Gia Dinh Gieo Giong

CÁC NGUYÊN TẮC GIẢI NGHĨA KINH THÁNH

CÁC NGUYÊN TẮC GIẢI NGHĨA KINH THÁNH
-         Vợ ông Jess; Debt...mẹ 90 tuổi đang
-         Giải kinh; có 3 bước quan trọng trong việc nghiên cứu Lời Chúa;
o       Quan sát; tôi thấy gì ở trong đó. Kinh Thánh nói với chúng ta cách cá nhân. Phần quan sát là phần khó nhất trong nghiên cứu Kinh Thánh vì đó là phần khó nhất.
o       Giải nghĩa; nó có nghĩa gì, Trong suốt cuộc đời sẽ phát triển những công cụ để hiểu rõ bản văn Kinh Thánh, làm thế nào để học các bước giải nghĩa Kinh Thánh
o       Áp dụng; phần đó nó sẽ hoạt động thế nào, là phần cho phép Lời Chúa biến đổi cuộc đời tôi;
-         Quat sát là đạo bới, giải nghĩa là phơi bày, áp dụng là làm.
-         Tại sao 3 bước này quan trọng; vì nếu bỏ đi một trong ba phần thì việc học Kinh Thánh không còn giá trị, giống như kiềng 3 chân, bỏ một chân...không dùng được.
-         Mọi người thường làm phần quan sát và giải nghĩa nhưng không làm áp dụng, nó cần đầy trọn cả 3 phần này, bước nào là khó nhất.
-         Nhiều người đọc Kinh Thánh nhưng không nghiên cứu Kinh Thánh ;
Lý do;
o       Nói Kinh Thánh không phù hợp cuộc đời tôi, ....nó là sách cổ, cũ rồi không phù hợp.
o       Bối rối; tôi không hiểu, một phần vai trò của chúng ta là giúp mọi người hiểu Lời Chúa, đôi khi mọi người chủ động học KINH THÁNH vì cảm thấy tốt, nhưng khi cảm giác biến mất họ sẽ ngừng đọc.
o       Cảm thấy có tội; không muốn cảm thấy có tội nên không muốn đọc nó;
o       Quá bận rộn; chúng ta làm những việc khác hơn là việc quan trọng nhất, chúng ta có tin là lời của Chúa chứa đựng sự sống và có sự sống trong đó không? Nếu kinh thánh không có sự sống thì nó nhàm chán với chúng ta, văn hóa Mỹ...chuyển từ điều phấn khích này sang điều phấn khích kia.....người ta chỉ tìm điều thuộc về cảm giác.
-         Chúng ta sống trong thế giới mọi người sẽ định nghĩa cho chúng ta ; dù nó là sai.
-         Có ông với mục vụ đời sống trẻ; việc mình làm cho một đứa trẻ nhàm chán với Lời Chúa là tội lỗi.
o       Tôi không có Kinh Thánh ; đó là lí do biện minh ...
-         Tại sao người ta không muốn học KINH THÁNH ? lười, không hiểu được nó quan trọng thế nào, .... phần lớn mọi người không có muốn được dạy bảo phải sống thế nào.
-         Trách nhiệm là người dạy lời của Đức Chúa Trời , chúng ta cần giải thích theo cách mà người ta nghe nó, Đức Chúa Trời sử dụng Lời của Đức Chúa Trời để nắm băt được tấm lòng của họ.
-         Khi E xơ ra tìm được Kinh Toran...mọi người đọc thế nào? Họ đứng cả ngày khi Exora giải nghĩa nó;
-         Trong Tân ước bản hy lạp; ....Homunato...là công cụ để giải nghĩa. Đó là điều chúng ta phải làm với Lời của Đức Chúa Trời .
-         Điều gì xảy ra khi tôi đang dạy Lời của Chúa mà không giải nghĩa đúng, .... người nghe sẽ áp dụng sai,
-          IITi 2:15   15 Hãy chuyên tâm cho được đẹp lòng Đức Chúa Trời như người làm công không chỗ trách được, lấy lòng ngay thẳng giảng dạy lời của lẽ thật.
-         Bản tiếng anh; phải dạy lời Chúa một cách chính xác,
o       Như người thợ may cắt vải; cắt không thẳng chính  xác...áo sẽ xấu
o        
3 yếu tố khiến truyền thông hiệu quả;
1.      Bản văn
2.      Người đọc
3.      Tác giả người viết bản văn.
Sử dụng sai nhiều nhất là người đọc bản văn.
-         Họ đưa ra 6 sự giải nghĩa cho một bản văn; ....là sai chỉ có một sự giải nghĩa nhưng có nhiều áp dụng
-         Tại sao người đọc lại muốn đưa ra thẩm quyền giải nghĩa theo cách của mình, hơn là ý định ban đầu của tác giả? Ở vườn Ê đen A đam và Ê va không muốn sống dưới thẩm quyền của Đức Chúa Trời , khi người ta muốn có thẩm quyền hơn cả KINH THÁNH là đang muốn nói tôi muốn có thẩm quyền hơn Chúa.
-         Khi chúng ta nghiên cứu hoặc đọc Lời Chúa thì chúng ta đang cố gắng nắm bắt được ý định vốn có ban đầu của tác giả.
-         Chúng ta cần cho tín đồ thấy lí do cần học lời Chúa.

NHỮNG LÍ DO CẦN HỌC LỜI CHÚA

-         Cần thiết cho việc tăng trưởng thuộc linh; không thể tăng trưởng nếu không học Lời được.
-         Sự trưởng thành bằng với sự áp dụng lời Chúa theo thời gian.
I Phi 2:2
-         Hãy ham thích sữa thiêng liêng để anh em được lớn lên....
-         Điều gì ngăn trở mình khao khát lời của Đức Chúa Trời ?
o       Bận rộn
o       Mệt mỏi
o       Không hiểu
o       Niềm đam mê của tôi đối với Lời Chúa như thế nào đây? Tốt, yếu, kém...làm thế nào để khích lệ nhau yêu mến đam mê Lời của Chúa đây?
-         Chúng ta có nhớ lần đầu tiên hiện hò không? Điều ấy có bắt được lòng của mình không? Lần đầu tiên mình đọc thư của người yêu....đọc từng từ một, vì mình cố gắng nhớ nó...từng từ...tại sao mình không tiếp tục tình yêu như thế với Chúa Jesus.
-         Trẻ ở Mỹ; khi lớn lên cha mẹ thường đánh dấu chiều cao trên tường;
-          Làm sao mình biết được vợ hay chồng vẫn còn yêu thương nhau?
o       Còn thích đi cùng nhau không?
o       Thích nói chuyện với nhau không?
o       .................
-         Khi nào mình bị ngừng tình yêu với Chúa? Khi chúng ta không còn yêu mến lá thư tình yêu của Ngài nữa.
-         Khi chúng ta nghiên cứu Lời chúng ta sẽ yêu chính người viết ra Lời này.
-         Hỡi các anh em yêu dấu chúng ta có yêu mến Lời Chúa không?
-         Chúng ta có cần làm mới lại tình yêu của chúng ta với Lời không? Công việc của chúng ta đang làm, học nghiên cứu giảng....đôi khi phải mất thời gian rất lâu để thấy sự thay đổi trong một người...chúng ta cần cẩn thận để không chán nản buồn rầu....mình không còn yêu mến Chúa nữa.
-         Mối nguy hiểm cho người dạy Lời Chúa; qs này nó chỉ trở thành giống như qs khác thôi.
-         Nguy hiểm; chúng ta trở nên chuyên nghiệp trong việc mình làm --> đánh mất tính hiệu quả của nó.
-          He 5:14   14 Nhưng đồ ăn đặc là để cho kẻ thành nhân, cho kẻ hay dụng tâm tư luyện tập mà phân biệt điều lành và dữ.
-         Khi mọi người đến với chúng ta để nghe Lời của Đức Chúa Trời , thì chúng ta phải biết mình nói điều gì...vì mình đã thực hành để phân biệt điều lành và điều dữ.
I Timothe 3:16,17; IITi 3:16   16 Cả Kinh thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, [†]
Nguyên bổn rằng: Cả Kinh-thánh đều chịu Đức Chúa Trời hà hơi vào
-         có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình,
o       Tất cả Kinh Thánh ; có phải chỉ phần tô đỏ là quan trọng hơn phần khác....mọi lời trong Kinh Thánh đều quan trọng.
o        
-         Mục đích dạy; để sống tốt hơn. Nếu chỉ đưa thông tin cho mọi người thì vô ích.
-         Khiển trách; chỉ ra cái sai của một người.
-         Sửa sai; đem người ta về điều đúng.
-         Dạy người; huấn luyện...như tập thể thao.... hãy thực hành sự cứu rỗi mình trong sự run rẩy và sợ hãi, học cách sống và bước đi cách thích đáng theo sự dạy dỗ của Chúa.
-         Tất cả Kinh Thánh được Đức Chúa Trời hà hơi vào; là từ bao gồm 2 từ Theos (Chúa) và Numa (thở)...
-         Lời Chúa có tác dụng như vậy; nên chúng ta là người dạy phải giúp cho họ hiểu Kinh Thánh để sống theo.
-         Để giúp thấy đây là lời sống động đáng tin; chúng ta cần làm một số việc;
-         Chúng ta đang sống trong thời kì người ta hay nghi ngờ;
-         Cả Kinh Thánh có một chủ đề lớn là gì? ĐẤY LÀ CÂU CHUYỆN ĐỨC CHÚA TRỜI ĐEO ĐUỔI CON NGƯỜI.
-         Chúa theo đuổi dân đó để đem họ trở lại, Chúa dùng tiểu tiên tri để đem lẽ thật vào dân Ys
-         Trong Tân ước; Sách Giăng 1; Ngôi Lời có ban đầu...Ngôi Lời ở giữa loài người.
-         Trong 30 năm Ngài đi giữa dân Ngài nói; hãy theo ta. Sau khi Ngài rời mộ cũng nói hãy theo ta, rồi Ngài nói ta trở lại.....Ngài theo đuổi loài người vì yêu thương họ.
-         Nếu Chúa không mặc khải chúng ta chúng ta sẽ không biết.
-         Có 40 người viết Kinh Thánh nhưng chỉ có 1 tác giả. Vì cả Kinh Thánh đều được Đức Chúa Trời hà hơi. Kinh Thánh là Tình yêu của Đức Chúa Trời dành cho chúng ta.
-         Ngài soi dẫn hay cảm thúc cho con người viết xuống.
-        I Phiero 1; 21 Vì chẳng hề có lời tiên tri nào là bởi ý một người nào mà ra, nhưng ấy là bởi Đức Thánh Linh cảm động mà người ta đã nói bởi Đức Chúa Trời.
-         Không phải có ai tự mình quyết định viết gì trong sách Rô ma đâu, nhưng khi viết ra họ được mang theo sự cảm thúc về Đức Chúa Trời.
-         Nếu Chúa không mặc khải cho chúng ta thì không có cách nào chúng ta biết được.
-         Lời Chúa không có Lỗi sai nào hết; Để Lời có thẩm quyền thì phải không có lỗi sai nào hết.
-         Có người nói; khi nói về Sự cứu rỗi thì đúng, nhưng về khoa học, ....thì không đúng. Vậy AI là người đưa ra quyết định cuối cùng??? Nói vậy thì thẩm quyền lớn nhất là người đọc; đó là điều đáng sợ.
-         Nếu như vậy thì  sẽ có 10 ý kiến khác nhau về việc Chúa nói gì.
-         Khi mình đã quan sát, giải nghĩa ...thì có thể nói trong sự tin quyết vì biết thực sự Chúa muốn nói gì.
-         Nếu có chuyện gì xảy ra ở Hp, chúng ta gọi điện cho cảnh sát. Họ chỉ nghe thôi hay đến để kiểm tra.
Tập quan sát; để một ít đồ vật trên bàn...có 30 giây để quan sát...rồi nhớ xem ở đó có những gì.
1.      Kẹo vàng
2.      Chuyển,
3.      Kính
4.      Giấy
5.      Điện thoại; Iphoen
6.      Hộp kính; kẻ
7.      Thìa
8.      ổ cắm
9.      sỏi
10. bút
11. dây nối

-         chúng ta có khunh hướng, chỉ nhìn cái gì đó rồi bỏ qua.
-         Người lái xe sẽ nhìn thấy ít hơn người ngồi sau.
Quan sát cần kỉ luật;
-         Sáng nay ăn gì?...trưa hôm qua ăn gì? Khi cái gì càng lâu hơn thì càng khó nhớ.
-         Cái gì chúng ta quen quá thường chúng ta sẽ không để ý nữa? Ai bước vào đây tấy

