Gia Dinh Gieo Giong

ĐỨC CHÚA TRỜI ẤN ĐỊNH - NÔ Ê LÀ NGƯỜI KIÊN ĐỊNH


ĐỀ TÀI: ĐỨC CHÚA TRỜI ẤN ĐỊNH - NÔ Ê LÀ NGƯỜI KIÊN ĐỊNH
Kinh Thánh: Sáng- thế- ký 8:
Lời chào:

Nhập đề:
Người ta thường có câu: Sau cơn mưa trời lại sáng, để nói lên thân phận, cuộc đời của con người có nhiều nổi truân chuyên, gian nan, khốn khó nhưng cuối cùng mọi sự rồi cũng qua đi, mưa cũng tạnh, mây mù thay cho hừng đông.
Thánh Kinh thì bảo rằng: Sự khóc lóc đến trọ ban đêm, Nhưng buổi sáng bèn có sự vui mừng.”
Quý vị đã bao giờ nhìn thấy mặt trời sau cơn mưa chưa? Nó rất rực rỡ.
Quý vị đã bao giờ thấy cầu vồng sau cơn mưa chưa? Màu sắc thật tuyệt vời.

Sau cơn mưa mọi thứ cảnh vật và thời tiết đều trở nên sinh động, thoáng đãng, tiếng chim hót líu lo, mầm non mơn mởn đua nhau vươn tới phía có ánh mặt trời.
Cuộc đời của Nô-ê cũng như vậy, rực rỡ như mặt trời, rạng ngời sau cơn mưa, như cầu vòng đẹp đẽ có màu sắc đẹp đẽ.

Minh họa: Người ta đã chế nhạo, châm biếm, lè lưỡi lắc đầu nói ông là đồ khùng, đồ điên, dở hơi, đang lắng chang chang lại đi đóng tàu và lại còn rao giảng rằng: sẽ có nước lụt hủy diệt hết thảy.

Nô-ê không chỉ đẹp sau cơn mưa, nhưng ông là một con người có phẩm chất rất đẹp ngay cả trong bảo tố, mưa sa, gió lay, xô động. Ông có đức tin vững vàng, cá tính rất mạnh mẽ.

Nô-ê cũng giống Hoa huệ tỏa ngát hương trong thung lũng đầy gai gốc. hôm nay! Tôi và quý vị nhìn thấy tố chất của một người tộc trưởng mạnh mẽ, một người cha tin kính, một người chồng mẫu mực đưa con thuyền gia đình cặp bến an toàn trên đỉnh núi A-ra-át.

Bạn và tôi cũng cần phải để cho cuộc đời chúng ta và gia đình của chúng ta đáp đậu trên vầng đá là Chúa Giê xu Christ.
Chúa Giê xu giống như đỉnh núi A-ra-át năm xưa mà Nô-ê cùng gia đình ông đã đáp đậu, Ngài là một vầng đá an ninh nhất cho bất cứ một người nào chú ẩn, nương náu.

Sáng hôm nay, chúng ta cùng nhau để lòng và mắt hướng vào Lời Chúa để thấy được chương trình kỳ diệu của Đức Chúa Trời và thấy được Nô-ê một con người kiên định, vững vàng trong bão tố,  mặc dù lênh đênh trong biển cả của đại dương bao la nhưng Nô ê không đánh mất phương hướng. Đó chính là những gì chúng ta cần quan sát, dõi theo và noi dấu bước tới giống như Nô ê năm xưa.

Phần thứ nhất, chúng ta sẽ học đó là:

II. ĐỨC CHÚA TRỜI ẤN ĐỊNH THỜI ĐIỂM CỦA NGÀI 

Trong Sáng Thế Ký đoạn 6 Thánh Kinh mô tả lúc bấy giờ sự hung ác của loài người càng trở nên bại hoại và Đức Chúa Trời đã quyết định hủy diệt toàn bộ trái đất này bằng trận đại hồng thủy để làm sạch trái đất.

