ĐỀ
TÀI: CHÂN DUNG TỔ PHỤ MÔI SE
MÔI
SE NGƯỜI CỦA CHÚA
LỜI
CHÀO:
NHẬP
ĐỀ:
Khi
lần theo Thánh Kinh Cựu Ước, bạn và tôi sẽ thấy được hình ảnh và chân dung
của những tổ phụ hiện lên như những đợt sóng cao trào làm cho lịch sử chói
sáng, họ không xuất hiện rầm rộ rồi dần dần lịm tắt, khuất bóng.
Ngược
lại, điều họ làm, lòng họ tin nơi Chúa mỗi ngày một sâu hơn, cao hơn, rộng
hơn chỗ họ bắt đầu. Họ đã đi qua nhưng dấu chân của họ không mờ, họ đã chạy
xong nhưng họ đã để lại cho chúng ta một di sản:
Hôm
nay, tôi mời anh chị em cùng trở lại Thánh Kinh Cựu Ước để học với tôi đề tài: MÔI
SE NGƯỜI CỦA CHÚA.
Đề
xây dựng mở mang Hội Thánh Chúa Ngài lại sử dụng một người đã từng bắt bớ bách
hại Hội Thánh, đề sử dụng loan báo Phúc Âm của Chúa cho người khác Ngài đã dùng
một cô gái điếm. Và để giải cứu dân tộc Y sơ ra ên thoát ra khỏi Ai-cập thì
Ngài dùng một cụ già là Môi se.
Dựa trên Kinh Thánh và lịch sử của tuyển dân Do
Thái, chúng ta nhìn lại khuôn mặt, và chân dung của Môsê nổi bật như một nhà lãnh
đạo lý tưởng của thời Cựu Ước. Và qua
đó, chúng ta cũng hãy suy nghĩ với nhau một chút về đời sống của những người
hầu việc Chúa. Với ước mong chia sẻ vài điểm đơn sơ để chúng ta noi gương, dấn
theo như những hình mẫu lý tưởng của những tổ phụ trong Thánh Kinh.
Điểm
đầu tiên tôi, tôi xin chia sẻ là:
I/.
MÔI SE NGƯỜI CỦA CHÚA
So sánh bản dịch khác dịch
là:
8 Ta nói với nó trực diện,
nhãn tiền, chứ không nói bí ẩn,
và hình dáng ĐỨC CHÚA,
nó được ngắm nhìn.
nhãn tiền, chứ không nói bí ẩn,
và hình dáng ĐỨC CHÚA,
nó được ngắm nhìn.
Đức
Chúa Trời nhận xét về Môi se.
Ngài
nói với Môi se trực diện, diện đối diện, mặt đối mặt.
Sách
Xuất hành 34: kể lại Ông đã ở với Đức Chúa Trời 40 ngày đêm. Và khi ông xuống
núi thì khuôn mặt ông sáng ngời
Chúng
ta nhớ lại sách Xuất Hành kể lại cho chúng ta cuộc đời của Môi se từ khi mới
sinh
Xuất
thân từ một gia tộc Lê vi (Xh 2,1), và bản thân ông là người Lê vi (Tv 99,6),
Môi se đã hiểu rất rõ những trách nhiệm của mình khi ông ở trong chức vụ mình.
Đó
là con người luôn luôn hiện diện trước mặt Thiên Chúa để “cầu nguyện”
Đây
là điều chúng ta cần phải nghĩ đến đời sống của những người tôi tớ, phục vụ
Chúa.
Môi
se là người của Chúa, và người của Chúa là người có đời sống dấn thân trong sự
cầu nguyện.
Người
của Chúa không phải là người chỉ có những bằng cấp, có địa vị, hoặc giỏi giang, nổi tiếng về mặt trí thức. Có thì
rất tốt. Nhưng không có thì cũng chẳng sao.
Nhưng
điều bắt buộc phải có mong muốn nơi những người hầu việc Chúa ĐÓ là NGƯỜI CỦA
CHÚA.
Người
của Chúa là người chính Chúa đã gọi và Chúa chọn, chứ không phải là do chúng
ta.
Minh
họa: Ngày đầu, tôi đã khóc với Chúa, Lạy
Chúa con muốn được hầu việc Chúa nhưng con không biết bắt đầu từ đâu, Và Ngài
đã gọi và chọn lựa tôi. Trải qua rất nhiều năm cho đến bây giờ, tôi vẫn giữ
được lời cầu nguyện như vậy. Lạy Chúa con muốn được hầu việc Ngài.
Nhiều người đã ngã lòng và bỏ chức vụ,
những ngày đầu hứa nguyện, dầu phải chết với thầy con cũng xin chết chớ chẳng
bỏ thầy đâu.
Đến khi hoạn nạn, khó khăn, nan đề đến
chạy không thấy bóng dáng đâu nữa.
