Gia Dinh Gieo Giong

BÍ QUYẾT ĐỂ CÓ SỰ TĂNG TRƯỞNG


ĐỀ TÀI: BÍ QUYẾT ĐỂ CÓ SỰ TĂNG TRƯỞNG
KINH THÁNH:
Lời chào:
Nhập đề:
Thưa anh chị em yêu dấu!
Tuần trước chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu và học hỏi qua Lời của Chúa với đề tài: TĂNG TRƯỞNG TRONG CHÚA GIÊ XU, và chúng ta đã tìm hiểu với nhau phần thứ nhất đó là: DẤU HIỆU CỦA MỘT ĐỜI SỐNG TĂNG TRƯỞNG.
Qua Lời Chúa chúng ta biết định nghĩa của sự tăng trưởng là: Lớn lên, trưởng thành, thêm lên, tấn bộ, tiến về phía trước.
Và chúng ta cũng đã tìm hiểu về một nhân vật, một minh họa rất nổi bật là: Y Sác đã lớn lên, thôi bú thì Áp-ra-ham mới mở tiệc ăn mừng.

Hãy nói đi: Tôi là Y sác, Tôi tấn bộ trong đạo Tin Lành của Chúa Giê xu.

Theo Lời của Chúa cho chúng ta biết có rất nhiều dấu hiệu để nhận biết được một đời sống có đang tăng trưởng hay không? Kể ra…
Minh họa: Một người tăng trưởng là một người:
Có đời sống cầu nguyện thâm sâu, sâu lắng trong nhiều giờ với Chúa.
Có sự trung tín với Chúa trong sự nhóm lại.
Có sự trung tín với Chúa trong sự dâng hiến.
Có sự yêu thương.
Đắc thắng tội lỗi.
Đứng vững đức tin và chiến thắng trong những nan đề, nghịch cảnh và khó khăn.
Luôn luôn đắc thắng những tội lỗi trong đời sống.
Luôn luôn làm chứng về Chúa cho người hư mất.
Đặc điểm nổi bật của sự tăng trưởng là: Cảm biết cách sâu sắc về sự cứu rỗi, hy sinh của Chúa Giê xu trên thập tự giá. Vì đặc điểm này phải là đầu tiên và quan trọng nhất thì mới có sự tăng trưởng trong nhiều lĩnh vực khác của đời sống theo Chúa.
Minh họa: Khi một người không được tái sanh, không kinh nghiệm được sự tha thứ tội lỗi của Chúa cho đời sống mình thì người ấy có muốn đi nhóm không? Có muốn dâng hiến không? Có nói về Chúa cho người khác không? Chắc chắn là không?
Bây giờ mời quý ông bà anh chị em, cùng học phần thứ hai với tôi qua đề tài: BÍ QUYẾT ĐỂ CÓ SỰ TĂNG TRƯỞNG.
Theo anh chị em thì làm thế nào để có sự tăng trưởng trong đời sống theo Chúa của mình?

I. NUÔI DƯỠNG BẰNG LỜI CHÚA ( I Phi-e-rơ 2: 2)
“ Vậy anh em đã từ bỏ mọi điều độc ác, mọi điều gian giảo, mọi thứ giả trá, lòng ghen ghét và sự nói hành, 2 thì hãy ham thích sữa thiêng liêng của Đạo, như trẻ con mới đẻ vậy, hầu cho anh em nhờ đó lớn lên mà được rỗi linh hồn”

Từ ngữ “ ham thích” ở đây có nghĩa là: “ khát khao, đói khát, nài xin, khẩn cầu, mong muốn”
Ham thích là một trạng từ diễn tả hành động thèm thuồng, mong muốn, tìm kiếm.
Tức là sự tăng trưởng là một sự chủ động một người chủ động tìm kiếm, chủ động tăng trưởng, và có chủ đích để tăng trưởng. Nếu một người muốn tăng trưởng thì phải đòi ăn, đòi uống, tìm kiếm nhu cầu. Sự tăng trưởng không đến một cách ngẫu nhiên, sự tăng trưởng đến cách có chủ đích.
Minh họaCác ngươi sẽ tìm ta, và gặp được khi các ngươi tìm kiếm ta hết lòng”  (Gie 29:13  )
Thế điều kiện để gặp được Chúa là gi? Tìm, kiếm, hết lòng.
Nếu một người mong muốn tăng trưởng mà không có đọc Kinh Thánh thì sự mong muốn ấy cũng chỉ là ảo tưởng, nếu chúng ta mong muốn được tăng trưởng mà tự tách mình ra khỏi thân thể của Chúa thì chẳng bao giờ có thể tăng trưởng được.
Nếu một người muốn tăng trưởng mà không tháp vào Chúa, lệ thuộc Chúa, sống với Chúa, nương cậy Chúa thì chẳng bao giờ tăng trưởng được vì Chúa Giê xu đã phán: “ Ngoài ta ra các ngươi chẳng làm chi được”

