ĐỀ TÀI: TIẾN TRÌNH CỦA SỰ TẠO DỰNG CON NGƯỜI
KINH THÁNH: Sáng-thế-ký 2:7
“ Giê-hô-va Đức Chúa Trời bèn lấy bụi
đất nắn nên hình người, hà sanh khí vào lỗ mũi; thì người trở nên một loài sanh
linh.”
Lời
chào mừng:
Nhập
đề:
Thưa
quý vị!
Bạn
đến từ đâu? Là câu hỏi mà qua đó chúng ta nhận biết và khám phá ra thân phận
của mình, và Thánh Kinh trả lời cách chính xác rằng: Cuộc đời của tôi và bạn là
đến từ Chúa, do Chúa ban tặng. Điều này sẽ khiến chúng ta thay đổi suy nghĩ và
cách nhìn nhận về bản thân của chúng ta.
Con
người được tạo dựng theo hình ảnh của Đức Chúa Trời, Ngài nắn lên bạn và tôi
giống hình Đức Chúa Trời. Bạn có lý trí, có tình cảm, có ý trí tự do để chọn
lựa. Trên cả mọi sự là bạn và tôi mang trong mình một bản tánh thiêng liêng mà
không loài vật nào có được. Bản tánh thiêng liêng đó là: Duy chỉ có con người mới biết tương giao và thờ phượng Chúa.
Minh
họa: Ma quỷ luôn che dấu sự thật và nó là cha của sự nói dối: nó thường nói với
người ta rằng số phận của con người được gắn liền với con trâu, chó, lợn, gà
vv… Thân phận của bạn không gắn với con trâu, chó, dê, gà, lợn đâu. Ma quỷ đã
bóp méo và xuyên tạc sự thật. Nó phỉ báng hạ thấp phẩm giá, giá trị cao quý của
con người.
Nhưng
sự thật mà chân lý Thánh Kinh cho chúng ta biết: Bạn và tôi là đến từ Chúa,
giống Chúa. Bạn và tôi chính là con trai, con gái của Đức Chúa Trời, là những
hoàng tử, và công chúa Nước trời. Ngài đã dựng nên chúng ta cách trọn vẹn và và
thật rất tốt lành: Ngài phán: con thật rất tốt lành.
Hãy
nói với chính mình rằng: Tôi thật rất tốt lành, tôi là tạo vật tuyệt vời của
Chúa.
Bạn thật rất tốt lành, bạn giống Chúa,
bạn đến từ Chúa, và bạn sẽ trở về với Chúa. Hãy nói với người bên cạnh mình như
vậy.
Bài
học hôm nay, chúng ta sẽ thấy được tiến trình khi Chúa tạo dựng con người một
cách rất đặc biệt. Qua đó, chúng ta sẽ tiếp nhận vài bài học từ Lời của Chúa
cho đời sống chúng ta. Tiến trình đầu tiên của sự tạo dựng đó là:
I.
CHÚA DỰNG NÊN CON
NGƯỜI TỪ BỤI ĐẤT ( Sáng-thế-ký 2:7a)
Lời
Chúa trong sách Sáng-thế-ký chương 2:7 cho chúng ta biết: “ Giê-hô-va Đức Chúa Trời bèn lấy
bụi đất nắn nên hình người, hà sanh khí vào lỗ mũi; thì người trở nên một
loài sanh linh.”
Chúa
đã dựng nên bạn và tôi từ “ bụi đất”
và Chúa đã nói với con người rằng: “
Con người chỉ là bụi đất và sẽ lại trở về với cát bụi mà thôi”.
Có
bao nhiêu người trong quý vị tin rằng: Mình được dựng nên từ bụi đất.
Và
có bao nhiêu người trong quý vị sẽ tin rằng: Mình sẽ trở về với cát bụi.
Câu
hỏi mà tôi đặt ra là: Liệu A-đam và Ê-va có tự nhận biết được rằng họ đến từ
bụi đất và rồi họ sẽ trở về bụi đất hay không?
Mặc
dù họ có biết hay không? Thì đã đến lúc Chúa phải nói cho họ biết họ là ai, họ
đến từ đâu và họ sẽ trở về đâu?
Ngái
phán với A-đam trong sách Sáng-thế-ký chương 3 câu số 19 rằng: “ ngươi sẽ làm đổ mồ hôi trán mới có mà ăn,
cho đến ngày nào ngươi trở về đất, là
nơi mà có ngươi ra; vì ngươi là bụi,
ngươi sẽ trở về bụi.”