Minh
họa: Khi tôi đọc tiểu sử của Đức Giáo Hoàng Gioang Phao Lô đệ nhị: Ông sinh ra
trong một gia đình bố thì làm Sĩ Quan, mẹ thì chết rất sớm, mồ côi mẹ từ ấu
thơ. Ông bố ông ở vậy, ông nuôi hai anh em, đến khi ông anh lớn lên đi học làm
bác sĩ thì lại bị bệnh phổi và chết. Sau đó bố cũng chết.
Ông
Gioang Phao lô đệ nhị còn một mình, bị đem vào trại trẻ mồ côi, sống trong đất
nước cộng sản. Nhưng ông quyết trí vào tu viện, làm Linh Mục, sau thì làm Giám
Mục và cuối cùng làm Đức Giáo Hoàng nữa.
Thế
cái câu chuyện, cuộc đời ấy một phần nào gợi nhớ, nhắc nhở về sự kêu gọi của
Chúa trên đời sống của mỗi chúng ta.
Chúng
ta cần nhớ rằng: Ngài kêu gọi và chọn lựa chúng ta phục vụ Ngài không phải do
chúng ta giỏi giang, nổi tiếng, bằng cấp, địa vị đâu mà bởi chính Đức Chúa Trời
đã kêu gọi và chọn lựa chúng ta.
Nhưng
ngược lại, chúng ta cần phải cộng tác vào, phải tháp vào sự kêu gọi thiêng
liêng ấy.
Mà
cộng tác quan trọng nhất là: Phải ở với Chúa., ông Phi-e-rơ cũng là người ở với
Chúa.
Môi
se đã ở với Chúa 40 ngày đêm, khuôn mặt ông rực sáng, xin Chúa cho các anh chị
em chúng ta hãy học ông Môi se đó là ở với Chúa qua sự cầu nguyện.
Ở
với Chúa càng nhiều thì năng lực càng gia tăng, nhưng ở với Chúa ít thì sẽ ở
với người ta nhiều, mà ở với người ta nhiều thì tiêu hao năng lực nhiều.
II/.
NGƯỜI LÃNH ĐẠO LÝ TƯỞNG CỦA DÂN
Môi
se là một vị lãnh đạo lý tưởng ở chỗ ông dám chịu đau khổ với dân và vì dân.
Bởi
đức tin, Môi-se lúc đã khôn lớn, bỏ danh hiệu mình là con trai của công chúa
Pha-ra-ôn, đành cùng dân Ðức Chúa Trời chịu hà hiếp hơn là tạm hưởng sự vui
sướng của tội lỗi: người coi sự sỉ nhục về Ðấng Christ là quí hơn của châu báu
xứ Ê-díp-tô, vì người ngửa trông sự ban thưởng. Bởi đức tin, người lìa xứ
Ê-díp-tô không sợ vua giận; vì người đứng vững như thấy Ðấng không thấy được.
Bởi đức tin người giữ lễ Vượt Qua và làm phép rưới huyết, hầu cho đấng hủy diệt
chẳng hề hại đến con đầu lòng dân Y-sơ-ra-ên.
Ông
cùng đồng hành với dân trong Sa-mạc, dân khổ thế nào thì ông khổ như vậy, hơn
thế nữa là chịu đau khổ vì dân và cho dân nữa.
Đứng
ra đương đầu với vua Pha-ra-ôn của Ai-cập
Nhưng
dân có biết ơn đâu, dân liên tục quay lại chửi rủa, lằm bằm,” Sao ông không để
cho chúng tôi chết tại Ai cập, khổ thì khổ cũng còn có cơm ăn nước uống, bây
giờ dẫn vào đây để chết.
Nhiều
lần chứ không phải là một lần.
Thế
mà ông vẫn nhịn nhục chấp nhận, đau khổ với dân mà còn vì dân nữa.
Không
những vậy Môi se còn đứng ra để bảo vệ cho dân khi Chúa nổi giận, ông cầu thay
cho dân khi Ngài chuẩn bị sửa phạt.
Một
đằng thì làm sao để Chúa nguôi cơn giận, một đằng khác thì lại gánh chịu sự lằm
bằm của dân sự. Vai trò trung gian giữa dân sự với Đức Chúa Trời.
Khi
nhìn lại Môi se thì tôi cũng ý thức lại, là chúng ta trong vai trò lãnh đạo
chúng ta chịu chấp nhận chịu khổ với dân sự, với Hội Thánh.
Nhiều
người hầu việc Chúa rất vất vả để lo cho Hội Thánh.
Có
nhiều người âm thầm, có những hiểu lầm, mắng nhiếc, thóa mạ. Phải chấp nhận
nhẫn nhục.
Bên
ngoài tấn công thì mình hiểu được nhưng nhiều khi nguy với chính các anh em giả
dối nữa.
Nhiều
khi chính các anh em của mình lại không muốn cho anh em của mình được thành
công, chúng ta nói xấu nhau, hệ thấp nhau.
Minh
họa: Xem Video về cuộc đời Môi se.
Hãy
chịu cực khổ của người giảng Tin lành
Ngày
hôm nay,
III/.
