Gia Dinh Gieo Giong

CHÚA BIẾT

ĐỀ TÀI: CHÚA BIẾT
KINH THÁNH: KHẢI HUYỀN
NHẬP ĐỀ:
Có lần tôi đang đi hầu việc Chúa, vào tầm 5h chiều, đài phát thanh có phát bài hát rất quen thuộc của nhạc sĩ PHAN HUỲNH ĐIỂU, và bài hát này đã trở thành một bài hát rất nổi tiếng, được người ta tuyển chọn là bài ca đi cùng năm tháng.
Đó là bài: THUYỀN VÀ BIỂN
Ngay câu đầu đã nói:
Chỉ có thuyền mới hiểu biển mênh mông nhường nào
Chỉ có biển mới biết thuyền đi đâu về đâu
Những ngày không gặp nhau biển bạc đầu thương nhớ
Những ngày không gặp nhau lòng thuyền đau rạng vỡ
Nếu từ giã thuyền rồi biển chỉ còn sóng vỗ
Nếu phải cách xa em anh chỉ còn bão tố.
Thưa quý vị! Thuyền thì hiểu biết được biển mênh mông nhường nào, nhưng chỉ có biển mới biết thuyền đi đâu về đâu.
Một câu nói biểu tượng ở đây mô tả cho chúng ta biết: thuyền biết được rằng: Biển không phải chỉ mênh mông mà thôi mà thuyền biết còn biết xa hơn cái thực tại. Thuyền biết biển không phải chỉ mênh mông nhưng biển còn biết thuyền đi đâu về đâu.
Tức là thuyền nằm trong đại dương của biển, nhờ có biển mà thuyền mới có thể cập bờ, cập bến.
Biển biết thuyền đi đâu về đâu.
Và đây là điều liên hệ đến đời sống đức tin của chúng ta, nhiều khi chúng ta chỉ biết Chúa cách mông lung, cái biết xa vời, biết Chúa mênh mông, biết Chúa bao la vô hạn thôi chưa đủ, mà còn biết hơn thế nữa kia. Đó là biết Chúa nắm giữ cuộc đời chúng ta, biết Chúa là Đấng luôn hiện diện và lèo lái con thuyền cuộc đời chúng ta. Chúng ta nằm trong tình thương, biển cả đại dương bao la của Chúa. Không có Ngài chúng ta không sẽ không có bến đỗ của tình thương thật là gì, không có Ngài chúng ta sẽ không có bến đỗ hy vọng, bình an và thiên đàng.
Nhiều khi chúng ta đặt câu hỏi rằng: Không biết tôi khổ sở khó nhọc như thế thì Chúa có biết không nhỉ, không biết tôi vất vả như thế thì Chúa có biết không? Và tuần trước, chúng ta thấy dân Y-sơ-ra-ên ở trong những biến cố đau thương họ mới đặt câu hỏi rằng: Có Chúa ở giữa chúng ta không?
Nghi ngờ sự hiện diện của Ngài, chúng ta nhiều khi sống không còn cảm thức được Chúa hiện diện với mình, đến nhà của Chúa mà chỉ thấy ông này bà lọ chứ không thấy Chúa đâu cả.
Trong cái chỗ đau khổ, và hoạn nạn khó khăn, chúng ta thường nghi ngờ và có cái nhìn thiển cận đầy giới hạn.
Chỉ thấy sao tôi khổ thế mà không thấy được bàn tay của Chúa dìu dắt, nuôi nấng, bảo vệ.
Tác giả Thi thiên đã có kinh nghiệm và cảm thức được Chúa luôn hiện diện và nắm giữ cuộc đời của mình cho lên tác giả Thi-thiên 139: 1-10 có viết:
“ Hỡi Đức Giê-hô-va, Ngài đã dò xét tôi, và biết tôi. 2 Chúa biết khi tôi ngồi, lúc tôi đứng dậy; Từ xa Chúa hiểu biết ý tưởng tôi. 3 Chúa xét nét nẻo đàng và sự nằm ngủ tôi, Quen biết các đường lối tôi. 4 Vì lời chưa ở trên lưỡi tôi, Kìa, hỡi Đức Giê-hô-va, Ngài đã biết trọn hết rồi. 5 Chúa bao phủ tôi phía sau và phía trước, Đặt tay Chúa trên mình tôi. 6 Sự tri thức dường ấy, thật diệu kỳ quá cho tôi, Cao đến đổi tôi không với kịp! 7Tôi sẽ đi đâu xa Thần Chúa? Tôi sẽ trốn đâu khỏi mặt Chúa? 8 Nếu tôi lên trời, Chúa ở tại đó, Ví tôi nằm dưới âm-phủ, kìa, Chúa cũng có ở đó. 9 Nhược bằng tôi lấy cánh hừng đông, Bay qua ở tại cuối cùng biển, 10Tại đó tay Chúa cũng sẽ dẫn dắt tôi, Tay hữu Chúa sẽ nắm giữ tôi.”
Một chùm, một chuỗi những động từ “ Chúa biết” diễn tả Ngài là Đấng toàn tri nhưng đồng thời Ngài là Đấng có danh xưng là Sha-ma luôn luôn hiện diện. Anh chị em ơi!
Tết này anh chị em và tôi có cảm nhận được Chúa hiện diện với mình không? Tác giả thi thiên sống trải nghiệm được Chúa hiện diện với ông lúc ông ngồi, lúc ông đứng, lúc ông nói, lúc ông đi.
Minh họa: Có lời bài thánh ca kêu gọi rằng: cùng đi với Chúa mỗi ngày.
Chúng ta ngồi ở đâu, đi chỗ nào, ăn gì, uống gì, nói gì? Chúa biết hết, thế cho lên làm sao chúng ta cảm thức được Chúa đang nhìn mình, đang nghe mình, đang biết mình cách rõ ràng nhất.
Ăn uống không say xưa, không luông tuồng, không ngồi chỗ cờ bạc, không vui trong tội lỗi. Nhưng vui trong sự công bình, vui trong lẽ thật. Vì Chúa đang nhìn mình, Chúa không phải đi canh cho chồng mình không rượu chè, hay đánh bạc đâu, vì Chúa là Đấng lớn hơn thế nhiều. Ngài muốn tình yêu dành cho Ngài là loại tình yêu hiến dâng tự nguyện.
Minh họa: Ăn tết như người Do Thái, người Do thái hàng năm họ tổ chức Lễ Vượt qua. Mỗi một năm người Do thái cho đến bây giờ người ta vẫn cử hành Lễ Vượt Qua có nghĩa là người ta vẫn nhớ lại cuộc xuất hành này. Họ cử hành lễ vượt qua trong khung cảnh gia đình ngồi ở bàn ăn, cả nhà có mặt ở bàn ăn, rồi một đứa con đứng lên đặt câu hỏi: Tại sao đêm nay lại khác mọi đêm? Người cha bắt đầu đứng dậy kể cho cả nhà nghe về cuộc xuất hành.
Để con cái biết rằng: Tại sao đêm nay lại khác mọi đêm, bởi vì đây là đêm mà Chúa giải thoát cha ông chúng ta ra khỏi cảnh Ai cập nô lệ. Cho nên cả về mặt lịch sử, cả về mặt phục vụ biến cố xuất hành là biến cố rất quan trọng.
Đối với chúng ta là những người tin vào Chúa Giê xu thì sách Xuất hành cũng rất quan trọng và phải đọc sách Xuất hành hướng về Chúa Giê xu Christ để thấy cuộc xuất hành đích thực được thực hiện trọn vẹn bởi Chúa Giê xu Christ chứ không phải là ở nơi Môi se.
Trong khi Môi se giải cứu dân của Chúa về mặt chính trị, kinh tế mà mình không quan tâm đến cuộc giải thoát đích thực được thực hiện bởi Chúa Giê xu Christ. Ngài đã giải thoát nhân loại ra khỏi sự nô lệ của tội lỗi.