Câu
“ vì ngươi là bụi, ngươi sẽ trở về bụi” để nói lên rằng chúng ta không được tạo dựng từ chất liệu như sắt
thép, bê tông, hay vải vóc, gấm lụa. Chúng ta được dựng nên một thân thể
không phải để trường tồn, vĩnh cửu.
Nhưng
Chúa dựng nên chúng ta từ bụi đất một chất liệu bất toàn, vô giá trị, vô tri,
vô giác để rồi chúng ta chạy đến với Ngài để biết nương dựa vào chính mình
Ngài.
Chúng
ta được tạo dựng từ đất để nói lên thân phận của con người rất tầm thường,
mong manh và mỏng dòn, dễ vỡ. Động từ “
bụi đất” cũng mô tả nói lên thân phận của con người đầy giới hạn, nhiều
người trong chúng ta sống trên đất này nhưng không bao giờ nghĩ mình là đất.
Không bao giờ nghĩ mình sẽ về đất.
Là
tro bụi con người không có thể làm được tất cả. Con người là một tạo vật có khả
năng giới hạn sống trên mặt đất. Đời sống con người như dòng sông, dòng điện
trôi qua đi mau.
Họ
không thể kéo giữ lại những gì đã xảy ra ngay cả những gì cho là tốt đẹp nhất.
Tất cả tuần tự trôi qua đi như cát trôi dạt ngoài biển khơi, như bụi tro bay
lưu lạc trong không khí.
Theo
tác giả Thánh-vịnh thứ 103 câu số 14-16 Lời Chúa nói với chúng ta rằng:
“ Vì Ngài biết chúng tôi nắn nên bởi
giống gì,
Ngài nhớ lại rằng chúng tôi bằng bụi đất.
15 Đời loài người như cây cỏ;
Người sanh trưởng khác nào bông hoa nơi đồng;
16 Gió thổi trên bông hoa, kìa nó chẳng còn,
Chỗ nó không còn nhìn biết nó nữa.” (Thi-thiên 103:14-16)
Ngài nhớ lại rằng chúng tôi bằng bụi đất.
15 Đời loài người như cây cỏ;
Người sanh trưởng khác nào bông hoa nơi đồng;
16 Gió thổi trên bông hoa, kìa nó chẳng còn,
Chỗ nó không còn nhìn biết nó nữa.” (Thi-thiên 103:14-16)
Quý
vị thấy không, tác giả Thi-thiên đã định nghĩa và mô tả đời người cách rõ ràng
nhất: Đời loài người như cây cỏ, như bông hoa nơi đồng nội, nay còn mai mất,
sớm nở tối tàn. Chỉ tạm bợ như hơi nước hiện ra rồi lại tan ngay.
Kinh
Thánh cũng cho biết ông A-đam sống đến chín trăm tuổi rồi mới qua đời. Ông Sết
hưởng thọ chín trăm mười hai tuổi rồi từ trần. Ông Hê-nóc sống chín trăm lẻ năm
tuổi rồi cũng phải từ giả cõi đời. Hơn sáu tỷ người đang sống trên mặt đất hiện
nay rồi cũng sẽ ra đi trong vòng một trăm năm nữa, không ai sẽ thấy ánh mặt trời
của thế-kỷ hai mươi hai. (Sáng-thế-ký 5:1-32)
Tất
cả những con người mà chúng ta vừa đọc nói lên rằng: Dù con người có thọ đến
mấy đi chăng nữa thì cũng có một ngày rồi cũng phải qua đời.
Ngày
nay, khoa học đã tiến bộ cách không tưởng; Các Rô-bốt và những công nghệ ngày
càng hiện đại, tân tiến bậc nhất. Nhưng khoa học không có cách nào cưỡng lại
được sự chết. Chân lý Thánh Kinh đã quả quyết rằng: tất cả mọi người trên mặt đất đều phải kết-thúc bằng sự chết và vấn-đề
chuẩn-bị cho cuộc sống trong đời sau rất là việc rất hệ-trọng.
Sách
Truyền Đạo đã nói rõ ràng: "Có thời
để sinh ra, có thời để lìa đời." (Gv 3, 2).
Minh
họa:
Ở Âu-Mỹ, có một thành-ngữ như sau:
"Ở đời nầy, chỉ có hai việc chắc-chắn không ai thoát khỏi là sự chết và
nộp thuế." Chúng ta thường lo lắng dành tiền dể nộp thuế mà quên mất
vấn-đề phải chuẩn bị cái chết.