Trở lại với lời của sứ đồ Phi-e-rơ cho chúng ta biết một người tăng trưởng thì đòi hỏi người ấy phải ăn nuốt Lời Chúa như ăn sữa. Khi viết thư cho các tín hữu mới tin ông đã so sánh họ giống như trẻ con mới sinh ra vậy, trẻ con cần uống sữa để lớn lên thế nào thì người tin Chúa cũng giống như vậy.
Lời Chúa như là sữa thiêng liêng, nhờ Lời Chúa thì tâm linh và đức tin của chúng ta mới tăng trưởng, lớn lên, và phát triển được.

Phi-e-rơ khuyên rằng: "Hãy ham thích sữa thiêng liêng của Đạo, như trẻ con mới đẻ vậy, hầu cho anh em nhờ đó lớn lên mà được linh hồn" (I Phi-e-rơ 2:2). Chúng ta biết chắc không có một đứa trẻ nào có thể lớn lên mà chẳng cần đến sữa. Cũng vậy, không có một người Cơ Đốc nào có thể trưởng thành mà chẳng cần đến Lời Chúa.

Tại sao đời sống thuộc linh của bạn không được tăng trưởng? Chỉ có một câu trả lời: Bạn không được nuôi dưỡng bằng sửa thiêng liêng của Đạo, tức là Lời Đức Chúa Trời. Một trẻ em khỏe mạnh mỗi ngày phải cần ăn sữa đến bốn năm lần hoặc nhiều hơn nữa. Bạn ăn sữa thiêng liêng mỗi ngày bao nhiêu lần? Có người ăn hai lần, người ăn một lần, nhưng hầu hết thì không ăn chi cả. Đó là lý do khiến ta cứ ở mãi trong địa vị con trẻ thuộc linh.

Minh họa: Có thể nói bốn tháng đầu khi anh chị em tin Chúa, chúng ta đã có những ngày và thì giờ học rất khẩn thiết, một tuần chúng ta học ba buổi, thậm chí chúng ta thức đêm để học Lời của Chúa. Điều đó mang lại kết quả anh chị em tăng trưởng, tấn bộ, và chúng ta khôn ngoan như Giô sép tích trữ lương thực để dành trong ngày đói kém.
Khi nan đề đến cách rất khủng khiếp, chúng ta đã đắc thắng được.
Em điền nói: Nếu không được học Lời của Chúa thì chắc chắn sẽ khó mà thắng được.
Anh chị em ơi! Anh chị em không chỉ đang đắc thắng hoàn cảnh, bắt bớ của anh chị em thôi đâu, mà Chúa cho anh chị em đắc thắng chính mọi dục vọng, xác thịt, ham muốn và tội lỗi trong chính anh chị em nữa.
Điều đó, không ai có thể thay đổi làm được cho chúng ta chỉ có Chúa và Lời của Ngài mà thôi.
Thật như Lời của Chúa Giê xu đã phán rằng: Các ngươi đã được trong sạch, vì lời ta đã bảo cho.” ( Gi 15:3 )
Tiên tri Giêrêmi cũng đã cảm nghiệm được tầm quan trọng của Lời Chúa, nên đã thốt lên: Tôi vừa nghe những lời Ngài, thì đã ăn lấy rồi; lời Ngài là sự vui mừng hớn hở của lòng tôi vậy. Hỡi Giê-hô-va Đức Chúa Trời vạn quân, vì tôi được xưng bằng danh Ngài!” ” (Gr 15,16).  
Con tìm gặp và ăn nuốt lời Ngài. Lời Ngài mang đến cho lòng con niềm vui mừng rộn rã, vì con mang danh Ngài, Lạy CHÚA, Đức Chúa Trời Vạn Quân![BDM]
vừa nghe những lời Ngài, thì đã ăn lấy rồi: Tôi lĩnh hội, tiêu hoá, và khiến những lời đó thành một phần của tôi
lời Ngài là sự vui mừng hớn hở của lòng tôi: Xem Thi Tv 1:2.

