KINH NGHIỆM CHÚA TRONG SA MẠC CUỘC ĐỜI
KINH THÁNH: XUẤT-Ê-DÍP-TÔ 15-17
LỜI CHÀO:
NHẬP ĐỀ:
Minh họa: Như phải chịu đựng sự bắt bớ của người thân, có những người đang phải sống trong những sa mạc bệnh tật, có những người thì cảm nhận tâm linh của mình đang khô cằn như những sa mạc, những người khác thì cảm nhận mình thiếu những chim cút và ma na trong cuộc đời.
Như vậy, nếu chúng ta để tâm hồn lắng đọng, yên lặng để nhìn lại và nhìn vào sâu bên trong chính cuộc đời của mình thì quả thật không ai là không có những sa mạc trong cuộc đời của mình.
Điều quan trọng là, khi chúng ta phải sống trong sa mạc và đối diện với những sa mạc của cuộc đời, chúng ta sẽ sống ra sao? Và liệu ở trong chỗ khó khăn, khô cằn đó chúng ta có còn tin vào một Đức Chúa Trời yêu thương và thành tín đang quan phòng, tể trị hay không?
Buổi sáng hôm nay, sứ đồ Phao lô bảo rằng: Chúng ta hãy nhìn vào một dân tộc, một cuộc hành trình dài 40 năm của Y-sơ-ra-ên để rút ra những bài học cho chính đời sống của chúng ta.
I/. KINH NGHIỆM SA MẠC ( 15:22 – 18:27)
Xuất-ê-díp-tô từ chương 15 đến cuối chương 18, Trước hết, chúng ta nói đến kinh nghiệm của dân Y-sơ-ra-ên được Đức Chúa Trời là Đấng mạnh sức đưa bàn tay giải thoát ra khỏi ách nô lệ của người Ai-cập.
Nhưng không phải là họ được giải thoát ra khỏi Ai-cập là đã được đặt chân ngay vào đất hứa mà họ phải trải qua một cuộc hành trình rất lâu dài là 40 năm trước khi được đặt chân vào đất hứa.
Dân Y-sơ-ra-ên phải trải qua một hành trình rất dài lâu trong sa mạc, và trong hành trình sa mạc đó, họ đã được Chúa cho kinh nghiệm về những thử thách, khó khăn.
Và điều họ cảm nghiệm và nếm trải kinh nghiệm được về một Đức Chúa Trời vĩ đại, toàn năng đã giải thoát họ ra khỏi bàn tay dũng mãnh là Ai cập, biến cố ấy in đậm, là dấu ấn khó phai nhòa trong ký ức của toàn thể dân Chúa. Nhưng vừa mới thoát khỏi bàn tay của người Ai cập thì dân của Chúa lại phải đối diện và phải bước vào một sa mạc đầy thử thách.
Giờ đây biến cố Ma-ra tại vùng đất này dân của Chúa phải gặp cái tình cảnh thiếu thốn về lương thực và nước uống và họ phải đối diện cả với kẻ thù rất mạnh là dân A-ma-léc.
Cái khó khăn đầu tiên mà họ gặp phải là:
Nước uống, không phải chỉ có vài người, vài gia đình thiếu mà lúc đó cả một đoàn dân đông hơn ba triệu người người già đàn bà con nít, bò lừa chiên theo sau. Chúng ta thử tượng tượng xem đây là một nan đề cấp bách và quan trọng lắm.
Họ đi gặp một cái dòng nước, nhưng nước đó đắng không thể uống được. Cho nên dân đã oán than, càm giàm.
Môi se lúc này đã kêu cầu Đức Chúa Trời giúp đỡ, Chúa bảo Môi se hãy dùng cây gậy của ông để lên dòng sông thì dòng sông thành nước ngọt.