Thánh
Gia-cơ đã viết: "Anh em không biết
cuộc đời mình ngày mai sẽ ra sao. Thật vậy, anh em chỉ là hơi nước xuất hiện
trong giây lát , rồi lại tan biến đi." (Gia-cơ 4:14).
Theo
Thánh đồ Gia-cơ: Cuộc đời con người giống như đám sương mù buổi sớm mai, rất
mong manh, bốc thành hơi nước dưới ánh mặt trời rồi biến mất giữa ban ngày.
Minh
họa: Gần đây bệnh Mers đã cướp đi nhiều sinh mạng mà chưa có bất kỳ một loại
vắc-xin nào chữa trị được. Thế giới đang đói kém, chiến tranh và loạn lạc tranh
giành lãnh thổ của nhau, nhưng Thánh Kinh bảo rằng: Tất cả rồi cũng sẽ qua đi
mau chóng, khi người ta còn sống thì đấu tranh, tranh quyền, đoạt lợi. Nhưng
khi nằm xuống rồi thì mọi sự đã có đều bỏ lại sau lưng.
Những
thời điểm vừa qua, có biết bao nhiêu người đã phải chết đi bất thình lình bởi
bị đột quỵ và tai biến. Thử hỏi rằng: Chết rồi họ sẽ đi về đâu? Chắc chắn là họ
sẽ đi xuống địa ngục mà thôi.
Thánh
Gióp cũng đã từng than-thở: "Vì tuổi
con người đã được Ngài ấn-định, sống được bao năm tháng là tùy thuộc ở Ngài.
Ngài định giới-hạn rồi, sao có thể vượt qua." (Gióp14: 5).
Chúa
đã ấn định cho bạn và tôi có mặt trên đời này, và Ngài cũng đã ấn định cuộc đời
của mỗi người là sống được bao nhiêu trên đất. Điều quan trọng không phải là
chúng ta sống được bao nhiêu năm trên đất mà quan trọng là chúng ta sẽ sống như
thế nào.
Đời
sống trên đất chỉ là đời sống tạm bợ, chúng ta đừng chỉ lo xây dựng những cái
tạm bợ, chóng qua. Vì dù chúng ta có được mọi sự, có được mọi điều đi chăng nữa
thì rồi đây hai bàn tay trắng sinh ra thể nào rồi cũng hai bàn tay trắng mà trở
về thể ấy.
Câu
chuyện: Một ông vua trước khi qua đời, ông đã ra lệnh cho triều đình phải bỏ
ông vào quan tài với hai cái lỗ hai bên cạnh để thò tay ông ra ngoài rồi kéo đi
khắp các đường phố và rao lên rằng: Trần truồng lọt khỏi lòng mẹ thể nào thì
bây giờ cũng hai bàn tay trắng mà trở về thể ấy.
Qua
môi miệng của tiên-tri A-mốt, Ðức Chúa cũng tuyên phán cho mọi người: "Ngươi hãy chuẩn-bị đi gặp Thiên-Chúa
của ngươi." (Am 4,12).
Một
nhà thông thái bảo các môn đệ phải chuẩn bị cho cái chết một ngày trước khi họ
chết. Nhưng họ phản đối, "Chúng tôi có thể chết ngày mai." "Phải
rồi," người đó trả lời, "thế thì hãy chuẩn bị ngay hôm nay."
John
Bunyan, tác-giả cuốn "Thiên-lộ lịch-trình", đã nói lúc ông gần qua
đời: "Các bạn đừng than khóc cho
tôi, nhưng hãy than khóc cho chính các bạn.”
Trong
Sáng Thế Ký 5, trước đại hồng thủy, cuộc đời người trung bình là 846 năm. Nhưng
sang đến Sáng Thế Ký chương 11, sau đại hồng thủy, cuộc sống chỉ còn 393 năm.
Trong
thời Môi-se, Thi Thiên 90:10, "Tuổi tác của chúng tôi đến được bảy mươi,
Còn nếu mạnh khỏe thì đến tám mươi; Song sự kiêu căng của nó bất quá là lao khổ
và buồn thảm, Vì đời sống chóng qua, rồi chúng tôi bay mất đi."
Thi
Thiên 89:47, "Ôi Chúa! xin nhớ lại thì giờ tôi ngắn dường nào."
Gióp
14:1, " Loài người bởi người nữ sanh ra, sống tạm ít ngày."