Ăn là nghiền ngẫm, là nhai, là cảm nhận thức ăn, chúng ta có bao giờ nuốt đâu, nghiền cho kỹ, cho nhỏ mới ăn, tốt cho dạ dày.
Lời Chúa cũng được suy gẫm, nghĩ suy, nghiền ngẫm mình sẽ thấy Lời Chúa là lương thực làm bổ linh hồn lại.

Minh họa: Dân Y-sơ-ra-ên đi trong bốn mươi năm trong đồng vắng, và Chúa đã ban cho họ Ma-na để nuôi dưỡng họ, nhưng Ngài bảo rằng: Mỗi buổi sáng họ phải đi ra lượm lấy Ma-na, ngày nào đủ ăn cho ngày ấy.
Nếu lượm nhiều quá để đến mai sẽ bị thối rữa và dòi bọ không ăn được.
Lời Chúa như Ma-na cho chúng ta, vậy chúng ta có tìm kiếm, học hỏi, suy gẫm để nuôi dưỡng tâm linh mình không?


Chúa Giê xu cũng phán rằng: “Ai yêu mến Ta, thì phải vâng giữ Lời Ta” (Ga 14,23); Ấy là thần linh làm cho sống, xác thịt chẳng ích chi. Những lời ta phán cùng các ngươi đều là thần linh và sự sống. (Ga 6, 63).
Vậy sức mạnh và quyền năng chứa đựng trong Lời Chúa lớn lao đến độ trở thành điểm tựa đầy năng lực cho Hội Thánh và là sức mạnh của đức tin, lương thực nuôi linh hồn, nguồn sống thiêng liêng, tinh tuyền và trường cửu cho con cái của Hội Thánh” .
Thật vậy, ai muốn sống đời tận hiến của mình cách tốt đẹp, thì điều trước tiên, họ phải là người của Chúa, thấm nhuần Lời Chúa. Khi đã là người thuộc về Chúa và bén rễ sâu trong Lời của Ngài, đời sống tâm linh của họ được mở ra để gặp gỡ Đấng Siêu Việt thông quan Chúa Giêsu nơi Lời của Ngài.

Sứ đồ Giăng cũng giống như tiên tri Giê-rê-mi, ông cũng ăn sách, nuốt sách.

"Tôi lấy quyển sách nhỏ khỏi tay vị thiên sứ và nuốt đi; trong miệng tôi nó ngọt như mật, nhưng khi tôi nuốt rồi thì đắng ở trong bụng" (Khải-huyền 10:10)
Đọc Khải-huyền 10:2,8-11, ta nhận ngay là quyển sách ấy tượng trưng cho Kinh Thánh.
Báo Christian Times số tháng 3/98 có đăng tin nói rằng theo Hiệp Hội Kinh Thánh (Un1Thd Bible Societies) thì đến cuối năm 1997 số ngôn ngữ đã có ít nhất một phần của Kinh Thánh đã lên đến 2,197.

Sứ đồ Giăng đến xin thiên sứ cho ông quyển sách nhỏ ấy. Ta có khao khát Lời Chúa không? Mới đây tôi gặp một tín hữu có nhận Sống Với Thánh Kinh/Lịch Cầu Nguyện, nhưng vị này không dùng đến, cũng thấy có tín hữu khác nhận và không dùng như ông nên ông cho rằng in loại văn phẩm Cơ Đốc này uổng tiền quá, để tiền dâng vào công việc Chúa khác hữu ích hơn. Nhiều tín hữu, Kinh Thánh còn không đọc làm sao đọc đến loại văn phẩm bồi linh và hướng dẫn đọc Kinh Thánh cùng cầu nguyện mỗi ngày này được! Những tín hữu này không thấy khao khát Lời Chúa và ham thích học Lời Ngài trong khi ở nhiều nơi khác người ta tìm Kinh Thánh cùng các văn phẩm Cơ Đốc mà tìm không ra!