Trong Sáng-thế-ký đoạn 7 câu 24 Thánh Kinh mô tả Nước dâng lên trên mặt đất trọn một trăm năm mươi ngày” điều gì xảy ra nếu nước không rút? Điều gì xảy ra nếu Chúa quên Nô-ê?
Chắc chắn Nô ê và gia đình ông cũng sẽ chết như bao nhiêu người khác.
Nhưng câu 1 của đoạn 8, Thánh Kinh cho chúng ta biết một tin mừng cho Nô-ê cùng gia đình ông rằng: Chúa nhớ đến Nô-ê, mọi thú vật và mọi gia súc ở trong tàu với ông”
Động từ ở câu Kinh Thánh này là: “ Chúa nhớ ”
Chúa không bao giờ quên Nô-ê, Chúa nhớ đến Nô-ê và rồi Chúa giải cứu.
Bạn ơi! Có những lúc trong hoàn cảnh đau đớn, khó khăn, bế tắc, chúng ta tưởng chừng như Chúa đã bỏ chúng ta, Ngài quên chúng ta, Ngài phó chúng ta cho bệnh tật, cho thiếu thốn, cho sỉ nhục.
Có những lúc chúng ta cảm nhận như Chúa không nghe thấy lời cầu nguyện của chúng ta nữa, Ngài không thấy nước mắt của chúng ta, Ngài không thấy nổi đau mà chúng ta đang phải đối diện nữa.
Nhưng đó không phải là Đức Chúa Trời mà chúng ta đang thờ phượng đâu, Đức Chúa Trời Đấng chúng ta đang thờ phượng là Đấng sẽ chẳng bao giờ quên con cái Ngài bao giờ. Ngài đã nhớ đến Nô-ê, thì Ngài cũng chắc chắn nhớ đến chúng ta.
Vì Đức Chúa Trời có phán trong sách Ê-sai  Đàn bà há dễ quên con mình cho bú, không thương đến con trai ruột mình sao? Dầu đàn bà quên con mình, ta cũng chẳng quên ngươi.” ( Es 49:15  )
Cũng trong Thi-thiên vị Vua Do Thái là Đa vít đã kinh nghiệm được và thốt lên rằng: Vì Đấng báo thù huyết nhớ lại kẻ khốn cùng, Chẳng hề quên tiếng kêu của họ. ( Thi 9:12  )
“”Người thiếu thốn sẽ không bị bỏ quên luôn luôn, Và kẻ khốn cùng chẳng thất vọng mãi mãi.” ( Thi 9:18  )
Chúa đã nhớ đến Nô-ê,  Ngài giải cứu Nô ê và gia đình ông. Điều đó cho thấy Đức Chúa Trời của Nô-ê là Đức Chúa Trời thành tín. Điều chi Chúa đã hứa thì Chúa giữ lời.
Nô ê cùng gia đình lênh đênh trên mặt nước suốt 5 tháng dòng dã. Nhưng Chúa đã không quên ông.

Chúa cũng sẽ không bao giờ bỏ quên bạn, Ngài không bao giờ bỏ mặc bạn, Ngài không bao giờ phó mặc bạn cho dòng thác lũ, Ngài không để bạn trôi không phương hướng, Ngài không bỏ mặc bạn cho dòng thủy triều. Ngài là Đấng đã nhớ đến vì Chúa là Đấng rất thành tín đối với con cái của Ngài.

Và bây giờ! Đây là điều chúng ta cần học hỏi và chú ý xem cách Chúa giải cứu Nô-ê, Ngài giải cứu cách rất kỳ diệu và loài người không sao hiểu nổi, Ngài làm không như loài làm.

Trong câu 24 đoạn 7 "Nước dâng lên trên mặt đất trọn một trăm năm mươi ngày. " 

Nhưng sang đến Sáng-thế-ký chương 8 câu 3 Lời Chúa cho thấy “
Nước giựt khỏi mặt đất, lần lần vừa hạ vừa giựt; trong một trăm năm mươi ngày nước mới bớt xuống.

Một trăm năm mươi ngày nước bao phủ khắp mặt đất trong đoạn 7 câu 24. Nhưng đoạn 8 câu 3 thì cũng trong một trăm năm mươi ngày sau thì nước mới từ từ dần dần, lần lần hạ rút xuống.

