Gia Dinh Gieo Giong

CHUẨN BỊ CHO NGÀY CHÚA TRỞ LẠI - PHẦN I

ĐỀ TÀI: CHUẨN BỊ CHO NGÀY CHÚA TRỞ LẠI
KINH THÁNH: I TÊ-SA-NÔ-NI-CA 1 & 2
NHẬP ĐỀ:
Ha-lê-lua-gia! Giê-xu đẹp ánh nắng ban mai, Giê-xu là khúc thánh ca cao vời, là suối nước trong êm đềm.
Chủ đề của sách I Tê-sa-nô-ni-ca là đạo lý về sự tái lâm của Chúa Giê-xu, tức là những biến cố thời sau rốt.

Vào đầu chức vụ của mình, thánh Phao-lô đã rao giảng chính yếu và cốt lõi về sự Phục-sinh của Chúa Giê-xu.

Nhưng trong các lá thư về sau này, ông lại tập trung rất nhiều đến những biến cố về sự tái lâm của Chúa Giê-xu và Cơ-đốc nhân cần phải chuẩn bị đợi chờ Chúa trở lại trong vinh quang để đón các con cái của mình vào trong Nước vinh hiển.

Có bao giờ quý vị hỏi rằng: Tôi phải làm những gì trước khi Chúa Giê-xu Ngài trở lại? Tôi phải sống ra thế nào để chuẩn bị ngày Chúa Giê-xu trở lại.
Thánh Kinh cho chúng ta biết: Chúng ta đang sống trong những thời đại cuối cùng, cuối cùng của các thời đại vì ngày Chúa Giê-xu đã trở lại rất gần rồi, không còn xa nữa.

Tâm trạng của các tín hữu trong thế kỷ đầu tiên và chúng ta ngày nay thường  thắc mắc rằng: “ Nào Chúa tái lâm ở đâu? Ngài trở lại đâu vì đã hơn hai ngàn năm rồi mà Ngài đã trở lại đâu?”
Đây cũng là thái thộ thờ ơ, lãnh đạm mà sứ đồ Phi-e-rơ cảnh báo như sau: “Trước hết phải biết rằng, trong những ngày sau rốt, sẽ có mấy kẻ hay gièm chê, dùng lời giễu cợt, ở theo tình dục riêng của mình, đến mà nói rằng: Chớ nào lời hứa về sự Chúa đến ở đâu? Vì từ khi tổ phụ chúng ta qua đời rồi, muôn vật vẫn còn nguyên như lúc bắt đầu sáng thế. Chúng nó có ý quên lửng đi rằng buổi xưa bởi lời Đức Chúa Trời có các từng trời và trái đất, đất ra từ nước và làm nên ở giữa nước, thế gian bấy giờ cũng bị hủy phá như vậy, là bị chìm đắm bởi nước lụt. Nhưng trời đất thời bây giờ cũng là bởi lời ấy mà còn lại, và để dành cho lửa; lửa sẽ đốt nó đi trong ngày phán xét và hủy phá kẻ ác. Hỡi kẻ rất yêu dấu, chớ nên quên rằng ở trước mặt Chúa một ngày như ngàn năm, ngàn năm như một ngày. Chúa không chậm trễ về lời hứa của Ngài như mấy người kia tưởng đâu, nhưng Ngài lấy lòng nhịn nhục đối với anh em, không muốn cho một người nào chết mất, song muốn cho mọi người đều ăn năn. Song le, ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm. Bấy giờ các từng trời sẽ có tiếng vang rầm mà qua đi, các thể chết bị đốt mà tiêu tán, đất cùng mọi công trình trên nó đều sẽ bị đốt cháy cả (II Phi-e-rơ 3:3-10)

Chúa Giê-xu cũng phán cùng các môn-đồ khi xưa và chúng ta ngày nay rằng: “Vậy hãy tỉnh thức, vì các ngươi không biết ngày nào Chúa mình sẽ đến.”(Mat 24:42 )

Trong những ngày vừa qua báo chí, đài và tivi đã sốt nóng về tin tức và những dấu hiệu Chúa trở lại rất gần rồi.
Trên phương diện của quốc gia chúng ta thôi.

Cá chết ở miền Trung dài mấy chục cây số mà không tìm ra nguyên nhân.
Trên Cao Nguyên thì hạn hán không có mưa.
Hạn hán, đói kém, dịch lệ và chiến tranh xảy ra cách rất dữ dội.

