Gia Dinh Gieo Giong

BẠN ĐƯỢC DỰNG NÊN ĐỂ LÀM GÌ?


ĐỀ TÀI: BẠN ĐƯỢC DỰNG NÊN ĐỂ LÀM GÌ?
KINH THÁNH: Sáng-thế-ký 2: 26 & Sáng-thế-ký 3:8

Tôi xin thân ái gởi lời chào mừng tới toàn thể quý tôi con của Chúa Giê xu yêu dấu.
Tạ ơn Chúa, một tuần trôi qua thật nhanh và sáng nay Chúa lại cho Hội Thánh trở về nơi này để cùng nhau ra mắt thờ phượng Chúa.
Trong niềm vui mừng của Chúa ban cho, tôi hết sức cảm tạ Chúa khi thấy Hội Thánh trung tín và hết lòng yêu thương hát ca ngợi Ngài.
Giờ này, trước khi học Lời của Chúa trân trọng kính mời Hội Thánh cùng hiệp ý với tôi trong sự cầu nguyện!
Thưa Chúa, đường phía trước còn dài lắm, mà sức chúng con thì mỗi ngày yếu đi. Xin Chúa ban sức mới trên chúng con để chúng con đi trọn con đường dài đó.
Chúa ôi! Xin Chúa dấy các anh em con lên để cùng chung vai gánh vác công việc của Chúa, vì một mình con gánh vác không nổi.

Thưa quý vị!
Có bao giờ chúng ta tự hỏi rằng: Tại sao tôi có mặt trên đời này? Và tôi có mặt trên đời này để làm gì hay không?
Bài giảng kỳ trước đã trả lời cho chúng ta câu hỏi: Tại sao tôi có mặt trên đời này?
Thưa quý vị! Quý vị và tôi không phải tình cờ có mặt trên đời này đâu, cũng không phải do ngẫu nhiên chúng ta có mặt trên đời  này đâu.
Tác giả thánh vịnh 139:13 vua Đa vít đã nức lòng, lớn tiếng nói cho cả thế giới biết rằng: “ Vì chính Chúa nắn nên tâm thần tôi, Dệt thành tôi trong lòng mẹ tôi.”
Qua lời của thánh vịnh trên, chúng ta biết chắc chắn rằng: Bạn và tôi được Chúa dựng nên, chúng ta không phải tự nhiên mà có, chúng ta cũng không phải được tiến hóa từ loài vượn khỉ hay bất kỳ một công cụ nào khác.
Thánh Kinh trả lời rằng: Bạn và tôi có mặt trên đời này là bởi tình yêu của Đức Chúa Trời, chính Ngài đã hoạch định và cũng chính Ngài đã dệt chúng ta ngay từ khi còn trong lòng mẹ.
Bài học hôm nay sẽ trả lời cho quý vị biết quý vị có mặt trên đời này để làm gì? Hay nói cách khác bạn được dựng nên để làm gì?
Theo quý vị! Quý vị và tôi được Chúa dựng nên để làm gì?

Bây giờ, chúng ta sẽ lần lượt tìm câu trả lời cho câu hỏi ấy qua phần thứ nhất của bài học đó là:
I. BẠN ĐƯỢC DỰNG NÊN ĐỂ TƯƠNG GIAO VỚI ĐỨC CHÚA TRỜI. ( Sáng-thế-ký 3: 8)
Thưa quý vị! Không có một mối quan hệ nào khắng khít cho bằng mối quan hệ giữa vợ với chồng. Và Thánh Kinh thường mô tả hình ảnh đẹp nhất của sự hiệp nhất, bền chặt, gắn bó, mật thiết giữa vợ với chồng giống như Chúa Cứu Thế Giê-xu với Hội Thánh, như chàng rể với nàng dâu của Ngài.

Lời Chúa trong sách Sáng-thế-ký chương 2 mô tả: Khi Chúa dựng nên muôn vật thì mọi vật đều có đôi, có đực và có mái, có trống và có cái. Nhưng về phần A-đam, thì chẳng tìm được một ai giúp đỡ giống như mình hết.