-         Quan sát hình vuông; có bao nhiêu 30

















-         Mỗi người thấy hình khác nhau; 25, 18, 20......sự qua
-         Kết quả; đúng là 30 những kết quả khác là sai.
-         Nếu trong một đoạn Kinh Thánh có 5 giải thích khác nhau, thì chỉ có 1 giải thích là đúng còn giải thích khác là sai.
-         Chúng ta cần hiểu ý Chúa thực sự muốn nói ban đầu là gì.
-         Hình thức quan sát sai nhiều nhất; là chủ quan...ý của tôi là.
-         Văn hóa của chúng ta nghĩ rằng Kinh Thánh có mâu thuẫn trong đó, trước khi nghiên cứu mà mình đã nghĩ là mâu thuẫn thì sẽ giải nghĩa sai.
-         Lịch sử Hội Thánh từ thời Luther; chúng ta biết tại sao Kinh Thánh lại không được in ra sớm?
-         Hội thánh Công giáo tin rằng nếu Lời Chúa được đưa ra công khai thì nó sẽ bị trình bày sai. Bởi vì Hội Thánh công giáo tin rằng chỉ có ông Giáo hoàng là giải thích đúng. Việc giải thích Kinh Thánh chỉ ở được trong nhà thờ không được ở nhà riêng.
-         Họ sợ Lời Chúa được công khai; sẽ có hiểu sai, có nhiều hệ phái xuất hiện...và điều đó đã xảy ra...và cũng là tốt.
-         Ông Luther khi đang làm linh mục; lúc đang ăn năn tội lỗi, thì lời Chúa phán cùng ông: Người công bình sống bởi đức tin. Ông đã tự hỏi...làm sao tôi phải cố gắng kiếm sự cứu rỗi của tôi. Ông đã đứng dậy và nghiên cứu Kinh Thánh.
-         Sau khi nghiên cứu ông phát hiện có ít nhất 99 điều sai trong hệ thống Công giáo; đó là 99 luận đề. Ông đóng đinh nó trên cửa nhà thờ...từ đó cuộc cải chánh được khai sinh.
-         Đó là sự cải cách rời xa khỏi hệ thống công giáo ban đầu.
-         Chúng ta cần hiểu ý nghĩa lịch sử ở đó. Điều công giáo sợ đã xảy ra. Khi mọi người có thể đọc KINH THÁNH họ thấy Chúa muốn họ sống thế nào, làm sao để có mối liên hệ với Đức Chúa Trời , nó không còn chỉ là dành cho người có vị trí cao thôi.
-         Lý do chúng ta có Kinh Thánh vì ông Luther đã thách thức hệ thống giáo hội đó. Khi bản KingJame được in mọi người đã có thể đọc KINH THÁNH đó là điều vĩ đại lớn lao.
-         Giáo lý đúng; mỗi người là thầy tế lễ của Chúa, không cần qua ai để đến với Chúa, tự tôi có thể học và đến với Chúa.
-         Chúng ta đang sống trong thời kì mà chủ nghĩa chủ quan phát triển; tôi muốn tin điều tôi muốn, chứ không phải là khách quan tìm chủ đích thực sự ban đầu tác giả nói;
-         Cái đúng là rút ý nghĩa cho bản văn; Sai là áp đặt ý mình cho là đúng, điều mình đã nghĩ cho bản văn.
-         Mình phải rút ý nghĩa từ trong bản văn ra, chứ không phải tôi nói điều tôi muốn thôi.
-         Khải huyền 3: 14-22
o       Ý chính là gì
o       Viết cho ai?
o       Hội thánh ở đâu?
o       Áp dụng chung la gì?
-         14 Ngươi cũng hãy viết cho thiên sứ của Hội thánh Lao-đi-xê rằng:
Nầy là lời phán của Đấng A-men, Đấng làm chứng thành tín chân thật, Đấng làm đầu cội rễ cuộc sáng thế của Đức Chúa Trời: 15 Ta biết công việc của ngươi; ngươi không lạnh cũng không nóng. Ước gì ngươi lạnh hoặc nóng thì hay! 16 Vậy, vì ngươi hâm hẩm, không nóng cũng không lạnh, nên ta sẽ nhả ngươi ra khỏi miệng ta. 17 Vả, ngươi nói: Ta giàu, ta nên giàu có rồi, không cần chi nữa; song ngươi không biết rằng mình khổ sở, khốn khó, nghèo ngặt, đui mù, và lõa lồ. 18 Ta khuyên ngươi hãy mua vàng thử lửa của ta, hầu cho ngươi trở nên giàu có; mua những áo trắng, hầu cho ngươi được mặc vào và điều xấu hổ về sự trần truồng ngươi khỏi lộ ra; lại mua thuốc xức mắt đặng thoa mắt ngươi, hầu cho ngươi thấy được. 19 Phàm những kẻ ta yêu thì ta quở trách sửa phạt; vậy hãy có lòng sốt sắng, và ăn năn đi. 20 Nầy, ta đứng ngoài cửa mà gõ; nếu ai nghe tiếng ta mà mở cửa cho, thì ta sẽ vào cùng người ấy, ăn bữa tối với người, và người với ta.
21 Kẻ nào thắng, ta sẽ cho ngồi với ta trên ngôi ta, như chính ta đã thắng và ngồi với Cha ta trên ngôi Ngài. 22 Ai có tai, hãy nghe lời Đức Thánh Linh phán cùng các Hội thánh!
-         Ý chính; hãy ăn năn từ bỏ đời sống hâm hẩm;
o       Ăn năn về đời sống không nóng cũng không lạnh trong đời sống bước đi với Chúa.
o       Chúng ta thường dùng câu 20 cho người chưa tin, nhưng thế là áp dụng sai...vì ở đây là dùng cho người Hội Thánh , chúng ta lấy ra mạch văn và áp dụng khi trước giả không có ý định dùng như thế cho câu ban đầu.
o       Chúng ta đem quá xa; ...
o       Điều Chúa Jesus kêu gọi; Hội Thánh đó quay lại với Ngài ăn năn, để mối thông công giữa họ với Chúa được phục hồi.
o       Giải nghĩa sai, áp dụng sẽ sai.
o        
-         Viết cho hội thánh  Lao đi xê; tự mãn thuộc linh, nhưng thực ra đang ở trong tình trạng nửa vời...
o       Hội thánh Lao đi xê; tự mãn, nhưng đui mù, nghèo khó....lõa lồ....
o        
-         ở thành Lao đi xê; trung tâm kinh doanh, ngân hàng.... có trung tâm y khoa với thuốc tra mắt nổi tiếng. ...họ có nhiều cừu đen nên nổi tiếng về vải vóc..nhưng Chúa nói họ trần truồng...vì tình trạng linh hồn của họ hâm hẩm.
o       Nếu chúng ta không quan sát trước; thì khuynh hướng chúng ta sẽ giải nghĩa ngay, giải nghĩa sai thì áp dụng sai.
o       Thường quan sát sẽ chiếm phần lớn thời gian khi chuẩn bị.
o        
-         áp dụng chung; ăn năn từ bỏ đời sống hâm hẩm.... tìm kiếm Lời để được giầu có thật, mặc lấy sự công bình của Chúa không phải tự mãn trong sự công bình riêng,

Làm thế nào để tránh cho hội thánh áp đặt ý nghĩa cho bản văn;
-         dạy lại cho người trung tín để chuyển giao cách học Kinh Thánh đúng.
-         Làm sao để biết cấy lúa....học từ người khác.
-         Nếu 20 năm sau mà không dạy học cách học KINH THÁNH ; thì Hội Thánh sẽ trở thành nghi lễ tôn giáo, nơi mà Đấng Christs không được tôn trọng nữa. Phao lô nói với Timothe....
-         Chúng ta có trách nhiệm chuyển giao sự quí giá mầu nhiệm của Kinh Thánh cho người khác.
-         100 năm trước phải có người nào tin kính đủ để mang sự tinh ròng của ĐC đến nơi đây, chúng ta là người được hưởng lợi bởi sự trung tin của ai đó.
-         Đức tin đến bởi người ta nghe; nghe lời của Đức Chúa Trời ;

-        Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi giải nghĩa sai phân đoạn KINH THÁNH đó?
-         Chúng ta không nên dùng sự thương xót của Chúa để biện minh cho sự yếu kém khi giải nghĩa sai.

Hỏi; Ê phê sô 5 21 Hãy kính sợ Đấng Christ mà vâng phục nhau.
-         Khi nhìn vào văn mạch của cả Ê phê sô; chúng ta phân chia 3 chương đầu là thần học; cho biết mình là ai trong Chúa Jesus
-         Chương 4,5,6 là áp dụng cho phần đó;
-         Lối dạy của Phao lô; đưa ra 1 ý rồi a,b,c giải thích cho ý đó, rồi đưa ra ý thứ 2; rồi a,b,c giải thích cho ý 2 đó;
-         Trong đoạn 5: từ câu 1-21 là cả phân đoạn; chúng ta xem ý chính của cả đoạn 5 là gì?
-         Đoạn 5 câu đầu...vậy..là xuất phát từ đoạn 4;
o       Đoạn 4,5,6 làm thế nào để chúng ta bước đi như một thân thể hiệp một trong Chúa.
-         Làm thế nào để chúng ta bước đi trong sự hiệp một đây? Ông tóm lại trong câu 21; đó là vâng phục lẫn nhau....vì những gì Chúa đã làm cho chúng ta , vì chúng ta là ai trong Chúa Jesus.
-         Câu này theo mạch của nó; không phải chỉ dành cho hôn nhân;


Có 3 phương pháp giải nghĩa chính;

1.      Phương pháp ngữ pháp và lịch sử;
a.      Đây là phương pháp được sử dụng nhiều nhất cho đến bây giờ; tìm hiểu về lịch sử và ngữ pháp của câu nói trong thời đó là gì. Giúp chúng ta hiểu ý nghĩa của nó khi được nói ra ở thế kỉ thứ nhất có nghĩa gì và làm sao bắc cầu qua thời nay.
b.      Ngữ pháp; động từ, danh từ....
c.      Lịch sử; thời đó ra sao.
d.      Hầu hết người Tin lành tin Chúa chết, Chúa sống lại...thì đều dùng phương pháp này. Tin rằng Lời Chúa là vô ngộ, được chính Đức Chúa Trời mặc khải...chúng ta có thể hiểu được.
2.      Phương pháp lịch sử và tôn giáo; họ tin chỉ có một phần Lời Chúa trong đó...có nhiều lỗi trong Kinh Thánh
a.      Họ cho rằng tôn giáo ngày càng tiến hóa hơn, có nhiều điều khôn ngoan hơn mà mình không hiểu được.
b.      Họ tin ; Lê Vi là người khác viết, Xuất là người khác, Sáng là người khác viết...họ không tin Môi se viết vì Môi se đâu ở trong vườn Ê đen.
c.      Chúng ta biết có 40 trước giả nhưng chỉ có 1 tác giả. Chính sự nhất quán từ Sáng thế đến Khải huyền cho thấy chỉ có một tác gỉa duy nhất thôi.
d.      Vd; khi một người kể câu chuyện...người này kể cho người thứ 2, người thứ 2 kể cho người thứ 3....đến cuối cùng câu chuyện nó bị sai lệch.
e.      Còn nếu người thứ 1 kể trực tiếp cho người 2,3,4...thì mọi người đều biết câu chuyện giống nhau.
f.       Nếu không tin Kinh Thánh là Đức Chúa Trời viết thì bắt buộc sẽ tin là do con người viết.
g.      Những người theo phương pháp này sẽ xóa bỏ Chúa ra khỏi KINH THÁNH
3.      Phương pháp theo thuyết hiện sinh; được sử dụng nhiều nhất nhưng không đúng.
a.      Họ nói nếu như không có chân lí chính xác thì ý kiến của mọi người đều như nhau.
b.      Nếu chúng ta quản nhiệm một Hội Thánh mà mỗi người đều có ý kiến riêng về lẽ thật thì sao...rất khó.
c.      Nếu không có một tiêu chuẩn tuyệt đối thì ý kiến mọi người sẽ ngang hàng nhau thôi.
d.      Mình có nên hỏi đoạn kinh thánh này có ý nghĩa gì với tôi không? Nếu hỏi vậy sẽ theo ý mình. Nên hỏi ĐỌẠN KINH THÁNH NÀY CÓ Ý NGHĨA GÌ, để tìm hiểu ý của tác giả.