Rồi về phương diện tâm linh: Các chùa chiền mọc lên như lấm, gần đây thành phố Hải phòng có dự án xây đại chủng viện của phật giáo ngay trung tâm thành phố với vài trăm tỷ.
Tà giáo xuất hiện ngày càng tinh vi hơn.

a.     Tiên tri giả: Hãy giữ mình vì nhiều kẻ lấy danh Chúa mà đến, những Christ giả, tiên tri giả sẽ nổi lên, làm những dấu kỳ, phép lạ dụ dỗ chính những người được chọn. (Mác 13: 21, 22).

b.    Sự bắt bớ: Chúng ta sẽ bị nộp trong các tòa án, bị đánh trong các nhà hội (Mác 13:9) Anh sẽ nộp em cho phải chết, cha sẽ nộp con, con cái sẽ dấy lên nghịch cùng cha mẹ mình và làm cho phải chết. (Biến cố này đã xảy ra trong thời kỳ cải cách ruộng đất và đấu tố tại miền Bắc Việt Nam vào khoảng thời gian 1953-1956. "Các ngươi bị ghét vì danh ta, song ai cứ bền lòng đến cuối cùng thì được cứu." (Mác 13:13). 

c.     Giặc giả và tiếng đồn về giặc: Thế giới chưa bao giờ chấm dứt chiến tranh từ đệ nhất thế chiến, rồi đệ nhị thế chiến, chiến tranh thuộc điạ, chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Nam- Bắc Việt Nam với sự tham chiến của Hoa Kỳ, Nga sô, Trung Quốc. Tiếp theo là sự sụp đổ các nước Cộng Sản Đông Âu, chiến tranh vùng Vịnh, tranh chấp Biển Đông v.v… Theo thống kê của trang web wilki cho thấy có hơn 100 triệu người chết trong chiến tranh của thế kỷ 20.

d.    Đói kém: Phần lớn đói nghèo là do hậu quả chiến tranh. Theo nguồn tin của Bách Khoa tự điển Wiki từ thế kỷ thứ 12 đến 20 có tất cả là 157 lần nạn đói xảy ra khắp thế giới bao gồm Nhật, Anh, Bồ Đào Nha, Ai Cập, Mexicô, Ấn độ, Ba lan, Trung Quốc, Campuchia, Việt Nam, Công-gô v.v...


e.     Động đất: Cũng theo nguồn tự điển bách khoa thì số vụ động đất xảy ra rất nhiều, chỉ tính từ năm 1990 đến nay, số lần động đất xảy ra có thể hơn một nghìn lần. Gần đây nhất, cơn động đất xảy ra vào năm 2010 tại Hai-ti (Nam Mỹ) đã làm thiệt mạng trên 200 nghìn người.

f.      Các dấu hiệu khác như: bệnh dịch aids, sars, cúm gà H5N1, thánh đồ tử vì đạo, tình yêu Chúa giảm dần, Phúc âm được giảng ra khắp đất…


Điều đó cho thấy ngày Chúa Giê-xu trở lại đã rất gần rồi. Vậy trước ngày Chúa chúng ta trở lại chúng ta phải làm gì? Phao lô viết lá thư Tê-sa-nô-ni-ca thứ nhất và thứ nhì để tỉnh thức các con cái của Chúa đừng sống thờ ơ, nguội lạnh và ngủ mê nữa.
Phần thứ nhất mà sứ đồ Phao-lô nói cho chúng ta biết điều phải làm trước khi Chúa Giê-xu trở lại là phải:

I.                  TIẾP NHẬN ĐẠO ( 1:6)
Tiếp nhận Đạo ở đây không phải là phải tin vào một tôn giáo nào đó hoặc là phải theo một tôn giáo nào đó, không phải như vậy!
Chữ “ Đạo” ở đây Đạo, theo chữ Hán nghĩa đen là con đường hay đường đi, nghĩa bóng mang khái niệm trừu tượng về con đường, phương hướng, đường lối dẫn dắt con người đi đến mục tiêu hay lý tưởng nào đó.