Xin
mỗi chúng ta nhớ rằng: "Thời gian như thể thoi đưa, Nó đi, đi mãi có chờ
đợi ai!"
Nguyễn
Công Trứ nói: "Ba vạn sáu ngàn ngày là mấy, cảnh phù du trông thấy cũng
nực cười."
Nguyễn
Khuyến nói:
"Nhớ từ năm trước hãy thơ ngây,
Phút chốc mà già đã đến ngay,
Mái tóc chùm đen, chùm lốm đốm, Hàm răng
chiếc rụng, chiếc lung lay!"
Muốn
có đời sống đẹp lòng Chúa và hữu ích, chúng ta phải nhớ cầu nguyện như Môi se
rằng: "Cầu xin Chúa dạy chúng con biết đếm các ngày của chúng con, hầu cho
chúng con có lòng khôn ngoan." (Thi thiên 90:12).
Xin Chúng ta để lòng cầu nguyện nơi Chúa
trước khi chúng ta học tiếp…
Trở
lại trong Sáng-thế-ký chương 2 câu 7 là một tin tức tốt lành mà Đức Chúa Trời
thẩm định cho A-đam và Ê-va rằng: Họ có giá trị, họ trọn vẹn và họ rất tốt
lành. Thì sang đến Sáng-thế-ký chương 3 câu số 19 lại là một tin buồn cho A-đam
và Ê-va.
Vậy
điều gì đã phá vỡ đi tin tức tốt lành đó? Điều gì đã sen vào giữa sự sống và
cái chết? Điều gì đã phá vỡ đi cái đời đời trở thành cái tạm thời. Đó chính là
tội lỗi.
Tội
lỗi nó đã ngăn trở và phá vỡ đi sự tốt lành nơi con người mà vốn dĩ Chúa đã ban
cho. Tội lỗi đã biến sự hoan hỉ trong A-đam và Ê-va trở thành buồn dầu.
Tội
lỗi đã chặn đứng bước tiến của họ tới con đường có cây sự sống. Trước đó, họ
không cần có ai canh chừng họ hết, họ tự do, tự tại, thong dong, vui thỏa, hỉ
hoan trong vườn địa đàng. Nhưng giờ đây thiên sứ đã cầm gươm sáng lòa để canh
giữ họ đến với cây của sự sống.
Thưa
quý vị!
Nếu
quý vị muốn hưởng được sự sống đời đời, và muốn thực sự vui hưởng một cuộc sống
được phước trên đất. Thì nhất thiết chúng ta phải loại trừ tội lỗi ra khỏi đời
sống chúng ta.
Một
đời sống tự do là một đời sống bước đi trong sự thánh khiết.
Một
đời sống phước hạnh là một đời sống cần phải thẳng thắn thanh trừng tội lỗi
cách công khai.
Nếu
muốn bước đi trong một đời sống có sự sống sung mãn chúng ta cần phải vâng theo
lời của Chúa. Chính sự bất tuân lời Chúa đã khiến cho A-đam và cả nhân loại đến
chỗ đau khổ. Và sự đau khổ đó kéo theo cả triều dài của lịch sử nhân loại.
Câu
Kinh Thánh “ ngươi sẽ làm đổ mồ hôi trán
mới có mà ăn, cho đến ngày nào ngươi trở
về đất, là nơi mà có ngươi ra; vì
ngươi là bụi, ngươi sẽ trở về bụi.”
Quý
vị đọc câu Kinh Thánh này, quý vị và tôi có thấy Chúa đã phán câu này ngay từ
thuở sơ khai lập địa, hai mươi mốt thế kỷ đã trôi qua và không ai phủ nhận được
câu Kinh Thánh này.
Mặc
dù loài người có không tin vào nơi Đức Chúa Trời đi chăng nữa, nhưng loài người
không một ai dám phủ nhận rằng: Mình chỉ là bụi đất, và rồi mình sẽ trở về bụi
mà thôi.
Chúa
đã phán câu này sau khi A-đam phạm tội, Chúa đã phán với tôi và các bạn câu này
để cho thấy: Chính tội lỗi nó đã cướp đi sự sống, chính tội lỗi nó đã chặn đứng
sự sống đời đời nơi con người.