Ngày nay, cho nó cái roi, răng nó đau, tai nó ù, chân khập khễnh, tay sứt rồi nó tìm cách khác nó lẩn đi thôi. Nhưng Ngài muốn cho người con trai, con gái của Ngài biết rằng: Vì tôi yêu Ngài mà tôi không làm và không ngồi, không nói những điều dữ kia. Đó là một mối quan hệ tự nguyện, hiến dâng.
Trong sách Khải huyền, qua sứ đồ Giăng Chúa đã mạc khải cho ông và bảo ông phải viết bẩy bức thư cho bẩy Hội Thánh tại vùng tiểu á.
Vì lúc này Hội Thánh và các cơ đốc nhân đang ở trong tình bị bách hại, và rất nhiều người bị giết chết. Ngay cả sứ đồ Giăng cũng bị người ta bắt nhốt ở ngoài đảo Bát-mô.
Tác giả cũng phải chịu khổ với dân sự, và chịu khổ vì rao truyền phúc âm của Chúa.
Chính vì Hội Thánh phải sống trong cảnh khó khăn, hoạn nạn, chính vì các con cái của Chúa đang sống trong cảnh mất phương hướng, mất hy vọng cho lên Chúa đã mạc khải cho sứ đồ Giăng để viết bảy bức thơ gửi cho bảy Hội Thánh để nhen lên cái đức tin, nhen lên sự hy vọng cho con cái Ngài.
Trong bảy bức thơ ấy, nhịp điệu và cấu trúc của thể văn rất giống nhau, có khen có chê, có chê, có khen. Đặc biệt chúng ta để ý thấy trong bảy bức thơ, trong bảy Hội Thánh mỗi Hội Thánh, mỗi bức thơ Chúa đều nhấn mạnh câu: “ TA BIẾT”
Mời Hội Thánh mở Khải huyền 2:2 “ Ta biết công việc ngươi, ta biết sự khó nhọc ngươi, ta biết sự nhìn nhục ngươi. ”
Nhiều khi mình làm công việc Chúa hoặc làm điều gì đó cho ai, cho ai cái gì chỉ mong người ta biết, chỉ thích người ta biết thôi. Chúa là Đấng biết mới quan trọng.
Tôi khó nhọc như thế, tôi đến Hội Thánh tôi dâng hiến chẳng có ai biết gì cả. Chúa biết, Chúa biết công việc chúng ta đang làm, Chúa biết quý vị dâng hiến vì yêu Ngài. Chính vì thế mà Chúa bảo rằng: đừng có dâng hiến hay cầu nguyện thổi kèn giống trống cho người ta biết, nhưng làm cách kín nhiệm, vì Chúa ở trong chỗ kín nhiệm sẽ thưởng cho ngươi.
Nếu mà dâng hiến mà thổi kèn thì không được Chúa thưởng nữa rồi.
Minh họa: Người đàn bà nghèo dâng tiền trong đền thờ, người khác chê là sao bà dâng ít thế, xem đây này...nhưng Chúa Giê xu Ngài từ trên cao Ngài biết hết, Ngài bảo rằng: Trong tất cả các ngươi thì người đàn bà này dâng nhiều tiền nhất, vì bà ấy đã dâng từ số tiền cuối cùng và cũng là tất cả của mình có. Còn những người kia chỉ dâng những tiền dư, đầu thừa đuôi thẹo.
Khải huyền 2:9 “ Ta biết sự khốn khó nghèo khổ của ngươi”
Minh họa: Tết không có bánh trưng, bày gà, đàn heo, đừng sợ vì điều đó dân ngoại vẫn thường tìm, vì Chúa đã biết sự khốn khó của chúng ta rồi, Ngài sẽ cho chúng ta được thỏa vui ngay trong khốn khó.
Nhiều khi chúng ta nghèo khổ chúng ta đi than vãn, kêu ca với con người nhưng  chúng ta phải biết rằng: Chúa biết sự khốn khó nghèo khổ của ngươi.