Chúa Giê-xu tuyên bố trong Phúc-âm Giăng 14:6 rằng: “Ta là đường đi, lẽ thật, và sự sống; chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha.”
Chúa Giê-xu không phải là một trong nhiều con đường, nhưng là con đường duy nhất để con người có thể đến được cùng Đức Chúa Cha. Và Ngài cũng là Con đường duy nhất để con người được cứu rỗi.
Trong ngày lễ Ngũ-tuần sứ đồ Phi-e-rơ tuyên bố: “Chẳng có sự cứu rỗi trong đấng nào khác; vì ở dưới trời, chẳng có danh nào khác ban cho loài người, để chúng ta phải nhờ đó mà được cứu.”
( Công-vụ 4:12)

Chúa Giê-xu không phải như phật thích ca, phật thích ca nói với đệ tự của mình rằng: “ Thầy không phải là con đường, nhưng thầy chỉ cho các con con đường”
Còn Chúa Giê-xu tuyên bố rằng: “ Ngài chính là con đường”
Con đường dẫn lên trên.
Con đường  duy nhất.
Con đường dẫn đến sự sống.
Con đường nối liền giữa con người với Đức Chúa Trời.
Đặc biệt, sứ đồ Giăng nói trong Tin Lành của ông rằng: “ Nhưng hễ ai đã nhận Ngài, thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Đức Chúa Trời, là ban cho những kẻ tin danh Ngài,” ( Giăng 1:12)

Tiếp nhận Đạo có nghĩa là tiếp nhận chính Chúa Giê-xu Christ. Ngài ở đây là Chúa Giê-xu, và Chúa Giê-xu chính là con đường.

Có ân điển rất lớn khi chúng ta ở trong Chúa Giê-xu, có phước hạnh rất lớn khi chúng ta thuộc về Chúa Giê-xu. Và chỉ khi chúng ta ở trong Chúa Giê-xu có nghĩa là chúng ta tiếp nhận Ngài thì chúng ta mới có được mà thôi.

Phước hạnh đó là gì thưa Hội Thánh!
Đó là khi chúng ta tiếp nhận Ngài vào trong đời sống của chúng ta thì ngay lúc đó chúng ta được quyền và địa vị rất cao quý đó là: Được làm con cái của Đức Chúa Trời.

Sứ-đồ Phao-lô nói trong thơ Rô-ma 5: 10 rằng: “Vì nếu khi chúng ta còn là thù nghịch cùng Đức Chúa Trời, mà đã được hòa thuận với Ngài bởi sự chết của Con Ngài, thì huống chi nay đã hòa thuận rồi, chúng ta sẽ nhờ sự sống của Con ấy mà được cứu là dường nào!”
Khi quý vị và tôi ở trong Chúa Giê-xu thì chúng ta không còn là người thù nghịch cùng Đức Chúa Trời nữa mà là được hòa thuận bởi sự sự chết của Con Ngài.
Ha-lê-lu-gia! Đây chính là ân điển và phước hạnh cho người tiếp nhận Ngài.

Rồi sứ-đồ Phao-lô cũng khẳng định tiếp và đây cũng chính là tin mừng cho chúng ta, ông nói: “Cho nên hiện nay chẳng còn có sự đoán phạt nào cho những kẻ ở trong Đức Chúa Jêsus Christ;” ( Rô-ma 8:1)

Tin mừng ở đây là: Người ở trong Chúa Giê-xu không còn bị Ngài kết tội nữa, không bị lên án nữa.

Phao-lô nói chúng ta được gọi Ngài là:
Ro 8:15 “ Thật anh em đã chẳng nhận lấy thần trí của tôi mọi đặng còn ở trong sự sợ hãi; nhưng đã nhận lấy thần trí của sự làm con nuôi, và nhờ đó chúng ta kêu rằng: A-ba! Cha!”

Ga 4:6 “ Lại vì anh em là con, nên Đức Chúa Trời đã sai Thánh Linh của Con Ngài vào lòng chúng ta, kêu rằng: A-ba! Cha!”

Đức Chúa Trời không phải là ông nữa, mà là Ngài Cha, Ngài không phải là ông của chúng ta, chúng ta không phải là cháu của Ngài mà là chính là con của Ngài.
Vì theo luật của người Do-thái thì cháu không hưởng được bất cứ một gia tài nào cả, chỉ có con mới hưởng được gia tài mà thôi.

Chúng ta cũng không phải là con nuôi của Ngài nữa, vì con nuôi chỉ hơn kẻ giúp việc mà thôi. Nhưng chúng ta là con của Ngài.

Phao-lô nói trong thơ Cô-lô-se 1:12 “Hãy tạ ơn Đức Chúa Cha, Ngài đã khiến anh em có thể dự phần cơ nghiệp của các thánh trong sự sáng láng:”
Rồi sang đến Cô-lô-se 3:24 “vì biết rằng anh em sẽ bởi Chúa mà được cơ nghiệp làm phần thưởng. Hãy hầu việc Đấng Christ, tức là Chúa.”