Cái biến cố này khẳng định cho dân Chúa về một Đức Chúa Trời luôn hiện diện, Ngài đã giải thoát họ nhưng không phải Ngài bỏ mặc họ nhưng Ngài đã hiện diện và ở cùng họ, cứu giúp họ ra khỏi khốn cùng này.
Kế đến dân của Chúa đi và lại gặp một biến cố khác là thiếu lương thực,
Trong chỗ mà dân sự của Chúa nhận ra rằng: giữa lúc mình không còn gì để ăn thì có một phép lạ xảy ra đó là chim cút, trong mùa đó tràn về đất Sinai, và họ dễ dàng bắt lấy để làm lương thực.
Minh họa: Về mặt khoa học người ta giải thích rằng: Cái đàn chim cút này vào mùa xuân nó bay qua phía Châu Âu nhưng vào mùa thu nó bay trở về lại đất Pa-les-tin là bán đảo Si nai. Thì chúng bay một hành trình rất là dài xuyên qua địa Trung Hải.
Trong cái cuộc trở về vào mùa thu ấy băng qua đại dương ngàn trùng sóng nước, chúng dễ dàng kiệt sức, chúng đáp xuống ngay bờ biển địa Trung Hải và vì thể mà dân dễ dàng bắt được làm đồ ăn.
Minh họa: Có con là do uống thuốc AM UÂY, còn Thánh Kinh thì bảo rằng: Con cái là tài sản, là cơ nghiệp do Đức Giê hô va ban tặng.
Khi chúng ta thành công về việc gì là chúng ta thường cho mình là xứng đáng, là khôn ngoan, là bắt kịp thời đại, vvv.
Nhưng Lời Chúa trong sách Thi-thiên vua Đa vít bảo rằng: “ Nếu Đức Giê-hô-va không cất nhà, Thì những thợ xây cất làm uổng công. Nhược bằngĐức Giê-hô-va không coi giữ thành, Thì người canh thức canh luống công”
Nhưng thực ra đây chính là phép lạ mà Đức Chúa Trời thực hiện, qua biến cố này Ngài muốn minh định cho dân của Chúa biết rằng: Ngài giống như một người mẹ hằng chăm sóc, dưỡng nuôi, lo lắng cho con cái có lương thực nuôi đàn con bé nhỏ của mình. Ngài là Đấng thành tín yêu thương và đầy sự thương xót.
Minh họa: Ma-thi-ơ “ Đừng lo lắng ăn gì uống gì, mặc gì vì Cha trên trờivẫn hằng chăm sóc và giữ gìn, tiếp trợ cho các con cái của Ngài. Ngài không chỉ nuôi dưỡng chúng ta về phương diện vật chất mà thôi, nhưng Ngài nuôi dưỡng chính cả đời sống đức tin của chúng ta nữa. Vì lúc chúng ta kinh nghiệm được Chúa là Đấng giải thoát, Ngài cũng là một người mẹ nuôi nấng chúng ta, bảo bọc chúng ta thì đức tin của chúng ta trở nên mạnh mẽ hơn.
Trong sách Tin Mừng Ma-thi-ơ Mat 23:37 Chúa đã phán rằng: bao nhiêu lần ta muốn nhóm họp các con ngươi như gà mái túc con mình lại ấp trong cánh, mà các ngươi chẳng khứng!
Chúa là Đấng sắm sẵn cho Áp-ra-ham, cho Ê-li, cho người đàn bà góa Sa-rép-ta trong ngày đói kém. Và Chúa là Đức Chúa Trời vẫn y nguyên, trong Ngài không có bóng của sự biến cải.
Minh họa: Đói, Khát, Sự đe dọa kẻ thù,
Lúc này tự do không có quan trọng, mà quan trọng là có bánh ăn,
Thiên đàng không có quan trọng, miễn là giàu có là đủ rồi.
Tự do không quan trọng cho bằng có nước uống.
Đây chính là điều mà Sa-tan nó đã cám dỗ Chúa Giê xu suốt 40 ngày đêm trong sa mạc.
