàng loại những con người, nhưng Ngài dựng nên người nam cùng người nữ và hai con người này có trách nhiệm đó là cùng cộng tác với Chúa để tạo dựng nên những công trình con người mới.

Nền tảng gia đình đã được thiết lập, Thánh Kinh nói chính Chúa tạo dựng bà Ê-va cho A đam mà, chính Chúa đã liên kết và bởi vì điều gì Chúa liên kết thì con người không được phân ly.
Khi so sánh cái luật hôn nhân với luật độc thân của người Công giáo cái nào nặng hơn?

Luật độc thân là luật của con người, do con người, do giáo hội lập nên, còn bất khả phân ly của vợ chồng là luật của Chúa.
Sau này, Chúa Giê xu nhắc lại cái câu này, người nam sẽ lìa cha mẹ mà dính díu, kết hợp với vợ của mình và cả hai nên một.

Và Chúa Giê xu nói tiếp là: Điều gì Đức Chúa Trời đã kết hiệp thì loài người không được phân ly, phân rẽ. Và đây chính là nền tảng Lời Chúa, nền tảng Thánh Kinh.

Và nhiều người tin Chúa nói ở trong Chúa không được ly hôn, khắt khe quá nhưng mà Hội Thánh không thể đi ngược lại với những lời giáo huấn của Chúa được.
Giáo hội, hay tổ chức con người không phải ở trên Chúa mà là tôi tớ của Chúa.
Chính Chúa liên kết và cả hai nên một, cái từ “ nên một” là chúng ta hay có cái nhìn của tây phương, thần học người ta gọi là cái nhìn nhị nguyên, tức là khi nói đến cái từ nên một là người ta chỉ nghĩ đến cái chuyện nên một trong thân xác, tinh thần thì không. Và đấy là cái thảm họa cho chúng ta.

Minh Họa: Mấy anh thanh niên đi ra ngoài đường gặp những cô gái ngoài đường và nên một với người ta, và thế gian cũng cho đó là nên một, nhưng đấy là nên một trong xác thịt, nên một trong tội lỗi, ghê tởm.

Giữa hai vợ chồng người ta nên một với nhau thì thử hỏi hai sự nên một đó có giống nhau không? Giống làm sao được, nó chỉ giống về mặt thể lý, xác thịt nhưng không thể có một cái ý nghĩa nhân văn như nhau.

Cho nên, chúng ta phải hiểu cái từ nên một trong nghĩa rộng hơn, vợ chồng gắn bó với nhau, nên một với nhau trong cái ý nghĩa toàn diện chứ không phải trong thân xác.

Như vậy, hai chương đầu của sách Sáng Thế Ký chứa đựng những chủ đề quan trọng, không đi vào chi tiết nhưng đi vào một số điểm nổi bật trong Thánh Kinh để chúng ta suy gẫm và sống theo Lời Chúa mỗi ngày. A-men.


Sáng-thế-ký 3:1-7
I/. Vài Trò Của Giác Quan
Khi chúng ta đọc sách Sáng-thế-ký từ chương 1 – chương 11, ta phải hiểu rằng những chương sách này được viết bằng một thứ ngôn ngữ thể văn rất đặc biệt. 11 chương đầu của sách Sáng Thế Ký nói về lịch sử của Y-sơ-ra-ên.
Mà nói cả về thời kỳ trước lịch sử, các nhà thần học gọi là tiền sử, nói về nguồn gốc của vũ trụ, nói về lý do tại làm sao Thiên Chúa tạo dựng mọi sự tốt lành như thế mà đau khổ lại đầy dẫy trong cuộc đời.
Tại làm sao Thiên Chúa tạo dựng mọi sự tốt lành như thế mà lại có sự ác hiện diện trong thế gian, và để trả lời và trình bày những lý do đó, tác giả của sách Sáng thế ký không sử dụng loại thể văn mà chúng ta quen gọi là lịch sử.

Minh họa: Lịch sử ngày hôm nay là 10/11, giờ này là 8h xảy ra sự kiện gì đấy là lịch sử, theo cách chúng ta thường hiểu, nhưng ở đây không phải thể văn lịch sử như thế.

Chúng ta thử tưởng tượng xem lúc mà Chúa tạo dựng vũ trụ và loài người thì có ai mà ngồi đó mà ghi ghi chép chép như thế này không? Đã có ai đâu mà ghi, cho nên nó không phải là thể văn lịch sử mà là tác giả mượn những ngôn ngữ hình ảnh để trình bày suy tư về tôn giáo.