Sứ đồ Phi-e-rơ khẳng định rằng cơ nghiệp của chúng ta do Chúa ban cho “là cơ nghiệp không hư đi, không ô uế, không suy tàn, để dành trong các từng trời cho anh em,” ( I Phi-e-rơ 1:4)

Cơ nghiệp mà sứ đồ Phi-e-rơ nói là: Sự sống đời đời.
Chỉ có người tiếp nhận Giê-xu Christ mới có sự sống đời đời mà thôi. Sự sống đời đời không dành cho những kẻ chối bỏ không tin Ngài. Sự sống đời đời được dành cho những người con của Ngài.

Chúa Giê-xu phán với Ni-cô-đem rằng: “Ai tin Ngài thì chẳng bị đoán xét đâu; ai không tin thì đã bị đoán xét rồi, vì không tin đến danh Con một Đức Chúa Trời.” ( Giăng 3:18)

Sứ đồ Phao-lô nói tiếp trong thơ Tê-sa-nô-ni-ca thứ nhất rằng: người Tê-sa-nô-ni-ca đã không chỉ tiếp nhận Chúa Giê-xu mà thôi mà cũng còn cả chịu khổ với Ngài nữa.

Chúng ta để ý cụm từ “tiếp nhận đạo giữa lúc nhiều sự khốn khó,”
Chữ “ khốn khó” ở đây có nghĩa là: hoạn nạn, đau khổ.

Điều đó có nghĩa gì? Điều đó có nghĩa là: Khi tiếp nhận Chúa Giê-xu thì không có nghĩa là không gặp khó khăn gì cả. Khi tiếp nhận Chúa Giê-xu thì không có nghĩa không gặp đau khổ, hoạn nạn. Nhưng mà cũng phải đối diện với nhiều khó khăn và hoạn nạn nữa.

Nó có nghĩa ngay trong chỗ khó khăn, đau khổ, dù chịu nhiều bắt bớ chống đối xong họ vẫn không hề bỏ cuộc, nao sờn, sợ hãi.

Minh họa: Nhiều người làm chứng hoặc rao giảng một Tin-lành khác đó là lúc nào cũng vẽ một cái bánh vẽ trước mặt người khác. Tin Chúa đi, tin Chúa sướng lắm, phước lắm. Nhưng đó chỉ là một nửa của Tin-lành thôi. Còn có một nữa khác nữa đó là: cũng phải chịu khổ vì Chúa nữa.

Sứ đồ Phao-lô nói trong thơ Phi-líp 1: 29 “không những tin Đấng Christ mà thôi, lại phải chịu khổ vì Ngài nữa,”
IPhi 2:21   21 Anh em đã được kêu gọi đến sự đó, vì Đấng Christ cũng đã chịu khổ cho anh em, để lại cho anh em một gương, hầu cho anh em noi dấu chân Ngài;
Gia 5:11   11 Anh em biết rằng những kẻ nhịn nhục chịu khổ thì chúng ta xưng là có phước. Anh em đã nghe nói về sự nhịn nhục của Gióp, và thấy cái kết cuộc mà Chúa ban cho người; vì Chúa đầy lòng thương xót và nhân từ.
IITi 1:12   12 ấy lại là cớ mà ta chịu khổ. Nhưng ta chẳng hề hổ thẹn, vì biết ta đã tin Đấng nào, chắc rằng Đấng ấy có quyền phép giữ sự ta đã phó thác cho đến ngày đó.
IITi 2:3   3 Hãy cùng ta chịu khổ như một người lính giỏi của Đức Chúa Jêsus Christ.
Mac 8:31   31 Bấy giờ, Ngài khởi sự dạy môn đồ rằng Con người phải chịu khổ nhiều, phải bị các trưởng lão, các thầy tế lễ cả, và các thầy thông giáo loại ra, phải chịu giết, sau ba ngày phải sống lại.
Minh họa: Trong chuyến truyền giáo vừa rồi, tôi và anh Quý chứng kiến một nhân chứng. Một phụ nữ khi tin Chúa bị người chồng kề dao vào cổ và cứa bắt bỏ Chúa. Nhưng vẫn can đảm nói rằng: giết tôi thì tôi sẽ không chết mà được sống, giết tôi ông sẽ mất tôi mãi mãi nhưng tôi sẽ được ở cùng Chúa. Chồng làm cán bộ cũng to lắm và mỗi khi đi họp bị chính quyền thúc ép, gây áp lực. Nhưng cuối cùng ông ấy cũng đã tin Chúa. Và chúng tôi đến thăm ông được ông xuống ao đánh cá, bắt gà giết thịt.
Không chịu khổ thì không có vinh quang, không đội mão gai thì không được đội mão triều thiên, không có đau thương không có hạnh phúc thật.
Thưa quý vị!
Tin Chúa trong thời kỳ đau khổ, hoạn nạn khốn khó như vậy, và tưởng chừng như đức tin của họ nhạt nhòa, đạo Chúa bị nghẹt ngòi nhưng trái lại. Họ như là bông hoa hồng càng nghiền càng tỏa mùi thơm. Chúa không những từ nơ
Chúng ta đọc câu số 8 Vì đạo Chúa không những từ nơi anh em vang ra trong xứ Ma-xê-đoan và A-chai thôi đâu, nhưng đức tin mà anh em có trong Đức Chúa Trời đã đồn khắp mọi nơi, đến nỗi chúng tôi không cần phải nói đến nữa. ”
Chữ “ vang ra” có nghĩa là “ thổi kèn” hoặc là “ tiếng sấm vang rền”.
Minh họa: Quý vị đã nghe tiếng kèn thổi nên chưa? Nó rất vang, quý vị đã nghe tiếng sấm chưa nó rất vang, vang rất xa.
Ước gì đây chính là điều mà Hội Thánh chúng ta đang thiếu… đang cần.
Xin Chúa cho mỗi đời sống chúng ta dù hoàn cảnh ra sao, khốn khó, đau khổ thế nào thì hãy làm cho đạo của Chúa được vang ra.