Minh họa: Dân Y-sơ-ra-ên đã có chim cút Ma-na, đã có nước uống suốt 40 năm trong sa mạc với hơn ba triệu dân. Chúng ta thử tượng tượng xem đó là cách nuôi dưỡng, chăm sóc kỳ diệu của Chúa đối với họ.
Nhiều khi người hầu việc Chúa cũng kêu với người này với người kia để xin sự bố thí, hoặc là kêu với Hội Thánh để Hội Thánh phụ cấp cho mình nhiều nhiều tý. Đó là điều không đáng có.
Thiết tưởng lời Chúa trong sách Thi-thiên 37:25 Trước tôi trẻ, rày đã già, Nhưng chẳng hề thấy người công bình bị bỏ, Hay là dòng dõi người đi ăn mày. 26 Hằng ngày người thương xót, và cho mượn; Dòng dõi người được phước.
Thi thiên 16:2 Tôi đã nói cùng Ðức Giê-hô-va rằng: Ngài là Chúa tôi; Trừ Ngài ra tôi không có phước gì khác.
Tiếp đến là Khải huyền 2: 13 “ TA BIẾT nơi ngươi ở ” đây là một Hội Thánh tọa lạc trong một trung tâm của sự thờ cúng hình tượng và thờ lạy Hoàng Đế. Họ bị bắt bớ đánh đập, sỉ nhục nhưng họ vẫn vững lòng không chối đạo ta. Đây là một lời khen tuyệt vời, Chúa biết rõ nơi quý vị đang ở, nhà quý vị đang sống, làng quý vị đang sống.
Trong gia đình vợ tin Chúa, con tin Chúa bố mẹ không tin Chúa, mình tin Chúa mà làng xóm không ai tin. Người ta thờ cúng người chết còn mình thì báo hiếu người sống. Và Ngài nói rằng Ngài biết nơi chúng ta đang ở, Ngài biết chúng ta đang chịu bắt bớ, Ngài biết chúng ta đang bị nói vu, Ngài biết quý vị đã khóc, Ngài biết quý vị đã cầu nguyện, Ngài biết quý vị âm thầm nhịn nhục.
Tất cả mọi điều đó xảy ra để làm sao họ muốn chúng ta chối Chúa, bỏ Chúa nhưng có thử thách, có bắt bớ nhưng họ vẫn vững lòng, không chối đạo Chúa.
Phao lô nói: Bắt bớ nhưng không đến nỗi bó, khó khăn nhưng không đến nỗi chết mất.
Quý vị đừng buồn mà Chúa bảo rằng: Hễ chúng ta đang ở trong hoàn cảnh như vậy thì chúng ta phải vui mừng, vì phần thưởng của các ngươi trên trời là lớn lắm.
Minh họa: Nhiều khi chúng ta không nhìn và không nhận được niềm vui, và chúng ta không đón nhận những khó khăn như là cách Đức Chúa Trời rèn thử chúng ta để mỗi ngày chúng ta càng giống Chúa hơn. Phước thì không thấy đâu chỉ thấy gậy gộc, đất đá, mắng chửi, sỉ nhục thôi.
Minh họa: Lời bài thánh ca:Lạy Chúa trong chốn gia đình, một mình tôi theo Ngài, thật nhiều khi Chúa ơi, nước mắt âm thầm rơi, nhìn lên Chúa trên trời nguyện cầu cho bao người. Chờ ngày vui sau tới tình thương Chúa tuôn tràn.
Hội Thánh Bẹt găm bị tà giáo dẫn dụ, lừa gạt gọi là đạo Ba-na-am, Ở trong Thánh kinh Cựu trong sách Dân số ký 25, nó dạy phụ nữ Ma-đi-an quyến dụ, dẫn dắt dân Y-sơ-ra-ên dỗ dành dân Y-sơ-ra-ên ăn của cúng thần tượng và rủ ren làm điều dâm loạn.

