ĐỀ TÀI: ĐẶC TÍNH CỦA NGƯỜI
ĐỒNG ĐI CÙNG ĐỨC CHÚA TRỜI
KINH THÁNH: Sáng-thế-ký 6:
NHẬP
ĐỀ:

VD:
Theo đạo Tin lành, theo đạo phật, theo đạo công giáo, theo đạo cao đài, v.v…
Nhưng
là Cơ Đốc nhân, chúng ta là con cái của Chúa thì chúng ta không phải là theo
đạo, hay đi đạo mà là chúng ta theo Chúa, và chúng ta đồng đi với Chúa.
Vì
theo đạo nào đi chăng nữa cũng không cứu rỗi cũng không cứu rỗi được con người
ta, ngay cả đi nhà thờ cũng không cứu rỗi được chúng ta. Chỉ có đi với Chúa,
theo Chúa, ở trong Chúa thì mới đảm bảo sự cứu rỗi cho chúng ta mà thôi.
Thật
như lời của bài thánh ca hát rằng: “ Cùng
đi với Chúa mỗi ngày” Xin Chúa giúp cho tôi với quý ông bà anh chị em hãy cùng
đồng bước đi với Chúa mỗi ngày. Là Cơ Đốc nhân chúng ta đang bước đi trên con
đường đời, nhưng chúng ta không bước đi cô đơn, lẻ loi một mình mà là có Chúa
cùng đi với chúng ta. Y như lời của bài thánh ca: Chúa cùng đi với tôi, nơi đầu
đường tăm tối mịt mù.
Đi
với Chúa thì sống, còn đi với ai, với người nào cũng chết.
Vì
như phật thích ca cũng chết, Mô-ha-mét của đạo hồi cũng chết, ngày xưa người ta
thường nói: Hồ Chủ Tịch Chí Minh Sống Mãi Muôn Năm, nhưng giờ đây người ta sửa
thành Hồ Chủ Tịch Chí Minh sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta. Vì người ta
nghiệm ra rằng: Bác Hồ cũng đã chết cho nên người ta đã sửa đổi.
Thưa
quý vị!
Tất
cả mọi giáo chủ vĩ nhân của các tôn giáo đời này mà họ đang tôn thờ chỉ là
những con người do Chúa dựng nên mà thôi. Họ cũng nằm yên trong nấm mồ như bao
nhiêu người khác.
Nhưng
Chúa Giê xu Christ đã sống lại từ cõi chết, Ngài đã đắc thắng sự chết, hiện
Ngài đang sống bên hữu Đức Chúa Trời toàn năng để cầu thay cho con cái của Ngài
và Ngài cũng đang sống trong mỗi tâm hồn đã đặt đức tin chân thành nơi Ngài. Và
chúng ta chờ đợi ngày Chúa quang lâm để tiếp rước chúng ta ở với Ngài đời đời.
Bây
giờ, chúng ta cùng nhau xem NGƯỜI ĐỒNG ĐI CÙNG ĐỨC CHÚA TRỜI” là người có những
đặc tính như thế nào.
Trước
hết, NGƯỜI ĐỒNG ĐI CÙNG ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ NGƯỜI.
Lời Chúa trong thơ Hê-bơ-rơ 11:7 có chép “ Bởi đức tin, Nô-ê được Chúa mách bảo cho về những việc chưa thấy, và
người thành tâm kính sợ, đóng một chiếc tàu để cứu nhà mình;bởi đó người định
tội thế gian, và trở nên kẻ kế tự của sự công bình đến từ đức tin vậy.”
Đặc
tính đầu tiên của NGƯỜI ĐỒNG ĐI CÙNG ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ Bước Đi Bởi Đức Tin, và
sống bởi đức tin.
Từ
ngữ bởi đức tin được đặt ngay ở đầu câu. Cho thấy là yếu tố đức tin đóng một
vài trò rất quan trọng, bởi thông qua đức tin của chúng ta mà Đức Chúa Trời ban
thưởng và thông qua đức tin mà chúng ta sẽ nhận được điều Chúa hứa cho mình,
thông qua đức tin của chúng ta mà chúng ta nhận được sự cứu rỗi.