Giữa cảnh khốn khó, đau khổ mà đạo của Chúa vẫn được vang ra.
Minh họa:
Các tín hữu trong thế kỷ đầu tiên đã sống trong thời kỳ bách hại giữ tợn, Chúa đã làm cho họ tản lạc  và họ chạy đi đến đâu đạo của Chúa được truyền ra đến đó.

Lịch sử của Hội Thánh đã chứng minh rằng: Khi nào Hội Thánh và các con cái của Chúa chịu bắt bớ, chống đối thì đó chính là lúc mà đạo của Chúa được vang ra, được truyền bá.

Không những đạo của Chúa được phát triển mạnh mẽ, nhưng sứ đồ Phao lô cũng nói: Đức tin của họ đã đồn ra khắp mọi nơi.

“Vì đạo Chúa không những từ nơi anh em vang ra trong xứ Ma-xê-đoan và A-chai thôi đâu, nhưng đức tin mà anh em có trong Đức Chúa Trời đã đồn khắp mọi nơi, đến nỗi chúng tôi không cần phải nói đến nữa.”

Sứ đồ Phao-lô cũng khen ngợi đức tin của các con cái Chúa sống tại thành phố Rô-ma 1:8 “Trước hết, tôi nhờ Đức Chúa Jêsus Christ, vì hết thảy anh em mà tạ ơn Đức Chúa Trời tôi về đức tin anh em đã đồn khắp cả thế gian.


Minh họa:

II.               ĂN Ở THEO ĐẠO

1. Ăn Ở Nhu Mì ( 2:7)
Chúng ta cùng nhau cụm từ “ ăn ở” được thánh Phao-lô dùng rất nhiều lần. Đầu tiên là trong I Tê-sa-nô-ni-ca 2:7 “Nhưng chúng tôi đã ăn ở nhu mì giữa anh em, như một người vú săn sóc chính con mình cách dịu dàng vậy.”

Động từ “ ăn ở nhu mì” có nghĩa là dịu dàng, không thô lỗ, cộc cằn, không hận thù, oán ghét mà là yêu thương cách dịu dàng.
Phao-lô dùng từ vú săn sóc chính con mình để mô tả ông giống như một người mẹ thuộc linh chăm sóc cho những đứa trẻ sơ sinh thuộc linh của mình.

Chữ “ dịu dàng” ở đây có nghĩa là một người sưởi ấm, ấp ủ những đứa con của mình.

Minh họa: Đây là hình ảnh thường được dùng cho chim mẹ sưởi ấm chim con.
Đây cũng chính là hình ảnh, rất đẹp mà Chúa Giê-xu nói đến tình mẫu từ giữa Ngài với tuyển dân của Ngài trong Phúc-âm Mat-thi-ơ 23:37 “Hỡi Giê-ru-sa-lem, Giê-ru-sa-lem, bao nhiêu lần ta muốn nhóm họp các con ngươi như gà mái túc con mình lại ấp trong cánh, mà các ngươi chẳng khứng!”
Hình ảnh này cũng được Đức Chúa Cha mô tả chính Ngài với dân của Ngài trong suốt Thánh-kinh Cựu Ước.
Chúa phán trong sách tiên tri Ê-sai 66:13 “Ta sẽ yên ủi các ngươi như mẹ yên ủi con” Ta đã dùng dây nhân tình, dùng xích yêu thương kéo chúng nó đến. ( Ô-sê 11:4)

Phao-lô muốn dùng những hình ảnh này để nói lên tình thương của ông dành cho các tín hữu trong Hội-thánh.