Nó cũng cám dỗ, về bánh đồ ăn, giàu có, quyền lực.
Nhưng chúng ta thấy Chúa Giê xu đã chiến thắng cám dỗ bằng cách nói rằng: người ta sống chẳng
Và những khó khăn này không chỉ dừng lại ở mức độ vật chất nhưng còn dẫn đến những thử thách cho chính đức tin: “Có Đức Chúa ở giữa chúng ta hay không?” (Xuất 17:7).
Khi mà người ta đói, người ta khát, người ta khổ sở, người bệnh tật, thất bại thì thường người ta đặt câu hỏi rằng: “Có Đức Chúa ở với chúng ta không?”
Minh họa: Gióp có nghĩa là Đức Chúa Trời ở đâu? Đức Chúa Trời ở đâu khi nhà cửa tôi sập? Đức Chúa Trời ở đâu khi con cái tôi chết hết? Đức Chúa Trời ở đâu khi mà bò lừa, chiên cùng tôi tớ đều bị cướp hết?
Thế chúng ta bình tâm suy xét lòng mình xem: có bao giờ tôi và anh chị em đặt cái câu hỏi như thế hay không? “Có Đức Chúa ở với chúng ta không?” Đức Chúa Trời ở đâu? Đức Chúa Trời có ở trong cuộc đời của tôi không?Có chứ, chúng ta phải chân thành thừa nhận rằng có nhiều lần trong đời chúng ta đặt câu hỏi như vậy phải không?
Chúa ở đâu khi tôi phải sống trong màn trời chiếu đất, Chúa ở đâu khi tôi phải ở trong thử thách, thiếu thốn, đau khổ mà mình cầu xin mãi từ ngày này qua ngày khác mà chẳng thấy Chúa nhận lời mình gì cả.
Tác giả Thi-thiên Thi 63:7 7 Vì Chúa đã giúp đỡ tôi, dưới bóng cánh của Chúa tôi sẽ mừng rỡ.
Thi-thiên 57:1 đã thốt lên rằng: Phải, tôi nương náu mình dưới bóng cánhcủa Chúa,Cho đến chừng tai họa đã quaThi 125:2 2 Các núi vây quanh Giê-ru-sa-lem thể nào,
Đức Giê-hô-va vây phủ dân sự Ngài thể ấy,
Từ rày cho đến đời đời.
Rồi sang đến chương 17 họ phải đối diện với kẻ thù mạnh là dân A-ma-léc những kẻ chuyên sống ở sa mạc và cướp bóc, họ không có vũ khí, có tấc sắt trong tay của mình, họ cảm thấy yếu đuối nhưng cuối cùng dân Y-sơ-ra-ên vẫn chiến thắng, vì họ có một Đức Chúa Trời vĩ đại bênh đỡ họ, tiếp sức và chiến đấu cho họ
Lại một lần nữa họ tiếp tục kinh nghiệm được Đức Chúa Trời Đấng đang quan phòng, bảo vệ và Ngài cũng là Đức Chúa Trời của chiến trận nữa. Và đồng thời Ngài cũng là một người mẹ hằng chăm sóc, dưỡng nuôi, lo lắng cho con cái có lương thực.
Đây không phải là bài học dành cho dân Y-sơ-ra-ên mà thôi, không chỉ là bài học của Cựu Ước mà thôi mà chính là bài học cho mỗi đời sống của chúng ta ngày hôm nay.
Chúng ta cũng hãy tiếp tục sống và tin cậy vào một Đức Chúa Trời luôn quan phòng, hiện diện, nuôi dưỡng chúng ta vào trong Con Một của Đức Chúa Trời là Đức Chúa Giê xu Christ.
Chúng ta đọc Cựu Ước qua cái nhìn và sự soi sáng của Thánh Kinh Tân Ước, Chúa Giê xu là Môi se mới, Ngài là trung tâm của lịch sử nhân loại , qua Ngài ta gặp được một Đức Chúa Trời luôn luôn giải thoát.