Rất là sâu sắc và vì thế chúng ta đừng bám vào những từ ngữ theo nghĩa đen mà là khám phá ý nghĩa tác giả muốn chuyển tải cho chúng ta.
Như vậy, chúng ta có thể vượt lên trên những câu hỏi mà bất cứ lớp Thánh Kinh nào mà các học viên đặt ra.

Minh họa: Trái mà bà Ê-va hái cho ông A đam là cái trái gì mà nó giữ vậy? Mít hay Sầu Riêng mà nó ghê vậy? Hoặc là con rắn Chúa phạt nó bằng bụng, vậy trước đó nó đi bằng gì? Không ai biết được cả. Và chúng ta không tìm được câu trả lời ở trong bản văn Thánh Kinh.

Bởi vì 11 chương đầu của sách Sáng Thế Ký không được viết bởi thể văn lịch sử, mà là mượn những ngôn ngữ hình ảnh để diễn tả những bài học thuộc linh rất sâu sắc.

Bây giờ, chúng ta đi vào bản văn của Thánh Kinh để tìm ra những bài học thuộc linh.
Trước hết chúng ta để ý câu 6: “ Người nữ thấy trái của cây đó bộ ăn ngon, lại đẹp mắt và quí vì để mở trí khôn, bèn hái ăn, rồi trao cho chồng đứng gần mình, chồng cũng ăn nữa.”

Thấy bằng gì? Bằng mắt, ngon bằng gì? Bằng miệng.
Và đây là những giác quan rất rõ ràng, Chúa ban cho chúng ta có giác quan, và chúng ta có tất cả là mấy nhỉ? Ngũ quan.
Chúa ban cho chúng ta những giác quan, và những giác quan đó để ta tiếp xúc với thế giới bên ngoài, làm cho cuộc sống của mình phong phú hơn.

Minh họa: Nếu thử tưởng tượng mà xem, nếu chúng ta bị mù mắt như những em khiếm thị, cuộc sống chúng ta trở nên chật hẹp hơn, giả như chúng ta bị điếc, bị câm thì cuộc sống của chúng ta cảm thấy nó giới hạn đi.

Chúng ta cần tạ ơn Chúa vì gia đình, vợ chồng, con cái có 5 giác quan lành mạnh, tinh tường và minh mẫn. Điều đó khiến cuộc sống chúng ta thêm phong phú và ý nghĩa hơn. Nhưng chúng ta cũng đừng quên rằng cũng giác quan là cửa ngõ của những cơn cám dỗ.

Minh họa: Bà Ê-va trông bằng mắt, thấy đẹp quá, ăn thì ngon lắm, đây chính là những giác quan trở thành cửa ngõ của những cơn cám dỗ. Bản thân chúng ta có kinh nghiệm những giác quan là cửa ngõ của những cơn cám dỗ không?Nếu ai không có bị cám dỗ thì chắc là thiên thần rồi.

Và trong 5 giác quan thì đặc biệt nhất là con mắt, con mắt là cửa sổ linh hồn, bà Ê-va trông cái trái thì đẹp mắt. Mắt là đèn của thân thể, nếu mắt ngươi sáng thì cả thân thể ngươi sẽ sáng láng.

Minh họa: Đi xe trên đường thấy cô gái đẹp, theo tự nhiên thì chúng ta chỉ nhìn lần đầu thôi, nhưng vì cô ấy đẹp và mặc váy ngắn cho nên cứ ngoái lại nhìn chăm chăm người ta. Nhìn lần đầu tiên thì không phải là tội, nhưng nếu cứ nhìn chăm chăm vào thì nó lại trở thành tội rồi.
Chúa Giê xu đã từng phán rằng: Nếu ngươi nhìn người đàn bà, mà động tình tham muốn thì đã phạm tội tà dâm rồi. Người thế gian cho rằng phải ăn nằm với nhau bất chính thì đó là tội tà dâm, nhưng Chúa Giê xu đi xa hơn rằng: chưa cần phải ăn nằm với nhau mà chỉ cần nhìn nhau và muốn chiếm đoạt nhau là phạm tội tà dâm rồi. Thế nên, chúng ta thấy phạm tội ngoại tình cũng liên quan đến giác quan bằng mắt.