Thưa Hội-thánh của Chúa Giê-xu yêu dấu!
Tiếp nhận đạo giữa nhiều lúc khốn khó đã khó rồi nay giữa cảnh khốn khó như vậy, mà ai nấy vẫn một lòng đùm bọc yêu thương nhau mới càng khó và thật quý báu làm sao.

Tin đạo đã là khó lắm rồi – nhưng sống đạo còn khó hơn rất nhiều. Niềm tin phải gắn liền với cuộc sống, đức tin phải đi đôi với việc làm.
Nếu chúng ta tiếp nhận Ngài mà không vâng lời Ngài thì sự tin đạo ấy thật chưa là gì cả.

Nếu chúng ta tiếp nhận đạo mà chịu đủ mọi thứ bắt bớ của người chưa tin rồi. Mà nay đến Hội-thánh tưởng được an ủi, yêu thương, đùm bọc thì lại ghen ghét, và oán trách nhau điều đó thật buồn phải không thưa quý vị?

Thế gian nó đã ghét chúng ta rồi, nó xa lánh chúng ta rồi, thì chúng ta phải yêu thương nhau. Tin đạo mà không sống đạo thì sự tin thật vô ích lắm thay.

Chúa Giê-xu đã đổ một lượng tình thương rất lớn vào trong Hội Thánh của Ngài, và Ngài là Chúa của tình yêu, Ngài luôn căn rặn rằng: các con hãy yêu thương nhau.
Các con hãy yêu thương nhau đó là làm trọn điều răn và luật lệ của Chúa. Mọi luật pháp được tóm lại trong hai điều; yêu Chúa và yêu người.
Nếu không yêu anh em mình thấy được thì không thể yêu Đức Chúa Trời không thấy được.
Chúa Giê-xu phán: “ Các con hãy yêu thương nhau, vì tại các con yêu thương nhau mà thiên hạ sẽ nhận biết các con là môn-đồ của ta.
Chúng ta được Chúa đặt cạnh nhau để sưởi ấm cho nhau, chúng ta được đặt cạnh nhau để bồng ẵm, và đùm bọc nhau. Chúng ta được đặt cạnh nhau để cho thiên hạ biết về tình yêu của Đức Chúa Trời.

Minh họa: Làm sao thiên hạ biết được về một Đức Chúa Trời của tình yêu thương. Người ta chỉ biết khi và chỉ khi đó là chúng ta hãy yêu thương nhau.

Trước khi Chúa Giê-xu Ngài trở lại, Ngài muốn chúng ta tiếp nhận Ngài, trước khi Chúa Giê-xu trở lại Ngài muốn đức tin của chúng ta được tăng trưởng và đồn ra khắp mọi nơi. Trước khi Chúa Giê-xu trở lại Ngài muốn mỗi chúng ta hãy sưởi ấm cho nhau và yêu thương lẫn nhau.

Động từ “ ăn ở” là nói đến một nếp sống.
Trong khi chúng ta chờ đợi sự trở lại của Chúa Giê-xu kính yêu, thì chúng ta phải thực hành và sống một nếp sống yêu thương nhau, hiệp một với nhau, đừng phân rẽ nhau ra.

Sứ-đồ Phao-lô nói trong thư viết cho người Cô-lô-se 3:13 như sau: “nếu một người trong anh em có sự gì phàn nàn với kẻ khác, thì hãy nhường nhịn nhau và tha thứ nhau: như Chúa đã tha thứ anh em thể nào, thì anh em cũng phải tha thứ thể ấy.”

Phao-lô nói tiếp: “ Hãy lấy lòng yêu thương mềm mại mà yêu nhau như anh em; hãy lấy lẽ kính nhường nhau.” ( Rô-ma 12:10)

2. Ăn Ở Cách Thánh Sạch ( 2:10)
“Anh em làm chứng, Đức Chúa Trời cũng làm chứng rằng cách ăn ở của chúng tôi đối với anh em có lòng tin, thật là thánh sạch, công bình, không chỗ trách được.”

Thế nào là một người ăn ở thánh sạch?
Chữ “ thánh sạch” hay “ trong sạch” hoặc “ thánh thiện” nó có nghĩa là: không ô uế, không bị pha tạp, không bị xung đột, nó cũng có nghĩa là phải sống trung thực, không có đạo đức giả dối, không tìm kiếm lợi lộc, không được hai lời hay hai lòng.