Khi so sánh các bản dịch chúng ta quan sát thấy thì Kinh Thánh ghi rằng: “ Nước đều đặn rút xuống, Nước từ từ rút xuống, nước từ từ hạ xuống, dần dần hạ bớt xuống”
Và Đây chính là chương trình giải cứu kỳ diệu của Đức Chúa Trời ấn định mà loài người nhiều khi không nắm bắt được.

Ngài không cho khô luôn, mặc dù Ngài cho cơn gió thổi nhưng Ngài đã không cho gió thổi khô luôn, Ngài đã cho nước hạ từ từ, nước từ từ rút xuống, nước đều đặn rút xuống, rút chậm chãi.

Nếu tôi và quý vị! Ở trong hoàn cảnh của Nô-ê chắc hẳn chúng ta rất sốt ruột, nóng nảy, ca thán, lằm bằm với Chúa tại sao Ngài lại làm cách chậm chạp như thế, tại sao Ngài lại không giải cứu cách nhanh chóng mà Ngài lại từ từ, dần dần, đều đều như thế này.
Trong sách Thi-thiên tác giả đã nhiều lần cảm nhận thấy Chúa chậm chạp, dường như tác giả cũng cảm thấy Chúa bỏ rơi mình cho liên tục đã cầu xin rằng:
  Đức Giê-hô-va ôi! Chớ đứng xa tôi;
Hỡi Đấng cứu tiếp tôi ôi! Hãy mau mau đến giúp đỡ tôi. (Thi 22:19)
Thi 38:22   22 Chúa ôi! Chúa là sự cứu rỗi tôi.
Hãy mau mau đến tiếp trợ tôi.
Thi 40:13   13 Đức Giê-hô-va ôi! Xin sẵn lòng giải cứu tôi.
Hỡi Đức Giê-hô-va, hãy mau mau giúp đỡ tôi.
Thi 69:17   17 Xin Chúa chớ giấu mặt cùng tôi tớ Chúa, vì tôi đương bị gian truân;
Hãy mau mau đáp lại tôi.
Đây là thái độ và cũng thường là tâm trạng của những người đang ở trong hoàn cảnh, trong cảnh ngộ bế tắc, gian truân. Cầu nguyện sao mà Chúa không thấy Chúa trả lời, sao Chúa chậm chạp quá, sao Chúa lâu quá.
Chúng ta thấy Nô-ê không có như vậy, chúng ta thấy Nô-ê chờ đợi, tin cậy dưới sự tể trị của Chúa, Nô-ê chấp nhận và tin tưởng cách Chúa đang làm trên đời sống ông và gia đình của mình.

Bài học ở đây là: Nhiều khi chúng ta cứ bắt Chúa phải làm cái gì đó cho mình cách nhanh chóng, tức thì, tức tốc mà không thấy Chúa làm tức tốc thì bản thân đâm ra tức tối, giận dữ, oán Chúa, trách người.

Cứ muốn cầu nguyện là Chúa phải đáp lời ngay.

Bị bệnh là Ngài phải chữa lành ngay.

Thiếu thốn Chúa phải đáp ứng liền.

Nhưng Chúa làm việc khác chúng ta, thời khóa biểu của Chúa khác thời khóa biểu của chúng ta, thời điểm của Ngài khác thời điểm của chúng ta.

Vì Thánh Kinh tuyên bố trong sách Ê-sai 55: 9 rằng: “ Vì các từng trời cao hơn đất bao nhiêu, thì đường lối ta cao hơn đường lối các ngươi, ý tưởng ta cao hơn ý tưởng các ngươi cũng bấy nhiêu.”

Chú ý trong câu 10 đoạn 7 chúng ta thấy thời điểm Chúa đã ấn định chương trình của Ngài: " tháng hai, ngày mười bẩy bắt đầu cơn nước lụt xảy ra"

Sang đến câu 4 đoạn 8 thì Đến tháng bảy, ngày mười bảy, chiếc tàu tấp trên núi A-ra-rát.”

