Đề Tài: THẬP TỰ GIÁ CỦA ĐẤNG CHRIST
Kinh Thánh: 1CôRinhTô1:17-31
Mục Đích: Tái giới thiệu về cách nhìn mới về ý nghĩa thập tự giá của Chúa Cứu Thế, điều này sẽ làm thay đổi suy nghĩ và đời sống của Cơ Đốc Nhân.
Nhập đề.
Cả Kinh Thánh đều hướng về Thập tự giá, 39 sách mặc khải về thập tự giá, 27 sách Tân Ước là sự ứng nghiệm về thập tự giá.
Thập Tự giá của Đấng Christ là trọng tâm của Cơ Đốc Giáo ( Tin Lành), là trọng tâm của Kinh Thánh.
Loại bỏ Thập tự giá của Đấng Christ ra khỏi kinh thánh, thì kinh thánh trở nên chẳng khác gì câu chuyện thần thoại.
Chúa Giê-xu giáng sinh để làm gì? Đấng Christ giáng sinh để cứu tội nhân, để cứu tội nhân thì Ngài phải chết trên cây thập tự, Do vậy phao lô trình bày trong (ĐọcKinh Thánh).
I Cor 1:17 -25 :
17 Thật vậy, Đấng Christ đã sai tôi, chẳng phải để làm phép báp-têm đâu, nhưng để rao giảng Tin Lành, và chẳng dùng sự khôn khéo mà giảng, kẻo thập tự giá của Đấng Christ ra vô ích. 18 Bởi vì lời giảng về thập tự giá, thì những người hư mất cho là điên dại; song về phần chúng ta, là kẻ được cứu chuộc, thì cho là quyền phép của Đức Chúa Trời. 19 Cũng có lời chép rằng:Ta sẽ hủy phá sự khôn ngoan của người khôn ngoan,Tiêu trừ sự thạo biết của người thạo biết. [†] 20 Người khôn ngoan ở đâu? Thầy thông giáo ở đâu? Người biện luận đời nay ở đâu? Có phải Đức Chúa Trời đã làm cho sự khôn ngoan của thế gian ra rồ dại không? 21 Vì, tại thế gian cậy sự khôn ngoan mình, chẳng nhờ sự khôn ngoan Đức Chúa Trời mà nhận biết Đức Chúa Trời, nên Ngài đành lòng dùng sự giảng rồ dại của chúng ta mà cứu rỗi những người tin cậy. 22 Vả, đương khi người Giu-đa đòi phép lạ, người Gờ-réc tìm sự khôn ngoan, 23 thì chúng ta giảng Đấng Christ bị đóng đinh trên cây thập tự, là sự người Giu-đa lấy làm gương xấu, dân ngoại cho là rồ dại; 24 song le, về những người được gọi, bất luận người Giu-đa hay người Gờ-réc, thì Đấng Christ là quyền phép của Đức Chúa Trời và sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời. 25 Bởi vì sự rồ dại của Đức Chúa Trời là khôn sáng hơn người ta, và sự yếu đuối của Đức Chúa Trời là mạnh hơn người ta.
I Cor 2:2 2 Vì tôi đã đoán định rằng ở giữa anh em, tôi chẳng biết sự gì khác ngoài Đức Chúa Jêsus Christ, và Đức Chúa Jêsus Christ bị đóng đinh trên cây thập tự.
1: 17 Phao-lô đã nhập đề cho lá thư Cô-rinh-tô rằng: “Đức Chúa Trời đã sai tôi không phải để làm phép baptem đâu nhưng để rao giảng về thập tự giá của Đấng Christ”
Rao giảng về thập tự giá của Đấng Christ: Đấng Christ kêu gọi Phao-lô để giảng một điều: “thập tự giá của Đấng Christ”. Phao-lô không giảng về sự giáng sinh của Đấng Christ nhiều mà ông giảng về thập tự giá của Đấng Christ, Êsai 53 không nói về sự giáng sinh nhưng nói về thập tự giá của Đấng Christ.
1: 18 18 Bởi vì lời giảng về thập tự giá, thì những người hư mất cho là điên dại; song về phần chúng ta, là kẻ được cứu chuộc, thì cho là quyền phép của Đức Chúa Trời. Thập tự giá đối với người bị hư mất cho là điên dại, nhưng về người được cứu thì đó là quyền năng của Đức Chúa Trời.
Cho nên điều đầu tiên chúng ta học bài học về Thập tự giá:
1. Thập tự giá của Đấng Christ là quyền phép của Đức Chúa Trời. ( 1Côrinhtô1:18 ).
- Thập tự giá mà chúng ta học hôm nay không phải là thập tự giá của người La Mã hay hay nó là một cây gỗ có hình dấu cộng.