Tiên tri A-mốt đã nói rằng: Chúa Giê-hô-va phán: "Này, những ngày đến, là khi ta khiến sự đói kém đến trong đất, chẳng phÁi là đói vì bánh, cũng chẳng phải khát vì nước, bèn là về nghe lời của Đức Giê-hô-va. Bấy giờ, chúng nó sẽ đi dông dài từ biển này đến biển khác, từ phương bắc đến phương đông, chạy đi đây đi đó đặng tìm lời Đức Giê-hô-va mà không tìm được."

Có lẽ một số tín hữu không thích đọc Lời Chúa vì họ chỉ ưa những lời ngọt như mật trong miệng và không chịu nỗi những lời cảnh cáo, lên án, ngăm đe quở phạt đắng như thuốc đắng trong bụng.

Sứ mạng của nhà tiên tri Giê-rê-mi là nhổ, hủy, phá rồi mới đến trồng, xây.
Tích cực là: Xây, trồng ( xây dựng trồng những tích cực tốt đẹp)
Tiiêu cực: Nhổ, phá, hủy
Hủy đi những cái ham muốn, nhổ đi tội lỗi
Giê-rê-mi “Nhổ, lật, hủy,  trồng ”
Mình thì chỉ thích trồng thôi còn không thích nhổ.
Nếu mình chỉ thích lúc nào cũng phê phán thì rất khó.
Và nếu chúng ta chủ chương rằng: Suốt đời chỉ có xây thôi mà không phá hủy, không nhổ thì cũng không tăng trưởng được.
Nhổ, phá, hủy rồi mới trồng mới xây.
Mình cứ xây trên cái cũ.
Minh họa: Bầu da cũ và rượu mới.

PHẢI CHỊU NGƯỜI CHỦ CẮT TỈA
Cắt tỉa đau lắm, nhưng khi chịu được rồi thì sẽ sai trái hơn.

Gi 15:2   2 Hễ nhánh nào trong ta mà không kết quả thì Ngài chặt hết; và Ngài tỉa sửa những nhánh nào kết quả, để được sai trái hơn.

Tác giả của thư Hê-bơ-rơ 5:12 đã nói rằng: “ Đáng lẽ anh em đã làm thầy từ lâu rồi, nay còn cần người ta lấy những điều sơ học của lời Đức Chúa Trời mà dạy anh em;anh em cần ăn sữa thay vì đồ ăn đặc. 13 Vả, kẻ nào chỉ ăn sữa thôi, thì không hiểu đạo công bình;vì còn là thơ ấu. 14 Nhưng đồ ăn đặc là để cho kẻ thành nhân, cho kẻ hay dụng tâm tư luyện tập mà phân biệt điều lành và dữ.”