Cho nên, Chúa đã phải lấy xương sườn của A-đam để tạo nên một người nữ rồi tác thành hôn nhân và để giúp đỡ cho A-đam. Lúc này A-đam đã có người bạn đời, biết chia sẻ, cảm thông, giúp đỡ, gánh vác và đồng công với mình.
Hơn thế nữa Chúa lại lập một cảnh vườn tại Ê-đen, ở về hướng Đông, và đặt người mà Ngài vừa dựng nên ở đó. Ê-đen có nghĩa là vui mừng hoa hỉ.

Có thể, chúng ta bảo rằng: A-đam thế là đã đủ rồi, A-đam không cần gì thêm nữa. Vừa có vợ đẹp, vừa được ở trong vườn hoan hỉ, vui mừng. Cuộc sống của A-đam là Thiên đàng trên đất.

Nhưng qua Lời Chúa chúng ta thấy được rằng: Cuộc sống của A đam thế vẫn chưa đủ, tuy đã có vợ đẹp, và được sung sướng ở trong vườn hoan lạc, hoan hỉ, vui mừng.
Nhưng từ nơi sâu thẳm của tâm hồn A-đam và Ê-va họ vẫn cảm thấy trống trải, và khắc khoải, trong tâm linh họ cần một điều gì đó lớn hơn và điều lớn hơn đó chính là: Mối quan hệ với Đức Chúa Trời hay còn gọi là tương giao với Đức Chúa Trời.
Thưa quý vị!
Mối quan hệ với Đức Chúa Trời là một mối quan hệ thiêng liêng nhất, cao quý nhất, và sâu sắc nhất mà chỉ có con người mới có nơi Đấng Tạo Hóa. A-đam có một mối quan hệ rất gần gũi với các tạo vật của Chúa, ông đã đặt tên cho từng loài một, người ta đã vẽ một bức họa chân dung A-đam đang nằm vuốt đầu con sử tử hoặc A-đam đang nằm ngủ ngay cạnh đầu con sư tử.

Hơn thế nữa A-đam lại có một mối quan hệ rất mật thiết, gắn bó với vợ của mình, giữa họ chưa có tội lỗi xen vào, mối quan hệ hai người trở nên một thịt mới đẹp làm sao. Nhưng điều đó cũng chẳng thể thỏa lấp được tâm hồn trống vắng trong ông.

Thưa quý vị!
Chỉ có Đức Chúa Trời mới là Đấng khỏa lấp được sự trống vắng bên trong con người của mỗi chúng ta, và chỉ có mối quan hệ với Đức Chúa Trời mới là mối quan hệ cao quý nhất, thiêng liêng nhất và đầy trọn nhất mà qua đó chúng ta mới thấy thực sự hạnh phúc, vui thỏa, và bình an.

Quý vị và tôi đã có mối quan hệ với Đức Chúa Trời chưa? Quý vị và tôi bảo rằng: À, tôi đã tin Chúa, hay tôi vẫn thường dâng hiến 1/10, hoặc là tôi vẫn trung tín đi thờ phượng Chúa hằng tuần.

Đúng, những điều đó là những biểu hiện của việc tôi và bạn bắt đầu đã có mối quan hệ với Đức Chúa Trời. Nhưng điều đó vẫn chưa đủ đâu. Điều đó vẫn chưa khẳng định chắc chắn bạn và tôi đã có mối quan hệ khắng khít với Đức Chúa Trời rồi đâu.

Vậy điều gì là minh chứng mạnh mẽ nhất, rõ ràng nhất, cao quý nhất, và thiêng liêng nhất của mối quan hệ giữa  quý vị  và tôi với Đức Chúa Trời?

Thánh Kinh  Sáng-thế-ký 3: 8 trả lời cho câu hỏi đó: “ Lối chiều, nghe tiếng Giê-hô-va Đức Chúa Trời đi ngang qua vườn, A-đam và vợ ẩn mình giữa bụi cây, để tránh mặt Giê-hô-va Đức Chúa Trời.” Theo câu Kinh Thánh này, thì đâu là những động từ mô tả giữa Đức Chúa Trời với ông bà A-đam và Ê-va có một mối quan hệ khắng khít với Chúa?