Chữ “ thánh sạch” nó cũng có nghĩa là sống một đời sống tận hiến cuộc đời cho Đức Chúa Trời.

Minh họa: Người ta được thánh sạch không nhờ vào một số nghi thức tắm gội hoặc thanh tẩy bằng nước như những người Công-giáo thường hay đi rửa tội.

Ngày xưa, các thầy-tế-lễ trong thời Cựu Ước muốn vào dâng của tê-lễ cho Đức Chúa Trời hoặc vào trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời thì đòi hỏi phải tắm rửa sạch sẽ. Chính vì vậy mà ở trước cửa đền tạm có một chậu nước bằng đồng để tắm rửa xong rồi mới được phép vào.

Minh họa: Ngày nay, một số nhà thờ Công-giáo vẫn còn giữ nghi thức này, trước cửa nhà thờ thường có một chậu nước và trước khi con chiên bước vào trong nhà thờ thì phải chấm mấy ngón tay vào trong chậu nước đó rồi làm dấu thánh giá như thể là mọi tội lỗi được gột rửa vậy.

Nhưng đó không phải là điều Thánh-kinh ủng hộ, ngày nay, chúng ta là những người tin theo Chúa Giê-xu Christ thì chúng ta chỉ được trong sạch và thánh khiết nhờ vào dòng huyết của Ngài mà thôi. Không có sự đổ huyết thì không có sự tha tội.

Huyết Ngài làm sạch mọi tội lỗi chúng ta.
Huyết Ngài xưng công bình cho chúng ta trước ngai của Đức Chúa Trời.
Huyết Ngài làm cho chúng ta được hòa thuận cùng Đức Chúa Trời.

Nhờ sống quyền năng của Chúa Thánh-linh và nhờ dòng huyết quý báu của Con Đức Chúa Trời mà chúng ta sống một đời sống thánh khiết.
Và đặc ân rất lớn mà Chúa Giê-xu dành cho người đeo đuổi một đời sống thánh khiết, trong sạch là: “Phước cho những kẻ có lòng trong sạch, vì sẽ thấy Đức Chúa Trời!” ( Ma-thi-ơ 5: 8)
Tôi cho rằng: Sự thanh sạch, và công bình, hoặc không chỗ trách được là cùng một ý nghĩa cho nên tôi chỉ chọn một trong ba động từ để giải nghĩa thôi.

Bây giờ, chúng ta sẽ nhìn thấy Phao-lô mở rộng một đời sống có nếp sống trong sạch, thanh sạch là như thế nào ngay trong lá thư Tê-sa-nô-ni-ca này.
Chúng ta cùng đọc I Tê-sa-nô-ni-ca 4:1-8 “Vả lại, hỡi anh em, anh em đã học nơi chúng tôi phải ăn ở cách nào cho đẹp ý Đức Chúa Trời, và điều đó anh em đã làm rồi, thì chúng tôi nhân Đức Chúa Jêsus xin và cầu anh em phải đi luôn theo đường ấy càng ngày càng tới. 2 Anh em biết rõ chúng tôi đã bởi Đức Chúa Jêsus mà truyền cho anh em những điều răn nào. 3 Vì ý muốn Đức Chúa Trời, ấy là khiến anh em nên thánh: tức là phải lánh sự ô uế, 4 mỗi người phải biết giữ thân mình cho thánh sạch và tôn trọng, 5 chẳng bao giờ sa vào tình dục luông tuồng như người ngoại đạo, là kẻ không nhìn biết Đức Chúa Trời. 6 Chớ có ai phỉnh phờ anh em mình, hay là làm hại anh em bất kỳ việc gì, vì Chúa là Đấng báo oán những sự đó, như chúng tôi đã nói trước cùng anh em và đã làm chứng. 7 Bởi chưng Đức Chúa Trời chẳng gọi chúng ta đến sự ô uế đâu, bèn là sự nên thánh vậy. 8 Cho nên ai khinh bỏ điều chúng tôi nói, thì không phải khinh bỏ người ta đâu, bèn là khinh bỏ Đức Chúa Trời, là Đấng đã ban Thánh Linh của Ngài trong anh em.”

Một khúc Kinh-thánh tuyệt vời, đầy đủ ý nghĩa, rất chặt chẽ, như tấm gương soi để mỗi chúng ta soi dọi chính mình vào xem có chỗ nào còn bẩn thì lau chùi, rửa đi.

Kh 21:27   27 kẻ ô uế, người làm điều gớm ghiếc và nói dối không hề được vào thành; nhưng chỉ có những kẻ đã biên tên trong sách sự sống của Chiên Con.