Sau này, chúng ta sẽ học sách Sa-mu-ên chúng ta sẽ thấy Vua Đa-vít ngủ dậy buổi trưa, đi bách bộ ở trên sân thượng nhìn xuống thì thấy một người phụ nữ đang tắm, cái thấy đó mới chết chứ. Giác quan đặc biệt là con mắt.

Minh họa: Có một con chiên hỏi một linh mục Công giáo rằng: Thưa cha, xem phim sex có phải là tội không? Và ông cha hỏi ngược lại rằng: Thế khi anh xem xong thì anh quên ngay là nhớ lâu? Thì con chiên kia nói con nhớ dai lắm. Đấy chính cái nhớ dai đó là tội lỗi.

Như vậy, chỉ một chi tiết rất nhỏ ở đây thôi mà nhiều khi chúng ta đọc thoáng qua, ta không để ý, chúng ta phải canh giữ giác quan của mình, vì các nhà đạo đức khuyên chúng ta là phải canh phòng ngũ quan, nhất là con mắt bởi vì nó có thể trở thành cửa ngõ của những con cám dỗ.
Mình không xa được cái dịp tội đó, thì mình không xa được chính tội đó.
Sứ đồ Phao lô đã khuyên rằng: “  Bất cứ việc gì tựa như điều ác, thì phải tránh đi.”  ( ITe 5:22 )

II/. Chiến Thuật của Ma-quỷ Khi Cám Dỗ Con Người
Khi con rắn nó cám dỗ bà Ê-va, nói rõ ra rằng Ma quỷ nó cám dỗ, chiến thuật mà Ma quỷ nó sử dụng luôn luôn giống nhau.
Đó là nó nói sự thật, nhưng chỉ có một nửa thôi, chỉ có một nửa thôi chứ không phải sự thật toàn diện.
Bây giờ, chúng ta cùng đọc bản văn xem nó nói với bà Ê-va làm sao?

Câu 4: “ Rắn bèn nói với người nữ rằng: Hai ngươi chẳng chết đâu;

Nó nói vậy đúng không? Đúng chứ, bởi vì ăn xong thì bà có chết đâu, ăn xong thì không chết nhưng mà không có sống mãi không? Không.

Nó nói tiếp ở câu 5: “ nhưng Đức Chúa Trời biết rằng hễ ngày nào hai ngươi ăn trái cây đó, mắt mình mở ra,”

Và nếu chúng ta đọc tiếp thì thấy mắt của A đam và Ê va mở ra, nhưng mở để thấy cái gì? Để thấy mình trần truồng. Mở để thấy cái sự trần truồng của mình.
Cho nên, nó nói thật nhưng chỉ có một nửa thôi, cũng ở trong câu 5 đó, mắt của họ mở ra rồi thì làm sao? Sẽ như Đức Chúa Trời, biết điều thiện và điều ác.

Ngay trong chúng ta bây giờ cũng biết thiện và ác chứ nhưng chỉ là một thứ biết giới hạn, chứ không phải là cái biết toàn diện, cho nên chiến thuật Ma quỷ nó áp dụng luôn luôn giống nhau. Nói sự thật nhưng chỉ có một nửa.

Nếu nó nói gian dối trắng trợn thì các anh chị và tôi nhất khoát không tin, nhưng mà nó nói sự thật chỉ có điều một nửa thôi và chúng ta không cảnh tỉnh đề phòng nên sẽ sa ngã vào chiến thuật của nó, ta va vào cơn cám dỗ của nó rất nhiều.

Minh họa: Chúa Giê xu chịu cám dỗ, có mấy cơn cám dỗ, cũng ba cơn cám dỗ, và chúng ta nghĩ lại xem, nhớ lại xem có đúng là chiến thuật ở đây không?
Khi nó nói với Chúa Giê xu: “ Hãy biến đá thành bánh đi ” vì lúc này Chúa đói rồi, đúng là chúng ta cần cơm bánh chứ vì mình là con người mà, mình không phải là thiên thần. Cho nên, mình cần đến cơm bánh để sống.

Nhưng có phải cơm bánh là thức ăn duy nhất và tuyệt đối cần thiết cho con người không? Thưa không, cho nên Chúa Giê xu mới trả lời là: “ Người ta sống chẳng phải chỉ nhờ bánh mà thôi, mà còn nhờ mọi lời nói ra từ miệng Đức Chúa Trời ”
Chỉ có một nửa sự thật thôi, trong lời đề nghị của Ma quỷ, rồi chúng ta cũng nhìn lại những cơn cám dỗ trong đời sống mình xem có đúng vậy không?
Ma quỷ nó cũng nói sự thật nhưng chỉ có một nửa thôi.