Ngài giải thoát không chỉ cho dân mà Ngài đã tuyển chọn mà Ngài giải thoát mỗi đời sống của chúng ta.
Con người chúng ta không chỉ bị làm nô lệ cho văn hóa, chính trị, tập tục, tín ngưỡng, lề luật, thói đời và dục vọng mà đặc biệt Chúa Giê xu là Môi se mới giải thoát chúng ta ra xiềng xích của tội lỗi, bóng tối. Đó là cái nô lệ sâu xa nhất, đó là con đường dẫn người ta vào ngõ cụt.
Ngài là thủ lãnh của một giao ước mới, thủ lãnh này không giống như một Đức Chúa Trời mạnh mẽ dùng sức mạnh, vũ khí để trấn áp kẻ đe dọa, nhưng chúng ta phải nhìn nhận Đức Chúa Trời Ngài là một Đấng toàn năng, mạnh mẽ nhưng tỏ lộ qua sự yếu đuối qua việc nhập thể làm một con người và sống giữa chúng ta.
Chính người Con một của Ngài đã chiến thắng trên thập tự giá bởi tình yêu, Ngài không chiến thắng bằng sức mạnh trấn áp mà Ngài đã dùng sức mạnh của tình yêu để chiến thắng.
Không phải chỉ có dân Y sơ ra ên phải đối diện với những biến cố trong Cựu ước mà thôi, mà chính đời sống mỗi chúng ta cũng đang phải sống trong những sa mạc và với những biến cố trong sa mạc đau thương này.
Chúa Giê xu cũng phải chịu những sa mạc rất đau đớn khi Ngài bị treo trên thập tự giá, thử hỏi trong cuộc đời này có ai bị thử thách mà lớn hơn đau đớn mà Chúa Giê xu Ngài chịu không?
Chúa Giê xu đã bị đánh đòn suốt đêm rồi lại phải vác cây gỗ đi từ thành phố lên đồi gô gô tha.
Có một nhà giải kinh đã nói rằng: người ta đã không đóng đinh vào tay của Chúa Giê xu mà người ta đã đóng ở cổ tay, mới chịu được sức nặng của cả thân thể.
Chúa Giê xu Ngài kêu lên: Cha ôi sao Ngài lìa bỏ con, đây là một sự thử thách rất lớn. Cho nên giữa thánh giá và sa mạc có một mối quan hệ mật thiết.
Phi-líp 2:5-11 cái ý nghĩa và chiều sâu của thập tự giá là: Câu 7.
“ nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhânsống như người trần thế.”
Dịch sát là: Ngài đã hủy mình ra không. Ngài đã hủy mình bắt đầu từ lúc Ngài giáng sinh nhập thể rồi, nhưng thập giá là đỉnh cao của Đức Chúa Trời hủy mình ra không.
Hãy nhớ lại lời Chúa Giê xu kêu gọi rằng: “Nếu ai muốn theo ta, phải tự bỏ mình đi, mỗi ngày vác thập tự giá mình mà theo ta.” (Lu 9:23 )
Ngày hôm nay Chúa không mời gọi chúng ta vác cây gỗ đi dọc thành phố, cũng không phải do chúng ta đeo thập tự và làm dấu thánh giá thì người ta nhận biết chúng ta có Chúa đâu.
Nhưng đòi hỏi ở câu này là: phải tự bỏ mình đi. Và không có cái gì khó cho bằng việc bỏ mình, khó lắm, nhiều khi chúng ta bỏ của cải, bỏ gia sản được nhưng bỏ mình thì không bỏ được.
Đây chính là kinh nghiệm sa mạc sâu xa nhất, vào trong sa mạc sống với Chúa thôi chứ có sống với ai đâu? Vì trong sa mạc chỉ có mênh mông là cát trắng thôi chứ làm gì có người ở đó, vào trong sa mạc là sống với Chúa, sống nhờ Chúa và sống cho Chúa thôi.