Như vậy đúng 5 tháng nước bao phủ khắp mặt đất thì cũng 5 tháng sau nước mới rút dần dần.
Thời gian 5 tháng lênh đênh trên biển là quãng thời gian rất dài, nhưng chúng ta thấy không Nô-ê không hề phàn nàn, trách móc Chúa tại sao Ngài lại để con ở trong hoàn cảnh đen tối lâu như vậy?
Suốt 5 tháng Nô-ê đã học bài học yên lặng, kiên nhẫn, chờ đợi sự giải cứu của Chúa.
Chúng ta cần học bài học của Nô-ê, chúng ta cần phải kiên nhẫn, chờ đợi sự giải cứu của Chúa, và đây là bài học rất khó học, bài học chờ đợi là bài học khó học hơn bất cứ bài học nào khác.

Minh họa: Trong Thánh Kinh có những nhân vật đã phải chờ đợi Chúa suốt mấy chục năm thì mới thấy được Lời Chúa ứng nghiệm trên đời sống của họ. Trong số ấy phải kể đến: Áp-ra-ham.
Mặc dù Chúa đã đổi tên ông từ Áp-ram thành Áp-ra-ham nghĩa là cha của nhiều dân tộc. Nhưng ông phải chờ đợi suốt 25 năm thì đứa con của ông là Y sác mới ra đời.
Trước khi Áp-ra-ham chưa có con, ông đã lằm bằm, than trách rằng: Lẽ nào Chúa để ông phải bị chết đi mà không có người nối dõi, không có người kế nghiệp, đứa nô tỳ trong nhà tôi sẽ hưởng mọi sản nghiệp của tôi.
Nhưng Chúa đã dẫn ông ra ngoài và bảo ông rằng: Hãy ngó lên trời, ngươi thấy gì? Thấy sao, Chúa phán: dòng dõi ngươi sẽ đông như sao trên trời, như cát trên biển.
Chúa hứa ban cho ông dòng dõi, đứa con của lời hứa nhưng ông đã phải chờ đợi suốt 25 năm. Một khoảng thời gian rất dài. Đòi hỏi một đức tin kiên định, một sự chờ đợi không nản lòng.

Trong suốt thời gian 25 năm ấy, người ta đã chế nhạo, mỉa mai, châm biếm, nhìn thấy ông già nua, lụ khụ người ta bảo rằng: Kìa mọi người ơi, ra đây mà xem cha của nhiều dân tộc này mọi người ơi.
Bỏ mặc sau lưng mọi lời châm biếm. Thánh Kinh ghi lại thái độ của Áp-ra-ham trong thơ tín Hê-bơ-rơ 6: 15 “Áp-ra-ham đã nhịn nhục đợi chờ như vậy, rồi mới được điều đã hứa.”
Minh họa: Một trong những nhân vật nỗi lạc trong Thánh Kinh, người có đời sống thanh liêm, thánh sạch, và trung kiên, ông là biểu tượng cho Chúa Cứu Thế của thời Tân Ước đó chính là Giô sép.
Chúa đã cho Giô sép thấy giấc chiêm bao rằng: Qua ông Chúa sẽ cứu đồng bào của ông, các anh của ông phải cúi xuống trước mặt ông.
Các anh của Giô sép đã bàn mưu giết Giô sép,  để cho giấc mơ ấy sẽ chẳng bao giờ trở thành hiện thực. Nhưng Chúa đã bảo vệ ông cách kỳ diệu, ông đã chết, các anh em của Giô-sép đã bán ông cho các lái buôn ở Ai cập, rồi đến Ai cập người ta đã vu khống ông, đẩy ông vào tù.
Nhưng Chúa đã nhớ đến ông, Ngài giải cứu ông, ông đã được cất nhắc lên làm quan tể tưởng của triều đình Ai-cập, được giao cho nhiệm vụ tay hòm chìa khóa, thủ kho của Ai cập.
Trải qua suốt 20 năm thì lời hứa của Chúa mới ứng nghiệm trên đời sống của ông.
Trong 20 năm ấy ông đã sống dưới bùn lầy, bụng đói, lưỡi chịu khát, chịu sỉ nhục, ăn cơm tù, mặc áo tù, sống trong tù. Nhưng lòng của Giô sép không bao giờ phai nhòa đối với lời Chúa đã hứa cho ông.

