ĐỀ TÀI: CHUẨN BỊ ĐỜI NGƯỜI KHI CÒN TRÊN ĐẤT
KINH THÁNH: SÁNG-THẾ-KÝ 49-50
NHẬP
ĐỀ:
Kính
thưa Hội Thánh!
Nếu
quý ông bà anh chị em và tôi biết mình chỉ còn sống ít ngày trên đất nữa thôi,
thì mình phải làm những gì? Nói những gì? Chuẩn bị những gì trước trước khi
nhắm mắt, lìa cõi đời này để đi về ở với Chúa.
Có
người sẽ chọn ăn tất cả những món ăn ngon trước khi chết, có người sẽ đi tất cả
những nơi để chiêm ngắm cuộc sống và vẻ đẹp thiên nhiên cho thanh thản tâm hồn.
Hoặc có người dành thật nhiều thì giờ để ở với những người thân yêu trong gia
đình.
Hôm
nay, chúng ta để thì giờ trở về ngược dòng thời gian với một nhân vật trọng đại
trong lịch sử của tuyển dân Y-sơ-ra-ên đó là: Gia-cốp.
I.
CHẾT CÁCH THANH
THẢN
Nhiều
người trong chúng ta ai cũng mơ ước được sống lâu, và chết thật nhanh, sống
trên đời này thanh thản, và cũng thanh thản lìa cõi đời này mà ra đi thể ấy.
Nhiều
người đời định nghĩa một người chết cách thanh thản là: Tắm rửa xong xuôi, vào
ăn lo rồi nằm trên giường rồi tắt chết.
Hoặc
là không chết đường chết trợ, không chết tàu chết sông, chết biển và cho đó là
cái chết ra đi thanh thản.
Nhưng
thế đã phải là một người chết thanh thản chưa? Thế có phải là một người ra đi
phước hạnh chưa? Tôi thiết nghĩ là chưa?
Kinh-thánh
chỉ cho chúng ta một đời người ra đi, lìa cõi đời tạm này cách thanh thản nhất
là: Một người không còn bất cứ sự thù oán, tranh đấu, ghen ghét hoặc buồn giận
nữa, cay đắng trong tấm lòng của mình.
Kinh-thánh
sách Sáng-thế-ký chương 49 chỉ cho chúng ta biết: Trước khi Gia-cốp từ biệt cõi
đời này, trước hết ông đã hội hiệp các con trai mình lại và có lời chúc phước
cho từng đứa con của mình.
Ông
không gọi họ lại để rồi bảo họ cho ăn, hoặc quan tâm đến ông mà ông đã chúc
phước cho từng đứa con của mình.
Bối
cảnh lúc này: Các con trai của Gia-cốp mới chỉ là 12 người con mà thôi. Nhưng
sau lời chúc phước của cha mình mà về sau từ mười hai người con trai ấy họ đã
lớn mạnh và trở thành mười hai chi phái Y-sơ-ra-ên.
Lời
chúc của Gia-cốp là lời chúc nhân Danh Đức-Giê-hô-va. Lời chúc của Gia-cốp là
lời chúc có quyền năng, lời chúc của Gia-cốp là lời tiên tri chỉ về những điều
sẽ xảy ra trong tương lai của các người con của mình.
Trước
khi chết, ông quan tâm đến tương lai của các con trai mình, ông quan tâm đến
bằng lời chúc vĩ đại được Thánh-kinh ghi lại.
Anh
chị em thấy rằng: Có những người trước khi chết, thay vì có những lời yêu
thương, khích lệ, và khuyên nhủ những người còn sống. Nhưng ngược lại có những
người trước khi chết lại mang theo trong mình lòng thù oán, cay đắng, không tha
thứ cho những người con hoặc là cha mẹ, hoặc là anh em của mình.
Anh
chị em ơi! Chúa dạy chúng ta khi sống trên đời này không chỉ chúng ta phải sống
trong sự hòa thuận, yêu thương, tha thứ mà thôi nhưng Ngài cũng muốn tôi và quý
ông bà anh chị em trước khi chúng ta nhắm mắt thì hãy buông bỏ mọi sự trần tục,
bụi bặm, thù oán, tranh đấu, cay đắng và thiếu tha thứ xuống để ra đi cho thanh
thản tâm hồn.