Bởi
Thánh Kinh Lời Chúa đã chép trong sách Rô-ma chương 5 câu số 12 sứ đồ Phao lô
đã viết “Cho nên, như bởi một người mà
tội lỗi vào trong thế gian, lại bởi tội lỗi mà có sự
chết, thì sự chết đã trải qua trên hết thảy mọi người như vậy, vì mọi người đều
phạm tội”
Chúa
đã ban cho A-đam và Ê-va số phận sống đời đời nhưng chính họ đã đánh mất cái
đời đời trong mình, chính họ đã mở cửa cho phép tội lỗi qua việc họ nghe theo
lời dụ dỗ của Ma quỷ mà bất tuân với Chúa.
A-đam
đã phạm tội và khiến cho cả nhân loại cũng phải mang tội trong mình. Sự chết đã
đến với A-đam và sự chết cũng đã đến với cả nhân loại này vì mọi người đều phạm
tội.
Tội
lỗi luôn luôn có tính cách di truyền, tội lỗi giống như chất men, nó lây lan
rất nhanh, nó lây từ người này sang người khác và nó làm chết mất nhiều người.
Bởi
tội lỗi của một người là A-đam mà cả thế gian phải mang tội, bởi sự bất tuân
của một người mà khiến cả thế gian phải gánh hậu quả nặng nề.
Thưa
quý vị!
Người
thế gian có câu: “Một con sâu làm rầu nồi
canh”.
Để
cho thấy một chi thể nằm trong một Hội Thánh, và chi thể đó được nuôi dưỡng,
được trưởng thành, lớn mạnh cũng là do Hội Thánh mang lại. Và ngược lại một Hội
Thánh mạnh là một Hội Thánh mà qua đó mỗi chi thể đều mạnh, mỗi chi thể đều góp
phần xây dựng Hội Thánh theo ta lâng, ân tứ Chúa ban.
Nếu
một Hội Thánh mà chỉ cần có một vài người nổi lên sống theo xác thịt thì Hội
Thánh đó chỉ là một Hội Thánh lộn lạo, tranh cạnh và thất bại mà thôi.
Trong
sách Nhã ca lời của Chúa có chép: “Hãy
bắt giúp chúng tôi những con chồn, những con chồn nhỏ, nhá hại vườn nhỏ. Vì
vườn nho chúng tôi đang trổ hoa” (Nhã Ca 2:15)
Đừng
khinh thường những tội lỗi nhỏ mọn, đừng coi thường những thói quen xấu, đừng
coi thường những lời nói vô bổ và hư không.
Cả một vườn nho đang trổ hoa, có những trái chín mọng nhưng chỉ với vài con
chồn nhỏ cũng đủ phá hại tan tành vườn nho ấy.
Hội
Thánh đẹp như một vườn nho, Hội thánh có những đời sống được Chúa đổi thay họ
là những trái nho chín mọng dâng lên cho Chúa và làm sáng danh Chúa.
Nhưng
bên cạnh đó có những con chồn đang ngầm tìm cách phá hại. Xin Chúa cho chúng ta
là những trái nho chín có mùi thơm dâng lên Chúa, chứ đừng làm con chồn ngấm
ngầm gây phá hại vườn nho của Chúa.
Để
vườn nho không bị phá hại, chúng ta thấy tác giả sách Nhã ca một người con gái
nói với chàng trai là người yêu của mình một cách tha thiết: Hãy bắt cho em những con nhỏ.
Chúng
ta cần phải can đảm, ngay thẳng để bắt những con nhỏ bởi những cá tính xác thịt
của chúng ta để nó không gây tổn hại cho vườn nho của Chúa.
Sứ
đồ Phao lô đã lên án mạnh mẽ đối với tín đồ sống tại thành Cô-rinh-tô rằng: “ Thật anh em chẳng có cớ mà khoe mình
đâu! Anh em há chẳng biết rằng một chút men làm cho cả đống bột dậy lên sao?
7 Hãy làm cho mình sạch men cũ đi, hầu cho anh em trở nên bột nhồi mới không
men, như anh em là bánh không men vậy. Vì Đấng Christ là con sinh lễ Vượt Qua
của chúng ta, đã bị giết rồi. 8 Vậy thì, chúng ta hãy giữ lễ, chớ dùng men cũ,
chớ dùng men gian ác, độc dữ, nhưng dùng bánh không men của sự thật thà và của
lẽ thật. 9 Trong thơ tôi viết cho anh em, có dặn đừng làm bạn với kẻ gian dâm,
10 đó tôi chẳng có ý nói chung về kẻ gian dâm đời nầy, hay là kẻ tham lam, kẻ
chắt bóp, kẻ thờ hình tượng, vì nếu vậy thì anh em phải lìa khỏi thế gian. 11
Nhưng tôi viết khuyên anh em đừng làm bạn với kẻ nào tự xưng là anh em, mà là
gian dâm, hoặc tham lam, hoặc thờ hình tượng, hoặc chưởi rủa, hoặc say sưa,
hoặc chắt bóp, cũng không nên ăn chung với người thể ấy.” ( I Cô-rinh-tô
5:6-11)
Thưa
quý vị!