Thưa quý vị!
Quý vị và tôi có thể đang rất sốt ruột, nóng lòng, muốn thoát ra khỏi hoàn cảnh bế tắc nào đó, nhưng hãy chờ đợi Chúa, hãy kiên nhẫn chờ đợi. Hãy chờ đợi thời điểm của Chúa.

Có những người mẹ đã phải chờ đợi suốt 15 năm trời cầu nguyện cho đứa con hư hỏng quay trở về với Chúa, có những người vợ đã chờ đợi mấy chục năm để mong cho người chồng quay trở về tin nhận Chúa và sự chờ đợi của họ Chúa đã không vô vọng, Chúa đã đáp lời.

Đừng vội vàng, đừng sốt ruột, đừng đi trước Chúa, hãy kiên nhẫn chờ đợi Ngài và đừng bao giờ thất vọng. Vì Ngài đang làm, Ngài đang cho nước từ từ hạ xuống, Ngài đang hạ xuống dần dần.
Minh họa: Khi đi truyền giáo ở Tây Nguyên, sáng hôm sau chuyến đi gồm 4 người, chúng tôi sáng dậy cầu nguyện và bàn nhau xem đến nơi nào trước, nhưng đêm hôm đó, khi tôi cầu nguyện với Chúa. Ngài đã phán với tôi một câu Kinh Thánh trong sách Châm ngôn: “ Vả kẻ nào vội bước bị vấp ngã.”  ( Châm ngôn 19:2)
Cảm ơn Chúa, tôi khuyên mọi người để hôm sau mới đi, và mọi người đồng ý đến hôm sau, khi chúng tôi đến đó, mọi người thuật lại rằng hôm qua những người theo đạo Đề-ga đã ở đây và bị chính quyền bao vây bắt lùng sục khắp nơi.
Cũng trong sách Châm ngôn 20: 21 có chép “Sản nghiệp mình được vội vã lúc ban đầu, Và cuối cùng sẽ chẳng đặng phước.”
Minh họa: Có nhiều người hầu việc Chúa vì muốn nhanh chóng làm giàu mà vay nợ nãi nặng để đầu tư vào những việc thật chẳng phải là việc như Am-Way, Univercity. Người ta đã treo miếng thịt mỡ để nhử con mèo nào ham hố. Cuối cùng phải bỏ cửa, bỏ nhà chạy chốn nợ. Trở thành bia miệng tiếng đời, làm xấu danh Chúa.
Lời Chúa cho thấy chính Đức Chúa Trời cũng phải rất kiên nhẫn, chờ đợi đến thời điểm Ngài mới hành động, làm việc.
Chúng ta cùng xem Lời Chúa trong thơ II Phi-e-rơ 3: 9 rằng Chúa không chậm trễ về lời hứa của Ngài như mấy người kia tưởng đâu, nhưng Ngài lấy lòng nhịn nhục đối với anh em, không muốn cho một người nào chết mất, song muốn cho mọi người đều ăn năn.”

Chúng ta cần học bài học của Nô-ê, của Áp-ra-ham, của Giô-sép và của Đức Chúa Trời “ hãy chờ đợi, hãy kiên nhẫn, nhịn nhục chờ đợi sự giải cứu của Chúa.”
Hãy luôn luôn nhớ rằng: Chúa không cho gió thổi cho nước khô luôn, Chúa hạ từ từ nước rút xuống, từ từ, đều đều, thủy triều dần dần hạ xuống.
Minh họa: Khi Chúa Giê xu trở về trời Ngài đã đưa ra mạng lệnh dành cho các môn đồ, trong sách: Cong 1:4  “ Lúc ở với các sứ đồ, Ngài dặn rằng đừng ra khỏi thành Giê-ru-sa-lem, nhưng phải ở đó chờ điều Cha đã hứa, là điều các ngươi đã nghe ta nói.”
Chờ đợi là khoảng thời gian rất khó chịu, nhưng chờ đợi sẽ dạy chúng ta bài học kiên nhẫn, Chúa không bảo họ chờ trong thời bao lâu, nhưng bao lâu mà Thánh Linh chưa ban xuống thì họ cần tiếp tục phải chờ đợi.
Chờ đợi cho đến khi tiếp nhận quyền năng từ trên cao rồi mới đi ra. Chúa giữ lời, còn các môn đồ vâng lời, Chúa giữ lời và Nô-ê vâng lời, Chúa ấn định nhưng Nô-ê kiên định chờ đợi

Minh họa:
Nhiều khi chúng ta mong muốn mau chóng Hۙội Thánh phát triển và chúng ta tìm đủ mọi cách để đạt được bằng nỗ lực riêng.

