MINH
HỌA: CÂU CHUYỆN VẾT MỔ CỦA VỢ KHI SINH CON
Ta
ban cho các ngươi một điều răn mới, nghĩa là các ngươi phải yêu nhau; như ta đã
yêu các ngươi thể nào, thì các ngươi cũng hãy yêu nhau thể ấy. 35 Nếu các ngươi
yêu nhau, thì ấy là tại điều đó mà thiên hạ sẽ nhận biết các ngươi là môn đồ
ta.
Chúa
Jêsus thiết lập Lễ tiệc Thánh là một thánh lễ biểu lộ tình yêu thương của Ngài.
Tình
yêu chính là trọng tâm, là nguồn suối và là chót đỉnh của mọi sinh hoạt trong
Hội Thánh.
1. Lễ tiệc thánh biểu lộ tình yêu của Chúa
Jêsus dành cho Chúa Cha và dành cho nhân loại.
Chúa
Jêsus đã yêu mến Chúa Cha và yêu mến cho đến cùng và cũng yêu mến chúng ta và
nhân loại như trong Phúc Âm đã ghi là yêu mến cho đến cùng.
Và
vì Ngài yêu mến Chúa Cha cho đến cùng cho lên Ngài sẵn sàng dâng hiến sự sống
của mình lên cho Chúa Cha.
Chính
vì thế Lễ tiệc Thánh là một thánh lễ của tình yêu tự hiến dâng cho Thiên Chúa
làm của lễ, làm hy tế.
Rồi
vì yêu mến nhân loại, yêu mến chúng ta cho nên Ngài cũng tự hiến bản thân của
Ngài trở nên lương thực nuôi dưỡng sự sống vĩnh hằng trong chúng ta.
Một
khía cạnh khác của tình yêu trong Lễ Tiệc Thánh đó là tình yêu vượt qua.
Chúa
Jêsus yêu mến Chúa Cha và Ngài hết sức vượt qua được thế gian này để về cùng
Đức Chúa Cha và nên một với Chúa Cha.
Không
chỉ như vậy mà Ngài còn hứa ban cho tất cả những ai tin Ngài để về cùng Chúa
Cha.
2. Lễ tiệc thánh là biểu tượng của tình yêu
hiệp thông
Yêu
nhau thì muốn gắn bó với nhau, thậm chí nên một với nhau, là một với nhau. Chúa
Jêsus yêu mến Chúa Cha vô vàn cho nên chỉ muốn trở về cùng Chúa Cha nên một với
Chúa Cha.
Và
tình yêu của Ngài đối với nhân loại này cũng thế, Ngài đã nhập thế để gắn bó với
con người không thể tách rời được.
Ngài
đã hy sinh mạng sống của mình, dâng mạng sống của mình để biểu lộ cái tình yêu
muốn nên một, muốn trở thành một với nhân loại, với con người chúng ta.
Để
có được tình yêu như vậy thì đòi hỏi một điều đó là:
1.
Sự hạ mình.
Bởi
vì có hạ mình thì mới có thể nâng người khác nên. Chúa Jêsus có hạ mình thì mới
có thể nâng chúng ta nên.
Có
hạ mình thì mới có thể yêu thương bởi vì yêu thương là đặt mình ở dưới người
khác, đặt người khác nên trên mình. Để biểu lộ lòng kính trọng và yêu mến.
Và
đã là yêu thương thì phải:
2.
Phục vụ
Phục
vụ Đức Chúa Trời, phục vụ con người. Giăng 13: Đức Chúa Jêsus rửa chân môn đồ.
Mà
nếu không có hạ mình thì không có thể phục vụ, phục vụ Đức Chúa Trời cũng chẳng
được mà phục vụ con người lại càng không được.
Chính
vì thế mà cái cử chỉ hạ mình của Chúa Jêsus trong việc rửa chân cho các môn-đệ
của Ngài là một sự hạ mình thẩm sâu.
Sự
mình tột cùng nhất là sự hạ mình chết trên thập tự giá.
Chúng
ta xin Chúa cho chúng ta hiểu được tình yêu và đón nhận tình yêu của Ngài.
Không những bằng đầu óc, trí tuệ này mà còn bằng cá trái tim của mình nữa, bằng
cả cái tâm hồn và bằng cả cuộc sống của chúng ta.
Chúng
ta phải yêu mến Ngài bằng cả cuộc đời của chúng ta, vì Ngài là Đấng đáng để
chúng ta tôn thờ, ngoài Ngài thì không có vua chúa của trần gian này đáng để
chúng ta tôn thờ hết.
Không
chỉ chúng ta đón nhận tình yêu của Ngài cho bản thân riêng chúng ta thôi đâu mà
còn phải loan báo tình yêu ấy cho những người hư mất biết đến tình yêu của Ngài
nữa.