Làm thế nào để phát triển cách học; ngữ pháp lịch sử trong Hội Thánh ? có những lớp học, làm thế nào để hiểu,
-         Chúng ta đang sống trong một thế giới không đòi hỏi gì tuyệt đối, mọi điều chỉ là tương đối thôi. Chúng ta cần cho Hội Thánh thấy Lời Chúa có chuẩn mực...không phải muốn hiểu thế nào cũng được.
-         Thách thức với người giảng dạy; đem dân sự trở lại chuẩn mực của Chúa.

Điều gì xảy ra nếu dành cho áp dụng nhiều hơn giải nghĩa?
-         Chúng ta thường có khuynh hướng làm gì khi không có lẽ thật ở đó? Chúng ta sẽ thấy ai to tiếng hơn sẽ thắng.
-         Chúng ta hãy nghĩ  về điều này trong vai trò lãnh đạo. Điều gì xảy ra nếu hội thánh mình nghiêng về áp dụng nhiều hơn giải nghĩa, quan sát?
-         Khi áp dụng mà không có giải nghĩa thì tôi là người có thẩm quyền; chúng ta kiêu ngạo, hách dịch, chúng ta không sống với ân điển nữa, chúng ta sẽ sống với thái độ, đừng hỏi lại tôi, cứ làm theo điều tôi bảo, họ sẽ sợ hãi và xa lánh, .....con chiên sẽ sợ hãi xa lánh người nào chỉ đánh nó.
-         Chúng ta dễ bởi sự kiêu căng làm đẩy mọi người xa khỏi Chúa hơn là kéo mọi người gần Chúa.
-         Chúng ta hãy nghĩ đến đời sống của ai ảnh hưởng nhất đến mình trong việc bướ đi với Chúa thì chúng ta thấy tâm tính của họ thế nào?
o       Khiêm nhường
o       Yêu thương
o       Mềm mại
o       Tận tụy
o       Hy sinh
o       Dễ gần
o       Vui vẻ
-         Khi những người dành thời gian, để Lời Chúa tuôn chảy trong mình...thì mình sẽ trở nên giống Chúa hơn.
-         Khi mở lời thì mục đích trước nhất là; biết về Ngài.
-         Nếu tất cả những gì tôi làm chỉ là áp dụng; thì tôi là thẩm quyền rồi. Thay vì yêu thương quan tâm mềm mại, thì tôi trở thành người chăn bầy hà khắc, cứng nhắc...thay vì mềm mại và nhu mì. Những người lãnh đạo khó tính là người lãnh đạo theo chủ nghĩa luật pháp.
-         Khi chúng ta sống trong môi trường chủ nghĩa luật pháp; thì cứ phải làm...làm ....làm..đến thời điểm mình không muốn làm vì thấy không thể làm được nữa.
-         Điều kéo chúng ta lại là vì tình yêu của Ngài,
-         Chúng ta không giải nghĩa đúng theo ý định ban đầu thì ; ân điển không còn trong Hội Thánh nữa, không mềm mại, nhưng là khó tính khó chịu.
-         Hãy hỏi mình câu hỏi quan trọng; Tôi là loại lãnh đạo nào? Khi chúng ta chết mọi người sẽ suy nghĩ thế nào về mình, ông là đại sứ cho Chúa hay cho chính ông ta. Kéo bước màn ra để người ta thấy vinh hiển Chúa, hay để thấy vinh hiển của mình. Không phải chỉ sau khi chết mà ngay bây giờ...mọi người đang nghĩ gì về mình.
-         Những người xung quanh chúng ta có thấy chúng ta trung tin không? Thì gặp Chúa mới có thể nghe Chúa nói mình trung tín.
-        Biết lẽ thật ở tâm trí là một vấn đề, sống theo lẽ thật mới giải phóng mình. (biết trong cuộc đời)
-          
-         Nếu tôi tin Lời Chúa là lẽ thật; thì một trong trách nhiệm chủ yêu của tôi; là rút ra ý nghĩa trong bản văn. Như vậy là trao cho dân sự Chúa lẽ thật. Chúng ta cố gắng đừng bỏ qua việc quan sát và giải nghĩa để áp dụng luôn.
-         60% việc chuẩn bị là thuộc về quan sát; nếu sự quan sát đúng thì giải nghĩa ra từ đó, 25-30% là giải nghĩa, 10-15% là áp dụng; Một kết quả tuyệt với là rút ra ý nghĩa từ bản văn, không phải áp đặt ý nghĩa cho bản văn.
-         Nhiều người đưa ra áp dụng đầu tiên; rồi lấy KINH THÁNH ra để chứng minh cho điều họ muốn nói thôi;
-         Đức Thánh Linh soi sáng mở mắt để chúng ta hiểu và thấy được nhiều vấn đề;
-         Nếu bước đi trong xác thịt thì sẽ muốn áp dụng cho người khác mà không áp dụng cho mình.
-         Chúng ta đừng có cẩu thả với Lời Chúa.
-         Sẽ có những thời điểm mình bị tranh chiến, không có đủ thời gian chuẩn bị cho việc giảng...thì Chúa hiểu điều đó, nhưng nếu điều đó là thói thường, tuần nào cũng thế tối muộn thứ 7 mới chuẩn bị giảng thì đó là lười biếng.
-         Chờ Thánh Linh phán mà không chuẩn bị, nghiên cứu...thì chỉ là lười biếng thôi.
-         Có nhiều công cụ giúp chúng ta nghiên cứu KINH THÁNH ; chú giải Kinh Thánh , phong tục, Lược khảo.....Cám dỗ khi có quá nhiều sách giải nghĩa; mình sẽ đọc sách đó trước khi tự nghiên cứu Kinh Thánh .
-         Điều quan trọng khi giảng; là mình phải nghiên cứu rõ ràng...đổ công sức ở đó.

Bài tập; Rô ma 10:1-13
-         Quan sát; ai cái gì, ở đâu, khi nào, .....chỉ quan sát thôi.
-          1 Hỡi anh em, sự ước ao trong lòng tôi và lời tôi vì dân Y-sơ-ra-ên cầu nguyện cùng Đức Chúa Trời, ấy là cho họ được cứu. 2 Vì tôi làm chứng cho họ rằng họ có lòng sốt sắng về Đức Chúa Trời, nhưng lòng sốt sắng đó là không phải theo trí khôn. 3 Bởi họ không nhận biết sự công bình của Đức Chúa Trời và tìm cách lập sự công bình riêng của mình, nên không chịu phục sự công bình của Đức Chúa Trời; 4 vì Đấng Christ là sự cuối cùng của luật pháp, đặng xưng mọi kẻ tin là công bình.
5 Vả, Môi-se luận sự công bình đến bởi luật pháp cách nầy: Hễ ai làm theo điều đó thì nhờ đó mà sống. [†]
-          6 Nhưng sự công bình đến bởi đức tin, thì nói như vầy: Chớ nói trong lòng ngươi rằng: Ai sẽ lên trên trời? Ấy là để đem Đấng Christ xuống; 7 hay là: Ai sẽ xuống vực sâu? Ấy là để đem Đấng Christ từ trong kẻ chết lại lên. 8 Nhưng nói làm sao? Đạo ở gần ngươi, ở trong miệng và trong lòng ngươi. Ấy là đạo đức tin mà chúng ta giảng dạy. 9 Vậy nếu miệng ngươi xưng Đức Chúa Jêsus ra và lòng ngươi tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại, thì ngươi sẽ được cứu; 10 tin bởi trong lòng mà được sự công bình, còn bởi miệng làm chứng mà được sự cứu rỗi. 11 Vả, Kinh thánh nói rằng: Kẻ nào tin Ngài sẽ chẳng bị hổ thẹn. [†]
-          12 Trong người Giu-đa và người Gờ-réc không có sự phân biệt gì hết, vì họ có chung một Chúa, giàu ơn đối với mọi kẻ kêu xin Ngài. 13 Vì ai kêu cầu danh Chúa thì sẽ được cứu. [†]
-         Ai?
o       Anh em, tôi, dân Ysoraen, Đức Chúa Trời, Đấng Christ, Môi se, Người Giu đa, Người Gờ Réc.
o       Mọi người kêu cầu Chúa
o       Người được cứu
o        
-         Ở Đâu?
o       Trên trời
o       Vực sâu
o       ở miệng ngươi
o       ở trong lòng ngươi
o        
-         Việc gì?
o       Phao lô mong ước dân Ys được cứu rỗi
o       Sốt sắng, nhưng không theo trí khôn
o       sự công bình của Đức Chúa Trời
o       Giu đa Lập sự công bình riêng
o       Sự công bình của luât; làm theo thì mới được sống
o       Sự công bình của Đức Chúa Trời ; bởi đức tin,
o       Việc Kẻ nào tin Ngài sẽ chẳng bị hổ thẹn
o       Ai kêu cầu danh Chúa thì được cứu
o       Đạo Đức Tin
o       Đấng Christ là cuối cùng của luật pháp; Chúa Jesus đến để chấm dứt thời kì luật pháp, kể từ đây ai tin Ngài thì sẽ được cứu.
o       Sự cứu rỗi không phân biệt người Do thái và dân ngoại; cứ tin Chúa Jesus là được cứu.
o       Chúa cứu
o       Giảng dạy
o       Miệng xưng
o       Lòng tin
o       Cứu rỗi
o       Đức Chúa Trời khiến Chúa Jesus sống lại
-         Ý Chính?
o       Được Cứu không bởi công bình riêng, nhưng bởi tiếp nhận sự công bình của Đức Chúa Trời
o       Được xưng công bình bởi đức tin không bởi việc làm
-         Khi nào?
o       Khi kêu cầu danh Chúa thì được cứu
o       Viết thư khi nào?
o        
-         Tại sao?
o       Tại sao người Giu đa lập công bình riêng? Vì không biết sự công bình của Đức Chúa Trời
o       Tại sao
-         Thế nào?
o       Người Giu đa lập công bình riêng thế nào? Bởi việc làm
o       Chúa lập sự công bình thế nào? Bởi đức tin

Nếu trong một đoạn mà mọi người đưa ra 3 ý chính; việc của người lãnh đạo là giúp họ tìm lại, làm mẫu cho họ thấy. Vì mỗi đoạn chỉ có 1 ý chính.
-         Làm sao truyền đạt lại ý chính cho dân sự???

