Đề tài: Người Chúa Gọi
Kinh Thánh: Giê-rê-mi 1: 4-10
Nhập đề:
Trong những ngày vừa qua khi đi
phục vụ Chúa ở xa, tôi đã chia sẻ và giảng dạy loạt: Theo Chân Các Tổ Phụ, bắt
đầu từ chân dung và khuôn mặt của các tổ phụ như Áp-ra-ham, Môi se, Đa-vít,
Gióp, Sa-lô-môn v.v…và hôm nay chúng ta tiến đến các sách tiên tri lớn trong
Thánh Kinh Cựu Ước sách Giê-rê-mi.
Bây giờ, trước khi chúng ta học
sách Giê-rê-mi, thì chúng ta cần có một cái nhìn tổng quát về con người cũng
như về cuốn sách của vị tiên tri Giê-rê-mi.
Chúng ta sẽ bắt đầu một cái nhìn
tổng quát về tiên tri Giê-rê-mi.
Mời Hội Thánh mở ra Giê-rê-mi 36,
xem chương này chúng ta sẽ biết lý do làm sao mà chúng ta có sách Giê-rê-mi
này.
Bắt đầu Giê-rê-mi 36:1-5 Chúa
phán với Giê-rê-mi đi lấy một cuộn sách, Chúa muốn Giê-rê-mi viết lại tất cả
những lời mà Ngài đã sai ông đi rao giảng trong những năm tháng vừa qua.
Và Giê-rê-mi đã nhờ Ba-rúc làm
thư ký, chép lại lời ông rao giảng, khi đã viết xong rồi thì về phía nhà vua
ông ấy phản ứng ra làm sao? Câu 21-26.
Mục đích Chúa sai Giê-rê-mi viết
ra những lời tiên tri đó là để làm gì? Để cho người ta nghe và ăn năn trở lại
với Chúa.
Nhưng trong thực tế thì ông vua
đã lấy dao cắt nhỏ ra và đốt luôn, ông chẳng có kinh sợ Chúa, ông cũng chẳng có
ăn năn và trở lại, Lời Chúa đọc đến đâu ông đốt đến đấy.
Đây cũng là điều nhắc nhở chúng
ta phải suy nghĩ, từ ngày xưa cho đến thời ngày nay, con người thường có thái
độ khinh thường Lời của Chúa.
Khi ông vua này đã đốt hết Lời
Chúa rồi thì Giê-rê-mi lại tiếp tục nhờ Ba-rúc viết lại một cuốn khác.
Ngược lại với thái độ của ông vua
coi thường Lời của Chúa, đem đốt hết sách thánh đi thì Giê-rê-mi lại là người
coi trọng, tôn kính Lời của Chúa cho lên ông lại nhờ Ba rúc viết lại.
Đây cũng là điều thực tế của
chúng ta ngày nay, người tin Chúa thì trân trọng, yêu mến Kinh Thánh, còn người
không có Chúa thì xem thường, đem Kinh Thánh đi đốt, đi huỷ.
Cuộn trước bị đốt hết rồi và cuộn
sách thứ hai được viết lại, cho lên ngày nay chúng ta mới có sách Giê-rê-mi
đang cầm trên tay đây.
Nếu không viết lại lần thứ hai
đó, thì ngày nay chúng ta không có sách Giê-rê-mi nữa. Đó chính là lý do có
sách này, và biết được lai lịch của sách này thì chúng ta càng trân trọng và
yêu mến Lời của Chúa càng hơn. Vì hai ông đã nhọc công, phải trả giá, hy sinh
viết lại những gì Đức Chúa Trời đã phán bảo ông làm.
Chúng ta sẽ bắt đầu đến Giê-rê-mi
1:4-10, chúng ta sẽ tập chung vào ơn gọi của Chúa dành cho Giê-rê-mi.
Khi chúng ta học về các tiên tri
thì chúng ta cần tập trung vào ơn gọi của Ngài dành cho các vị tiên tri, vì ơn
gọi của Chúa khởi đầu cho một sứ mạng tiên tri và định hướng cho cuộc đời và sứ
mạng của họ đối với Ngài.
I/. Chúa Gọi Con Người Vào Mối Quan Hệ Yêu Thương ( câu 4)
Câu 4 Chúa đã phán với Giê-rê-mi
rằng: “ Trước khi tạo nên ngươi
trong lòng mẹ, ta đã biết ngươi rồi;”
Chúng ta để ý tới một động từ “ Biết ”. Động từ biết trong Thánh Kinh
rất là hay, ngày nay chúng ta chịu ảnh hưởng văn minh của người phương tây. Khi
nói đến biết là mình nghĩ ngay đến cái đầu, chỉ nghĩ đến kiến thức thôi.