Nhưng điều đó chẳng dẫn chúng ta đi đến đâu cả. Chúng ta cần chờ đợi thời điểm của Chúa, Chúa làm rất kỳ diệu, nhưng Ngài làm cũng rất từ từ.

Nếu bây giờ Chúa cho Hội Thánh bùng một phát hàng vài trăm người tin Chúa chúng ta cũng không có sức để chăm sóc vì Chúa đang chờ đợi Hۙi Thánh tăng trưởng, ai nấy đều tái sanh, mạnh mẽ, yêu mến Chúa thì mới có thể chăm sóc được.

Minh họa; một mình nằm ở viện trong bốn bức tường rấtt cô đơn, rất chán nản, đầy sự chán nản. Chỉ mong mau chóng thoát ra khỏi giống như Nô ê mong muốn mau chóng ra khỏi tàu.

Nhưng Tháng bảy, ngày mười bảy là thời điểm của Chúa, Ngài mới có quyền quyết định khi nào thì nước rút xuống và Ngài mới quyết định đỉnh núi nào con tàu sẽ  đáp xuống ở đâu.

Nô ê không có quyền, Nô- ê không làm nước rút được, Nô ê cũng không có quyền chọn đỉnh núi nào để đáp đậu tàu. Đó là chương trình và thời điểm của Chúa. Nước rút xuống dần dần, từ từ, và chiếc tàu đáp ở đỉnh núi A-ra-át là do Chúa ấn định, đó là thuộc quyền của Chúa.
Điều Nô-ê và chúng ta cần làm là tin cậy, yên nghỉ, trao phó cho Chúa những gì mà bạn đang phải đối diện trải qua.

Chúng ta sẽ xem kỹ hơn về sự chờ đợi của Nô-ê trong chương trình của Chúa.

+ Bốn mươi ngày đầu tiên Nô-ê đã thả một con quạ ra rồi chờ đợi nhưng nó đã không trở về. ( câu 6-7)
+ Lần thứ hai ông thả con chim bồ câu ra, chờ đợi nó trở về nhưng không có tin vui, nước vẫn dâng cao mà không có chỗ nào cho chim bồ câu đáp đậu cho nên nó đã bay trở về. ( câu 8-9)
+ Nô-ê đợi thêm bảy ngày nữa ( câu 10) lần này chim bồ câu mang theo một nhành Ô-li-ve sự hy vọng đã tới khi thấy mặt đất đã dần lộ ra.

+ Câu 12 Nô ê đợi bảy ngày nữa, thả bồ câu ra nhưng lần này đất đã khô dần và chim đã tìm được chỗ ẩn náu cho nên nó không trở về nữa.
Chúng ta thấy tiến trình chờ đợi của Nô-ê chưa?
40 + ? + 7 ngày + 7 ngày nữa = chưa kể lần thứ hai thì Nô-ê đã đợi 54 ngày.

Nô-ê chờ đợi, kiên nhẫn, nhịn nhục cách trọn vẹn. Đây chính là chìa khóa của chúng ta, đây chính là câu giải đáp cho chúng ta trong mọi hoàn cảnh mà chúng ta đang phải đối diện.

Chúa ấn định nước rút xuống từ từ, hạ từ từ, đều đều hạ xuống.
Nhưng Nô-ê cũng rất kiên định cũng rất từ từ: 40+7+7=54.

Bạn có thấy không? Bạn đã nhìn thấy con số 40 và con số 7 không? Trong Kinh Thánh con số bảy và con số bốn mươi là biểu tượng của sự trọn vẹn.
Nô ê nhịn nhục chờ đợi cách trọn vẹn, ông không đi trước thời điểm của Chúa.

Bạn thấy không Nô ê phải chờ đợi thời điểm của Chúa?