Khi đọc 8 câu đầu chúng ta sẽ thấy tình huống mà Phao lô giải thích cho dân sự ở đây.
-         Phao lô có gánh nặng lớn cho họ được cứu. Câu 1
-         Trong lòng phao lô có nỗi đau dành cho người Do thái, mình đặt bản thân mình vào trong hoàn cảnh những người chưa tin để hiểu được đoạn Kinh Thánh này. Đem đến cho chúng ta lòng thương xót để giảng đoạn Kinh Thánh này.
-         Câu 2; họ có lòng sốt sắng cho Chúa nhưng họ không biết là họ không biết.
-         Khi chúng ta nói với người chưa tin mà thấy họ không hiểu thì chúng ta cảm thấy thế nào?
-         Phao lô có gánh nặng nhưng những người kia lại không biết gì cả. Vd; người kia bị bắt cóc bỏ tù, mình có chìa khóa mở tù đó....nhưng người trong tù lại không biết nên không cần chìa khóa....như vậy chúng ta đặt mình vào đó, không chỉ là thông tin nhưng là tấm lòng.
-         Câu 3; chúng ta biết lí do tại sao họ không hiểu, vì họ tìm cách lập công bình riêng, tự đi lối riêng của mình,  mà không đi đường lối của Đức Chúa Trời.
-         Câu 4; Phao lô thấy họ đang đi con đường hư mất, nhưng họ không biết là họ hư mất..nên có sự đau đớn trong lòng Phao lô như thế. Phao lô biết ông có chìa khóa
-         Câu 5; tại sao Pha lô lại nói về Môi se ở đây?
-         Trong quá trình chuẩn bị; chúng ta thấy Phao lô vẽ ra bức tranh họ tuyệt vọng nhưng họ không biết...đó là lí do lòng ông vỡ ra, Đấng Christ là chìa khóa
-         Nhưng họ thà làm đẹp lòng mình bằng cách theo luật, hơn là tiếp nhận Chúa Jesus .
-         Câu 6-8; tóm tắt tình trạng họ đang ở. Điều Phao lô nói vói họ không phải là mới, mà điều đã được viết vào lòng họ rồi.
-         Câu 9; Từ vậy nói lên điều gì? Tạo sao có từ vây?
-         Phao lô có chìa khóa ông muốn đưa cho họ, nhưng họ không muốn nhận.
-         Miêng ngươi xưng , lòng người tin sẽ được cứu; tại sao trong cùng một câu ông lại nói về sự công bình và sự cứu rỗi ở đây?
-         Ông kết nối 2 vấn đề; sự công bình và cứu rỗi là cùng một điều hay là khác nhau? Làm sao chúng ta biết được? Liên kết giữa lòng tin và miệng xưng.
o       Tại sao mình phải nói về sự chết và sống lại của Chúa cho người chưa tin?
o       Có nguyên tắc mà chúng ta là người giải nghĩa phải năm được nó; khi Chúa Jesus sống lại điều đó chứng tỏ điều gì? Chúa Jesus là Đức Chúa Trời,
o       Người Do thái đang cố gắng kiếm sự công bình bởi việc làm  nhưng Phao lô cho họ biết chỉ cần tin thôi.
o       Chính của lễ Chúa Jesus dâng đã trả án phạt cho chúng ta rồi,
o       Việc tin trong lòng miệng xưng ra....ông đang nói với người Do thái là người đang  cố gắng kiếm sự công bình cho mình.
-         Tín đồ Noel và phục sinh nghĩ mình đã tốt rồi,
-         Làm thế nào để truyền đạt cho họ thấy họ chỉ có được tốt khi được xưng công bình bởi Chúa Jesus
-         Giải thích cho những người cho rằng mình đủ tốt thấy; họ cũng giống như người Do thái...nghĩ mình đã đủ tốt rồi, nhưng sự xưng công bình chỉ qua Chúa Jesus thôi.
-         Điều Phao lô đang làm; đây là vấn nạn của anh em, Chúa Jesus là giải pháp,
-         Có người nghĩ mình không phải là trong đối tượng này; nên ông nói ở câu tiếp theo câu 11, bất cứ ai, ở bất cứ nơi đâu.
Vả, Kinh thánh nói rằng: Kẻ nào tin Ngài sẽ chẳng bị hổ thẹn. EsIs 28:16
-          12 Trong người Giu-đa và người Gờ-réc không có sự phân biệt gì hết, vì họ có chung một Chúa, giàu ơn đối với mọi kẻ kêu xin Ngài. 13 Vì ai kêu cầu danh Chúa thì sẽ được cứu. [†]
-         Có người nói; anh không biết tôi đã phạm tội xấu xa thế nào đâu? Nhưng Chúa nói bất cứ ai, có người nghĩ anh không biết tôi đã xa Chúa thế nào đâu? Lời Chúa nói bất cứ ai.
-         Chúa không có muốn ai bị hư mất Ngài muốn cho mọi người được cứu.
-         Không có sự phân biệt đối với bất cứ ai, với người Do thái và với người ngoại nữa.

Rút ý nghĩa từ bản văn; là học cách đọc như thế nào?

9 CÁCH ĐỂ ĐỌC MỘT ĐOẠN KINH THÁNH

1.   Đọc có suy nghĩ;
a.      Giống như đến gặp bác sĩ ông đang cố gắng xác định bệnh là gì, có vấn đề gì với sức khỏe của mình.
b.      Khi ông thợ xây, xây ngôi nhà, ông có bảng thiết kế của ngôi nhà để biết làm thế nào xây ngôi nhà theo bảng thiết kế đó. Cái may vi tính lần đầu tiên mình có, mình sợ làm điều gì sai hỏng máy....
c.      Chúng ta phải đọc Lời Chúa cách có suy nghĩ, đọc ra ý nghĩa nằm ở bên dưới, ở đằng sau nó.
d.      VD; chúng ta phải giảng sách Ê xơ tê; Ê xơ tê; là dạng truyện lịch sử. Cách thế nào Đức Chúa Trời dùng Ê xơ tê để giải cứu toàn bộ dân tộc Y sơ ra ên.
Tóm tắt câu chuyện Ê xơ tê
-         Trong đời vua A suê ru một lần kia ông bày yến tiệc để thiết đãi các quần thần, ông cho mời hoàng hậu Vả thi đến nhưng bà không nghe, nên bà bị truất ngôi hoàng hậu.
-         Vua cho tìm khắp nước một người nữ khác thay thế cho ngôi hoàng hậu. Ê xơ tê cháu Mac đô chê là người DO thái được ơn và được chọn.
-         Ha man được vua thăng chức mọi người phải cúi lạy khi ông đi qua, nhưng Mạc đô chê không làm thế. Ha man tức giận đến nỗi không chỉ muốn giết Mạc đô chê nhưng muốn giết cả dân tộc ông cho hả giận. ... Ha man lập mưu nói với vua có một dan tộc sống ở đất nước này không chịu theo luật vua, đó là họa lớn...nên tuyệt diệt đi. Vua đồng ý giao quyền trừ bỏ dân tộc Do thái cho Ha man. Lệnh tuyệt diệt dân Do thái được quyết định vào ngày 13 tháng 12.
-         Mạc đô chê biết tin này; khóc lóc đắng cay, cả dân Do thái kiêng ăn khóc lóc đắng cay.
-         Mạc đô chê nói với Ê xơ tê chuyện này và xin bà cầu xin vua cho dân tộc mình.
-         Nhưng nếu bà tự tiện vào cung thì sẽ bị giết, chỉ khi vua đưa cây phủ việt vàng ra mới được sống. Ê xơ tê kêu gọi cả dân tộc kiêng ăn cầu nguyện cho bà trong 3 ngày.
-         Ngày thứ 3 Ê xơ tê vào cung gặp vua, bà được ơn nên vua giơ cây phủ việt vàng ra cho được sống.
-         Bà cầu xin vua và Ha man dự yến tiệc mà bà sẽ chiêu đãi.
-         Còn Ha man khi lập được mưu thì huyên hoang, tự đắc lắm...nghe mình được hoàng hậu mời dự tiệc thì lại càng thích thú. ... nhưng điều hắn thích hơn cả là thấy Mạc đô chê bị treo cổ.
-         Ha man truyền làm giá treo cổ sẵn cho Mạc đô chê.
-         Đêm đó Đức Chúa Trời khiến vua không ngủ được liền mang sách sử kí ra đọc.. thấy được công của Mạc đô chê đã cứu vua khi trước, vua hỏi Ha man ta phải làm gì cho người ta tôn trọng...Ha man tưởng là nói mình nên đề nghị...cho người đó mặc áo triều vua, cưỡi ngựa đi trong phố và hô lên.
-         Ha man phải làm điều đó cho Mạc đô chê nên buồn thảm lắm. Vợ Ha man nói lời tiên tri vì Mạc đô chê là dòng dõi DO thái nên ông sẽ bị sa bại trước mặt Mạc đô chê.
-         Hôm sau sau Ha man vào dự tiệc với hoàng hậu Ê xơ tê và vua....lúc này vua rất hài lòng nói rằng sẽ cho bà mọi điều bà cầu xin. Ê xơ tê xin vua giữa lại mạng sống mình và dân tộc mình, và chỉ cho biết kẻ chủ mưu làm điều đó là tên Ha man. Vua tức giận lắm và truyền treo cổ Ha man lên giá treo cổ mà chính hắn đã làm.
-         Lênh vua đã ban tuyệt diệt Y so ren không rút lại được, nên vua ban cho lệnh khác là Dân Dothai được tấn công lại kẻ nào định giết họ. ....những người định giết dân Giu đa đều bị giết lại hết.
-          
Ai; Ê xơ tê, Mạc đô chê, Ha man, vua; là 4 nhân vật chính......dân DO thái....
Ý chính; Sự tể trị của ĐCT trên dân sự Ngài. (Chúa dùng Ê xơ tê để giải cứu dân Do thái)
-         Làm sao cho thấy sự tể trị của Chúa?
o       Ban đầu hoàng hậu Vả thi bị truất ;  Chúa dấy Ê xê tê lên, Chúa cũng dấy Mạc đô chê lên, Vua không biết Ê xơ tê là người DO thái. Mạc đô chê cảnh báo bà không được nói ra nguồn gốc DO thái của bà.
o       Chuyện xảy ra trong bức tranh đó; Chúa đặt Mạc đô chê đúng thời điểm đó để cứu vua..nhưng ông lúc đó không được ban thưởng.
o       Trong sự tể trị ; Ha man được dấy lên...ông thù ghét Mạc đô chê đến nỗi muốn giết cả dân tộc Do thái.
o       Chúa dùng ai để bày tỏ sự quan phòng trên dân sự đây? Ê xơ tê. Chúa sử dụng Ê xơ tê Mạc đô chê nói cho bà biết ...Chúa dấy bà lên để bảo vệ dân tộc.
o       Câu chuyện hơi buồn cười ở điểm này; Bà muốn đãi tiệc cho vua và cả Ha man...lúc này Ha man nghĩ mình được trọng dụng và được dấy lên cao hơn. Khi ông ta gặp vua vua hỏi phải làm gì cho người được vua tôn trọng, Ha man nghĩ đó là mình...nên Han đề nghị hình thức rất tôn trọng...và chính Ha man phải làm điều đó cho Mạc đô chê...đó là cách của Đức Chúa Trời để tôn  trọng Mạc đô chê.
o       Ha man về khóc trên vai vợ....nhưng vợ không yên ủi lại cảnh báo ông sẽ bị sa bại vì Mạc đô chê là người Do thái.
o       ..
o       Ngày dân Do thái được giải cứu là ngày Phu rim
o       Đức Chúa Trời dấy cả Ê xơ tê và Mạc đô chê lên để giải cứu dân Ysoraen.
o       Ngày Phu rim; ngày ăn mừng vì sự giải cứu của Đức Chúa Trời cho dân Do thái.
-         Chúng ta có thể tóm gọm 9 đoạn đó trong 1 bài giảng để thấy sự thành tín của Đức Chúa Trời.
-         Để hiểu được phải kể cả câu chuyện;
-         Khi đọc có suy nghĩ là chúng ta đang cố gắng để hiểu cả câu chuyện đó.
-         Câu chuyện sẽ có mở đầu, cao trào...rồi kết thúc.
-         Khi nghe kể câu chuyện thì chúng ta dễ nhớ nó.
-         Với dạng thuật chuyện thì nên kể; kể theo mục đích ý chính....thì mọi người mới hiểu được.

Người giảng không chỉ là đọc Lời Chúa nhưng còn là người mở Lẽ Thật ra cho mọi người.
-         Điều nguy hiểm chúng ta đối diện là; chúng ta rút ý nghĩa từ bản văn, hoặc áp đặt ý nghĩa hoc bản văn.
-         Thông điệp sâu hơn sau câu chuyện Ê xơ tê; là ĐCT tể trị