Chúa
Giê xu đã từng phán với hai người mù trong sách Phúc Âm Ma-thi-ơ 9:29 rằng “ Theo như đức tin các ngươi, phải được
thành vậy.” rồi Ngài lại phán tiếp với người bị bệnh phung rằng: “đức tin ngươi đã cứu ngươi.”
Cả
Kinh Thánh đề cập đến 231 lần động từ “ Đức tin” và trong 231 lần đó thì Chúa
Giê xu là người nói nhiều, đề cập đến đức tin nhiều nhất trong cả bốn sách Phúc
Âm.
Tại
sao đức tin lại quan trọng như vậy?
Vì Lời Chúa trong
Hê-bơ-rơ 11:6 trả lời cho chúng ta rằng “
Vả, không có đức tin, thì chẳng hề có thế nào ở cho
đẹp ý Ngài; vì kẻ đến gần Đức Chúa Trời phải tin rằng có Đức Chúa Trời, và
Ngài là Đấng hay thưởng cho kẻ tìm kiếm Ngài.”
Thánh Kinh khẳng
định rằng: Không có đức tin thì không thể nào sống đẹp lòng Đức Chúa Trời, quý
vị và tôi muốn sống đẹp lòng Chúa thì chúng ta phải có đức tin.
Vào thời của Nô-ê
Thánh Kinh bảo rằng: Cả thế gian lúc bấy giờ đều hung ác và bại hoại trong con
đường của họ. Họ đã bỏ mặc mọi lời rao giảng của Nô-ê, họ khinh thường, châm
biếm Nô-ê.
Duy nhất Nô-ê và
gia đình của ông là có đức tin, vì cớ đó mà Chúa đã chọn lựa Nô-ê và gia đình
ông. Và Lời Chúa trong thơ Hê-bơ-rơ có chép: Bởi cớ ông tin lời Chúa mà ông đã trở thành người định tội cả thế gian.
Nô-ê là người
chẳng những có đức tin mà thôi mà ông còn là người bước đi bởi đức tin nữa. Ông
không chỉ ở cho đẹp ý Chúa nhưng thuận phục vâng lời Chúa nữa.
Chúng ta thấy
không Nô-ê đã sống giữa một xã hội mà Chúa Giê xu đã nói trong sách Luca 17:27 “ Người ta ăn, uống, cưới, gả, cho
đến ngày Nô-ê vào tàu, và nước lụt đến hủy diệt thiên hạ
hết.”
Còn đức tin của
Nô-ê đã đã được ban thưởng, lòng vô tín của người thế gian thì bị hủy diệt hết
thảy. Những kẻ vô tín, nghi nghờ đều bị chết trong cơn nước lụt.
Và trong thời kỳ
cuối cùng trước khi Chúa Giê xu trở lại để tiếp rước Hội Thánh ở với Ngài và
Ngài phán xét những kẻ không tin vào Con Đức Chúa Trời đều bị chết trong lửa
đời đời.
Nô-ê
đã tỏ lòng tin cậy trọn vẹn vào Đức Chúa Trời và lời Ngài, cả khi nó liên hệ
đến những “điều mình chẳng nhìn thấy”
(c.1) tức là nạn lụt hầu đến.
Đức
tin của ông đã thúc đẩy ông đóng một chiếc tàu trên một vùng đất khô, bốn phía
cũng là đất khô, là nơi không ai cho rằng rồi sẽ có ngày có đủ nước để làm cho
chiếc tàu nổi lên.
Họ bảo rằng: Hãy
thử xem liệu có cơn mưa nào có thể nâng được chiếc tàu của ông lên không? Lúc bấy giờ, ai ai cũng chẳng thèm quan tâm
đến việc làm và lời nói của Nô-ê, ai ai cũng thấy họ hàng nhà Nô-ê người có đạo
là điên khùng.
Nô-ê
đã nếm trải sự chối bỏ vì ông sống khác với những người láng giềng của mình.
Đức
Chúa Trời truyền dạy ông đóng một chiếc tàu lớn ngay giữa một vùng đất khô, và
tuy lệnh truyền của Đức Chúa Trời có vẻ như dại dột, Nô-ê vẫn vâng lời.
Sự
vâng lời của Nô-ê khiến ông có vẻ kỳ dị đối với những người hàng xóm của ông,
Khi bạn vâng lời Đức Chúa Trời, đừng ngạc nhiên khi thấy những người khác xem
bạn là “khác biệt”.