Chú ý hai cụm từ “ tiếng Giê-hô-va Đức Chúa Trời” và “ mặt Giê-hô-va Đức Chúa Trời? Nói đến “ tiếng Giê-hô-va Đức Chúa Trời” và “ mặt Giê-hô-va Đức Chúa Trời? Là nói đến chính sự hiện diện của Đức Chúa Trời.
Trước hết chúng ta thấy! Đỉnh cao của mối tương giao giữa loài người với Đức Chúa Trời là chúng ta nghe được tiếng của Chúa.

1. A-ĐAM VÀ Ê-VA ĐÃ NGHE ĐƯỢC TIẾNG CỦA CHÚA
Nghe được tiếng của Chúa là mối quan hệ cao quý nhất giữa họ vۛới Đức Chúa Trời.
Nghe được tiếng của Chúa là mối quan hệ mất thiết nhất giữa họ với Đức Chúa Trời.
Nghe được tiếng của Chúa là mối quan hệ hai chiều giữa họ với Đức Chúa Trời.
Nghe được tiếng của Chúa là mối quan hệ thiêng liêng nhất trong mọi mối quan hệ mà các tạo vật khác không có.
Thưa quý vị!
Minh hoạ: Trong mối quan hệ giữa vợ với chồng, hoặc giữa cha mẹ với con cái, chúng ta thường hay thích nói hơn là thích nghe phải không? Chúng ta thường thích mọi người lắng nghe những gì chúng ta nói hơn là những gì chúng ta nghe.

Chính vì Chúa biết chúng ta thích hay nói mà ít nghe cho nên Ngài đã gởi đến cho chúng ta sách Gia cơ 1:19 răn dạy: “ Hỡi anh em yêu dấu, anh em biết điều đó: người nào cũng phải mau nghe mà chậm nói, chậm giận;”

Trong mối quan hệ với Đức Chúa Trời cũng như vậy, chúng ta thường thích kể nể, nói nhiều, thậm chí chúng ta chạy đến với Ngài rồi đưa cho Ngài một bảng liệt kê, danh sách với những nan đề về những nhu cầu của chúng ta trình ra trước mặt Ngài. Nhưng đó không phải là một mối tương giao tốt nhất, đó cũng không phải là một mối quan hệ mật thiết nhất, đó cũng không phải là một mối quan hệ hai chiều với Đức Chúa Trời.

Vì chữ “ tương giao” có nghĩa là hai chiều, có nghĩa là qua lại giữa hai người, người này nói thì người kia lắng nghe và ngược lại.
Thưa quý vị! Lời cầu nguyện sâu sắc nhất là lời cầu nguyện mà chúng ta ở trong sự hiện diện của Chúa không nói một lời nào.
Chúng ta bước vào sự hiện diện của Chúa trong tinh thần yên tịnh để chiêm ngắm sự vinh hiển, oai nghi cả thể của Ngài, chúng ta yên lặng lắng nghe tấm lòng của Chúa, sự suy tư, và tâm trí của Chúa truyền đạt ý muốn của Ngài cho chúng ta.

Minh họa: Khi bạn quỳ gối nên và yên lặng với lòng thánh sạch, cung kính trước Chúa. Ngài sẽ phán với lòng bạn. Mối quan hệ khắng khít nhất, mật thiết nhất là mối quan hệ lắng nghe được tiếng của Chúa.

Bạn ơi! Ngài sẽ phán với lòng bạn, Ngài sẽ không phán với bạn qua cơn gió lốc, Ngài cũng không phán với bạn qua cơn sấm sét, Ngài cũng không phán với bạn qua cơn động đất rung rinh đâu. Nhưng Ngài sẽ phán với lòng bạn khi bạn yên tịnh trước mặt Đức-Giê-hô-va.