- Thập tự giá mà chúng ta học là Thập tự giá của Đấng Christ, kinh thánh nói Thập tự giá của Đấng Christ, và Thập tự giá của Đấng Christ là Thập tự giá có quyền năng.
- Nếu đọc sách Khải huyền sẽ thấy bài ca trên Thiên đàng không hề có câu “Chiên con của Đức Chúa Trời làm nhiều phép lạ”, mà là “Chiên con của Đức Chúa Trời đã chịu giết chuộc cho Đức Chúa Trời mọi kẻ thuộc mọi chi phái, mọi tiếng… lập họ làm thầy tế lễ của Đức Chúa Trời”.
Cuộc đời của Đấng Christ được đan xen và kết chặt với Thập tự giá, phao lô nói sứ điệp mà ông rao giảng đó chính là một Cứu Chúa bị đóng đinh trên thập tự và đây là một sứ điệp quyền năng. Tại sao Thập tự giá của Đấng Christ là quyền năng của Đức Chúa Trời.
Vì Thập tự giá của Đấng Christ có thể Cứu rỗi tất cả những ai tin.
22 Vả, đương khi người Giu-đa đòi phép lạ, người Gờ-réc tìm sự khôn ngoan, 23 thì chúng ta giảng Đấng Christ bị đóng đinh trên cây thập tự, là sự người Giu-đa lấy làm gương xấu, dân ngoại cho là rồ dại; 24 song le, về những người được gọi, bất luận người Giu-đa hay người Gờ-réc, thì Đấng Christ là quyền phép của Đức Chúa Trời và sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời
Phép lạ lớn nhất không phải chữa bệnh, mở mắt kẻ mù, làm sống kẻ chết, hay đuổi quỷ, phép lạ lớn nhất được xảy ra tại thập tự giá, vì tại thập tự giá con người tội lỗi, vô ơn bội bạc được hoà thuận với Đức Chúa Trời. không công cụ hay sự cố gắng nào của con người làm được, nhưng Chúa Giê-xu đã cho phép quý vị được gọi Đức Chúa Trời là A-Ba Cha tại thập tự giá, Thập tự giá của Đấng Christ có quyền năng làm cho tội nhân hoà thuận với Đấng Tạo hoá, đây được coi là phép lạ lớn nhất mà Chúa Giê-xu đã làm.
Nếu Ngài Chữa lành, đuổi quỷ, cung ứng lương thực cho chúng ta, mà Ngài không chết Thay trên Cây Thập tự, thì chúng ta bị hư mất đời đời, Ngài đã xoá sổ tên chúng ta trong danh sách sự chết tại Thập tự giá.
Chúa Giê xu đã trách người Sađusê vì đã không hiểu quyền phép.
‘‘ 24 Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Há chẳng phải các ngươi lầm, vì không biết Kinh thánh, cũng không hiểu quyền phép Đức Chúa Trời sao? ( Mác12:24 ).
Nhiều lúc chúng ta cũng giống như người Sa đu Sê không hiểu kinh thánh, không hiểu về quyền phép là gì, không hiểu tại sao mình tin Chúa, chúng ta cũng không hiểu thập tự giá có ý nghĩa gì có liên hệ gì đến chúng ta.
Nếu Thập tự giá của Đấng Christ là trọng tâm của Tin lành, thì phao lô nói rằng:
16 Thật vậy, tôi không hổ thẹn về Tin lành đâu, vì là quyền phép của Đức Chúa Trời để cứu mọi kẻ tin, trước là người Giu-đa, sau là người Gờ-réc ( Mác 1:16 ).
- Người Gờ réc đi tìm kiếm phép lạ, nhưng không hiểu về phép lạ, họ đi tìm kiếm phép lạ nhưng không phải là phép lạ lớn nhất, họ tìm kiếm phép lạ tạm thời như sự chữa bệnh hay sự Di-giê cơn ăn áo mặc chỗ ở, nhưng phép lạ đời đời và lớn nhất vẫn hiển hiện trước mắt họ đó là Thập tự giá của Đấng Christ đã xoá mọi món nợ tội, đem họ vào nước thiên đàng.