Nên
nhớ, nếu Đức Chúa Trời yêu cầu chúng ta làm một việc gì đó, Ngài sẽ ban cho chúng
ta sức lực cần thiết để thực hiện nhiệm vụ ấy.
Hành động đóng tàu
là hành động đức tin, không thấy mưa nhưng vẫn đóng tàu, bị chế nhạo nhưng vẫn
đóng tàu, châm biếm, cười chê nhưng vẫn đóng tàu đó là đặc tính của người đầy đồng
đi cùng Đức Chúa Trời.
Minh họa: Khi
chúng ta tin Chúa Giê xu để được tha tội và để được hưởng sự sống đời đời, thế
gian cười chê, châm biếm “ một đám đạo ăn
cơm dưới đất nói chuyện trên trời, nó khúc khích với nhau và bảo rằng: Ở dưới
đất còn chẳng hơn ai huống chi là chết. thế gian bảo rằng: Chết là hết, chẳng
có thiên đàng địa ngục gì hết. Chẳng có Chúa nào hết.”
Và Thánh Kinh nói
về những con người đó rằng: “ Kẻ ngu dại nói trong lòng rằng: chẳng có Đức Chúa Trời. Chúng
nó đều bại hoại, đã làm những việc gớm ghiếc; Chẳng có ai làm điều lành.” ( Thi 14:1)
Ngày hôm nay,
chúng ta không cần phải đóng một con tàu để tự cứu mình và gia đình mình như
Nô-ê ngày xưa nữa. Vì Chúa Giê xu chính là con tàu cứu rỗi cuộc đời chúng ta,
chúng ta chỉ hãy cứ ở trong Chúa Giê xu thì chắc chắn chúng ta có sự cứu rỗi.
Sứ đồ Phi-e-rơ
trong bài giảng đầu tiên của mình vào ngày Lễ Ngũ Tuần, Phi-e-rơ đã quả quyết
giữa khán thính giả hơn ba ngàn người nhóm lại, ông tuyên bố rằng “ Chẳng có sự cứu rỗi
trong đấng nào khác; vì ở dưới trời, chẳng có danh nào khác ban cho loài người,
để chúng ta phải nhờ đó mà được cứu.” (Cong 4:12 )
Còn Chúa Giê xu
tuyên bố trong Phúc Âm Giăng 10:8 rằng “
Hết thảy những kẻ đã đến trước ta đều là quân trộm cướp;”
Tất cả những người
tự xưng là cứu nhân độ thế, là người cứu vớt nhân loại, là người sinh ra và có
mặt trước Chúa Giê xu và được thế gian, loài người ca tụng, tôn thờ đều bị coi
là quân trộm cướp.
Tức là Chúa Giê xu
muốn khẳng định dù loài người hay thiên sứ thì chẳng có ai, chẳng có một điều
gì khiến chúng ta có được sự tha tội và sự sống đời đời ngoài Chúa Giê xu
Christ.
Đức Chúa Jêsus phán rằng: Ta là sự sống
lại và sự sống; kẻ nào tin ta thì sẽ sống, mặc dầu đã chết rồi.” ( Giăng 11:25)
Sứ đồ Giăng tuyên
bố rằng: “Trong Ngài tức trong Chúa Giê
xu có sự sống” ( Gi 1:4 )
Ông cũng nói tiếp
rằng: “Vả, Đức Chúa Trời đã sai Con Ngài
xuống thế gian, chẳng phải để đoán xét thế gian đâu, nhưng hầu cho thế gian nhờ
Con ấy mà được cứu. 18 Ai tin Ngài thì chẳng
bị đoán xét đâu; ai không tin thì đã bị đoán xét rồi, vì không tin đến danh Con
một Đức Chúa Trời.”
Quý vị và tôi hiện
nay chưa thấy thiên đàng vinh hiển, chưa thấy cơ nghiệp chẳng hề tàn phai mà
Cứu Chúa đã dành sẵn cho chúng ta, nhưng chúng ta hãy học như Nô-ê rằng: Bởi
Nô-ê tin vào lời Chúa hứa và ông đã bước đi trong lời ấy. Cuối cùng ông và cả
gia đình đã được cứu rỗi.