Minh họa: Ma quỷ nó nói: Có tiền là giải quyết được hết mọi sự thôi. Không có tiền làm sao mà sống được, nhưng thực tế thì tiền không phải là tất cả, vì có những tỉ phú đã tự tử, có những người rất giàu có mà cuộc sống không bình an, có những người rất giàu có mà không có hạnh phúc, an vui.

Nó nói đúng nhưng chỉ đúng có một nửa, khi chúng ta đọc với nhau về bản văn Thánh Kinh chương 3 này, chúng ta phân tích với nhau một chút về cơn cám dỗ, ta thấy ít nhất từ nãy đến giờ hai điểm rất quan trọng và nó rất gần sống với kinh nghiệm sống đức tin của mình.
Thứ nhất là giác quan.
Thứ hai là chiến thuật của Ma quỷ khi cám dỗ con người.

III/. Chỉ Có Đức Chúa Trời Xác Định Danh Giới Giữa Thiện Và Ác
Sáng-thế-ký 2: 16-17: “ Giê-hô-va Đức Chúa Trời phán dạy rằng: Ngươi được tự do ăn hoa quả các thứ cây trong vườn; 17 nhưng về cây biết điều thiện và điều ác thì chớ hề ăn đến; vì một mai ngươi ăn, chắc sẽ chết.”

Cây biết điều thiện điều ác không được ăn, nghĩa là làm sao? Chỗ này quan trọng lắm.
Chỉ có một mình Thiên Chúa là Đấng toàn tri và tuyệt đối khôn ngoan, chí có Đức Chúa Trời mới biết rõ danh giới đâu là thiện đâu là ác.
Con người không được dành cho mình cái quyền xác định thiện ác, và nếu con người cướp đi cái quyền đó của Đức Chúa Trời thì con người chỉ làm cho chính bản thân của mình thôi. Nói như thế này thì còn hơi trìu tượng, cho nên bây giờ ta lấy những minh họa cụ thể thì chúng ta sẽ dễ hiểu hơn.

Minh họa: Một đằng thì sự phá thai quá sức, VN chúng ta phá thai là nhất nhì thế giới, một đằng khác thì những người phụ nữ khác tha thiết đi tìm cách chữa trị để có con. Hai hiện tượng hoàn toàn trái ngược nhau. Một đằng thì hủy diệt sự sống và một đằng thì khao khát để có một đứa con mà không được.
Và tôi có đặt một câu hỏi là: Chúa muốn nhắn gửi chúng ta điều gì ở đây? Chúa muốn chúng ta trân trọng và duy trì sự sống đó là thiện.
Ngày hôm nay, có biết bao nhiêu người chủ trương rằng phải phá thai, nếu không thì số nhân loại càng lúc càng gia tăng thì làm sao mà sống được.

Minh họa: Có một cô bé này mới có 16-17 tuổi mà nó lỡ ăn chơi, nó có bầu bà bây giờ nếu nó không phá thai, nó giữ lại cái thai đó thì làm sao nó nuôi con được? Tương lai nó làm sao lo được đời sống của nó? Cho nên người thế gian người ta nói phá thai là tốt là thiện đấy.

Đang khi đó thì Lời Chúa nói với chúng ta làm sao? Rất rất khoát, ngươi không được giết người. Cho nên chỉ có Chúa mới xác định danh giới giữa thiện và ác. Con người không được tước lấy quyền từ Thiên Chúa. Con người cướp cái quyền đó thì chỉ gây khổ đau cho bản thân mà thôi.

Có những người làm cách mạng bảo rằng: Phải giết những người giàu và phải cướp của của những người giàu để chia cho người nghèo như vậy là thiện, như vậy là tốt, như vậy là đạo đức.

Cây biết điều thiện và điều ác ý nghĩa chính yếu ở đây là nằm ở chỗ đó, con người không thể tự mình xác định thiện ác được, bởi vì tầm nhìn của chúng ta nó rất là giới hạn.
Và vì vậy, chúng ta phải trân trọng Lời Chúa về cây biết thiện và ác, có nghĩa là chúng ta phải tuyệt đối tin tưởng vào Lời của Đức Chúa Trời.