Minh họa:
Sứ đồ Phi-e-rơ đã khẳng định rằng: “ anh em đã được lại sanh, chẳng phải bởi giống hay hư nát, nhưng bởi giống chẳng hư nát, là bởi lời hằng sống và bền vững của Đức Chúa Trời. 24 Vì, Mọi xác thịt ví như cỏ, Mọi sự vinh hiển của nó ví như hoa cỏ.
Cỏ khô, hoa rụng, 25 Nhưng lời Chúa còn lại đời đời. [†] EsIs 40:6-8 Và lời đó là đạo Tin lành đã giảng ra cho anh em.”
II. HẠT GIỐNG PHẢI CHẾT ĐI RỒI MỚI TĂNG TRƯỞNG ĐƯỢC
Đức Chúa Giê-xu đã phán cách quả quyết rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, nếu hột giống lúa mì kia, chẳng chết sau khi gieo xuống đất, thì cứ ở một mình; nhưng nếu chết đi, thì kết quả được nhiều.” ( Gi 12:24)
ĐỜI SỐNG TĂNG TRƯỞNG LÀ ĐỜI SỐNG BẢN NGÃ CHẾT ĐI MỖI NGÀY.
Một hạt giống muốn kết quả được ba chục, sáu chục và một trăm như điều Chúa Giê xu phán thì đòi hỏi hạt giống đó phải chết đi trước đã.
Minh họa: Một hạt lúa không thể trở thành một bông lúa nếu hạt giống ấy không chết đi trước đã, một bông lúa không thể tạo nên một cánh đồng nếu những hạt lúa trong bông lúa không chết đi trước.
Không bao giờ có một mùa gặt nếu không gieo, nhưng không bao giờ có một mùa gặt bội thu nếu không chuẩn bị, lựa chọn những hạt giống tốt.
Sứ đồ Phao lô nói cho các tín hữu tại Hội Thánh Cô-rinh-tô rằng: Hỡi kẻ dại kia, vật gì ngươi gieo, nếu không chết đi trước đã, thì không sống lại được.” ( ICo 15:36)
Cũng vậy đời sống của chúng ta không thể ra những trái, trái Thánh Linh chính là kết quả của một đời sống tăng trưởng. Trái là những người mới tin Chúa là kết quả của đời sống cầu nguyện, chịu khó, chịu khổ làm chứng.
Minh họa: Một Ms mới đây đến nhà chúng tôi đi thì đi giầy tây, mặc quần tây, đeo vòng bạc như cái chão v.v…
Nhưng có lấy nỗi một tín đồ.
Gia đình sắm sữa đàn ghi ta cũng đắt tiền, đàn óc cũng đắt tiền, kèn hiện đại, nhà rất sạch, sắp đặt cách cẩn thận, hẳn hoi nhưng không có một bóng tín đồ nào.
Tại sao lại không có bóng tín đồ nào? Vì không có sự hy sinh trả giá, chết đi cái ham hố đời này để tập chung cứu người.
Môi se là nhà lãnh đạo từ chối ăn những đồ ăn ngon, đành chịu khổ với dân.
Chịu khổ với dân, ăn với dân, sống với dân thì mới hiểu dân, mới lãnh đạo dân được chứ.
Đa-ni-ên và ba người bạn của ông cũng như vậy cũng sẵn sàng thà chịu chết vì Chúa chứ không thèm ăn của cúng và thờ thần tượng Ba anh.
Đó là những con người chết đi mỗi ngày.
Chết đi những sự ham muốn, dục vọng của xác thịt thì mới sống cho Chúa được.
Nếu trái xác thịt không chết đi trước thì không bao giờ nhận được trái của Thánh Linh.
Minh họa: Chúng ta nhớ câu chuyện trong Giăng 12:3 “ Bấy giờ, Ma-ri lấy một cân dầu cam tùng hương thật, rất quí giá, xức chân Đức Chúa Jêsus, và lấy tóc mình mà lau; cả nhà thơm nức mùi dầu đó.”
Cái bình phải đập vỡ ra rồi người ta mới ngửi thấy mùi dầu thơm, phải đập vỡ bình ra thì mùi dầu mới lan tỏa ra xung quanh được, khi nào còn giữ lấy đời sống riêng, nắm chắc, không buông bỏ thì không thể nào dám sống cho Chúa được.
Sứ đồ Phao lô nói ở trong IICo 2:15  Vì chúng tôi ở trước mặt Đức Chúa Trời là mùi thơm của Đấng Christ, ở giữa kẻ được cứu, và ở giữa kẻ bị hư mất”
Anh chị em và tôi có phải là mùi thơm của Đấng Christ ở giữa những kẻ được cứu và ở giữa kẻ bị hư mất hay không?
Trở thành mùi thơm là phải đập vỡ chiếc bình đó.
Ai đập vỡ chiếc bình? Chính cái người đàn bà tội lỗi đó đã đập.
Đập là một hành động rất mạnh mẽ nói lên sự quyết tâm từ bỏ, phá vỡ, không còn nắm giữ nữa.
Đập là dứt khoát từ khi gặp Chúa rồi thì quyết tâm lìa khỏi tội lỗi, cái ham hố của bản ngã của mình.
Đập là đập đi cái ích kỷ không nắm giữ, không ích kỷ, không tính toán cho lợi ích cho bản thân nhưng vì lợi ích của mọi người.
Khi anh chị em mà đập vỡ đi cái bản ngã của mình thì nhiều người sẽ ngửi được mùi thơm. Cả nhà ngửi thấy được mùi thơm tỏa ra.
Hạt giống phải chết cho tội lỗi là quyết tâm lánh xa những con người. Những đồ vật, những nơi chốn lôi kéo ta phạm tội. Những con người ấy, những đồ vật ấy, những nơi chốn ấy như gắn chặt vào ta, như là một phần đời sống của ta. Dứt bỏ những con người ấy, những đồ vật ấy, những nơi chốn ấy khiến ta đau đớn như chết đi một phần đời mình. Đó là những mất mát to lớn. Nhưng nếu ta chấp nhận những “cái mất” hiện tại, ta sẽ có những “cái được” trong tương lại. Nếu ta dám chấp nhận những “cái mất” chóng qua, ta sẽ có những “cái được” vĩnh cửu.