Tiếp đến Khải huyền 2:19 : Ta biết công việc ngươi, lòng thương yêu ngươi, đức tin ngươi, sự hầu việc trung tín ngươi,và công việc sau rốt ngươi còn nhiều hơn công việc ban đầu nữa”
Khi đọc chúng ta thấy dường như Chúa đang nói với chính chúng ta vậy, dường như Chúa đang nói với tôi vậy.
Nhiều khi mình yêu thương mà không được đền đáp tình yêu ấy, hầu việc Chúa khó khăn quá, theo Chúa khó quá, và nhiều lúc chúng ta đã dại dột nói lên rằng: Chúng ta không biết có theo Chúa được không nữa? Không biết chúng ta có hầu việc Chúa được không nữa? Nhiều lần chúng ta thoái thác, bỏ cuộc. Đó là cách chính tôi và anh chị em phải ăn năn trước mặt Ngài.
Ở đây chúng ta thấy sự trung tín.
Minh họa: Chúa khen các con cái Chúa cùng Hội Thánh Bẹt-găm rằng: Họ bị bắt bớ dũ dội, chịu giết nhưng họ vững lòng không chối đạo, không bỏ Chúa.
Ở đó, có nói đến một nhân vật là An-ti-ba kẻ làm chứng trung thành của Chúa.
Theo lịch sử ghi lại thì đây là người đã tuận đạo, chịu giết đầu tiên tại tiểu Á. Ông này bị nướng quay cho đến chết trong thùng nấu bằng đồng.
Tôi lo ngại rằng các con cái của Chúa chúng ta càng ngày thích hưởng thụ mà chúng ta không ý thức và đón nhận những đau khổ, thập giá và mão gai trong đời của mình.
Có một sự dạy dỗ sai lạc rằng: theo Chúa đi xướng lắm, nhưng Chúa bảo rằng: Theo Ngài là đi trên con đường chật và hẹp, và Ngài nói phải trải qua nhiều nỗi khó khăn mới vào được Nước Chúa.
Đời sống theo Chúa là cuộc hành trình, hành trình này đòi hỏi mỗi chúng ta phải trung tín theo trọn, giữ trọn đức tin cho đến cuối cùng.
Minh họa: Trong sách Khải 2:10 “ Khá giữ trung tín cho đến chết rồi ta sẽ ban mão triều thiên của sự sống”
Chúa Giê xu đã giữ trọn con đường thập giá, Ngài đội trọn vẹn mão gai, đôi tay Ngài, chân Ngài đầy những thương tích bởi những lằn roi xích sắt, giáo đâm. Nhưng cuối cùng Chân Lý vẫn chiến thắng, sự sống hiện diện trong chỗ tối tăm.
Xin Chúa cho chúng ta giữ lòng trung tín với Chúa vượt trên thời gian.
Minh họa: Lời bài thánh ca nói rằng: Lạy Chúa! Tôi vẫn mong rằng trọn đời đi theo Ngài. Một niềm tin sắt son đứng vững trên thời gian.
Trải qua thời gian, chúng ta thấy họ không còn giữ lòng trung tín với Chúa nữa, lúc họ yêu nhau họ vượt tất cả đến với người yêu, khổ mấy, đói mấy cũng mong đến gặp nhau. Khi cưới nhau họ tuyên xưng lời giao ước dù khó mấy, nghèo mấy, bệnh mấy cũng không ai phản bội, ai ai cũng giữ trọn sự thủy chung với nhau.
Nhưng giờ họ phản bội, phá vỡ lời hứa đầu đời đẹp như mơ ấy bằng cách tà dâm, ngoại tình.
Thưa quý vị! Chúng ta có lẽ nào lại đối với Đấng vô thủy vô chung cách ấy sao? Bài thánh ca: Bỏ Ngài con biết theo ai vì Chúa có tình yêu sự sống.
Ôi Chúa! Ngài là Đấng vô thủy vô chung sắt son, xin giúp chúng con cũng gắn bó, sắt son, đứng vững trên thời gian, đau khổ.
Tiếp đến Khải Huyền 3: 1-2 Đây là một Hội Thánh duy nhất mà chúng ta đọc không thấy Chúa khen mà Chúa trách.
Chúa Biết được họ chỉ còn là hình thức, Chúa biết họ chỉ là những người bề ngoài có Chúa, lạy Chúa, nhưng trong lòng họ không có Chúa, họ không giữ tình yêu với Ngài nữa, họ yêu vợ hơn, họ yêu chồng hơn, họ yêu con hơn, yêu tiền hơn, yêu xe hơn Chúa.
Họ giữ lễ, họ có hát, nhưng hát cho qua quýt, họ dâng hiến nhưng trong lòng không thỏa vui, họ nghe lời Chúa nhưng lời Chúa chẳng mảy may trong tấm lòng họ.
Họ có cầu nguyện nhưng lời cầu nguyện của họ có bao giờ thấy sự nhiệt tâm cho lên không được Chúa nhậm lời.
Minh họa: Lời của Chúa trong sách Gia-cơ có chép: “Người công bình lấy lòng sốt sắng cầu nguyện thật có linh nghiệm nhiều.
Tiếp đến Khải huyền 3:8 thơ cho Hội Thánh Sạt-đe “ Ít năng lực mà vẫn giữ đạo ta, chẳng chối danh ta”
Đây là một Hội Thánh rất giống với Hội Thánh Bẹt-găm, giữ đạo, không chối đạo. Hội Thánh nhỏ, nhưng Hội Thánh biết nương dựa Chúa, Hội Thánh không có sống theo Lời Chúa đặc
Kết luận:
Con số bảy là biểu tượng của sự trọn vẹn vì con số bảy theo Thánh Kinh là con số trọn vẹn, tức là mỗi Hội Thánh Chúa đều nhấn mạnh rằng: Ta biết. Như vậy Chúa biết hết tất cả, Chúa biết cách trọn vẹn, Chúa biết từng chi tiết của cuộc đời chúng ta. Chúa biết trọn vẹn, Chúa biết tất cả, Chúa biết từng người.




Related link

Latest Features

Weather

April - 2025
SMTWTFS
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
27282930   
       

Facebook comments