Nhưng trong ngôn ngữ của Thánh
Kinh thì Biết không phải chỉ là kiến
thức bằng cái đầu, mà Biết có nghĩa là yêu, biết là một mối quan hệ mật thiết với một ai đó.
Biết có nghĩa là đi vào và nếm trải một mối quan hệ thâm sâu, sâu sắc,
thân tình với một ai đó.Và ở đây, Chúa mời gọi Giê-rê-mi bước vào một mối quan
hệ và nếm trải mối quan hệ thâm sâu với Đức Chúa Trời dựa trên tình yêu.
Khi thiên sứ Gáp-ri-ên báo tin
cho bà Ma-ri rằng bà sẽ thụ thai, phản ứng của bà là làm sao mà chuyện ấy xảy
ra được, bởi vì tôi không Biết đến người nam nào.
Ma-ri cũng sử dụng động từ “ Biết” ở đây. Có một bản dịch của
người Công giáo dịch là: Bởi vì tôi không
biết đến chuyện vợ chồng.
Như vậy là động từ “ Biết” nó diễn tả một mối quan hệ thâm
tình và sâu sắc, khắng khít đến độ giống như mối quan hệ vợ chồng.
Như vậy, biết không phải chỉ bằng
cái đầu, cái kiến thức mà là với cả con người của mình, với cả trái tim của
mình là yêu.
Chúa PHÁN với Giê-rê-mi rằng: “Trước khi tạo nên ngươi trong lòng mẹ, ta
đã biết ngươi rồi; ta đã yêu người rồi” ( câu 4 )
Và tiên tri Giê-rê-mi viết lại
câu này, để ông nhấn mạnh rằng: Sứ mạng tiên tri mà ông đang thực hiện đó, sứ
mạng đó không phải đến do con người, mà sứ mạng đó đến từ Đức Chúa Trời.
Khi chúng ta đặt mình vào trong
bối cảnh lúc bấy giờ, chúng ta mới thấm thía được điều ông đang nói và sứ mạng
ông đang thực hiện nó quan trọng dường nào.
Chúng ta phải nhớ rằng: thời của
các tiên tri lúc bấy giờ có rất nhiều tiên tri giả nổi lên, những tiên giả đó
có thể do chính nhà vua đặt lên, chính những tiên tri giả được nhà vua đặt lên
đó cho nên các tiên tri giả đó chỉ tinh nói những lời tốt đẹp về nhà vua mà
thôi.
Nhưng Giê-rê-mi là người của Đức
Chúa Trời thật sự và sự kêu gọi của ông là đến từ chính Đức Chúa Trời, cho lên
ông đã nói tiên tri cách trung thực Lời của Đức Chúa Trời.
Giê-rê-mi đã nói tiên tri nghịch
cùng vua, cho nên vua mới bực tức, nổi điên đem đốt hết Lời Chúa mà ông đã chép
lại.
Nếu ông toàn nói những điều có
lợi cho vua thì chắc chắn quyển sách của ông viết lại đó đã không bị vua cắt
nhỏ và vứt vào lò lửa.
Cho lên ông viết lại câu Kinh
Thánh này để nói rằng: Sứ mạng của ông là đến từ Đức Chúa Trời chứ không phải
là từ con người. Nó không phải đến bởi quyền bính của thế gian. Và vì thế Lời
ông rao giảng không phải là lời của loài người mà là Lời của Đức Chúa Trời.
Sứ đồ Phao lô là vị sứ đồ của Đức
Chúa Giê-xu Christ, ông nói ông không nhận Tin Lành từ loài người mà là từ
chính Đức Chúa Trời.
Khi Sau lơ đang trên đường đi đến
thành Đa mách để bách hại, bỏ tù các con cái của Chúa, Chúa Giê xu đã hiện ra
với ông và cứu ông.
Ông đã nghe tiếng phán của Chúa
Cứu Thế, anh đã nhìn thấy ánh sáng từ trời. Chúa đã thay đổi ông, dùng ông cách
đặc biệt.
Từ một kẻ thù nghịch với Tin Lành
nhưng cuối cùng ông trở thành một người vĩ đại rao giảng Tin Lành, từ một người
thù nghịch với Đức Chúa Trời trở thành con trai, bạn cùng làm việc với Đức Chúa
Trời. Đây chính là vì Chúa yêu thương ông.