Minh họa: Chúa Giê xu khi đối diện với những cơn cám dỗ, câu trả lời của Ngài luôn luôn là: Có Lời chép rằng, tức là Ngài luôn luôn dựa vào lời của Chúa mà thôi.

Tiêu chuẩn và chuẩn mực của đời sống chúng ta hãy luôn luôn sống và tin cậy tuyệt đối vào lời của Đức Chúa Trời. à đấy chính là bài học cho đời sống của chúng ta khi ta đối diện với những cơn cám dỗ mỗi ngày.

Cho nên, khi chúng ta cùng nhau đọc, và suy gẫm sách Sáng Thế Ký 3 này. Chúng ta xin hãy nhắm mắt để cho dễ tập trung, để chúng ta cầu nguyện và xin Chúa cho chúng ta noi gương Chúa Giê xu luôn luôn bám chặt vào lời Chúa để chống lại những cơn cám dỗ.
Bài thánh ca: Xin cho con biết lắng nghe.

VI/. Hậu Quả Của Tội Lỗi ( Sáng Thế Ký 3: 8-19)
Người Công giáo người ta có lễ tro, người ta tiến lên để được linh mục xức tro trên trán, trên đầu.
Nhiều người đi ra ngoài đường thấy chán đầy tro, giữ tro suốt ngày đến chỗ làm, người ta xức tro đó là một hình thức để tuyên xưng đức tin, và khi người ta tiến lên để được xức tro thì người ta hát bài: Hỡi người hãy nhớ mình là bụi tro, một mai người sẽ trở về bụi tro.
Và cái lời bài hát đó nó xuất phát từ sách Sáng Thế Ký 3.
“ ngươi là bụi đất và sẽ trở về với bụi đất” Chúa nói với A đam như vậy, đoạn Kinh Thánh này có rất nhiều chi tiết đáng cho chúng ta quan tâm, học hỏi.
Ngay câu 8: “Lối chiều, nghe tiếng Giê-hô-va Đức Chúa Trời đi ngang qua vườn, A-đam và vợ ẩn mình giữa bụi cây, để tránh mặt Giê-hô-va Đức Chúa Trời.”
A đam biết rõ, Đức Chúa Trời đi dạo trong vườn vào mỗi buổi chiều để trò chuyện, tương giao với hai vợ chồng, nhưng hai vợ chồng đã tìm cách để chốn Ngài để khỏi giáp mặt với Đức Chúa Trời.

Minh họa: Tôi hỏi thật các anh chị nhé, có bao giờ trong cuộc sống mà mình đã tìm cách để tránh không gặp mặt Chúa chưa?

Nếu ta cẩn thận tra xét trong sự cầu nguyện, ta sẽ khám phá ra mình giống y trang như hai ông bà A đam và Ê va.

Minh họa: Một người họa sĩ đã vẽ bức tranh về hình ảnh của Chúa Giê xu, ông này đã vẽ điểm nhấn vào đôi mắt Chúa, ai nhìn đều có cảm tưởng Chúa đang nhìn mình.
Cho nên, hôm nào mà lỡ phạm tội thì lơ đi quay chỗ khác, không dám nhìn nữa. không dám nhìn ông ấy bởi vì có cảm giác như ông đang nhìn vào lòng mình.
Chúng ta vốn không muốn gặp Chúa, và trong xã hội hiện đại này, con người chạy chốn Chúa bằng nhiều cách lắm.
Đặc biệt là nhảy vào những thú vui đêm ngày, để khỏi phải trở về với lòng mình, để khỏi phải đối diện với chính Đức Chúa Trời đang ở trong chính tấm lòng mình.
Chúng ta chạy chốn Đức Chúa Trời như A đam và Ê va đã chạy chốn Đức Chúa Trời.
Và khi con người ta phạm tội thì hậu quả của tội lỗi là gì?
Câu 9: Giê-hô-va Đức Chúa Trời kêu A-đam mà phán hỏi rằng: Ngươi ở đâu? 10 A-đam thưa rằng: Tôi có nghe tiếng Chúa trong vườn, bèn sợ, bởi vì tôi lõa lồ, nên đi ẩn mình.”