2. Thập tự giá của Đấng Christ là sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời. ( Câu 21-24.
21 Vì, tại thế gian cậy sự khôn ngoan mình, chẳng nhờ sự khôn ngoan Đức Chúa Trời mà nhận biết Đức Chúa Trời, nên Ngài đành lòng dùng sự giảng rồ dại của chúng ta mà cứu rỗi những người tin cậy. 22 Vả, đương khi người Giu-đa đòi phép lạ, người Gờ-réc tìm sự khôn ngoan, 23 thì chúng ta giảng Đấng Christ bị đóng đinh trên cây thập tự, là sự người Giu-đa lấy làm gương xấu, dân ngoại cho là rồ dại; 24 song le, về những người được gọi, bất luận người Giu-đa hay người Gờ-réc, thì Đấng Christ là quyền phép của Đức Chúa Trời và sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời. 25 Bởi vì sự rồ dại của Đức Chúa Trời là khôn sáng hơn người ta, và sự yếu đuối của Đức Chúa Trời là mạnh hơn người ta.
Người Côrinhtô đã hưỏng thụ nền văn hoá văn minh hy lạp, và khi họ được cứu thì họ có khuynh hướng xen lẫn sự khôn ngoan trong sự Cứu chuộc, và phao lô cóný nói rằng: “ Tại thế gian cậy sự khôn ngoan của mình” Sự Cứu rỗi không đặt nền tảng trên sự khôn ngoan, vì nếu đặt trên sự khôn ngoan thì sự cứu rỗi chưa chắc đã đến với chúng ta, mà sẽ đến với người có tri thức hay đạo đức hơn chúng ta.
Kinh Thánh chép
18 Chớ ai tự dối mình: Nếu có ai trong vòng anh em tưởng mình khôn ngoan theo cách đời nầy, hãy trở nên dại dột, để được nên khôn ngoan; 19 vì sự khôn ngoan đời nầy trước mặt Đức Chúa Trời là sự dại dột. Như có chép rằng: Ấy là Chúa bắt những kẻ khôn ngoan trong mưu kế họ. [†]
20 Lại rằng: Chúa thông biết ý tưởng của người khôn ngoan; Ngài biết ý tưởng họ đều là vô ích
Cho nên chúng ta thường hỏi : tại sao có ít người giầu hay khôn ngoan vào trong hội thánh. Phao lô trả lời rằng: Tại họ cậy sự khôn ngoan, giàu có của mình, họ không cậy sự khôn ngoan và không chấp nhận kế hoạch chương trình của Đức Chúa Trời.
Phao lô nói: 26 Hỡi anh em, hãy suy xét rằng ở giữa anh em là kẻ đã được gọi, không có nhiều người khôn ngoan theo xác thịt, chẳng nhiều kẻ quyền thế, chẳng nhiều kẻ sang trọng. 27 Nhưng Đức Chúa Trời đã chọn những sự dại ở thế gian để làm hổ thẹn những kẻ khôn; Đức Chúa Trời đã chọn những sự yếu ở thế gian để làm hổ thẹn những sự mạnh; 28 Đức Chúa Trời đã chọn những sự hèn hạ và khinh bỉ ở thế gian, cùng những sự không có, hầu cho làm những sự có ra không có, 29 để chẳng ai khoe mình trước mặt Đức Chúa Trời. ( 1Côrinhtô1:26-29 ).
Sự cứu rỗi không do con người nghĩ ra, đặt ra, tạo ra, hay làm nên. Nó bắt nguồn từ ân điển, được duy trì bởi ân điển và kết thúc bởi ân điển.
Chúa Giê-xu đã Cầu nguyện như sau:
21 Cũng giờ đó, Đức Chúa Jêsus nức lòng bởi Đức Thánh Linh, bèn nói rằng: Lạy Cha, là Chúa trời đất, tôi ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu những sự nầy với kẻ khôn ngoan, người sáng dạ, mà tỏ ra cho trẻ nhỏ hay! Thưa Cha, phải, thật như vậy, vì Cha đã thấy điều đó là tốt lành ( Luca10:21)
Chỉ người có long đơn sơ như trẻ nhở mới nhận được sự cứu rỗi. sự khôn ngoan của thế gian khồng thể chấp nhận sự cứu rỗi được thục hiện thong qua Thập tự giá, họ không bao giờ chấp nhận khi một con người treo trên cây thập tự mà lại có thể đem sự cứu rỗi cho họ được, đây chính là điều ngăn trở họ.
Đức Chúa Trời đã phán qua tiên tri Êsai rằng:
(Ê SAI 29:14)
“ 14 vì cớ đó, ta sẽ cứ làm việc lạ lùng giữa dân nầy, sự lạ rất lạ đến nỗi sự khôn ngoan của người khôn ngoan sẽ ra hư không, sự thông sáng của người thông sáng sẽ bị giấu.”
Cũng có lời chép rằng:
Ta sẽ hủy phá sự khôn ngoan của người khôn ngoan,
Tiêu trừ sự thạo biết của người thạo biết.