Tác giả thánh vịnh vua Đa-vít đã kêu gọi rằng: “  Hãy yên tịnh trước mặt Đức Giê-hô-va, và chờ đợi Ngài” ( Thi 37:7 )
Quý vị! thấy rằng việc để tấm lòng mình trước mặt Ngài là một điều mà Thánh Kinh mời gọi, quý vị cần phải yên tịnh và chờ đợi Ngài nữa. Đây là thì giờ rất khó khăn nhưng cần phải kỷ luật.
Minh họa: Bạn có bao giờ chạy đến với Chúa mà không biết phải nói gì, và bạn chỉ nói vẻn vẹn có một câu thôi, câu đó là: “ Chúa ôi, con yêu Ngài, con yêu Ngài Chúa ôi”
Bạn yên tịnh trước mặt Ngài, và thốt lên một lời chân thật từ con tim, tấm lòng của mình điều đó thật đáng giá hơn một vạn lời nói sáo rỗng.
Tiên tri Ha-ba-cúc đã thốt lên rằng: “ Ta sẽ đứng nơi vọng canh, chôn chân nơi đồn lũy, rình xem Ngài bảo ta điều gì, và ta trả lời thế nào về sự đối nại của ta.” ( Ha 2:1  )
Tiên tri Ha-ba-cúc ông tự đặt mình vào trong tư thế của một người lính đang thức canh, và đang đứng trên tháp canh để có thể nhìn thấy kẻ thù từ đằng xa, ông bảo vệ lãnh thổ đất đai, hoa màu, và sản nghiệp của dân sự mình.

Một người lính gác canh là một người bền bỉ, kiên trì, và luôn luôn tỉnh thức chờ đợi. Ha-ba-cúc muốn nói rằng: Ông giống như người lính gác tháp canh kiên nhẫn, chờ đợi xem Chúa phán với ông điều gì? Chúa bảo với ông điều gì? Và ông sẽ đối lại thể nào với Chúa.

Quý vị thấy không?
Hai vế đối nhau trước hết là ông “ rình xem Ngài bảo ông điều gì” và sau đó ông mới “trả lời thế nào” Đây là một mối quan hệ hai chiều rất mật thiết giữa tiên tri Ha-ba-cúc với Chúa.

Trước hết, là ông nghe, sau đó là ông mới nói. Quý vị đã thấy được điều mà Chúa muốn nói với chúng ta chưa? Quý vị và tôi cần phải yên tịnh để lắng nghe Chúa trước và rồi sau đó chúng ta mới đối nại, mới trả lời, và mới nói.

Vì nếu ông không lắng nghe tiếng của Chúa thì ông không thể nào tiếp nhận được sứ điệp của Chúa dành cho dân sự. Vì ông là một tiên tri của Đức Chúa Trời, là tiên tri của Chúa ông cần phải cho dân sự biết ý muốn và chương trình của Đức Chúa Trời cho dân sự. Để làm được điều đó ông cần phải yên tịnh để lắng nghe tiếng của Ngài.

Minh họa: Là một người hầu việc Chúa, tôi không giảng bằng những ý tưởng đến từ cái đầu của mình, tôi cũng không chia sẻ những tin tức thời sự cho quý vị, tôi cũng không chia sẻ ý riêng của mình cho quý vị. Nhưng tôi cần chia sẻ và rao truyền cho anh chị em hết thảy ý muốn của Đức Chúa Trời và để làm được điều đó, tôi cũng cần phải luôn luôn lắng nghe tiếng Chúa.
Tuần này giảng nhưng phải lắng nghe Chúa muốn mình giảng gì cho tuần sau? Cả tuần vừa soạn vừa lắng nghe, v۫ừa cầu nguyện vừa lắng nghe tiếng Chúa.