Kh 22:11   11 Kẻ nào không công bình, cứ không công bình nữa; kẻ nào ô uế, cứ còn ô uế nữa; kẻ nào công bình, cứ làm điều công bình nữa; kẻ nào là thánh, cứ làm nên thánh nữa!

3. Ăn Ở Không Thiếu Chi Hết ( 4:11)
“ráng tập ăn ở cho yên lặng, săn sóc việc riêng mình, lấy chính tay mình làm lụng, như chúng tôi đã dặn bảo anh em, 12 hầu cho ăn ở với người ngoại cách ngay thẳng, và không thiếu chi hết.”

Chúng ta đừng nghĩ rằng: Việc làm ăn là không thiêng liêng, nó thuộc về phàm tục. Đó là quan điểm không được Thánh-kinh ủng hộ, đó là quan điểm sai lầm.
Chúa Giê-xu là Đấng làm việc: “Nhưng Ngài phán cùng họ rằng: Cha ta làm việc cho đến bây giờ, ta đây cũng làm việc như vậy.” ( Giăng 5:17)
Công việc của Ngài là gì? Đó là rao giảng Tin-lành về Nước của Đức Chúa Trời, đó là chữa lành mọi thứ tật bệnh, đó là tìm và cứu những kẻ bị hư mất.

Chúa Giê-xu là Đấng làm việc quên cả ăn, quên cả uống, quên cả ngủ. Vì sự cấp bách cứu người, cần được thực hiện càng sớm, càng nhanh càng tốt.

Chúng ta được Thánh-kinh dạy rất rõ về vấn đề là phải làm việc trong khi chờ đợi Chúa tái lâm.

Vì Phao-lô nói: “Chính anh em biết điều mình phải làm để học đòi chúng tôi; vì chúng tôi không có ăn ở sái bậy giữa anh em, 8 chưa từng ăn dưng của ai, nhưng đêm ngày làm lụng khó nhọc, để khỏi lụy đến một người nào trong anh em hết. 9 Chẳng phải chúng tôi không có quyền lợi được ăn dưng, nhưng muốn làm gương cho anh em, để anh em bắt chước. 10 Khi chúng tôi ở cùng anh em, cũng đã rao bảo cho anh em rằng: nếu ai không khứng làm việc, thì cũng không nên ăn nữa.”

Ông cũng căn rặn, nhắn nhủ Mục sư Tít như sau:

Tit 3:14   Những người bổn đạo ta cũng phải học tập chuyên làm việc lành, đặng giùm giúp khi túng ngặt, hầu cho họ khỏi đưng đi mà không ra trái.”

Chúng ta làm rất nhiều việc để nuôi sống chúng ta và giúp đỡ gia đình có cuộc sống ấm lo đó là điều đẹp ý Đức Chúa Trời.

Nhưng có một công việc tốt hơn thế, mà lại càng đẹp lòng Đức Chúa Trời đó là: Làm Việc Của Người Giảng Tin Lành.

Phao-lô nói với Mục sư trẻ là Ti-mô-thê rằng: “ Nhưng con, phải có tiết độ trong mọi sự, hãy chịu cực khổ, làm việc của người giảng Tin lành, mọi phận sự về chức vụ con phải làm cho đầy đủ.” ( IITi 4:5  )

Chúa Giê-xu cũng phán trong Phúc-âm Giăng 6:27 như sau: “ Hãy làm việc, chớ vì đồ ăn hay hư nát, nhưng vì đồ ăn còn lại đến sự sống đời đời, là thứ Con người sẽ ban cho các ngươi; vì ấy là Con, mà Cha, tức là chính Đức Chúa Trời, đã ghi ấn tín của mình.”
Như vậy, chúng ta trong khi chờ đợi Chúa tái lâm thì đừng có như người Tê-sa-nô-ni-ca cứ viện cớ việc Chúa sắp trở lại thì thế giới này sẽ bị tiêu tán đi rồi không ai chịu làm việc cả. Đó là điều mà thánh Phao-lô đưa ra mệnh lệnh cấm chỉ không được như thế. Nhưng ngược lại, nếu chúng ta chỉ lao vào lo làm lụng sớm tối không chịu lo canh giữ linh hồn, không chịu đi thờ phượng Chúa, không chịu làm việc của người loan báo Tin Lành thì nếu mai đây về gặp Chúa thì chỉ là Zê-zô mà thôi.




Related link

Latest Features

Weather

May - 2025
SMTWTFS
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031
       

Facebook comments