Minh họa: Ngày
kia, Phao lô và Si-la đi giảng đạo bị bắt vào trong tù, khi ở trong tù ngục họ
đã cùng nhau ca hát ngợi khen Đức Chúa Trời, quyền năng phép lạ đã xảy ra, cửa
ngục mở toang, xiềng xích đều rớt xuống.
Người đề lao tưởng
tù nhân đã chạy hết, ông định tự tử, nhưng Phao lô ngăn lại nói: Chúng ta còn
cả đây. Người đề lao thấy quyền năng phép lạ xảy ra bèn nói với hai người rằng:
tôi phải làm gì để được cứu rỗi.
Phao lô bèn trả
lời rằng: Hãy tin Đức Chúa Giê xu thì ngươi và cả nhà ngươi sẽ được cứu” Hôm đó
cả gia đình người đề lao đã được cứu rỗi bởi họ tin Chúa Giê xu.
Thưa quý vị! Chúa
Giê xu là con thuyền cứu rỗi bạn, và gia đình bạn, trong Ngài có sự sống và
Ngài chính là sự sống, nhưng điều kiện để bạn hưởng được sự sống đó là: Hãy tin
Đức Chúa Giê xu.
Tin Chúa Giê xu là
hành động đức tin, cũng giống như Nô-ê đã hành động đức tin của mình khi ông
cùng gia đình đã đóng một con tàu khi được Chúa mách bảo.
Chúng ta sướng hơn
Nô-ê chúng ta không phải đóng tàu nữa, chúng ta chỉ việc lấy đức tin để tiếp
nhận sự cứu rỗi cho mình thông qua Chúa Giê xu Christ.
Nô-ê đã bước đi
bởi đức tin, chớ chẳng phải bởi mắt thấy. Trong thơ Hê-bơ-rơ 11:7 chép: “Bởi đức tin, Nô-ê được
Chúa mách bảo cho về những việc chưa thấy,”
Chưa thấy mà tin,
chưa thấy mưa, chưa thấy nước lụt nhưng tin lời Chúa nói là thật là đúng và
hành động theo đức tin ấy.
Sứ đồ Phao lô cũng
viết thư gửi tín hữu tại Cô-rinh-tô trong lá thư thứ nhì của mình, trong thư
ông khẳng định cho các con cái Chúa sống tại thành Cô-rinh-tô rằng: “vì chúng ta bước đi bởi đức tin, chớ chẳng
phải bởi mắt thấy.” ( IICo 5:7 )
Trong sách Phúc Âm
Ma-thi-ơ 8:8 người thầy đội đã thưa cùng Chúa Giê xu rằng “Lạy Chúa, tôi chẳng đáng rước Chúa vào nhà; xin Chúa chỉ phán một lời, thì đầy tớ tôi sẽ được lành.”
Và Chúa Giê xu đã
khen người thầy đội này rằng “Quả thật,
ta nói cùng các ngươi, ta chưa hề thấy ai trong dân Y-sơ-ra-ên có đức tin lớn
dường ấy.”
Sau đó Đức Chúa Jêsus bèn phán cùng thầy đội
rằng: “ Hãy về, theo như điều ngươi tin
thì sẽ được thành vậy. Và chính trong giờ ấy, đứa đầy tớ được lành.”
Chưa thấy đứa đầy
tớ lành nhưng người thầy đội tin rằng: Chúa
Giê xu chỉ phán một lời thôi thì đứa đầy tớ của mình ở nhà được lành, đây là
hành động của một người có đức tin lớn.