2.      ĐỌC LẶP ĐI LẶP LẠI
a.      Chúng ta đọc các bản dịch khác nhau.
                                                              i.      Có những bản dịch từ nguyên gốc, có bản dịch diễn giải,
                                                           ii.      Kinh Thánh chú giải; viết rõ câu chuyện ra một chút.
b.      Đọc to tiếng;
                                                              i.      Đây là việc rất tốt, ...Phao lô nói Timothe đọc lớn tiếng ra trước mọi người.
c.      Đọc theo hệ thống; đọc theo lịch hằng năm,
3.      ĐỌC KIÊN NHẪN;
a.      Thi thiên 119; đọc trong mấy tuần....không phải đọc nhanh cho xong, nhưng đọc chậm rãi để cảm nhận.
b.      Có người tháng nào cũng đọc hết 4 sách Phúc Âm.
4.      ĐỌC TUYỂN CHỌN;
a.      Đọc về sự kiện gì
b.      Đọc về ai
c.      Đọc về giáo lí nào
d.      Đọc bài giảng trên núi
e.      Đọc về sự Tái lâm
-         Cảnh báo; nhiều khi đọc để tìm bài giảng, chứ không phải đọc để nuôi mình.
-         Cần có thời gian riêng để Lời Chúa nói với chính linh hồn mình thôi. Mỗi sáng đọc và xin Chúa phán với chính linh hồn con...là cách để tránh đọc để tìm bài giảng.
-         Đọc một vài chương từ Cựu ước, một vài chương từ Tân ước. 
5.      ĐỌC TRONG SỰ CẦU NGUYỆN
-         Đoạn Kinh Thánh mình đọc chính là lời cầu nguyện của mình
6.      ĐỌC VỚI TRÍ TƯỞNG TƯỢNG;
-         Khi đọc về David và Gô li át..tưởng tượng nó xảy ra thế nào
-         Viết lại câu chuyện theo ngôn ngữ của mình
-         Đọc ở những nơi chốn khác nhau.
-         Nơi yêu thích của ông là cái ghế; nơi sẵn sàng để lắng nghe Lời Chúa.
7.      ĐỌC SUY NGẪM
-         Mình nghĩ đi nghĩ lại về nó. Thi thiên 119 câu 97
-         97 Tôi yêu mến luật pháp Chúa biết bao!
-         Trọn ngày tôi suy gẫm luật pháp ấy.
-         Ông suy nghẫm NGũ Kinh; giống như hành động của con bò cứ nhai đi nhai lại.
-         Khi suy nghĩ về nó suốt mình sẽ thấy nhìn thấy sâu hơn, thấy những điều trước đây không thấy, mình làm vậy là để Lời Chúa đổ vào trong lòng mình. Ông để Lời Chúa liên tục tươi mới trong lòng ông.
8.      ĐỌC CÓ MỤC ĐÍCH;
a.      Đọc có chủ định; khi mình đọc đoạn KINH THÁNH đó là đang cố gắng phơi bày ra ý chính của nó. Đọc mà nhìn vào cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ, từ lặp lại, .....
b.      Giúp chúng ta hiểu được bản văn về mặt ngữ pháp của nó.
c.      Chúng ta là bác sĩ của linh hồn;
d.      Một bác sĩ cần hiểu về thuốc, cấu tạo cơ thể con người...để biết dùng thuốc gì cho trường hợp nào.
e.      Luật cấu trúc của Lời Chúa;
                                                              i.      Nguyên nhân và kết quả; Một điều gì đó xảy ra sau đó dẫn đến cái gì.
                                                           ii.      Luật cao trào; Nó có một nan đề ở đó, ....rồi đến đỉnh điểm
                                                         iii.      Luật so sánh; có thể là 2,3 câu chuyện so sánh với nhau. ...người con trai hoang đàn, so sánh với đứa bỏ đi nhưng về ăn năn, còn đứa ở nhà thì không ăn năn. ...nó có đỉnh điểm của nó là sự thành tín của người Cha. Đối với đứa ăn năn và không ăn năn.
                                                         iv.      Luật tương phản; chúng ta nhìn vào những điều giống và khác nhau; Thi thiên 73; 16 câu đầu ông đang than phiền với Chúa, nhưng có một sự thay đổi 17 Cho đến khi tôi vào nơi thánh của Đức Chúa Trời,
Suy lượng về sự cuối cùng của chúng nó.
-         Câu 17...cho đến khi...nó là sự đối chiếu;
                                                            v.      Luật giải thích;
-         Tác giả trình bày một vấn đề rồi sự giải thích cũng theo đó luôn. Chúa Jesus đưa ra câu chuyện rồi giải thích nó ra luôn.
                                                         vi.      Luật giới thiệu và kết luận lại;
-Giới thiệu ;
-          sách Giăng; câu tóm lại Gi 20:31   31 Nhưng các việc nầy đã chép, để cho các ngươi tin rằng Đức Chúa Jêsus là Đấng Christ, tức là Con Đức Chúa Trời, và để khi các ngươi tin, thì nhờ danh Ngài mà được sự sống.
-         Khi chúng ta nhìn lại toàn bộ sách Giăng chúng ta biết tại sao sách này được viết ra; để cho mình biết Chúa Jesus là Đức Chúa Trời
-         Khi chúng ta nhìn vào các sách PHúc Âm thấy rõ mục đích sách đó được viết ra để làm gì
                                                       vii.      Luật bản lề;
-         Khi có sự thay đổi đột ngột nào đó; vd Công vụ 2. Đức Thánh Linh giáng lâm có sự thay đổi lớn lao.
                                                     viii.      Nguyên tắc tỉ lệ cân xứng;
-         Sáng từ 12-50 chỉ tập chung vào gia đình Ap ra ham; mỗi vẫn đề có thời lượng dành cho nó để nhấn mạnh vào đó.
-         Chúng ta thấy câu chuyện nào mà Chúa dành nhiều thời lượng nói về nó; thì đó là quan trọng.
9.      ĐỌC ĐỂ HỎI;
-         Khi đọc thì hỏi rất nhiều câu; Ai ở đâu, khi nào, tại sao, thế nào, việc gì, ...

Giải nghĩa KINH THÁNH theo nghĩa đen
-         Nếu ý nghĩa đơn giản và rõ ràng nhất thì mình không cần tìm thêm ý nào nữa. Chúng ta không cần tìm điều gì đó mầu nhiệm.
-         Nhiều người giải nghĩa Kinh Thánh theo kiểu thần linh;
-         Chúa ban cho chúng ta lời của Ngài để hiểu theo nghĩa đen, nếu không hiểu được thì không giảng được.
-         Vấn đề không phải là chúng ta nói gì về Lời Chúa nhưng là Chúa nói gì mới là vấn đề.
-         Khi Luther đọc Rô ma ông hiểu người công bình được sống bởi đức tin.
-         Câu chuyện Giô na là câu chuyện theo nghĩa đen, dù chúng ta chưa chứng kiến điều đó bao giờ.
-          Sự giải nghĩa theo nghĩa đen; là tìm ý nghĩa theo nghĩa đen và không chú ý lắm về hình thức văn chương của nó; đúng hay sai? Sai; chúng ta phải nhìn vào thể loại văn chương của nó mới hiểu được.
-         Bởi vì Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa Trời nên chúng ta không dám giải nghĩa nó như bất cứ quyển sách nào khác? Đúng hay sai; Sai.
-         Phao lô viết những thư tín của ông mà không phải bởi ngôn ngữ Hy lạp thánh nhưng bằng ngôn ngữ bình thường ở nơi chợ? Đúng hay sai; đúng; ông viết bằng ngôn ngữ bình dân.
-         Luôn dễ nhận diện thể văn nào đó trong Kinh Thánh ? đúng hay sai? Sai; có lúc rất khó nhận diện...có đôi khi trong sách tiên tri có thể thuật chuyện.
-         Nếu mình không tìm thấy ý nghĩa rõ ràng thì tìm ý nghĩa thuộc linh sâu hơn; đúng hay sai? Sai. Bởi vì nếu chúng ta cố gắng đặt ý nghĩa thuộc linh vào đó, thì là áp đặt ý nghĩa vào đó mà bản văn không nói thế. Điều rất buồn mà xảy ra khắp nơi trên thế giới. Những diễn giả nổi tiếng...họ tự cho ý nghĩa vào bản văn đó...mục đích muốn làm hài lòng người nghe, vì họ biết người nghe muốn nghe điều đó.
-         Vd; Tin lành thịnh vượng; có Hội Thánh 4.000 người không giảng lời Chúa chỉ giảng phước hạnh thôi. Chúa nói rõ các ngươi sẽ có hoạn nạn...mình tin Chúa không phải là được đem ra khỏi điều đó đâu. Chúng ta nhớ khi Chúa Jesus dạy dỗ sau này nhiều người không đi theo Ngài nữa vì họ thấy Lời Chúa khó nghe.
-         Không có chỗ nào Chúa nói; theo Chúa sẽ được hết mọi phước hạnh trên đất này.
-         Giáo sư giả không giảng Lời Chúa, nhưng giảng ý họ muốn thôi. Không giảng ý bản văn nhưng giảng ý áp đặt.
-         Phước hạnh của chúng ta khác hoàn toàn phước hạnh thế gian nghĩ; chúng ta biết lẽ thật. Giáo sư giả giảng điều người ta muốn nghe. Phao lô nói...ngày sau rốt...giảng điều êm tai...họ có hình thức tin kính...nhưng thật ra chối bỏ quyền phép của nó.
-         Thử nghiệm; Họ sẽ kéo chúng ta gần họ hay gần Chúa? Họ sẽ không làm cho Chúa vĩ đại, nhưng chỉ làm cho họ vĩ đại thôi.

5 NGUYÊN TẮC ĐƠN GIẢN GIÚP MÌNH HIỂU KINH THÁNH

1. Điều gì được nhấn mạnh;
-         điều cứ lặp đi lặp lại trong phân đoạn Kinh Thánh đó. Vd Thi thiên...phước thay..phước thay...thời lượng, không gian dành nhiều cho điều đó thì phải chú ý.
2. Điều gì được lặp lại;
-         Là điều chúng ta phải đứng lên để chú ý vào nó; Thánh Thay, thánh thay, thánh thay....giúp Ê sai nhìn thấy tình trạng tội lỗi của ông.
3,TÌm những điểm kết nối;
-         Từ điều này đến điều kia....và...vậy...
-         Hoặc chuyển từ cái nhỏ đến cái lớn; .....nhưng..
4.      Điều giống hoặc khác nhau
-         Có những điều có điểm tương đồng; Giống như, như là....
5.      Điều đúng với cuộc sống;
-         Trường hợp Ap raham...thì Chúa đang thử nghiệm đức tin của ông. Xem ông có trung tín với Chúa....tất nhiên Chúa không bảo chúng ta dâng con như vậy, nhưng Ngài thử xem mình có yêu điều gì khác hơn Chúa không.


Người Gieo Giống hãy cứ tiếp tục gieo, vì

                1 Cũng ngày ấy, Đức Chúa Jêsus ra khỏi nhà, ngồi bên mé biển. 2 Đoàn dân nhóm họp xung quanh Ngài đông lắm, đến nỗi Ngài phải xuống thuyền mà ngồi, còn cả đoàn dân đứng trên bờ. 3 Ngài dùng thí dụ mà giảng nhiều điều cùng họ.
            Ngài phán như vầy: Có người gieo giống đi ra đặng gieo. 4 Khi đương gieo, một phần giống rơi dọc đường, chim bay xuống và ăn. 5 Một phần khác rơi nhằm chỗ đất đá sỏi, chỉ có ít đất thịt, bị lấp không sâu, liền mọc lên; 6 song khi mặt trời mọc lên, thì bị đốt, và vì không có rễ, nên phải héo. 7 Một phần khác rơi nhằm bụi gai, gai mọc rậm lên, phải nghẹt ngòi. 8 Một phần khác nữa rơi nhằm chỗ đất tốt, thì sanh trái; hoặc một hột ra được một trăm, hoặc một hột sáu chục, hoặc một hột ba chục. 9 Ai có tai, hãy nghe!
                10 Môn đồ bèn đến gần Ngài mà hỏi rằng: Sao thầy dùng thí dụ mà phán cùng chúng vậy? 11 Ngài đáp rằng: Bởi vì đã ban cho các ngươi được biết những điều mầu nhiệm của nước thiên đàng, song về phần họ, thì không ban cho biết. 12 Vì sẽ cho thêm kẻ nào đã có, thì họ sẽ được dư dật; nhưng kẻ nào không có, thì lại cất luôn điều họ đã có nữa. 13 Vậy nên ta phán thí dụ cùng chúng; vì họ xem mà không thấy, lắng tai mà không nghe, và không hiểu chi hết. 14 Vậy, về họ, đã được ứng nghiệm lời tiên tri của Ê-sai rằng:
Các ngươi sẽ lóng tai nghe, mà chẳng hiểu chi;
Lấy mắt xem mà chẳng thấy chi.
15 Vì lòng dân nầy đã cứng cỏi;
Đã làm cho nặng tai Và nhắm mắt mình lại,E khi mắt mình thấy được,Taimình nghe được,Lòng mình hiểu được,Họ tự hối cải lại,Và ta chữa họ được lành chăng. [†]
16 Nhưng phước cho mắt các ngươi vì thấy được; phước cho tai các ngươi, vì nghe được! 17 Quả thật, ta nói cùng các ngươi, có nhiều đấng tiên tri, nhiều người công chính đã ước ao thấy điều các ngươi thấy, mà chẳng được thấy; ước ao nghe điều các ngươi nghe, mà chẳng được nghe.
18 Ấy vậy, các ngươi hãy nghe nghĩa ví dụ về kẻ gieo giống là gì. 19 Khi người nào nghe đạo nước thiên đàng, mà không hiểu, thì quỉ dữ đến cướp điều đã gieo trong lòng mình; ấy là kẻ chịu lấy hột giống rơi ra dọc đàng. 20 Người nào chịu lấy hột giống nơi đất đá sỏi, tức là kẻ nghe đạo, liền vui mừng chịu lấy; 21 song trong lòng không có rễ, chỉ tạm thời mà thôi, đến khi vì đạo mà gặp sự cực khổ, sự bắt bớ, thì liền vấp phạm. 22 Kẻ nào chịu lấy hột giống nơi bụi gai, tức là kẻ nghe đạo; mà sự lo lắng về đời nầy, và sự mê đắm về của cải, làm cho nghẹt ngòi đạo và thành ra không kết quả. 23 Song, kẻ nào chịu lấy hột giống nơi đất tốt, tức là kẻ nghe đạo và hiểu; người ấy được kết quả đến nỗi một hột ra một trăm, hột khác sáu chục, hột khác ba chục.
-         Ai?
o       Chúa Jesus , đoàn dân đông, người gieo giống, chim, môn đồ, tiên tri Ê sai, quỉ dữ, kẻ nghe đạo, kẻ chịu lấy hột giống, nhiều đấng tiên tri, nhiều người công chính
-         ở đâu?
o       Dọc đường, bên mé biển, đất đá sỏi, đất tốt, nơi bụi gai, trong lòng,
o       Đời này,
-         Việc gì?
o       Chúa Jesus ngồi mé biển giảng đạo
o       Đoàn dân đông đứng xung quanh Ngài
o       Người đi gieo giống
o       Hạt gieo nơi dọc đường bị chim ăn
o       Hạt gieo nơi bụi gai bị ghẹt ngòi không lớn
o       Hạt gieo vào đất tốt; kết quả.
o       Hạt giao vào đất đá sỏi; bị nắng thiêu đốt
o       Chúa dùng ví dụ phán
o       Môn đồ được biết điều màu nhiệm của thiên đàng
o       Đoàn dân đông không được ban cho biết sự mầu nhiệm của thiên đàng
o       Kẻ nào có được ban thêm
o       Kẻ không có bị cất đi luôn
o       Ứng nghiệm lời tiên tri Ê sai
o       Lòng dân cứng cỏi
o       Phước cho môn đồ được thấy được nghe Chúa nói
o       Người nghe đạo mà không hiểu sẽ bị ma quỉ cướp đi hạt giống
o       Người nghe đạo mà lòng hời hợt, nông cạn khi gặp khó khăn sẽ bỏ cuộc
o        