Đừng
cay đắng ai, đừng oán giận ai, đừng ra đi mà tâm hồn trĩu nặng.
Minh
họa: Tôi có đi chia sẻ cho một gia đình làm lễ tưởng niệm cho cha của mình.
Chúng
ta thấy gương mẫu vĩ đại nhất đó là Chúa Jêsus yêu dấu của chúng ta: Trước khi
Ngài chút hơi thở cuối cùng trên cây thập tự. Ngài đã cầu nguyện một lời cầu
nguyện tha thứ cho kẻ đã giết Ngài.
Những
kẻ sỉ vả, nhổ bọt vào mặt Ngài, đấm mặt Ngài, tra tấn Ngài, chửi rủa Ngài không
đáng để nhận tình yêu nhân ái của Ngài phải không. Nhưng Ngài đã tha thứ, Ngài
đã chết thực sự. Nhưng Ngài đã chết không mang theo sự cay đắng hoặc hận thù,
oán trách.
Lạy
Cha! Xin tha cho họ vì họ không biết điều mình làm. Đây phải là tinh thần, phải
là nếp sống, phải là lời cầu nguyện của chúng ta đang khi chúng ta còn hiện hữu
trên đất này và nếu hôm nay chúng ta sống cái giây phút cuối cùng của đời người
ấy. Xin chúng ta hãy sống trong sự tha thứ, hãy sống trong sự chúc phước.
Chính
vì thế mà sứ đồ Phi-e-rơ đã nói: Hãy chúc phước chớ nguyền rủa. Hãy chúc phước.
Rồi
chúng ta thấy một nhân vật khác rất đặc biệt trong Thánh-kinh đó là ông Ê-tiên.
Trong khi Ê-tiên rao giảng về sự sống lại của Chúa Jêsus, thì người ta đã ném
đá ông, người ta đã ném ông cho đến chết.
Nhưng
trước khi chết, ông cũng đã cầu nguyện như Chúa Jêsus đã từng cầu nguyện: Lạy
Cha! Xin tha cho họ vì họ không biết điều mình làm.
Những
kẻ mà thay nhau lượm lặt những cục đá thật to, để ném vào mặt và thân xác ông.
Xử tử bằng đá là một cực hình rất dã man, và được thực hiện thời bấy giờ. Vì nó
tạo ra một cái chết rất đau đớn, từ từ và thật sự rất kinh khiếp và rên xiết.
Tuy nhiên chính Ê-tiên đã lìa đời này bằng sự tha thứ, nhân từ và yêu thương.
Bây
giờ, nếu chúng ta qua đời chúng ta có thể sẵn sàng tha thứ cho những người mà
đã làm hôi thối, tối tăm, đau khổ cuộc đời chúng ta hay không?
Nhưng
đừng đợi cho đến khi chúng để đến giây phút cuối cùng rồi mới tha thứ, mà ngay
bây giờ hãy tha thứ cho kẻ đã làm tổn thương, đau khổ cuộc đời chúng ta.
Bởi
vì không ai trong chúng ta có thể biết giây phút cuối cuộc đời này là khi nào
cả. Chính vì thế thay vì mang theo hặn thù, ghen ghét thì hãy tha thứ.
Chúa
Jêsus phán: Hãy tha thứ thì các ngươi sẽ được tha thứ,
Minh
họa: về rõ ràng nhất đó là bối cảnh các người con của Gia-cốp đã hội thoại với
nhau sau khi cha của mình chết.