Trước khi A-đam và Ê-va nghe theo lời dụ dỗ của Ma quỷ phạm tội và sa ngã thì họ đã có một quan hệ mất thiết, khắng khít, yêu thương với Đức Chúa Trời. Một mối quan hệ gần gũi đến độ họ lắng nghe được tiếng của Chúa.
Chúng ta chú ý trong Sáng-thế-ký chương 3 câu 8 có chép “ Lối chiều, nghe tiếng Giê-hô-va Đức Chúa Trời đi ngang qua vườn, A-đam và vợ ẩn mình giữa bụi cây, để tránh mặt Giê-hô-va Đức Chúa Trời.”

Ngay trong đầu câu có động từ “ Lối chiều” tức là cứ vào mỗi buổi chiều thì Chúa đều đi ngang qua vườn, bản dịch khác dịch là: thường thường cứ vào buổi chiều Đức Chúa Trời đi lại trong vườn, hoặc thường thường cứ vào buổi chiều có gió mát Ngài đi dạo trong vườn.

Ngài luôn luôn đi lại, Ngài luôn đi dạo vào buổi chiều trong vườn để gặp A-đam và Ê-va. Điều đó, cho chúng ta thấy những lẽ thật rất quan trọng rằng:
Chúa luôn luôn muốn gặp chúng ta.
Chúa luôn luôn muốn nói chuyện với chúng ta.
Chúa luôn luôn giữ thời khóa biểu của Ngài với chúng ta.
Chúa luôn luôn tìm những người có lòng khao khát bước vào mối tương giao với chính Ngài.

Trong Thánh Kinh Cựu Ước động từ được Chúa lặp đi lặp lại là: “ Hãy trở về cùng ta” “ hãy trở ở về cùng ta, ta không lấy nét mặt giận để nhìn ngươi đâu”
Qua những sự kêu gọi thổn thức của Đức Chúa Trời đối với con người, chúng ta nhận thấy mình đã xa cách với Ngài, chúng ta đã lìa bỏ Ngài, chúng ta đã bỏ đi thì giờ, yên tịnh trước mặt Chúa. Và giờ đây Chúa kêu gọi chúng ta rằng: “ Hãy trở về cùng Ngài”

Còn trong Thánh Kinh Tân Ước, Đức Chúa Cứu Thế Giê xu đã tuyên bố rất mạnh mẽ, và quả quyết rằng: “Chiên ta nghe tiếng ta, ta quen nó, và nó theo ta.” ( Giăng 10:27)
Qúy vị và tôi có phải là những chiên của Chúa không?
Nếu quý vị và tôi là chiên của Chúa thì chúng ta phải nghe được tiếng của người chăn, Chúa Giê xu là chính là Đấng chiên hiền lành của chúng ta. Ngài đang gọi chúng ta với tiếng gọi của tình thương, Ngài đang gọi chúng ta với tiếng gọi thổn thức, Ngài đang gọi chúng ta quay trở về với Ngài.

Minh họa: Vào thời Do thái, người chăn chiên sẽ gọi chiên bằng những dấu hiệu qua tiếng nói: Nếu người chăn kêu be be thì chiên sẽ nhận ra đó có phải là tiếng của chăn của mình không? Nếu người chăn lạ gọi Rê-rê thì chắc chắn chiên sẽ không theo vì đó không phải là người chăn thật.

Nếu một Hội Thánh mà toàn là những chiên lạ đến thì chắc chắn trước sau gì chiên đó sẽ không nghe được tiếng của người chăn, và rồi chiên đó cũng sẽ tìm cách đi chuồng khác mà thôi.
Câu chiên ta nghe tiếng ta, nói lên một mối quan hệ mật thiết, hai chiều giữa người chăn chiên và con chiên.

Trước hết, là tiếng của người chăn chiên được cất lên trước, sau đó là con chiên lắng tai nghe và nhận diện người chăn và hành động bước theo sau người chăn. Nếu quý vị là chiên của Chúa thì không thể vừa theo Chúa, vừa theo phật được. Nếu quý vị và tôi là chiên của Chúa thì không thể nào nghe theo tiếng của thầy bói, hoặc tiếng của thế gian này được nữa.