Yếu tố sâu chuỗi mọi vấn đề trong câu chuyện này là gì? Hạt giống
-          
-         Mối nguy hiểm khi chúng ta đã giảng đoạn này trước đây; là không quan sát nữa nhưng giải nghĩa ngay, hoặc chỉ giảng lại điều mình đã giảng trước đây.
-         Chúng ta đừng rút ngắn quá trình nghiên cứu Kinh Thánh ; đào sâu hơn...Đức Chúa Trời sẽ chỉ cho chúng ta thấy sâu hơn.
-         Đôi khi chúng ta thấy ý nghĩa khác; vì không quan sát kĩ.
-         Chúng ta tâm trí giới hạn mà cố gắng hiểu Đức Chúa Trời vô hạn, nếu chúng ta có thể hiểu hết mọi điều về Đức Chúa Trời thì Đức Chúa Trời ấy quá nhỏ.
-         Nguy hiểm ở lâu trong chức vụ; chúng ta dựa vào kinh nghiệm quá khứ để giảng trong hiện tại. Thay vì chúng ta nhận được điều gì tươi mới từ nơi Chúa, thì chúng ta lấy bữa ăn cách đây nhiêu năm rồi.
-          
-         Đôi khi chúng ta thấy chán nản vì có lúc thấy không kết quả khi giảng, đến bao giờ người ta mới hiểu, mới nhận ra đây. Nhưng chúng ta cứ làm việc của mình thôi. Người trồng kẻ tưới không ra gì nhưng Chúa làm cho lớn lên.
-         Chúa Jesus nói với các môn đồ cứ gieo hạt giống, làm cho nó lớn lên.
-         Ap dụng cho dân sự thế nào?
-         Nếu có những thời điểm chúng ta gieo mà không có đáp ứng trở lại. Dân sự cũng gặp như chúng ta , họ cũng nói với bạn của họ nhưng bạn họ không đáp ứng lai....chúng ta cần bên cạnh họ khích lệ...đừng bỏ cuộc, đừng....vì đến thời điểm chúng ta sẽ được mùa gặt.
-         Khi chúng ta là người bác sĩ của linh hồn; thì chúng ta tin rằng quyển KINH THÁNH này nó sống và sắc hơn bất kì gươm hai lưỡi nào.
-         Chúng ta muốn cho dân sự ăn Lời hằng sống của Đức Chúa Trời toàn năng.

-         Những người thuộc trường phái khoa học sẽ nói KINH THÁNH không chính xác tất cả; vd họ nói mặt trời mọc.
-         Có những thành ngữ tục ngữ của Ys là điều khó hiểu với chúng ta nhưng chúng ta cần tìm hiểu nó.
-         Có một số phương pháp; phương pháp nhân cách hóa....đồi núi vỗ tay...đó là hình thức nhân cách hóa.
-         Có người nói; đa số việc nhân cách hóa để đem lại bài học nào đấy; vd con lừa của Balaam....cũng là nhân cách hóa....mục đích của Chúa là gì? Chúa muốn dạy ông điều gì? Cảnh báo Balaam không tiếp tục làm điều sai. Chúng ta sẽ trả lời sao nếu người ta nó đây không phải là câu chuyện thật; ??? chúng ta thấy có nhiều lần Chúa làm như vậy trong KINH THÁNH ...đi bộ trên biển, mặt trời dừng lại....
-         Mục đích nhân cách hóa là bài học đạo đức cho cá nhân.
-         Chúng ta đang sống trong một thế giới tấn công sự chân thật của Lời Chúa. Nên chúng ta cần phải là người xử lý lời Chúa tốt.
-         Văn hóa Mỹ hay  Việt không quan trọng; vì khắp nơi thiếu hiểu biết lẽ thật của Chúa.
-         Chúng ta phạm tội làm cho dân sự nhàm chán với lời Chúa, vì chúng ta đã không để Lời Chúa nắm lấy lòng của mình.

MANG CẢM XÚC VÀO TRONG KINH THÁNH
-         Đây không phải là quyển sách khô khan. Làm thế nào để mang cảm xúc con người vào trong bản văn Kinh Thánh ?
-         Hãy nghĩ đến cảm xúc của Ap ra ham khi ông dâng con.
-         Chúa bày tỏ cảm xúc giận dữ khi người ta buôn bán trong đền thờ
-         Ngài buồn khi La xa ro chết.
-         Ngài khóc khi nhìn thấy thành Giê ru sa lem
-         Chúng ta không thấy nhưng tôi tin nhiều chỗ Ngài cười...khi đi ngoài đường cùng môn đồ, lúc ăn uống cùng môn đồ Chúa cũng cười...một tín hữu nên vui vẻ...không nên buồn rầu vì chúng ta có các câu trả lời cho cuộc đời rồi.
-          
-         Chúng ta thấy gánh nặng của Chúa khi trải qua tuần thương khó ấy. Thi thiên nói...mọi loài sống hãy ngợi khen Chúa...ở đó phải có sự vui mừng lớn.
-         Nếu trong đoạn văn Kinh Thánh có cảm xúc ở đó, thì chúng ta cần truyền đạt cảm xúc đó ra. Cảnh báo; Chúng ta có thể tự tạo ra cảm xúc để thao túng mọi người....đó là điều không nên làm.
-         Chúa không cần chúng ta dàn xếp, khi chúng ta cố gắng lấy lòng mọi người thì Đức Chúa Trời sẽ ngừng làm việc.
-         Chúng ta cần nhìn thấy cảm xúc trong một cuốn sách.
-         Đọc sách Ga la ti; xem có những cảm xúc nào mà Phao lô có;
Những chủ đề nào chúng ta thấy trong Galati

6 Tôi lấy làm lạ cho anh em đã vội bỏ Đấng gọi anh em bởi ơn Đức Chúa Jêsus Christ, đặng theo tin lành khác.

-         Phao lô rất ngạc nhiên; sửng sốt, kinh ngạc, giận...vì họ vội bỏ Chúa theo giáo sư giả......tại sao ông sửng sốt...vì ông rất yêu thương họ. Hậu quả của việc đó là gì? Họ sẽ bị hư mất. Mất sự sống đời đời
-         Ông vừa đi ra khỏi cửa họ đã đánh mất lẽ thật; liệu họ có thực sự đã nhận được lẽ thật chưa.
-         Ông giận những lãnh đạo trong Hội Thánh Ga la ti vì đã cho phép điều đó xảy ra. Nhiệm vụ người chăn bầy là phải quan phòng cho bầy chiên...họ phải chịu trách nhiệm trước Chúa..
-         Trong tay người chăn bầy chiên có 2 cây; cây trượng và cây gậy.....người chăn phải chăm sóc và bảo vệ nó. Nếu con gấu và sói đến với con chiên, người chăn sẽ dùng cây gậy đánh con sói, cây gậy có móc...khi con chiên đi lang thang sẽ lấy móc lôi cổ nó lại.
-         Những con chiên được nhốt trong cái bãi có hàng rào...và những đá xếp đầy xung quanh, chỉ có 1 lối vào...người chăn nằm ngay cửa...để nếu có sói vào thì phải đi qua người chăn.
-         Phao lô giận; là giận trực tiếp người chăn bầy không quan tâm đến con chiên.
-         Chúng ta với trách nhiệm chăn bầy của mình. Chúng ta thấy có những điều xảy ra khi con chiên không được bảo vệ.
-         Sự bảo vệ tốt nhất cho Hội Thánh khỏi sự dậy dỗ sai lạc, là sự dậy dỗ chính xác mà chúng ta đưa ra
-         Khi nhìn vào sách Galati thông qua lăng kính ấy, chúng ta thấy cụ thể hơn là ông đang hướng đến người chăn bầy trưởng lão của Hội Thánh .
-         Chúng ta là bác sĩ của linh hồn; Một trong những câu hỏi khi quan sát là hỏi có cảm xúc nào trong bản văn đó.

 7 Thật chẳng phải có tin lành khác, nhưng có mấy kẻ làm rối trí anh em, và muốn đánh đổ Tin lành của Đấng Christ. 8 Nhưng nếu có ai, hoặc chính chúng tôi, hoặc thiên sứ trên trời, truyền cho anh em một tin lành nào khác với Tin lành chúng tôi đã truyền cho anh em, thì người ấy đáng bị a-na-them! [†]
Tuyên án cho kẻ tà giáo; cương quyết

Câu chuyện Môi se lên núi;
-         ở dưới dân sự làm con bò vàng;
-         Môi se giận chủ yếu là anh mình.
-         Chúa cũng nổi giận, Ngài nói Ngài sẽ hủy diệt
-         Môi se thương xót họ
-         Nếu dân tộc bị tiêu diệt thì họ mất hết phước hạnh...
-         Môi se có cảm xúc khi kêu nài cho họ không? Có những cảm xúc trong KINH THÁNH , mình cần gắn kết mình vào đoạn Kinh Thánh để lấy ra cảm xúc trong đó. Đây là một phần của sự quan sát.
-         Nếu chúng ta giảng mà không nắm được cảm xúc trong đó thì đoạn Kinh Thánh ấy cũng không nắm được chúng ta . Mọi người cần nghe và cần cảm nhận được nó...vui mừng, hạnh phúc....
-         Lý do Chúa khóc; vì Ngài chứng kiến thấy được hậu quả của tội lỗi.

Mác 7: 31 Đức Chúa Jêsus lìa bờ cõi thành Ty-rơ, qua thành Si-đôn và trải địa phận Đê-ca-bô-lơ, đến biển Ga-li-lê. 32 Người ta đem một người điếc và ngọng đến cùng Ngài, xin Ngài đặt tay trên người. 33 Ngài đem riêng người ra, cách xa đám đông, rồi để ngón tay vào lỗ tai người, và thấm nước miếng xức lưỡi người. 34 Đoạn, Ngài ngửa mặt lên trời, thở ra mà phán cùng người rằng: Ép-pha-ta! Nghĩa là: Hãy mở ra! 35 Tức thì tai được mở ra, lưỡi được thong thả, người nói rõ ràng. 36 Đức Chúa Jêsus cấm chúng chớ nói điều đó cùng ai; song Ngài càng cấm, người ta lại càng nói đến nữa. 37 Chúng lại lấy làm lạ quá đỗi, mà rằng: Ngài làm mọi việc được tốt lành: Khiến kẻ điếc nghe, kẻ câm nói vậy!
-         Câu 34; Chúa thở ra....tại sao Ngài thở dài...bởi vì Ngài nhìn thấy hậu quả của tội lỗi làm cho con người ta như thế.
-         Hậu quả của tội lỗi không chỉ chết; là bệnh tật đau đớn,....
-         Người này đáng ra không phải bị điếc như thế.
-         Những người mục sư giảng dạy Lời Chúa; có người đến xin cầu nguyện...chúng ta đọc Kinh Thánh như thế...nên sẽ có cảm nhận như Chúa.
-        Chúng ta đọc Kinh Thánh mà không nắm được cảm xúc của nó; thì chúng ta sẽ thấy khô khan
-         Một phần của sự quan sát là để cảm xúc trong bản văn nắm được mình.
-         Khi Hội Thánh thấy Kinh Thánh nắm được chúng ta thì Hội Thánh cũng sẽ kinh nghiệm được điều đó.