Chúng
ta cùng xem Sáng-thế-ký 50: 15-21 “Các
anh Giô-sép thấy cha mình chết rồi, thì nói với nhau rằng: Có lẽ Giô-sép sẽ
ganh ghét chúng ta, và trả thù việc ác chúng ta đã làm cho người chăng. 16
Các anh bèn sai người đến nói cùng Giô-sép rằng: Trước khi qua đời, cha em có
trối rằng: 17 Hãy nói lại cho Giô-sép như vầy: Ôi! Xin hãy tha điều ác, tội
phạm của các anh con đi, vì chúng nó đã lỗi cùng con đó; nhưng bây giờ cha xin
con hãy tha tội kẻ tôi tớ của Đức Chúa Trời cha. Nghe qua mấy lời nầy, Giô-sép
bèn khóc. 18 Chánh các anh người đến sấp mình xuống dưới chân mà nói rằng: Các
anh đây thật là kẻ tôi tớ của em đó. 19 Giô-sép đáp rằng: Các anh đừng sợ chi,
vì tôi há thay mặt Đức Chúa Trời sao? 20 Các anh toan hại tôi, nhưng Đức Chúa
Trời lại toan làm điều ích cho tôi, hầu cho cứu sự sống cho nhiều người, y như
đã xảy đến ngày nay, và giữ gìn sự sống của dân sự đông đảo. 21 Vậy, đừng sợ,
tôi sẽ cấp dưỡng các anh và con cái các anh. Đoạn, Giô-sép an ủi các anh, và
lấy lời êm dịu mà nói cùng họ.”
Đây
là một cuộc hội thoại rất cảm động, cảm động sâu xa, đây là những giọt nước mắt
của những người đàn ông, những giọt nước mắt đến từ sự tha thứ. Đây là hình ảnh
quá đẹp mà mỗi cuộc đời chúng ta cần phải hướng đến, đây là một mái ấm gia đình
mà chúng ta cần phải xây dựng, đây là điều mà mỗi Hội Thánh cần thực hành.
Các
anh của Giô-sép đã hành hại, tìm cách giết rồi bán ông. Họ sợ rằng: Sau khi cha
của mình chết rồi cho nên em mình là Giô-sép bây giờ làm lớn trong triều đình
của Ai-cập lên có thể vẫn để lòng ghen ghét mà trả thù các anh của mình.
Chân-lý
quan trọng trong câu Kinh-thánh này là gì? Đó là kẻ phạm lỗi cần phải ăn năn,
và kẻ bị phạm lỗi cần phải tha thứ. Kẻ đã làm tổn thương, đau khổ trên cuộc đời
của người khác cần phải biết ăn năn. Nếu chúng ta có làm đau khổ, tổn thương cho
ai đó thì chúng ta cần phải ăn năn trong buổi sáng hôm nay. Và nếu chúng ta bị
chồng con, hắt hủi, hoặc ai đó gây đau khổ cho chúng ta thì chúng ta phải tha
thứ cho họ.
Hai
điều chúng ta cần làm ngay trong thì giờ này đó: Ăn năn xin Chúa tha thứ vì
chúng ta đã làm tổn thương, đau khổ cho người khác. Nhưng cũng hãy cầu nguyện
để có sức mạnh tha thứ cho những người làm đau khổ chúng ta.
Hành
động của sự tha thứ ở đây là gì: Hành động của người được tha thứ là các anh
của Giô-sép đã đến sấp mình xuống trước Giô-sép và xin được tha thứ.
Và
hành động tha thứ của Giô-sép câu 21: “Vậy,
đừng sợ, tôi sẽ cấp dưỡng các anh và con cái các anh. Đoạn, Giô-sép an ủi các
anh, và lấy lời êm dịu mà nói cùng họ.”
Giô-sép
vẫn cấp dưỡng lương thực cho các anh và các cái của các anh mình. Không những
thế Giô-sép còn an ủi các anh và lấy lời êm dịu mà nói cùng họ.
Tôi
tha thiết cầu xin Đức Thánh Linh đập vỡ tấm lòng cứng cõi của anh chị em, hãy
tan vỡ trong buổi sáng hôm nay, tôi tha thiết anh chi hãy để Chúa hàn gắn, chữa
lành những tổn thương trong tấm lòng của anh chị em ngay bây giờ.
Bây
giờ, chúng ta cần đi tiếp phân đoạn Kinh Thánh này xem Gia-cốp đã đã chuẩn bị
điều gì trước khi chết.
II.
CHÔN Ở QUÊ HƯƠNG
Chúng
ta cùng xem lời trăn trối, ước muốn cuối cùng của Gia-cốp trước khi nhắm mắt đó
là: ông có một ước muốn được chôn cất ở quê hương nơi của tổ phụ ông đã nằm
xuống.