Minh họa: Một
người môn đệ của Chúa Giê xu tên là: Thô-ma, ông này luôn nghi ngờ về sự sống
lại của Chúa Giê xu và khi nghe các môn đồ khác chạy về thuật lại rằng: Chúng
ta đã thấy Chúa. “ Nhưng người trả lời
rằng: Nếu ta không thấy dấu đinh trong bàn tay Ngài, nếu ta không đặt ngón tay
vào chỗ dấu đinh, và nếu ta không đặt bàn tay nơi sườn Ngài, thì ta không tin. 26 Cách tám ngày, các môn đồ lại nhóm nhau trong
nhà, có Thô-ma ở với. Khi cửa đương đóng, Đức Chúa Jêsus đến, đứng chính giữa
môn đồ mà phán rằng: Bình an cho các ngươi! 27 Đoạn,
Ngài phán cùng Thô-ma rằng: Hãy đặt ngón tay ngươi vào đây, và xem bàn tay ta;
cũng hãy giơ bàn tay ngươi ra và đặt vào sườn ta, chớ cứng lòng, song hãy tin! 28 Thô-ma thưa rằng: Lạy Chúa tôi và Đức Chúa
Trời tôi! 29 Đức Chúa Jêsus phán: Vì ngươi đã thấy ta, nên ngươi
tin. Phước cho những kẻ chẳng từng thấy mà đã tin vậy!” ( Giăng 20:
25-29)
Chúa Giê xu phán
rằng “ Phước cho những kẻ chẳng từng thấy
mà đã tin” nếu thấy rồi mới tin thì không còn gọi là phước nữa.
Minh họa: Con gái
tôi nó rất muốn ăn quẩy, khi nó nhìn thấy tôi cầm quẩy trên tay và tôi không
muốn cho nó ăn những thứ đó cho nên nó đòi ăn, nhưng tôi đã cất đi. Khi nó đòi
ăn tôi bảo con ra đây rồi ba cho, nhưng nó không nhìn thấy quẩy đâu cả, nên nó
không ra, mãi đến khi tôi lấy quẩy cầm trong tay và nó nhìn thấy và tôi bảo ra
đây ba cho. Nó liền tức khắc chạy ra. Tôi gọi đó là đức tin thấy rồi mới tin.
Nhiều lúc trong
cuộc đời chúng ta cũng có loại đức tin quẩy, thấy quẩy rồi mới tin. Nhưng Chúa
Giê xu phán: Phước cho kẻ nào chẳng thấy
mà tin, còn sứ đồ Phao lô thì bảo: Vì chúng ta bước đi bởi đức tin chớ chẳng
bởi mắt thấy.
Minh họa: Trong
Sáng-thế-ký 12 Chúa phán với Áp-ra-ham rằng: Hãy đi lìa bà con ngươi, và nhà
cha ngươi hãy đi đến một vùng đất ta sẽ chỉ cho, ta sẽ cho ngươi xứ đượm sữa và
mật.
Và Thánh Kinh bảo
rằng: “ Bởi đức tin, Áp-ra-ham
vâng lời Chúa gọi, đi đến xứ mình sẽ nhận làm cơ nghiệp: người đi mà không
biết mình đi đâu.” ( He 11:8 )
Tất cả những người
như Nô-ê, Áp-ra-ham, người thầy đội dạy cho chúng ta bài học rằng: Đức tin phải
đi kèm với hành động, đức tin phải được thể hiện qua việc làm.
Nếu mình nói có
đức tin mà không có một hành động nào hết, hay nếu mình nói có đức tin mà không
có việc làm cụ thể nào để bày tỏ đức tin thì đó chỉ là đức tin chết mà thôi.
Thánh đồ Gia-cơ
bảo rằng: “ Hỡi anh em, nếu ai nói mình
có đức tin, song không có việc làm, thì ích chi chăng? Đức tin đó cứu người ấy được chăng?” ( Gia 2:14 )
Gia 2:22 22 Thế
thì, ngươi thấy đức tin đồng công với việc làm, và nhờ
việc làm mà đức tin được trọn vẹn.
Bạn thử kể ra một
vài ví dụ về một người có đức tin được thể hiện qua việc làm?
Trong Kinh Thánh:
Ma-ri là người đầy
đức tin
Khi thiên sứ của
Chúa bảo rằng: nàng sẽ thọ thai bởi quyền năng của Đức Chúa Thánh Linh.
Nàng nói rằng: tôi
chẳng từng nhận biết người nam nào thì làm sao có sự ấy được.
Thiên sứ phán:
Rồi Kinh Thánh ghi
rằng: Nàng tin, xin sự ấy xảy ra cho tôi tớ Chúa.
Đây là con người
đầy đức tin.
Sứ đồ Phao lô
tuyên bố: “ Người công
bình sẽ sống bởi đức tin.” ( Rô-ma 1: 17) Và trong Sáng-thế-ký
chương 6 nói rằng: “ Nô-ê là người công
bình.”