Trước kia chưa phạm tội thì Chúa xuống vườn đi dạo, gió thổi mát, gặp gỡ hai ông bà trò chuyện rất là thân tình.
Nhưng hôm nay, Chúa cũng xuống đi dạo như vậy, tự nhiên không thấy chúng nó đâu cả, Chúa hỏi: Ngươi ở đâu, thì hóa ra, nó dẫn nhau, nó lúp ở trong bụi, đi chốn rồi. Chúa mới hỏi là: Tại sao lại đi chốn? Thì bảo rằng: Con sợ lắm, có cái gì đấy mới làm cho mình sợ chứ, con sợ vì con trần truồng.

Chúng ta hiểu cái sự trần truồng ở đây như thế nào? Có phải trước đó thì mặc quần áo còn bây giờ thì không mặc quần áo không? Trước đó thì cũng như bây giờ thôi, đâu có quần áo gì đâu.

Sự trần truồng ở đây nó nói đến một sự xâu xa hơn, con người khám phá ra tội lỗi của mình, khám phá ra sự trần trụi của bản thân mình trước mặt Đức Chúa Trời.
Hậu quả của tội, trước hết là làm cho con người sợ hãi Đức Chúa Trời.
Người ta đánh mất tương quan với Đức Chúa Trời, người ta tìm cách lẩn trốn Đức Chúa Trời, nhưng không phải chỉ nơi Đức Chúa Trời mà thôi. Mà con người cảm nhận nơi chính bản thân mình sợ hãi, nó không còn được như ngày xưa nữa.

Sứ đồ Phao lô diễn tả một cách cụ thể như thế này:  “  vì tôi không làm điều lành mình muốn, nhưng làm điều dữ mình không muốn. 20 Ví bằng tôi làm điều mình không muốn, ấy chẳng phải là tôi làm điều đó nữa, nhưng là tội lỗi ở trong tôi vậy.” Ro 7:21
Chúng ta thử khám phá ra xem chúng ta có đúng y như vậy, chẳng lẽ chúng ta không có kinh nghiệm bản thân rằng: Có những điều mình biết rõ là tốt nhưng mình không làm được, nhưng làm điều dữ mình biết rất rõ thì mình vẫn làm, mà lại làm đi làm lại, làm tới, làm lui, ngày này qua ngày khác nữa.

Minh họa: Biết là đánh đề ra đê mà ở, nhưng vẫn làm, biết là hút thuốc có hại cho sức khỏe nhưng vẫn hút.v.v…


Nó có sự đổ vỡ trong chính cuộc đời chúng ta, trong chính tâm hồn của mình chứ không phải chỉ những điều ở bên ngoài.
Khi đọc Phúc Âm thì Chúa Giê xu sẽ nói với chúng ta rằng: “ Không phải những điều ở bên ngoài vào làm cho con người ta ô uế, nhưng trái lại chính từ lòng người nó xuất phát những cái làm cho chúng ta ra ô uế” “ Chẳng sự gì từ ngoài người vào trong có thể làm dơ dáy người được; nhưng sự gì từ trong người ra, đó là sự làm dơ dáy người.” (Mac 7:15).

Từ chính lòng chúng ta sinh ra những độc ác, gian dối, ngoại tình, trộm cắp, lừa đảo, chửi tục, lộng ngôn. (Mac 7:21)
Có một sự đổ vỡ trong chính tâm hồn của mình, khi mình đánh mất mối tương quan với Đức Chúa Trời, thì chính tương quan với bản thân mình cũng bị mất.

Kế đến là đổ vỡ trong mối tương quan với người khác. Mà người khác ở đây lại là người gần gũi với mình nhất.

Câu 11: “Đức Chúa Trời phán hỏi: Ai đã chỉ cho ngươi biết rằng mình lõa lồ? Ngươi có ăn trái cây ta đã dặn không nên ăn đó chăng? 12 Thưa rằng: Người nữ mà Chúa đã để gần bên tôi cho tôi trái cây đó và tôi đã ăn rồi. 13 Giê-hô-va Đức Chúa Trời phán hỏi người nữ rằng: Ngươi có làm điều chi vậy? Người nữ thưa rằng: Con rắn dỗ dành tôi và tôi đã ăn rồi.”