Tập sống từ bỏ mình ngay trong gia đình và trong mối quan hệ giữa người với người.
Đức Giáo Hoàng Pi-Ô thứ 12 có nói: Gia đình nào mà người chồng không còn nghĩ đến mình nữa mà chỉ nghĩ đến vợ và các con, vợ cũng không chỉ nghĩ đến mình nữa mà chỉ nghĩ đến chồng và các con, con không nghĩ đến mình nữa mà nghĩ đến bố mẹ và các anh chị em trong gia đình thì gia đình ấy là thiên đàng.
Chúng ta được kêu gọi để tự bỏ mình trong đời sống cá nhân cũng như trong Hội Thánh và gia đình của chúng ta.
Cái kinh nghiệm sa mạc nó đưa mình và giúp mình nhận thấy mình ra không mà thôi, không có gì và không là gì cả và tại chỗ đó chúng ta thấy được Chúa là tất cả.
Trong giây phút này, mỗi anh chị em và tôi hồi tưởng lại cái lịch sử đời mình, lịch sử của gia đình mình. Hồi tưởng lại những cuộc hành trình của đời sống mình, hồi tưởng lại những biến cố trong đời sống cá nhân, gia đình và Hội Thánh. Cũng nhận ra một kinh nghiệm tương tự như dân Chúa thời Cựu Ước.
Đức Chúa Trời là Đấng quan phòng, nuôi dưỡng, hiện diện với lịch sử đời mình, lịch sử gia đình mình.
Cuối năm chúng ta hãy dành một thì giờ khoảng lặng để nhận ra bàn tay của Đức Chúa Trời đã dẫn dắt, bàn tay giải thoát của Ngài, bàn tay chăm sóc của Ngài trong đời sống của mình. Chúa đã ra tay, trong những lúc hết sức khó khăn trong gia đình mình.
Lòng kề lòng với Chúa, lắng nghe Chúa, học Lời Chúa, ở trong sự hiện diện của Chúa để nhớ đến sự thành tín của Chúa.
Nhiều lúc có những biến cố xảy khó khăn, đói kém, khổ đau xảy ra liên tục mà sao đến bây giờ tôi không ngã quỵ, tại sao không bị đè bẹp, không bị tuyệt vọng mà vẫn trung tín trong niềm tin với Chúa.
Có bao nhiêu những món quà, có bao nhiêu những ân nhân, có bao nhiều người đã chia sẻ cho cơm ăn áo mặc đó là nhớ đến những biến cố nhỏ, thấy được bàn tay của Chúa dìu dắt.
Nhìn rộng hơn, nhìn vào Hội Thánh có bao nhiêu những khó khăn, biến cố đau thương xảy ra trong Hội Thánh nhưng tại sao Hội Thánh vẫn tồn tại, tại sao vẫn đứng vững, tại sao vẫn phát triển. Vì Chúa Giê xu là thủ lãnh Ngài bảo vệ và phán rằng: Chẳng một kẻ thù nào thắng được Hội Thánh của Chúa Giê xu.
Kết luận:
Kinh nghiệm sa mạc của Dân Chúa trong Cựu Ước cũng giúp ta nhìn lại đời sống Cơ Đốc nhân của mình trong ánh sáng mới. Trở thành Cơ Đốc nhân là bước vào một hành trình dài trong đó chúng ta phải đối diện với rất nhiều cám dỗ và thử thách, hi sinh và từ bỏ. Như Dân Chúa ngày xưa, nhiều lần ta cảm thấy mệt mỏi, muốn bỏ cuộc và quay về nếp sống cũ. Tuy nhiên Tập đón nhận những biến cố đau buồn để Chúa dạy dỗ, thanh lọc đức tin và đời sống chúng ta để mỗi ngày chúng ta càng giống Chúa Giê xu càng hơn.