“ 29 Đoạn, người ra lịnh cho các con
trai mà rằng: Cha sẽ về nơi tổ tông, các con hãy chôn cha chung cùng tổ phụ, nơi hang đá tại đồng ruộng Ép-rôn,
người Hê-tít, 30 tức là hang đá ở trong đồng Mặc-bê-la, ngang Mam-rê, thuộc về
xứ Ca-na-an, mà Áp-ra-ham đã mua làm mộ địa luôn với đồng ruộng của Ép-rôn. 31
Ấy nơi đó, người ta đã chôn Áp-ra-ham và Sa-ra, vợ người; Y-sác và Rê-bê-ca, vợ
người; mà lại nơi đó cha cũng đã chôn Lê-a nữa. 32 Cái đồng ruộng cùng hang đá
ở tại đó đã mua của dân họ Hếch vậy. 33 Khi trối mấy lời nầy cho các con mình
xong, thì Gia-cốp để chân vào giường lại, rồi tắt hơi, được về cùng tổ tông
mình.” ( Sáng-thế-ký 49: 29-33)
Trước
hết, lời nói đầu tiên của Gia-cốp là: Cha sẽ về nơi tổ tiên, tổ tông. Tổ tông
của Gia-cốp là ai: Là Áp-ra-ham, là Y-sác. Họ là ai? Họ là những người tin
kính, yêu mến và thờ phượng Đức Chúa Trời. Họ là những người đã sống cuộc đời
đầy đức tin và bước đi vâng phục Đức Chúa Trời cho đến hơi thở cuối cùng.
Và
chắc chắn, trong lòng của Gia-cốp biết rằng những cha ông của mình tin kính Đức
Chúa Trời như thế thì họ sẽ sớm để trở về quê hương của Cha trên trời mà thôi.
Ông nói Cha sẽ về nơi tổ tiên cha.
Tức
là ông có đức tin và lòng tin xác quyết rằng: Những cha ông mình được Đức Chúa
Trời sắm sẵn một quê hương tốt hơn, một thành thánh là Giê-ru-sa-lem mới, là
một nơi yên nghỉ đời đời cho những người tin Ngài thì ông cũng về nơi đó.
Quý
vị theo Chúa bao nhiêu năm, mà cho đến ngày hôm nay, quý vị vẫn đặt câu hỏi
rằng: Liệu chết mình có được về Thiên đàng hay không nữa?
Không
biết là lúc mình sắp tắt hơi rồi có ông Mục sư nào đến cầu nguyện cho mình
không? Trong Hội-thánh có ai biết không? Tôi thưa với quý vị rằng: Khi quý vị
qua đời quý vị dù đang ở bất cứ ở nơi đâu, bất cứ thời gian nào, dù không ai biết,
dù không ai đến,m dù không kèn đồng, dù không một vòng hoa, dù không một tiếng
khóc thì Đức Chúa Trời vẫn đem quý vị vào nước Thiên đàng vinh hiển của Ngài.
Ngài
đã biết trước hết đời người ta, và Ngài cũng đã chuẩn bị chốn yên nghỉ vĩnh
hằng cho kẻ tin nhận Ngài.
Chúa
Jêsus phán: “1 Lòng các ngươi chớ hề bối
rối; hãy tin Đức Chúa Trời, cũng hãy tin ta nữa. 2 Trong nhà Cha ta có nhiều
chỗ ở; bằng chẳng vậy, ta đã nói cho các ngươi rồi. Ta đi sắm sẵn cho các ngươi
một chỗ. 3 Khi ta đã đi, và đã sắm sẵn cho các ngươi một chỗ rồi, ta sẽ trở lại
đem các ngươi đi với ta, hầu cho ta ở đâu thì các ngươi cũng ở đó.”