Không phải Giê-rê-mi và Phao lô
là những con người tốt đẹp, họ những con người yếu đuối, bội nghịch và dễ sa
ngã, thất bại. Nhưng bởi tình yêu thương của Chúa Ngài đã cứu họ và Ngài còn
vui lòng gọi họ trở nên người phục vụ cho Ngài nữa.
Thưa quý vị, hôm nay quý vị và
tôi hôm nay được Chúa cứu, chúng ta có được địa vị là con vua thánh trên trời
không bởi vì do chúng ta mạnh mẽ, tốt đẹp hay đạo đức đâu. Mà vì Chúa yêu
thương chúng ta mà thôi. Hôm nay, chúng ta có mối quan hệ với Đức Chúa Trời,
gọi Đức Chúa Trờ là A Ba Cha là bởi vì Ngài đã yêu chúng ta chứ không phải do
chúng ta xứng đáng gì cả.
Sứ đồ Phao lô quả quyết rằng: Ro 5:8 8 Nhưng
Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là
người có tội, thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết.
Cũng trong sách Giê-rê-mi Chúa
phán nhắc lại ơn Chúa gọi, và lý do Ngài chọn Giê-rê-mi: Gie
31:3 3 Đức Giê-hô-va từ
thuở xưa hiện ra cùng tôi và phán rằng: Phải, ta đã lấy sự yêu thương đời đời mà yêu ngươi; nên đã lấy sự nhân từ mà kéo ngươi đến.
II/. Tâm Trạng Của Người Chúa Gọi ( Câu 6 )
Phao lô nói trong I Cô-rinh-tô 1:
26-29 rằng: “ Hỡi anh em, hãy suy xét
rằng ở giữa anh em là kẻ đã được gọi, không có nhiều người khôn ngoan theo xác
thịt, chẳng nhiều kẻ quyền thế, chẳng nhiều kẻ sang trọng. 27
Nhưng Đức Chúa Trời đã chọn những sự dại ở thế gian để làm hổ thẹn
những kẻ khôn; Đức Chúa Trời đã chọn những sự yếu ở thế gian để làm hổ thẹn
những sự mạnh; 28 Đức Chúa Trời đã chọn những
sự hèn hạ và khinh bỉ ở thế gian, cùng những sự không có, hầu cho làm những sự
có ra không có, 29 để chẳng ai khoe mình
trước mặt Đức Chúa Trời.”
Tất cả chúng ta đang ngồi đây,
không có nhiều người quyền thế, sang trọng, hay khôn ngoan theo đời này, mà
chúng ta là những kẻ yếu đuối, thấp hèn. Nhưng Chúa đã cứu chúng ta, Chúa cứu
chúng ta, Chúa gọi và lựa chọn chúng ta phục vụ Ngài để rồi chúng ta không có
lý do gì để mà khoe mình cả.
Chúa không cứu chúng ta vì chúng
ta mạnh sức, Ngài không gọi chúng ta vì chúng ta khôn ngoan, Ngài không lựa
chọn chúng ta vì chúng ta khá giả, giàu có hay học thức đâu.
Nhưng chúng ta phần lớn là những
kẻ yếu đuối, dễ phạm tội, dễ sa ngã, dễ thất bại, thậm chí còn chống đối Chúa
nữa. Chúa kêu gọi chúng ta để bắt đầu với sứ mạng không phải vì chúng ta nói
hay, nói giỏi, hay cao to đẹp trai đâu.
Khi Chúa gọi kêu gọi một người
lãnh đạo giải cứu dân Do Thái ra khỏi Ai-cập thì Chúa chọn Môi se là một ông
già, lúc Môi se 80 tuổi.
Khi Chúa chọn người lãnh đạo cột
trụ trong Hội Thánh đầu tiên thì Chúa lại chọn Phi-e-rơ người chối Chúa ba lần.
Để đưa Con của Ngài vào đời, thì
Ngài đã mượn tử cung của một cô thiếu nữ quê mùa là Ma-ri sống tại Bết-lê-hem.
Sự chọn lựa của Ngài khác với sự
chọn lựa của loài người.
Vì loài người thì nhìn bề ngoài
còn Đức Chúa Trời nhìn thấu trong lòng.
Thánh Kinh khẳng định rằng: Chúng
ta phần lớn không phải là những người mạnh, không phải là người khôn ngoan,
cũng không phải là người quyền thế để khi Chúa biến đổi và đại dụng chúng ta
thì chúng ta sẽ nói rằng: ấy là nhờ ơn Chúa, nhờ sức Chúa, nhờ quyền năng của
Ngài hành động trong tôi, Ngài làm việc qua tôi mà thôi.