Minh họa:
Hôm ấy, có người nông dân mang thóc giống gieo trên thửa ruộng của mình. Đang khi gieo thì trời nổi gió lớn. Có nhiều hạt rơi xuống ruộng bùn nhưng cũng có nhiều hạt bị gió thổi bạt lên vệ đường kề bên.
Bấy giờ những hạt giống nằm trên vệ đường khô ráo cảm thấy phận mình thật là diễm phúc, so với bao nhiêu hạt thóc bạn đang phải ngoi ngóp, ngụp lặn dưới bùn. Chúng tỏ lòng thương hại các hạt thóc bạn dưới sình bằng những lời ngạo mạn: "Thật đáng thương thay thân phận khốn khổ của các anh. Đang khi chúng tôi được ở nơi khô ráo, thì các anh lại phải ngụp lặn trong sình. Đang khi chúng tôi được ngước mắt nhìn ánh dương rực rỡ, được tắm mình dưới nắng, thì các anh lại phải ngụp lặn trong chốn tối tăm. Đang khi chúng tôi được nhìn ngắm bầu trời xanh, nhìn ngắm những bông hoa tươi đẹp bên vệ đường, được ngắm nhìn người qua kẻ lại nói cười vui vẻ, thì chung quanh các anh chỉ là tăm tối và tanh hôi. Cuộc đời chúng tôi đang lên hương, còn cuộc sống các anh đang lụi tàn! Thật bất hạnh thay cho các anh!"
Hạt lúa ấy vừa dứt lời thì bỗng đâu có một bàn chân người dẫm đạp lên mình nó, khiến nó bị gãy thành ba. Sau đó, mấy chiếc xe ào đến, lạnh lùng chà nát nó và những hạt lúa khác thành bụi tro. Những hạt lúa may mắn còn sót lại thì hoá thành mồi ngon cho chim chóc và các loại côn trùng!
Trong khi đó, những hạt lúa tưởng là bất hạnh đang ngụp lặn trong bùn, thì qua vài ngày sau đã ngoi lên thành những chồi non đầy sức sống, rồi thành những cây lúa xanh tươi cứng cáp. Cây lúa lớn dần, nở bụi sum suê. Không đầy ba tháng sau, nó trổ thành những bông lúa, kết thành hàng trăm hạt vàng khoe mình dưới nắng, đem lại sức sống cho bao người.
Từ một hạt lúa đơn độc, nó đã được chuyển hoá thành trăm! Thật nhiệm mầu!
Hôm nay, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hãy cùng với Ngài chuyển hoá đời mình như thế.
"Thật, Thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu nó chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác."
Rồi Ngài nói rõ hơn: "Ai yêu quý mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời."
Khi bước chân vào đời, mang lấy thân phận con người giữa cuộc đời ô trọc, Chúa Giêsu đã chấp nhận mang thân phận hạt lúa bị vùi dập trong bùn đất. Ngài chấp nhận khổ hình, chấp nhận vác thập giá, chấp nhận chết treo trên thập giá như một tên tử tội khốn nạn nhất. Người đời tưởng rằng đã tiêu diệt Đức Giêsu, xoá sổ Đức Giêsu... nhưng họ đã lầm. Thay vì huỷ diệt, họ đã giúp Ngài chiến thắng. Qua thập giá, Chúa Giêsu đạt đến vinh quang, được phục sinh vinh hiển và được hiển trị đời đời! Giờ tử nạn cũng chính là giờ Ngài được tôn vinh.
Chúa Giêsu không muốn chúng ta sống như hạt lúa đơn độc trên vệ đường, chỉ biết sống cho mình rồi rốt cuộc phải tiêu vong. Ngài muốn chúng ta bước theo Ngài để chuyển hoá gấp trăm.
Để được như thế, chúng ta hãy nên như hạt lúa bị chôn vùi, nghĩa là hãy chấp nhận hy sinh quên mình vì hạnh phúc người khác; hãy cùng chịu đau khổ với Chúa Giêsu, cùng vác thập giá hằng ngày với Chúa Giêsu, chấp nhận cống hiến tài sức để phụng sự Chúa và phục vụ muôn người.