Hiện
nay, Chúa Jêsus đang ở đâu thưa quý ông bà anh chị em? Ngài đang ở trong nhà
của Cha, Ngài đang ở Thiên đàng, Ngài đang ngồi bên hữu Đức Chúa Trời toàn
năng, từ đó Ngài sẽ trở lại lần thứ hai không phải trong hình hài một em bé
nữa. Nhưng Ngài sẽ trở lại trong đại vinh quang của Ngài, Ngài sẽ cỡi trên đám
mây mà kíp đến cùng anh em. Mà nếu Ngài chưa trở lại lần thứ hai trong sự tái
lâm của Ngài đi chăng nữa thì ngay bây giờ, một khi anh chị em có qua đời thì
Ngài sẽ đón anh chị em ngay tức khắc vào Thiên đàng là Nhà trên trời.
Hiểu
được như thế, chúng ta đừng có bối rối, lo sợ mà hãy chỉ tin Ngài mà thôi.
Bây
giờ, về phương diện thể xác thì ông muốn căn rặn các con ông rằng: hãy đem ông
về đất Ca-na-an để chôn cất gần mộ của Áp-ra-ham, của Y-sác, của Sa-ra.
Tại
sao ông lại có một ước muốn như vậy?
Vì
cả gia đình ông lúc này đang cư ngụ tại đất Ai-cập là đất khách, đó không phải
là nơi tổ phụ ông đã nằm xuống. Nhưng Chúa đã hứa với cha ông, tổ phụ của ông
là Ngài sẽ ban cho đất Ca-na-an làm cơ nghiệp chứ không phải là chôn tại đất
khách quê người như thế này.
Ông
muốn các con đưa thi hài và chôn cất mình tại quê hương đất Ca-na-an vì ông tin
vào lời hứa của Đức Chúa Trời rằng: Ngài không bao giờ thay đổi, Ngài hứa ban
cho đất làm cơ nghiệp là Ca-na-an thì chắc chắn Ngài sẽ ban cho con cái ông đất
đó làm cơ nghiệp.
Đến
phút cuối cùng của cuộc đời mà ông vẫn có đức tin nơi Lời hứa của Đức Chúa
Trời.
Là
người theo Chúa, chúng ta cần học tấm gương của Gia-cốp đến phút cuối cùng vẫn
nương cậy vào lời hứa của Đức Chúa Trời, ông chết nhưng lời hứa của Đức Chúa
Trời vẫn được tiếp tục, ông chết nhưng Đức Chúa Trời mà ông tôn thờ hầu việc
chẳng bao giờ chết.
Quý
vị! là những người theo Chúa, chúng ta có thực sự đang nương cậy cuộc đời mình
hoàn toàn trên lời hứa của Chúa hay không?
Minh
họa:
III.
CHÂN RÚT LẠI
“Khi truyền lệnh cho các con trai ông
xong, thì ông Gia-cóp rút chân lên giường ; ông tắt thở và được về sum họp với
gia tiên.” ( Sáng-thế-ký 49:33)
Hình
ảnh của Gia-cốp lúc này rất ốm yếu, ông đã cố ngồi dậy và bám vào chiếc gậy lúc
hồi còn trẻ để có thể ngồi nói chuyện lần cuối với các con.
Tuổi
của ông lúc này là: 147 tuổi.
Nhưng
Thánh-kinh chỉ cho chúng ta biết rằng: khi trối trăn xong thì ông đã rút chân
lên giường và tắt thở.
Ngày
ông sinh ra, khi còn trong bụng mẹ, ông đã nắm gót chân của anh mình, chính vì
thế mà ông được đặt tên là kẻ nắm gót.
Nắm
gót để làm gì? Để kéo người khác xuống, động từ nắm gót nói đến sự tranh giành,
tranh đấu quyền lợi.
Quý
vị ơi! Đây là hình ảnh của cuộc đời của mỗi chúng ta, lúc sống chúng ta tìm
cách tranh giành, tranh lợi và chiếm đoạt bằng mọi cách, bằng mọi thủ đoạn.
Chúng
ta ai thắng, ai thua, ai có ai mất, ai tồn tại và ai phải ra đi. Chúng ta cân
đong, đo đếm, hơn thua và rồi cuối cùng cũng chẳng hơn gì ai. Cũng chẳng mang
gì theo được.
Chân
của Gia-cốp đã rút lại lên giường để diễn tả và dạy chúng ta bài học rằng: Cuộc
đời này
Rồi
khi còn trẻ, đôi chân của ôn