Quý vị và tôi là
những người công bình, chúng ta được xưng công bình không phải bởi việc làm,
việc lành của chúng ta nhưng chúng ta được xưng công bình bởi tin nhận Chúa Giê
xu Christ.
Nhưng chúng ta
được xưng công bình rồi thì chúng ta phải sống bởi đức tin, phải bước đi trong
đức tin giống như Nô-ê.
Đặc tính đầu tiên
của người ĐỒNG ĐI CÙNG ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ: Bước Đi Bởi Đức Tin.
Đặc tính thứ hai
của người ĐỒNG ĐI CÙNG ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ
II.
NGƯỜI GIẢNG TIN
LÀNH DẦU THUẬN CẢNH HAY NGHỊCH CẢNH
Lời Chúa trong thơ
Phi-e-rơ thứ nhì sứ đồ Phi-e-rơ được sự thần cảm của Đức Thánh Linh khi ông
viết “ nếu
Ngài chẳng tiếc thế gian xưa, trong khi sai nước lụt phạt đời gian ác nầy, chỉ
gìn giữ Nô-ê là thầy giảng đạo công bình,
với bảy người khác mà thôi;” (IIPhi 2:5 )
Quý vị có thấy đặc
ân mà Chúa dành cho Nô-ê không?
Chúa gìn giữ Nô-ê
là thầy giảng đạo công bình. Nô-ê là thầy giảng đạo công bình.
Chúng ta không
được nghe bất cứ sứ điệp nào ra từ môi miệng của Nô-ê, chúng ta cũng không được
đọc bất cứ một bài giảng hay tác phẩm nào của Nô-ê. Nhưng Thánh Kinh cho chúng
ta biết rằng: Nô-ê là thầy giảng đạo công bình.
Qua câu Kinh Thánh
này, chúng ta thấy Nô-ê không giảng sự khôn ngoan của bản thân, ông cũng không
giảng những triết lý khôn ngoan của đời này. Nhưng ông là thầy Giảng Đạo.
Chữ giảng đạo có hai phần rõ rệt: Ðộng từ "Giảng" và
danh từ "Ðạo"
a/ Giảng: tức là Rao ra, công bố, quảng bá, loan báo về ý muốn
chương trình của Đức Chúa Trời sắp thực thi.
Minh họa: Nô-ê khác với các diễn giả ngày nay, họ trình diễn sự
khôn ngoan, sự thành đạt, sức mạnh, giàu có của bản thân, của tổ chức. Nhưng
Nô-ê chỉ duy nhất Rao ra, công bố, quảng bá, loan báo về chương trình ý muốn
của Chúa.
Người giảng đạo là người phải giảng chung thực lời Chúa, không bóp
méo lời Chúa, không xuyên tạc lời Chúa.
Chúa truyền phải giảng ÐẠO, không phải bày tỏ khẩu tài, cũng không
phải là khôn ngoan, kiến thức của mình, tài ba cá nhân hoặc một học thuật nào
mình ưa thích, hoặc bất cứ là người nào mình cảm phục.
b/ Ðạo: ÐẠO là gì? Ðạo là "Logos", là Chúa Giê-xu như
Giăng 1:1 giải thích.
Giảng về Christ là
Mục
Sư J. Parsons nói rằng: "Giảng về Christ là: (1) bày tỏ cả nét thiêng
liêng của Ngài; (2) bày tỏ tình yêu tuyệt diệu của Ngài; (3) bày tỏ sự hi sinh
cứu chuộc của Ngài; (4) bày tỏ quyền năng thánh hóa do Thánh Linh của Ngài; (5)
trung tín bày tỏ mọi huấn thị, giáo lý của Ngài; (6) bày tỏ Tin Lành chân chính
và thuần túy của Ngài; (7) phương tiện vĩ đại nhất bày tỏ vinh quang Ðức Chúa
Trời, đem ngày tái lâm của Chúa lại gần hơn.
Mục
Sư J. Ridell nói "Luôn giảng về Chúa Cứu Thế Giê-xu giống như sử dụng ánh
sáng mặt trời. Không phải ngó mặt trời nhưng thấy mọi sự trong ánh sáng mặt
trời."