NGƯỜI CÓ ĐẦY ĐỨC TIN VÀ TÌNH YÊU
ÔNG
THẤY Đức Chúa Trời như thể không thấy được, nhờ đức tin. Không có đức tin thì
lao lúng, hoang mang lắm.
Chúng
ta học Môi se là người có đức tin rất vững vàng, Chúa gọi mình thì dù có biết
bao nhiêu nan đề nhưng ông vẫn tin rằng Chúa giúp mình vượt qua tất cả.
Bên
cạnh đó, Môi se là một người tràn ngập yêu thương.
Trong sách Dân-số-ký 11:
12-13 Môi-se đã biện luận với Chúa rằng: " Có phải con đã cưu mang tất
cả dân này không? Có phải con đã sinh ra nó không mà Ngài lại bảo con:
"Hãy bồng nó vào lòng, như vú nuôi bồng trẻ thơ, mà đem vào miền đất Ta đã
thề hứa với cha ông chúng?
Bạn và tôi nhìn vào hai
câu Kinh Thánh đó, chúng ta sẽ bắt gặp những động từ: " cưu mang"
" sinh ra" "bồng ẵm" " vú nuôi" diễn tả hình ảnh
của một người mẹ.
Môi se đã cư xử với dân như
một người mẹ, là một nhà lãnh đạo nhưng lại có tâm hồn mẫu tử, đây là điều
tuyệt vời, Môi se tràn ngập yêu thương.
Sau này Chúa Giê xu phục
sinh Ngài đã hỏi Phi-e-rơ 3 lần: anh có yêu mến thầy hơn
Chúa không hỏi anh có thông
minh hơn những người này không? Ngài cũng không hỏi anh có đạo đức hơn những
người này không? Mà là tình yêu hơn không?
Phi-e-rơ lãnh đạo đã mang
trong mình trái tim tình yêu của Chúa đối với dân của Chúa.
Nhìn vào Môi se và qua những động từ trên, chúng ta thấy Môi se chính là chân dung của một nhà lãnh đạo chan chứa tình yêu thương.
Ông là một nhà lãnh đạo
có tấm lòng của người mẹ, ông là một nhà lãnh đạo có trái tim của một
người mẫu tử.
Ông đã vượt qua và nếm
trải sự vất vả, khó khăn khi phải dẫn một đoàn dân s?m thì đòi ăn, tối thì
lằm bằm.
Biết bao lần ông phải đối diện với những sự thạnh nộ của họ, nhưng ông cũng đã xoa dịu, làm nguôi cơn giận của Đức Chúa Trời nữa qua sự cầu nguyện.
Bạn có thấy điều đó khi ông đã sống và ở giữa vòng dân sự suốt thời gian dài bốn mươi năm.
Một mặt phải chịu cực khổ đối với dân sự,
Mặt khác phải hằng ngày đối phó với vua Pha-ra-ôn.
Lại còn phải là người giữ vai trò trung gian, tư tế đối với Đức Chúa Trời nữa.
Nếu Môi se không có trái tim và tấm lòng của một người mẹ thì không thể nào vượt qua được. Một trái tim và tấm lòng yêu thương của một người mẹ sẽ giúp chúng ta chịu đựng tốt hơn, bao dung hơn, dễ tha thứ hơn, và bỏ qua mọi điều vụn vặt, vì tình yêu thương che đậy vô số tội lỗi.
Chúa đã hỏi thánh đồ Phi-e-rơ rằng: Ngươi yêu ta chăng? Ngươi có yêu ta hơn những kẻ này chăng? Chúa không hỏi ông rằng: Ngươi có thông minh hơn những kẻ này chăng? Chúa Giê xu cũng không hỏi Ông có giàu hơn những kẻ này không? Câu hỏi: Ngươi có yêu ta không? Và rồi Chúa ôn tồn bảo rằng: Hãy chăn chiên ta.
Yêu Chúa thì mới chăn chiên của Chúa được, yêu Chúa thì mới chịu đựng, tha thứ và mới yêu thương được chiên của Chúa. Có yêu Chúa thì mới dám hy sinh cho chiên của Chúa.
Chúa đã vì yêu mà phó chính sự sống Ngài cho chúng ta.
Bạn có muốn giống như chân dung các tổ phụ trong Thánh Kinh không? Bạn sẽ giống họ khi bạn và tôi có tấm lòng và trái tim của một người mẫu tử.
Bạn có yêu Hội Thánh không? Nếu bạn không yêu Hội Thánh thì bạn không giống Chúa rồi! Vì Chúa yêu thương Hội Thánh giống như người chồng yêu vợ của mình.
Nhân ngày Phục Sinh của Chúa xin gởi đến các bạn một thông điệp của Chúa Giê Xu kính yêu rằng: Các ngươi hãy yêu thương nhau, vì như vậy thiên hạ sẽ nhận biết các ngươi là môn đồ ta.
“Tôi không muốn một mình sống hạnh phúc bên cạnh
Chúa, nếu ở đó tôi không có Dân của tôi!”