Sứ
đồ Phao lô đã viết điều này không phải cho dân ngoại đâu, nhưng ông viết cho
người đã tin Chúa, ông không viết để làm đẹp lòng loài người. Nhưng giọng văn
của phao lô đầy sự trịnh trọng, thẳng thắn, lên án những người tự xưng mình là
tín đồ mà ăn ở theo tánh xác thịt của mình.
Ông
nói nếu trong Hội Thánh của Chúa mà có những người chửi rủa thì chắc chắn nó
giống như một chút men làm dậy cho cả đống bột.
Nếu
trong Hội Thánh mà có những người gian dâm thì sự gian dâm ấy cũng giống như
một chút men phá vỡ Hội Thánh của Chúa.
Nếu
trong Hội thánh mà có những kẻ tham lam tiền bạc, tham lam địa vị thì sớm muộn
cũng giống như một chút men làm phá vỡ Hội Thánh của Chúa.
Nếu
trong Hội thánh mà có những người say sưa thì chắc chắn nó cũng giống như một
chút men làm hỏng cả Hội Thánh của Chúa nữa.
Nếu
Hội Thánh có những người trộm cắp, lường gạt thì sớm muộn Hội Thánh cũng bị làm
huen ố Hội Thánh của Chúa.
Cách
giải quyết, và xử trí của Phao lô cho một Hội Thánh có những thành phần như vậy
là: “ đừng làm bạn với kẻ, cũng không nên
ăn chung với người thể ấy ”
Chữ
bạn ở đây có nghĩa là tương giao, thân mật, qua lại.
Không
thân mật, không tương giao, không đi lại, không giao thiệp với những người như
vậy.
Phao
lô giải quyết rất dứt khoát, ông không chấp nhận sự thỏa hiệp với những người
có lối sống theo tánh xác thịt trên.
Ai
dám bảo Phao lô là không yêu thương, Ai dám bảo Phao lô là không có lòng thương
xót, tình yêu thương là cắt bỏ sự giữ đó mới là tình yêu chân chính.
Nhìn
vào các Hội Thánh Chúa ngày nay!
Tôi
thực sự cảm thấy rất đau lòng vì Hội Thánh càng ngày thỏa hiệp với tội lỗi.
Hội
Thánh rung túng cho tội lỗi.
Người
hầu việc Chúa sợ tín đồ hơn là sợ Chúa.
Người
hầu việc Chúa không dám đương đầu với những con chồn nhỏ, để mặc những con chồn
chạy lung tung, phá phách. Sợ bị mang tiếng là không yêu thương. Tôi đứng đây
để nói với quý vị sứ điệp từ nơi Chúa rằng:
Nếu
Hội Thánh còn muốn Chúa hiện diện ở đây nữa thì Hội Thánh phải thanh trừng,
khai trừ tội lỗi.
Nếu
Hội Thánh muốn trở thành một ngọn đèn để trên cao soi sáng thế gian thì phải bỏ
đi những việc làm tăm tối trong đời sống của chúng ta.
Nếu
Hội Thánh còn muốn bước đi trong quyền năng của Chúa Thánh Linh thì Hội Thánh phải
bước đi trong sự nên thánh và thánh khiết.
Chính
tội lỗi đã cướp đi sự sống trong A-đam và cũng chính tội lỗi của mỗi chúng ta
mà Hội Thánh không còn sự sống nữa, Hội Thánh không có Chúa hiện diện nữa.
Hội
Thánh ơi!
Đừng
để cho tội lỗi xen vào ngăn trở và phá vỡ đi mối tương giao giữa cái đầu là
Chúa Cứu Thế với thân là Hội Thánh của Ngài nữa.
Đến
đây, trước khi chúng ta học tiếp phần hai, xin chúng ta cùng cúi đầu cầu nguyện
ăn năn và xin Chúa tha thứ, xin Chúa ban quyền năng để chúng ta dứt bỏ tội lỗi
trong đời sống của chúng ta để vì cớ Nước Chúa, vì cớ anh em của mình mà làm
cho mình sạch hết men cũ đi. Hãy như bánh không men trước mặt Chúa.