Chữ
“thầy” có nghĩa là Ra-bi, Nô-ê là một Ra-bi, cái khó của người giảng Tin Lành
là giảng cho người nhà mình, giảng cho người khác thì dễ mà người nhà thì khó,
giảng cho Hội Thánh dễ hơn là giảng cho vợ và con mình.
Vì
vợ con mình sống với mình, ở với mình biết tánh khí của mình, biết mình là
người như thế nào.
Nhưng
Nô-ê đã làm được việc mà ngày nay ít ai làm được đó là: Vợ con của ông tin ông,
nghe ông, làm theo ông.
Một
Nô-ê Ra bi, một thầy giảng đạo nhưng sống đạo và điều đó khiến cho gia đình các
con trai ông, các con dâu của ông đã tin vào sứ điệp ông rao giảng và điều này
thật cần thiết cho mỗi đời sống chúng ta.
Nhiều
khi chúng ta sống hai mặt, hai con người hoàn toàn khác:
Ở
nhà chúng ta là Rê, đến Hội Thánh chúng ta là Chiên.
Ở
nhà chúng ta là sói và đến Hội Thánh chúng ta người chăn chiên
Ở
nhà chúng ta là cộc cằn đến Hội Thánh chúng ta niềm nở, mềm mại.
Ở
Hội Thánh thì thánh khiết còn thì ở nhà sống theo thời tiết, bất khiết.
Sứ
điệp của Nô-ê phù hợp với con người và nối sống của Nô-ê, nó rất trung thực,
giữa lời nói và việc làm nó không mâu thuẫn nhau, giữa đức tin với cuộc sống
hằng ngày rất thực tế, và gần gũi, không xa vời.
Cái
điều khó nữa của Nô-ê là ông phải giảng đạo trong thời kỳ đầy gian ác, hung
bạo, không ai thèm nghe, không ai thèm đoái hoài đến lời ông rao giảng.
Ngày
nay, tôi xướng hơn Nô-ê vì khi tôi giảng thì quý vị vẫn còn ngồi đây nghe,
nhưng ngày xưa khi Nô-ê giảng người ta Hèhèhè, ngươi tự cứu mình đi, hãy để xem
ngươi sẽ làm được gì.
Nô-ê
đã giảng đạo trong hoàn cảnh rất khó khăn, ông phải giảng đạo trong nghịch cảnh
chứ không phải là thuận cảnh.
Sứ
Ðồ Phao-lô đã khích lệ Mục Sư trẻ tuổi Ti-mô-thê trong chức vụ như được ghi
trong II Ti-mô-thê 4:1-5.
"Ta ở trước mặt Ðức Chúa Trời và
trước mặt Ðức Chúa Giê-xu Christ là Ðấng sẽ đoán xét kẻ sống và kẻ chết, nhơn
sự đến của Ngài và nước Ngài mà răn bảo con rằng: hãy giảng đạo, cố khuyên, bất luận gặp thời hay không
gặp thời, hãy đem lòng rất
nhịn nhục mà bẻ trách, nài
khuyên, sửa trị, cứ dạy dỗ chẳng thôi. Vì sẽ có một thời kia, người ta
không chịu nghe đạo lành; nhưng vì họ ham nghe những lời êm tai, theo tư dục mà
nhóm họp các giáo sư xung quanh mình, bịt tai không nghe lẽ thật, mà xây hướng
về chuyện huyễn. Nhưng con, phải có tiết độ trong mọi sự, hãy chịu cực khổ, làm việc của người giảng Tin Lành, mọi phận sự về chức vụ con phải làm cho đầy đủ."
Ðức tính cần có
của người giảng Tin Lành
1/ Nhiệt tâm: (câu 2) "Cố
khuyên" (KJ) be instant; (RSV) be urgent (NIV) be prepared (BDY) hết sức
cố gắng.
2/ Nhẫn nhục (câu 2c) "đem lòng rất
nhịn nhục" (KJ) with long-suffering = patiently enduring wrongs or
difficulties= kiên nhẫn chịu đựng những sai trái hoặc khó khăn.
3/ Chịu khổ: (câu 5) "chịu cực
khổ", (KJ) "endure afflictions", (BDY) "chịu đựng gian
khổ."