Minh họa: Chúa Giê-xu phán Ngài đến thế gian không phải để lập thêm một tôn giáo mới qua những câu chuyện ngụ ngôn: không ai đổ rượu mới vào bầu da cũ, vì rượu mới sẽ chằng rách bầu da. Không ai vá miếng vải mới vào chiếc áo cũ, vì áo cũ sẽ bị rách ngay.

Vì Chúa Giê xu phán: một tôi thì chẳng thể làm hai chủ, vì sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia. Một người không thể vừa yêu Đức Chúa Trời lại vừa yêu tiền bạc được. Không thể nào một người vừa làm tôi Đức Chúa Trời lại làm tôi cho Ma môn nữa. Sẽ chẳng bao giờ là như vậy được. Vì một người không thể vừa đi trên cùng một lúc trên hai con thuyền được.

A-đam đã thất bại và đổ vỡ trong mối quan hệ với Đức Chúa Trời vì đã nghe theo tiếng của vợ mình, ma quỷ nó cám dỗ Ê-va trước và sau đó Ê va lại cám dỗ A đam.
Sa-lô-môn là người khôn ngoan nhất thế gian nhưng đã không nghe theo tiếng của Chúa mà ông đã nghe theo tiếng của các bà vợ ngoại đạo, họ đã cám dỗ ông lập miếu và cúng thờ thần tượng trên các nơi cao, và Thánh Kinh bảo rằng: tấm lòng của ông đã lìa bỏ Đức-Giê-hô-va. Cuối đời thất bại ê chề, đắng cay.

Sam sôn đã nghe theo tiếng của người nữ ngoại đạo là Đa-ni-na, tiết lộ bí mật về sức mạnh, khiến cho dân sự bị bại trận dưới kẻ thù. Cuối cùng ông bị kẻ thù chọc thủng mù mắt, chết cách đau đớn.

Thưa quý vị! Tiếng nói mạnh nhất đang chi phối quý vị là tiếng nói nào? Có thể đó là tiếng nói của người chồng quý vị, của con cái quý vị, của người hàng xóm quý vị, của người xung quanh quý vị.

Dù cho tiếng nói đó là gì đi nữa, dù tiếng nói đó tốt đến đâu đi nữa. Quý vị hãy nhớ tiếng Đức-Giê-hô-va mới là mạnh nhất, chi phối nhiều nhất, chiếm hữu nhiều nhất và hành động nhanh nhất.

Câu chuyện trong sách Công-vụ-các-sứ-đồ đã để lại cho chúng ta nhiều bài học đau thương. A-na-nia và Sa-phi-ra là hai vợ chồng, thấy người ta bán đất ruộng để dâng cho công việc Chúa, đặt dưới chân các sứ đồ. Hai vợ chồng về nhà, bàn bạc rồi bán thửa ruộng đi, được tiền bán ruộng cất đi nửa phần, còn dâng nửa phần. Nhưng khi chạy đến với các sứ đồ đã bàn mưu nói dối các sứ đồ.

Chồng chạy đến với các sứ đồ và nói:  Sau đó vợ chạy đến cũng nói y hệt như vậy. Sứ đồ Phi-e-rơ đứng dậy nói rằng: Các ngươi đồng mưu nói dối Đức Thánh Linh của Đức Chúa Trời.

Có những lúc vợ chồng rất là quan trọng, lời góp ý, hay tiếng nói rất là cần thiết nhưng chúng ta phải suy xét xem lời đó có đến từ Chúa hay không? Lời của vợ mình, của chồng mình có phải là đến từ Chúa, do ý muốn của Chúa hay đến bởi xác thịt.

Người thế gian thường có câu rằng: Thuận vợ, thuận chồng tát biển đông cũng cạn. Nhưng trong Chúa thì không phải thế, dù hai vợ chồng có thuận nhau, hiệp nhau đến mấy đi chăng nữa nhưng đó cũng phải là tiếng nói cuối cùng và tốt nhất.