Chúng ta đối chiếu giữa chương 1 và chương 2 khi Đức Chúa Trời tạo dựng A đam, A đam cảm thấy buồn quá mức, có cả thế giới này, có cả vũ trụ này mà vẫn buồn. Chúa mới lấy xương sườn của ông, đắp thịt vào làm nên người phụ nữ, và khi A đam thức giấc thì ông reo lên: Đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi.
Chúng ta chú ý động từ: Xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi nó diễn tả một hình ảnh nó gắn bó giữa vợ với chồng, giữa chồng với vợ. Nhưng bây giờ, chẳng thấy xương đâu, thịt đâu. Mà ông A đam trả lời rằng: Chính người đàn bà này Chúa cho ở với con, nó cám dỗ con. Tương quan giữa vợ với chồng bị đổ vỡ.

Sau đó, Chúa nói với người đàn bà ở câu 16: “Ngài phán cùng người nữ rằng: Ta sẽ thêm điều cực khổ bội phần trong cơn thai nghén; ngươi sẽ chịu đau đớn mỗi khi sanh con; sự dục vọng ngươi phải xu hướng về chồng, và chồng sẽ cai trị ngươi.”

Chúng ta để ý đến hai động từ ở đây là: Thèm muốn ( có nghĩa là xu hướng), Cai trị ( có nghĩa là thống trị).

Sự tương quan giữa người nam và người nữ không còn phải là sự tương quan hiến dâng và trao ban của tình yêu nữa, mà trở thành tương quan thèm khát và thống trị, chiếm đoạt nhau.

Bây giờ, chúng ta thử vận dụng hai động từ này mà suy nghĩ về tương quan tình yêu nam nữ trong cuộc sống hiện đại, xem nó có giống vậy không?
Xem có phải là qua rất nhiều hình ảnh trên Tivi, báo trí, trên các phương tiện truyền thông, và trong cuộc sống. Chúng ta thấy sự tương quan của người nam và người nữ chỉ còn là thèm khát nhau, và thống trị lẫn nhau, Chứ không còn phải là một tương quan hiến dâng và trao ban.
Cho nên, những từ xem chừng mình đọc thoáng qua, thì không thấy gì lắm nhưng nghĩ lại nó diễn tả rất sâu sắc cuộc sống nay.

Xa hơn nữa, trong chương 4, chúng ta đọc thấy câu chuyện giữa Cain và A bên, chúng ta thấy họ là hai anh em vậy mà giết nhau, và ngày hôm nay mình nhìn vào cuộc sống thì cũng vậy.

Con người ta đối đầu nhau trong nhiều chuyện, trong nhiều lĩnh vực, trong cả những người thân yêu với nhau trong một gia đình.
Cho nên, ở đây chúng ta thấy bản văn sách Sáng Thế Ký giúp cho chúng ta thấy cái căn bản là mối tương quan của mình với Đức Chúa Trời đã bị bẻ gẫy thì đồng thời những tương quan với bản thân, với tha nhân cũng bị bẻ gẫy và cả vũ trụ nữa.

Tôi xin nói với anh chị em rằng: Chúng ta đã nói đến rất nhiều đến sự hiệp thông, tương giao giữa chúng ta với Đức Chúa Trời, chúng ta thường hiểu chữ hiệp thông, hay giao thông, tương quan theo nghĩa hàng ngang thôi, tức là chỉ có giữa người với người mà thôi.

Nếu chúng ta chỉ hiểu sự hiệp thông tới đó thôi, thì tôi xin thưa rằng: cái từ  hiệp nhất của người Tin lành cũng không hơn gì cái từ đoàn kết của người đời. Người đời họ nói đoàn kết, đại đoàn kết.
Đây là sự hiệp nhất hàng ngang thôi.

Mình phải hiểu cho thấu cái từ hiệp nhất ở trong Tin Lành là gì? Hiệp nhất trước hết là hiệp nhất với Chúa, vì chỉ khi nào chúng ta hiệp nhất với Chúa thì mình mới có thể hiệp nhất được với nhau thực sự.
Cho nên, khi thánh Phao lô mới nói: Khi ta uống chén của Chúa là ta đang hiệp nhất, hiệp thân với máu của Đức Chúa Giê xu ư?

Và khi ta ăn bánh há chẳng phải ta hiệp thông với thân thể của Chúa Giê xu sao? Hiệp thông với Chúa, chúng ta cùng ăn một bánh, cùng uống một chén cho nên chúng ta mới hiệp thông với nhau. Bản thân chúng ta phải hiệp thông với Chúa trước khi hiệp thông với con người. A men!










Related link

Latest Features

Weather

May - 2025
SMTWTFS
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031
       

Facebook comments