ĐIỀU QUAN TRỌNG LÀ CHÚNG TA THẤY ĐƯỢC ĐIỀU TÁC GIẢ MUỐN NÓI, CHỨ KHÔNG PHẢI ĐIỀU CHÚNG TA CHO LÀ ĐÚNG.(cần quan sát rất kĩ, cầu nguyện rất nhiều)


-         Tại sao các giáo sư không viết sách nói rõ ý chính, để bây giờ phải tìm vất vả?

o      Chúa muốn chúng ta tự khám phá, tự học, ...nó sẽ tác động mạnh hơn từ lòng mình hơn là nghe từ người khác. Chúng ta có ruộng tự cấy sẽ thú vị hơn là mua về.
o      Nếu có người viết ra hết ý chính; thì chưa chắc đã đúng hết.
-         Điều Chúa muốn chúng ta là trung tín;

Chúng ta sẽ làm gì nếu đọc những đoạn Kinh Thánh không rõ nghĩa?

-         Chúng ta tìm những đoạn KINH THÁNH khác mà dạy rõ nghĩa về vấn đề ấy rồi.
-         Trong Tan ước nhiều môn đồ bỏ Chúa Jesus vì Lời Ngài khó nghe. ...nhất là đến chỗ Chúa nói ăn thân thể Ngài, uống huyết Ngài...sự dạy dỗ này quá khó với họ.
-          Gi 6:53   53 Đức Chúa Jêsus bèn phán cùng họ rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, nếu các ngươi không ăn thịt của Con người, cùng không uống huyết Ngài, thì chẳng có sự sống trong các ngươi đâu.
-         I Cô 11; cho biết đây không phải là nghĩa đen nhưng là sự nhắc nhở.
o     23 Vả, tôi có nhận nơi Chúa điều tôi đã dạy cho anh em: Ấy là Đức Chúa Jêsus, trong đêm Ngài bị nộp, lấy bánh, 24 tạ ơn, rồi bẻ ra mà phán rằng: Nầy là thân thể ta, vì các ngươi mà phó cho; hãy làm điều nầy để nhớ ta. 25 Cũng một thể ấy, sau khi ăn bữa tối rồi, Ngài lấy chén và phán rằng: Chén nầy là sự giao ước mới trong huyết ta; hễ khi nào các ngươi uống, hãy làm điều nầy để nhớ ta. 26 Ấy vậy, mỗi lần anh em ăn bánh nầy, uống chén nầy, thì rao sự chết của Chúa cho tới lúc Ngài đến. 27 Bởi đó, ai ăn bánh hoặc uống chén của Chúa cách không xứng đáng, thì sẽ mắc tội với thân và huyết của Chúa. 28 Vậy mỗi người phải tự xét lấy mình, và như thế mới ăn bánh uống chén ấy; 29 vì người nào không phân biệt thân Chúa mà ăn bánh uống chén đó, tức là ăn uống sự xét đoán cho mình.        
-        Vấn đề là nhiều người giàu đến Hội Thánh Cô rinh mang đồ ăn uống đến, ăn trước giờ nhóm...gây ra sự phân biệt lộn xộn
-         Gặp đoạn Kinh Thánh khó hiểu; Chúng ta không nên giả định những điều có trong đó; thêm nghĩa vào đó...hơn là những gì thực sự có trong đó.
Gi 20:26   26 Cách tám ngày, các môn đồ lại nhóm nhau trong nhà, có Thô-ma ở với. Khi cửa đương đóng, Đức Chúa Jêsus đến, đứng chính giữa môn đồ mà phán rằng: Bình an cho các ngươi!
-         Có giai đoạn mọi người tranh cãi, thân thể Phục sinh Chúa đi xuyên qua tường...vì cửa đóng, Chúa đột nhiên ở giữa họ.
-         Rồi Kinh Thánh cũng cho thấy Ngài đang ở đây, rồi đột nhiên ở kia
-         Chúng ta thường đưa ra một ý kiến mới khi chúng ta chưa có đủ thông tin về nó.
-         Chúng ta kết luận; thân thể phục sinh có thể di chuyển tích tắc từ nơi này qua nơi kia.
ICo 11:10   10 Bởi đó, vì cớ các thiên sứ, đàn bà phải có dấu hiệu trên đầu chỉ về quyền phép mình nương cậy.
-         Dựa vào câu này; nhiều người nói khi thờ phượng đàn bà phải chùm đầu lại. Như là một dấu chỉ về thẩm quyền.
-         Trong Kinh Thánh không có chỗ nào khác nói người nữ phải trùm đầu để tỏ ra mình phục chồng mình.
-         Trong thời đó; các cô gái mại dâm trong đền thờ thường cắt tóc, số lượng rất đông. Nên Phao lô nhắc người nữ trùm đầu lại để phân biệt mình với các cô gái điếm ở thành Cô rinh tô.
Vd; kiêng ăn phải không được uống...giống như Ê xơ tê
-          
-         Nhiều khi người ta đến Hội Thánh và yêu cầu chúng ta giảng theo điều họ muốn mà không đúng Kinh Thánh
-         Những điều trong KINH THÁNH chủ yếu trong Tân ước.
-         Con người sa ngã có khả năng đạo đức để lựa chọn Chúa Jesus cho chính mình hay không? Vậy làm thế nào để con người đưa ra quyết định tiếp nhận Chúa được.
Giăng 3:16 Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin con ấy sẽ không bị hư mất mà được sự sống đời đời
-         Câu này có nói chúng ta chọn Chúa không.
-         Câu này chỉ nói; ai tin thì sẽ được thôi....
Giăng 6: 44 Ví bằng Cha, là Đấng sai ta, không kéo đến, thì chẳng có ai được đến cùng ta, và ta sẽ làm cho người đó sống lại nơi ngày sau rốt
-         Trừ khi Cha kéo đến thì không ai đến cùng Cha.
-         Con người chết về tâm linh thì làm thế nào họ có thể lựa chọn tin Chúa? Nên mình phải giảng Lời Chúa cho người ta, là công việc của Đức Thánh Linh cáo trách người ta về tội lỗi công bình, phán xét. Rồi Đức Chúa Cha kéo họ đến....rồi đó là lúc họ phải quyết định tin.

Nhiều giáo lý lại căn cứ trên một câu Kinh Thánh không rõ ràng. Nên điều chúng ta phải nhớ Kinh Thánh không mẫu thuẫn với chính nó.
-         Về mặt thần học điều gì cần xảy ra đế người đó có thể tin Chúa?
-         Có 2 chủ trương;
o       Trường phái 1; Đức Chúa Trời ban đức tin cho họ để họ có thể tin.
-         Chúa phải làm cái gì đó để tôi có thể tin.
o       Trường phái 2; họ tin rồi Đức Chúa Trời cứu họ.
-         Tôi phải làm điều gì đó để tin;
Chúng ta cần phải biết thuật ngữ này; Thứ tự sự cứu rỗi;
-         Có chỗ trong Kinh Thánh ; sự cứu rỗi...có nhiều nghĩa, được cứu khỏi tội lỗi mình, nó cũng có ý nghĩa chung là được cứu khỏi sự nguy hiểm nào đấy. Việc chúng ta nghiên cứu về từ ngữ nhiều khi cũng không đủ để chúng ta hiểu được ngay.
-         Từ; Chúa...có thể là Adonai....có thể là ông chủ của ai đó,
-         Nhiều khi chúng ta đưa ra sự giải nghĩa chỉ dựa trên 1 từ thì có hiểm họa rất lớn.

Hê bơ rơ 6; chúng ta thường sử dụng nói 1 người có thể mất sự cứu rỗi của mình;
-         4 Vì chưng những kẻ đã được soi sáng một lần, đã nếm sự ban cho từ trên trời, dự phần về Đức Thánh Linh, 5 nếm đạo lành Đức Chúa Trời, và quyền phép của đời sau, 6 nếu lại vấp ngã, thì không thể khiến họ lại ăn năn nữa, vì họ đóng đinh Con Đức Chúa Trời trên thập tự giá cho mình một lần nữa, làm cho Ngài sỉ nhục tỏ tường.
-         3 cụm từ này; được soi sáng, nếm sự ban cho, dự phần về Đức Thánh Linh ...là lần duy nhất trong Kinh Thánh được dùng theo cách này.
-         Còn những vấn đề về giáo lý đã nói rõ trong các cách về giáo lí
-         Điều này dạy cho chúng ta một điều;
-         Ai là tác giả Hê bơ rơ; Nếu Phao lô viết thư này ông sẽ không dùng những thuật ngữ này....ông sẽ dùng...nên thánh, xưng công bình, đức tin, ...Phao lô viết thì ông viết rất rõ ràng.
-         Phao lô cũng nói; không gì có thể phân rẽ chúng ta khỏi tình yêu của Chúa, Đấng khởi sự làm lành sẽ làm cho trọn...
-         Nên dùng đoạn Kinh Thánh này để nói một người có thể mất sự cứu rỗi thì mình đã sai.
-         Nhưng những cụm từ này nói gì? Được soi sáng...có thể đã có khởi đầu của sự hiểu biết...nếm món quà của sự ban cho.....nghĩa gì?
o      Một người có thể có sự nếm biết điều gì đó từ nơi Chúa...nhưng lại không có lòng tin nơi Chúa.


PHÂN BIỆT NGUYÊN TẮC VÀ PHONG TỤC KINH THÁNH

-         Nguyên tắc; Là sự dạy dỗ, khiển trách, giáo huấn...xuyên văn hóa cho mọi độ tuổi, văn hóa, thời đại
-         Phong tục; là ảnh hưởng phù hợp trên một thời điểm, địa lý cụ thể nào đó thôi.
-         Lúc nào là lúc quan trọng để xác định đâu là nguyên tắc đâu là phong tục?