Có thể hai vợ chồng đồng ý, hiệp nhau, thuận hiệp nhau, nhưng chưa chắc ý của cả hai vợ chồng đã thuận ý của Chúa. Tiếng nói của Chúa mới là cao nhất, tiếng nói của Chúa phải là tiếng nói mạnh mẽ nhất trước khi chúng ta thực hành, bước đi.

Minh họa: Gióp đã không nghe lời vợ, Gióp ở trong hoàn cảnh đau thương tột cùng. Vợ Gióp nói với chồng rằng: “ Uả? Ông hãy còn bền đỗ trong sự hoàn toàn mình sao? Hãy phỉ báng Đức Chúa Trời, và chết đi!” ( Gióp 2:9)

A-đam đã thất bại vì nghe theo tiếng của vợ, mối quan hệ của A-đam bị gẫy đổ vì đã không bền đỗ trong sự hoàn toàn của mình.

A-rôn và Mi-ri-am đã nghe theo tiếng nói xác thịt mà chống lại thẩm quyền của Môi se, cuối c?ng Môi se đã đưa ra một dấu chỉ, đó là cây gậy của họ được đặt vào trong hòm đậy nắp lại, đến sáng mai gậy của ai trổ hoa thì chứng tỏ người đó được Chúa trao thẩm quyền cao nhất.

Môi se đã để cho tiếng nói và sự vận hành của Chúa là cao nhất.
Điều gì đang ngăn trở và phá vỡۡ đi mối tương giao và lòng tin kính của bạn với Chúa thì dù người đó là chồng của bạn, là vợ bạn, là con bạn đi chăng nữa thì chúng ta cũng không thể nghe theo được.

Điều đầu tiên mà chúng ta thấy Sa-tan là kẻ rất mưu mô, xảo quyệt nó lừa dối A-đam và Ê-va phạm tۙội với Chúa để mục đích là phá vỡۡ mối tương giao của ông bà với Chúa. Những tội lỗi luôn phá hỏng và ngăn trở mối tương giao giữa bạn vۛới Chúa.

Vườn Ê đen là một chỗ vui mừng và tương giao với Chúa, nay trở thành nơi sợ hãi và ẩn mình khỏi Đức Chúa Trời.
Trong khi Đức Chúa Trời mong mỏi được thông công với chúng ta. Thì chúng ta lại sợۣ tương giao với Ngài. A-đ và Ê-va trốn khỏi Đức Chúa Trời khi họ nghe tiếng Ngài.

Đức Chúa Trời muốn ở bên họ, nhưng vì cớ tội lỗi họ sợ gặp mặt Ngài. Tội lỗi đã phá vỡ mối quan hệ khắng khít giữa họ với Đức Chúa Trời, y như nó đã phá vỡ mối quan hệ giữa chúng ta với Ngài.
Nhưng Chúa Cứu Thế Giê-xu, Con Đức Chúa Trời, mở một con đường cho chúng ta làm mới lại mối thông công giữa chúng ta với Ngài. Chúa Cứu Thế Giê xu chính là Đấng trung bảo để nối liền mối thông công giữa loài người với Đức Chúa Trời
Sứ đồ Phao lô viết trong thơ I Cô-rinh-tô 1:9 rằng
"Đức Chúa Trời là thành tín. Ngài đã gọi anh em được thông công với Con Ngài là Đức Chúa Jêsus Christ, Chúa chúng ta."

Sự kêu gọi căn bản là để thông công hơn là hy sinh hay phục vụ.


Chúng ta được tạo dựng để sống trong sự hiện diện miên viễn của Đức Chúa Trời, nhưng sau biến cố Sa Ngã, mối tương giao lý tưởng đó đã bị mất. Chỉ có một số ít người trong thời Cựu Ước có được đặc ân hưởng một tình bạn với Đức Chúa Trời. Môi-se và Áp-ra-ham được gọi là “bạn hữu Chúa,” Đa-vít được gọi là “người vừa lòng Chúa,” còn Gióp, Hê-nóc và Nô-ê đã là những người bạn thân thiết của Đức Chúa Trời. 

Related link

Latest Features

Weather

April - 2025
SMTWTFS
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
27282930   
       

Facebook comments