Có thể sự đợi chờ rất ngắn nhưng cũng có thể rất dài.

Câu 11 đoạn 7 nói "
Nhằm năm sáu trăm của đời Nô-ê, tháng hai, ngày mười bảy, chánh ngày đó, các nguồn của vực lớn nổ ra, và các đập trên trời mở xuống;"

Nhưng sang đến câu 13 đoạn 8 thì ghi rằng:
Nhằm năm sáu trăm một của đời Nô-ê, ngày mồng một, tháng giêng, nước đã giựt bày mặt đất khô; Nô-ê bèn giở mui tàu mà nhìn; nầy, mặt đất đã se. 14 Đến tháng hai, ngày hai mươi bảy, đất đã khô rồi." 

Tức là sau một năm nước mới hoàn toàn rút hết.

Một năm là quãng thời gian rất dài, mộtt khỏang thời gian chờ đợi rất dài.
Nhưng Nô ê không chán nản, không mệt mỏi, sau một năm Nô ê lại phải bắt đầu lại từ đầu. Ông phải sắp xếp, dựng nhà, trồng trọt chăn nuôi. Mọi thứ đã mất hết bây giờ phải làm lại từ đầu. 

Thơ tín Gia-cơ kêu gọi chúng ta là những người đang sống trong thời điểm cuối cùng rằng: “ Hỡi anh em, vậy hãy nhịn nhục cho tới kỳ Chúa đến. Hãy xem kẻ làm ruộng: họ bền lòng chờ đợi sản vật quí báu dưới đất cho đến chừng nào đã được mưa đầu mùa và cuối mùa.” ( Gia 5:7 )

Xuống câu 8 tác giả nói tiếp: “Anh em cũng vậy hãy nhịn nhục và bền lòng; vì kỳ Chúa đến gần rồi” ( Gia 5:8 )
IIVua 5:10   Ê-li-sê sai một sứ giả nói với người rằng: Hãy đi tắm mình bảy lần dưới sông Giô-đanh, thịt ngươi tất sẽ trở nên lành, và ngươi sẽ được sạch.”
Không phải là một lần mà bảy lần: cũng cần phải hết sức kiên nhẫn, vâng lời.

+Chúa bảo Giô suê phải đi vòng quanh thành Giê-rê-cô bẩy lần, ngày cuối cùng phải đi bảy vòng.

+ Hôm nay Chúa muốn chúng ta học bài học chờ đợi Ngài.
Hãy nhớ nước rút từ từ, nước rút dần dần.

+ Chú ý trong câu 1 đoạn 7 Chúa bảo Nô ê và gia đình ông là
Đức Giê-hô-va phán cùng Nô-ê rằng: Ngươi và cả nhà ngươi hãy vào tàu,”

Nhưng sang đến câu 16 đoạn 8 thì Chúa bảo ông “ Hãy ra khỏi tàu, ngươi, vợ, các con và các dâu ngươi.”
Xem thêm đoạn 7 câu 16 của Sáng-thế-ký chúng ta thấy Đức Giê-hô-va đóng cửa tàu lại.”

Qúy vị thấy không? Nô-ê không quyết định tự ý đóng tàu, ông cũng không tự ý vào tàu, ông cũng không tự ý đóng cửa tàu. Ông cũng không tự ý ra khỏi tàu.
Điều đó dạy cho chúng ta bài học rằng: Nô-ê một con người trao mọi quyền kiểm soát của đời sống mình, công việc của mình cho Đức Chúa Trời. Chúa thực sự có mọi quyền kiểm soát trên đời sống của Nô-ê. Nô-ê thực sự để Chúa làm chủ trên đời sống của mình.

Quý vị có để Chúa lãnh đạo cuộc đời và gia đình của quý vị không? Hay quý vi tự mình làm mọi sự, quyết định mọi điều.

Chúng ta không hiểu từ ngữ mà chúng ta vẫn thường dùng, thường gọi đó là từ Chúa.
Từ ngữ “ Chúa” tức là “ Chủ”

Chúng ta mời Ngài làm Cha, làm Chúa, làm chủ nhưng ta chúng ta quyết định mọi sự, làm chủ mọi sự, tự mình làm Chúa mình, tự mình làm chủ mình.
Minh họa: Câu chuyện trong tiệc cưới tại Ca-na. Ma-ri nói Ngài biểu sao hãy làm y như vậy.
Chúng ta thì khác, Ngài bảo chúng ta một đằng chúng ta đi làm một nẻo.