4/ Làm việc giảng Tin Lành: Người giảng
Tin Lành không phải chỉ mang chức vị Mục Sư hay Truyền Ðạo v.v... nhưng để "làm việc." Ðối với Chúa,
người làm việc giảng Tin Lành phải trung tín truyền đạt lời Chúa cho mọi người.
Ðối với bầy chiên Chúa giao, phải tận tình hướng dẫn, gây dựng, dạy dỗ theo
tiêu chuẩn và huấn thị của Chúa.
Cả bốn cái đặc
tính này đều có cả ở trong Nô-ê, ông cố khuyên, hết sức cố gắng, ông cũng là
người rất nhịn nhục, kiên nhẫn chịu đựng, ông phải chịu cực khổ, ngoài việc Rao
giảng đạo xong thì lại phải bắt tay ngay vào đóng tàu, rồi ông là con người
biết làm việc.
Nô-ê không chỉ có
cái chức vụ, địa vị, hay danh hiệu thầy giảng tin lành bằng cái mác, ông không
được ai phong chức cho, cũng chẳng có giáo hội nào tấn phong cho chức vụ này
chức vụ kia, ông cũng chẳng có học vị nào hết.
Nhưng Nô-ê là một
thầy giảng đạo “ làm việc” ông không phải là người ngồi một chỗ, nhưng ông rất
bồn chồn, nóng nảy, rất buồn dầu, đau đớn khi thấy những người xung quanh sắp
sửa bị nhấn chìm trong nước. Chính vì thế ông đã làm việc rất hăng xay đó là
giảng đạo, bất luận gặp thời hay không gặp thời. Ông là thầy giảng đạo chăm
chỉ, cần cù, chịu khổ vì giảng đạo là có phước. Thật vô phước khi làm thầy
giảng đạo mà không giảng đạo.
Minh họa: Một vị mục sư trẻ tuổi đến viếng một nhà thờ
ở nước Bỉ. Ông thấy tòa giảng được chạm trổ công phu, sang trọng, dường như
muốn nói lên rằng người đứng trên tòa giảng phải có một sứ điệp thật quan trọng
cho người nghe. Phía sau diễn giả có treo hình bộ xương, tượng trưng cho tử
thần, thật to lớn, cao hơn vị mục sư đứng giảng. Tay tử thần cầm một lưỡi liềm,
khi mục sư đứng giảng thì bối cảnh lưỡi liềm to lớn ngang với cổ Mục Sư, còn
tay kia cầm một cuộn giấy ghi dòng chữ: "Hãy thu góp mùa gặt của ông nhanh
lên vì tôi cũng còn phải thu gặt mùa màng của tôi nữa." Hình ảnh này cho thấy
chức vụ truyền giảng lời của sự sống thật khẩn cấp, cơ hội cứu người khỏi lưỡi
hái tử thần thật ngắn ngủi. Ðứng trên tòa giảng phải có sứ điệp sự sống của
Chúa cho người nghe.
Thưa Hội Thánh
người ĐỒNG ĐI CÙNG ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ NGƯỜI CÓ ĐẶC TÍNH: Bước Đi Bởi Đức tin nói
cách khác nữa là người sống bởi đức tin.
Đặc tính thứ hai
đó là người: Luôn giảng đạo dù thuận cảnh hay nghịch cảnh. Cả hai đặc tính này
đều có ở trong con người của Nô-ê. Và buổi sáng hôm nay chúng ta được lời Chúa
dạy dỗ, kêu gọi chúng ta hãy đồng bước đi với Chúa mỗi ngày, chúng ta phải bước
đi trong đức tin và sống trong đức tin, đặc biệt hơn cả người ĐỒNG BƯỚC ĐI VỚI
ĐỨC CHÚA TRỜI PHẢI LÀ NGƯỜI LUÔN RAO GIẢNG VỀ CHÚA GIÊ XU DÙ THUẬN CẢNH HAY
NGHỊCH CẢNH. PHẢI CHỊU CỰC KHỔ CỦA NGƯỜI GIẢNG TIN LÀNH NHƯ NÔ-Ê NĂM XƯA. XIN
CHÚA CHO CHÚNG TA CŨNG HÃY SỐNG GIỐNG NHƯ NÔ-Ê LUÔN SỐNG VÀ LÀM ĐI ĐÔI VỚI LỜI
NÓI. A-MEN!