Bản ngã phải chết đi Hạt giống phải chết đi trước rồi mới có thể sống và kết quả
ICo 15:36   36 Hỡi kẻ dại kia, vật gì ngươi gieo, nếu không chết đi trước đã, thì không sống lại được.
Phao lô nói: Tôi đã bị đóng đinh với…
Minh họa: Cây vả bị Chúa rủa vì nó chỉ có lá mà không có trái.

Lời Chúa trong thư I Cô-rinh-tô 3:1-8 có chép: “ Hỡi anh em, về phần tôi, tôi chẳng có thể nói với anh em như với người thiêng liêng, nhưng như với người xác thịt, như với các con đỏ trong Đấng Christ vậy. 2 Tôi lấy sữa nuôi anh em, chớ chẳng lấy đồ ăn cứng, vì anh em không chịu nổi; đến bây giờ cũng chưa chịu được, vì anh em hãy còn thuộc về xác thịt. 3 Thật, bởi trong anh em có sự ghen ghét và tranh cạnh, anh em há chẳng phải là tánh xác thịt ăn ở như người thế gian sao? 4 Có người thì nói: Ta là môn đồ của Phao-lô; kẻ thì rằng: Ta là của A-bô-lô, vậy anh em há chẳng phải là người cũng như kẻ khác sao? 5 Thế thì, A-bô-lô là ai, và Phao-lô là ai? Ấy là kẻ tôi tớ, mà bởi kẻ đó anh em đã tin cậy, y theo Chúa đã ban cho mọi người. 6 Tôi đã trồng, A-bô-lô đã tưới, nhưng Đức Chúa Trời đã làm cho lớn lên. 7 Vậy, người trồng, kẻ tưới, đều không ra gì, song Đức Chúa Trời là Đấng làm cho lớn lên. 8 Người trồng, kẻ tưới, đều bằng nhau; ai nấy sẽ nhận phần thưởng tùy theo việc mình đã làm.”


III. PHẢI ĐƯỢC TRỒNG TRONG NHÀ ĐỨC GIÊ HÔ VA.
Thi 92:13  Những kẻ được trồng trong nhà Đức Giê-hô-va
Sẽ trổ bông trong hành lang của Đức Chúa Trời chúng ta.”

Mình chỉ thích ở nhà mình thôi, còn mình không thích ở trong nhà Chúa thì làm sao mà tăng trưởng được. Chỉ thích cái giường ngủ, thích cái ti vi, thích cái điện thoại mà vì sự ngủ, vì bạn bè, vì ham chơi mà bỏ nhà Chúa thì làm sao có thể tăng trưởng được.
Ở trong nhà Đức Giê hô va.
ở trong nhà mình thì cũng tốt nhưng sự tăng trưởng về mặt tâm linh thì phải ở trong nhà của Đức Giê hô va.

TRỒNG TRONG NHÀ ĐỨC GIÊ HÔ VA.
Minh họa:
Mat 15:13   13 Ngài đáp rằng: Cây nào mà Cha ta trên trời không trồng, thì phải nhổ đi.

ICo 3:6   6 Tôi đã trồng, A-bô-lô đã tưới, nhưng Đức Chúa Trời đã làm cho lớn lên.
Gia 1:21   21 Vậy, hãy bỏ đi mọi điều ô uế và mọi điều gian ác còn lại, đem lòng nhu mì nhận lấy lời đã trồng trong anh em, là lời cứu được linh hồn của anh em.
Exe 17:8   8 Gốc nho đã được trồng nơi đất tốt, gần nơi nhiều nước, hầu cho nứt tượt, ra trái, trở nên cây nho tốt.

-        Hạt giống tốt mới sanh ra ba chục, sáu chục, và một trăm
-         
 CÂY ĐẦY MỦ VÀ NHỰA
BÌNH PHẢI VỠ
HẠT GIỐNG PHẢI CHẾT

Người VN có câu.
Nhất giống
Nhì phân
Tam cần ( chịu khó, cần cù chăm sóc)
Tứ nước

Cái nơi trồng rất quan trọng,
Một cây cần kết quả, phát triển thì không chỉ nhờ nhất giống, nhì phân, tam cần, tứ nước.
Mà còn cần phải có môi trường tốt nữa.
-        Mọc lên ( như cây kè câu 12)
-        lớn lên

-        trổ bông ( trong hành lang của Đức Chúa Trời)

Related link

Latest Features

Weather

April - 2025
SMTWTFS
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
27282930   
       

Facebook comments