III.  ĐỨC CHÚA TRỜI ẤN ĐỊNH KHÔNG ĐỂ BẠN MỘT MÌNH TRONG NGHỊCH CẢNH

Suốt những ngày dài trên mặt nước bao la của đại dương, có những căng thẳng, sự nóng ruột mau chóng muốn nhìn thấy cơn nước lụt sẽ khô đi. Có thể tâm trạng của Nô ê mệt mỏi, lo lắng.

Nhưng Chúa đã ấn định không để cho Nô ê một mình giữa biển cả, Chúa luôn luôn ấn định không bao giờ để cho Nô ê một mìnnh phải trèo trống con thuyền.
- Ngài đã cho Nô ê có vợ, có con trai, có con dâu. Chúa đã gởi đến Nô ê những người bạn đời những người thân yêu để cùng sẻ chia, động viên nhau trong những đoạn trường đầy đen tối.

- Trong cuộc đời của bạn Chúa luôn gởi đến cho đời bạn những người anh em, những người chị em để cùng cảm th?ng, chia sẻ, an ủi ban.

- Nô ê có vợ cùng nhìn về một hướng, có con cùng nhìn về một hướng.
Khi Nô ê mở cửa sổ của tàu để thả bồ câu ra rồi chờ đợi, chắc chắn cả gia đình đã rất hồi hộp ngóng nhìn qua cửa xổ xem điều gì sẽ xảy ra.
Rồi một ngày bình minh đã đến: Bồ câu đem theo nhánh Ô li ve về, sự hy vọng của cả gia đình sẽ được thắp sáng.

Bạn thấy không? Bạn cần có những người thân trong cuۙc đời mình, mặc dù họ không mạnh, mặc dù họ thiếu xo?t nhưng chúng ta cần có nhau. Họ cùng đau, họ cùng vui, họ cùng đồng hành với cuۙc đời bạn.

H?i Thánh chính là gia đình của Chúa, chúng ta cần có các anh chị em để nâng đỡ nhau, an ủi nhau, khích lệ, cầu thay cho nhau.

Điều đặc biệt hơn cả là: Chúng ta phải sống trong ti?nh đoàn kết, hiệp nhất,
ho?a thuận cùng nhìn về một hướng.

Cả gia đình họ đã cùng đóng thuyền,người vác gỗ, người cưa xẻ, người phết đinh, người chét nhựa. Tất cả đều cùng đóng con tàu, tât cả cùng vào
tàu, tất cả cùng ra khỏi tàu.

Đó là hình ảnh đẹp nhất trên trần gian này khi suy nghĩ về Hội Thánh của Chúa.
Minh họa: Khi tôi bị ốm đau, tôi biết ơn rất lớn, b۟i anh chị em đã thư?ng yêu chăm sóc, cầu thay, yểm trợ, giúp đỡ.

Anh chị em chính là nhánh ô li ve mà Chúa gởi đến cho tôi.

Tôi ở trong bốn bức tường nhưng anh chị em đã mang hy vọng, sự an ủi đến
cho tôi.

Lúc tôi yếu đuối anh chị em mạnh mẽ. Và Phao lô nói: Kẻ mạnh phải gánh vác cho kẻ yếu đó chính là vẻ đep của gia đình Hội Thánh.


Ch 17:17 lại dạy rằng "Vì anh em sinh ra để giúp đỡ trong lúc hoạn nạn."

Hội Thánh ơi, Hội Thánh hãy giữ mãi mái ấm như gia đình Nô ê năm xưa nhé.
Nếu anh chị em và tôi thuận phục Chúa, yêu thương và cần nhìn chung vہ một hướng, mỗi ngư?i hãy cùng nhau ?óng tàu. Rồi Chúa sẽ cho Hội Thánh tọa lạc trên đỉnh núi A-ra- át.

Related link

Latest Features

Weather

May - 2025
SMTWTFS
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031
       

Facebook comments