          Nhiều người lấy phong tục trong Cựu ước thành nguyên tắc trong Tân ước, đây là điều nguy hiểm.
I Sử kí 7:14 IISu 7:14   14 và nhược bằng dân sự ta, là dân gọi bằng danh ta, hạ mình xuống, cầu nguyện, tìm kiếm mặt ta, và trở lại, bỏ con đường tà, thì ta ở trên trời sẽ nghe, tha thứ tội chúng nó, và cứu xứ họ khỏi tai vạ.
-         Đối tượng nói đến là ai? Là người Do thái trước đã, để người Do thái được phước thì họ phải trung tín với luật pháp, nếu không trung tín thì họ bị đoán phạt ...vòng luẩn quẩn của Dân Do thái...từ bỏ Chúa..phạm tội...họ bị cai trị lưu đày...họ kêu xin Chúa...Chúa cứu họ, phục hồi họ....rồi họ lại phạm tội lìa bỏ Chúa thờ hình tượng....
-         Trong Cựu ước khi có những vua tin kính thì dân sự sẽ đi theo Đức Chúa Trời , sau vua đó qua đời, vua không tin kính lên họ lại phạm tội, họ bị dân khác cai trị...họ kêu xin Chúa ....Chúa giải cứu họ....rồi họ lại phạm tội..
-         Đây là câu cụ thể trực tiếp cho người Ys trước, tuy nhiên chúng ta cũng nhìn thấy nguyên tắc như vậy trong Tân ước.
-         Đức Chúa Trời ban phước cho chúng ta vì cớ Đấng Christ, chúng ta không nên tìm phước bằng cách làm theo luật pháp.
-         Chúng ta tìm kiếm Chúa bằng tấm lòng đã được thay đổi từ cứng cỏi sang lòng mềm mại bởi Chúa Jesus.
-         Trong Cựu ước có những nguyên tắc; là nguyên tắc thì đúng trong cả Tân ước trong mọi thời kì.
-         Cần xác định nguyên tắc và phong tục để xem có áp dụng cho ngày nay không? Nên trong Ga lai ti có người nói tin Chúa Jesus và làm theo luật nữa.
-         Đọc Philemon...làm sao chúng ta áp dụng được Philemon cho thời đại ngày nay?
o      Ai;
§       Phao lô kẻ tù của Chúa Jesus
§       Timothe anh em chúng ta
§       Phi lê môn
·       Người có lòng yêu thương khiến cho Phao lô được yên ủi.
·        
§       Áp bi, A chíp,
§       Đức Chúa Trời ,
§       Ô nê sim
§       Mác A ri tạc, Đê ma, Lu ca
o      Ở đâu;
§       Hội Thánh nhóm tại nhà anh em
§       Trong chúng ta
§       Trong Đấng Christ
§       Trong tù
o      Việc gì
§       Phao lô viết thư gửi cho Philemon
§       Sai Ô nên sim về cùng Philemon,
-         Phao lô thách thức Philemon, Ô nê sim bây giờ là anh em trong Chúa rồi, ông sẽ có ích lợi hơn khi làm nô lệ.
-         Ai đem lá thứ chuyển cho Philemon. Ô nê sim...có cảm xúc sợ hãi với Ô nê sim không? Có, vì ông từng là người nô lệ, ông bỏ trốn, nhưng ông tin Chúa và nó thay đổi ông, bây giờ ông quay trở lại biết đâu ông phải làm nô lệ trở lại, ông bị trừng phạt????
-         Ý Chính của Lá thư; Dù chúng ta là ai thì ân điển Chúa cũng tha thứ và thay đổi mình.
-         Tiếp nhận nhau như Chúa đã tiếp nhận chúng ta .
-         Mỗi phân đoạn sẽ có ý khác nhau; nhưng ý tổng lớn chỉ có một;
-         Làm thế nào áp dụng trong sự giảng dạy đây? Chúng ta sẽ làm gì nếu ai đó đến HỘI THÁNH và nói về quá khứ kinh khủng của mình....để tôi chỉ cho anh xem Ô nê sim là người chạy trốn nhưng ông được Chúa tha thứ và thay đổi.
-         Với người chủ mất nô lệ là mất nhiều lắm, vì đó là tài sản của họ,

Văn mạch của Ê xơ tê
-         Ê xơ tê là thể thuật chuyện; thì cả sách ấy là một đoạn.
Gia cơ; ý chính Đức Tin có việc làm;
-         Dù chúng ta giảng một phần trong đó; thì cũng phải hướng đến chủ đề chính của sách.
Phi líp; là sự vui mừng, thì trong mỗi đoạn đều....
-         Thách thức lớn là giữ được sự nhất quán với cái ý tổng, ý lớn của sách, nếu không mình sẽ bị lạc.
-         Mình đọc sách thì không bao giờ đọc từ giữa sách mà phải đọc từ đầu, thì tại sao chúng ta không làm điều đó với Lời Chúa. Dân sự Chúa cần biết được hết sự dạy dỗ trong Lời Chúa.
Trong Timothe nói cả Kinh Thánh thì là cả Cựu ước và Tân ước, chúng ta là con người chúng ta có khuynh hướng giảng gì mình thích, nhưng chúng ta cần giảng cả Lời Chúa.
-         Mình phải tìm hiểu bối cách văn mạch cả sách
-         Hoàn cảnh lịch sử, chính trị mà sách được viết ra.
-         Cần tìm hiểu ai đã viết sách này, viết cho ai, thuộc thể văn nào, mục đích là gì?
-         Chúng ta tìm những cụm từ chìa khóa....vd của Ê xơ tê...Chúa dấy ngươi lên vì thời điểm này
-         Tìm cao trào của câu chuyện
-         Chúng ta nghiên cứu, tra cứu từ ngữ...đôi khi có nghĩa khác nhau tùy vào trường hợp dùng
-         Đoạn này nói gì về bản tánh của Đức Chúa Trời ?
-         Trong phần Quan Sát nên đặt câu hỏi;
-         Quan sát; Tôi thấy cái gì? Điều gì quen thuộc điều gì nhấn mạnh, điều gì giống, điều gì khác, phần nhấn mạnh lặp đi lặp lại,
-         Giải nghĩa; Nó có nghĩa gì? Nhiều người giảng lời Chúa bị rơi vào nguy hiểm...rằng chúng ta có thể giải thích nó có ý nghĩa gì thì ngang với áp dụng. Chúng ta phải đi từng bước từ quan sát, giải nghĩa, áp dụng...rồi xem nó hoạt động ra sao.
-         Áp dụng; Để làm gì?
o      Với sách Ê xơ tê; Chúa là Đấng tể trị thì có ý nghĩa gì? Tin cậy Chúa, có người trong Hội Thánh đang trải qua thời kì rất khó khăn, làm sao chúng ta có thể quan tâm đến ai đó đang trải qua thời kì khó khăn khủng hoảng. ..Đức Chúa Trời đang tể trị, với người có con cái hoang đàng.....chúng ta cho biết Đức Chúa Trời đang kiểm soát...hãy cứ tin cậy Chúa.
o      Chúng ta cần vượt xa hơn giải nghĩa; là làm sao giúp dân sự áp dụng Lời cho hoàn cảnh của họ nữa.
14 Trong ngày thới thạnh hãy vui mừng, trong ngày tai nạn hãy coi chừng; vì Đức Chúa Trời đặt ngày nầy đối với ngày kia, hầu cho người đời chẳng thấy trước đặng điều sẽ xảy ra sau mình.
-        Thực tế là mình chẳng biết điều gì sẽ xảy ra, nên hãy tin cậy Đức Chúa Trời .
          Quan sát và giải nghĩa chưa đủ, nhưng điều quan trọng là rút ra để cho họ thấy đây là cách anh cần sống trong cuộc đời mình, nếu chỉ quan sát và giải nghĩa thì mới làm 2/3 quá trình thôi.

Trong  3 bước thì chỗ nào là chỗ Đức Thánh Linh bước vào; cả 3 bước cần Chúa dẫn dắt.
-         Đó là lí do người không tin có thể nghiên cứu Kinh Thánh nên không hiểu được.
-         Với chúng ta là người giảng giải kinh; chúng ta để cho Lời Chúa hành động trong chính đời sống mình nữa.
Thay vì chờ đợi để Chúa hướng dẫn chúng ta thường bước vào tự quan sát, tự giải nghĩa luôn
-         Đây là thách thức cả cuộc đời mình, để mình cần đến với Chúa mỗi ngày xin Chúa dạy con nếu không con không hiểu.
-         Khi chúng ta không nhờ cậy Chúa thì chúng ta đã loại trừ Chúa ra khỏi bản văn.
Nếu mình chuẩn bị tốt thì nó sẽ cho mình sự tự do rất lớn để chủ động.
-         Người không soạn bài tốt thì không phải không lệ thuộc Chúa mà chỉ lười thôi.
-         Khi không chuẩn bị; sẽ giảng dài hơn, nhiều từ hơn. Khi chuẩn bị cẩn thận thì nhắm đúng mục tiêu thay vì tá lả.

Tại sao mình phải làm việc để đưa ra phần áp dụng;
a.     vì có rào cản về ngôn ngữ, Cựu ước viết bằng tiếng Hê bơ rơ, Tân ước viết bằng tiếng Hy lạp, có những điều trong ngôn ngữ .....chúng ta cố gắng vượt qua rào cản ngôn  ngữ càng nhiều càng tốt.
-         Rào cản văn hóa; chúng ta có thể nhìn thấy con chiên nên biết chút ít, có người sinh ra ở thành phố cả đời không thấy con chiên, nên không hiểu về chiên và người chăn chiên, Nên khi Chúa nói ta là người chăn chiên...họ không hiểu.
-         Cái áp dụng để mình có hiểu văn hóa mình nói tới để người ta không khó chịu.
-         Văn hóa Mỹ vào nhà không tháo giầy, văn hóa việt thì tháo, nên để không gây khó chịu thì người Mỹ vào nhà người Việt thì nên tháo giầy ra.
-         Văn hóa người Mê hi cô; khi nói chuyện thì người nam không nhìn vào mặt người nữ vì sẽ làm cho người nữ khó chịu, người chồng của họ cũng khó chịu.
b.     Những rào cản về văn chương, thể văn thuật chuyện, thơ ca....sẽ có áp dung khác nhau
c.      Rào cản về truyền thông;
d.     Rào cản giải nghĩa sai cho phân đoạn mình đưa ra; Giải nghĩa sai nên áp dụng sai;

5 công cụ để phá vỡ rào cản
1. Sách địa lí phong tục.
-         tra cứu giúp biết các thông tin, về địa lí phong tục, sinh hoạt thế nào....
2. Thánh kinh giản lược;
-         cho biết những chủ đề chính trong mỗi sách là gì.
3. Từ điển Kinh Thánh
-         mỗi từ trong KINH THÁNH có ý nghĩa, nơi mà nó được sử dụng.
4.     Kinh tiết sách dẫn.
5.     Sách giải nghĩa;
-         Chúng ta nói về việc biến hóa bởi sự đổi mới của tâm thần mình.

Tránh một số hiểm họa;

1.     Đọc thiếu bản văn. Đọc thiếu từ, hay thêm từ.
2.     Xuyên tạc, bóp méo; vd Hê bơ rơ không nói mất sự cứu rỗi mà nói mối liên hệ với Chúa.
3.     Chúng ta cần cẩn thận để không mâu thuẫn chính bản văn.

5 cái dùng thay thế cho áp dụng
1.     Thay thế giải nghĩa cho áp dụng; hơn cả chỉ giải nghĩa là điều đó hoạt động cho đời tôi
2.     Thay thế sự nông cạn hời hợt cho đời sống thực sự thay đổi. Thậm chí còn khóc, người ta còn đáp ứng sự kêu gọi...những điều này cũng chưa cho thấy đời sống thực sự thay đổi.
3.     Thay thế hợp lí hóa cho ăn năn thật.
4.     Thay thế kinh nghiệm cảm xúc cho quyết định ý chí;
-         Có thể đọc khóc....nhưng vâng lời không phải chỉ là có cảm xúc thôi.
-         Chúng ta phải rất rõ ràng; lí do rao giảng lời Chúa cho những đời sống biến đổi, không phải để cho họ cảm thấy tồi tệ, cũng không để cho họ cảm thấy tốt, nhưng để cuộc sống họ biến đổi.
5.     Thay thế việc truyền thông cho việc biến đổi.

-         Nếu đời sống chúng ta không thay đổi sau 4 ngày học thì không ích gì. Nhiều khi chúng ta nghĩ chỉ đi học là đủ rồi.
-         Chúng ta nghĩ việc nghe nhiều lời Chúa là đủ; nhưng không đúng thế.
-         CDN ở Mỹ sự học thức vượt quá sự vâng lời.
-         Chúng ta có thể dự các hội nghị hội thảo, đọc nhiều sách, nghe băng đĩa...cái này không có gì sai. Vấn đề nằm ở chỗ, với lượng kiến thức khổng lồ; chúng ta nghĩ thông tin ngang bằng với sự thay đổi là sai.
-         Đây là cái thách thức lớn mà chúng ta gặp phải.
-         Chúng ta có thể có rất nhiều tri thức, sách vở; nhưng đó không phải là sự biến đổi, hay ngang bằng với sự biến đổi.

9 câu hỏi;
1.     Có gương nào để cho tôi học theo không?
a.     Bà Ê xơ tê; bà sẵn lòng bước vào chỗ mất mạng của mình ..
2.     Có tội lỗi nào cần phải tránh không?
a.     Khi chúng ta đọc trong KINH THÁNH đừng làm điêu này điều kia thì chúng ta phải xem có tội lỗi nào cần  tránh
3.     Có lời hứa nào cần công bố không.
-         Lời hứa đem lại sự hy vọng.
4.     Có lời cầu nguyện nào tôi cần lặp theo không?
5.     Có mạng lệnh nào cần vâng theo hay không?
6.     Có điều kiện gì để đáp ứng sự thỉnh cầu không?
7.     Có câu KINH THÁNH nào cần học thuộc không?
8.     Có lỗi sai nào trong đời sống tôi cần đánh dấu để thay đổi không?
9.     Có thách thức nào cần phải đối diên không?




Related link

Latest Features

Weather

April - 2025
SMTWTFS
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
27282930   
       

Facebook comments