Chúng ta không ai dám khoe mình
mà khoe thì khoe về sức lực của Chúa, khoe về Đấng khôn ngoan, khoe về sự quan
phòng của Chúa mà thôi.
Chúng ta nhớ lời
của Chúa Giê xu dạy rằng: “ vì ngoài
ta, các ngươi chẳng làm chi được.’’ ( Giăng 15:5)
Còn Phao lô cũng
nói: “ Tôi
làm được mọi sự nhờ Đấng ban thêm sức cho tôi.”
( Phi 4:13)
Khi Chúa kêu gọi
và chọn lựa Giê rê-mi để ông phục vụ Ngài, tâm trạng của ông là lo sợ, vì thấy
mình bé nhỏ, yếu đuối, cho nên ông thốt lên rằng: “ Tôi thưa rằng: Ôi! Hỡi Chúa Giê-hô-va, nầy tôi chẳng biết nói chi, vì tôi là con trẻ. 7 Nhưng
Đức Giê-hô-va lại phán: Chớ nói: Tôi là con trẻ; vì ngươi sẽ đi khắp nơi nào ta
sai ngươi đi, và sẽ nói mọi điều ta truyền cho nói. ’’
Giê-rê-mi nói
rằng: Ôi! Hỡi Chúa Giê-hô-va, Con đây còn
quá trẻ, con không biết ăn nói.
Khi Chúa giao phó
sứ mạng cho Môi se là hãy đi giải thoát dân của Ngài ra khỏi đất Ai-cập. Thì
Môi-se đã phản ứng rất giống với phản ứng và tâm trạng của tiên tri Giê-rê-mi.
Xuất Ê-díp-tô 4:10
“Môi-se thưa cùng Đức Giê-hô-va rằng: Ôi!
Lạy Chúa, từ hôm qua, hôm kia, hay là từ lúc Chúa phán dạy kẻ tôi tớ Chúa, tôi
vẫn chẳng phải một tay nói giỏi, vì miệng và lưỡi tôi hay ngập ngừng. 11 Đức Giê-hô-va bèn phán rằng: Ai tạo miệng loài
người ra? hay là ai đã làm câm, làm điếc, làm sáng, làm mờ? Có phải ta là Đức
Giê-hô-va chăng? 12 Vậy bây giờ, hãy đi; ta sẽ
ở cùng miệng ngươi và dạy ngươi những lời phải nói.”
Cái phản ứng của
những người được Chúa gọi để thi hành một sứ mạng, bao giờ cũng là phản ứng sợ,
cho nên là muốn từ chối. Phản ứng rất là tự nhiên.
Khi chúng ta được
tổ chức giáo hội kêu gọi để làm cái này cái kia, chúng ta thường nghĩ rằng:
mình dư sức, mình làm được, thậm chí mình cứ vơ vào mình, mình chỉ nghĩ đến cái
trước mắt mà không nhìn được tương lai mình sẽ phải hoàn thành thế nào.
Khi được mời để
giảng giáng sinh tôi cũng lo lắm, vì đứng trước đông người, và đứng trước Đức
Chúa Trời mình phải làm gì, nói gì đây? Không biết nói gì?
Bây giờ, chúng ta
thử xem xem tại sao họ lại lo sợ khi được giao cho sứ mạng.
Minh Hoạ: Môi se chẳng hạn, đơn thân độc mã chạy vào
rừng sâu để chốn tránh sự truy đuổi của hoàng đế Ai cập. Vậy mà bây giờ Chúa
bảo ông một mình đơn thân độc mã quay trở về Ai cập gặp ông vua và lại còn đòi
hỏi là: để cho dân ta đi. Nó bắt chém đầu chết tươi, chứ còn đòi hỏi gì nữa.
Không khéo chưa kịp đòi hỏi thì đã bị chặt đầu rồi. Sao mà không sợ.
Còn ông Giê-rê-mi
cũng vậy, bây giờ Chúa sai đi để nói những điều mà không có đẹp lòng nhà vua
chút nào.
Chúng ta đọc câu
10: “Hãy xem, ngày nay ta đã lập ngươi trên các dân các nước, đặng ngươi hoặc
nhổ, hoặc phá, hoặc diệt, hoặc đổ, hoặc dựng, hoặc trồng.”
Sứ mạng của ông là
toàn thấy: nhổ, phá, diệt, đổ thì làm sao mà không cầm chắc cái chết trong tay.
Vậy thì làm sao không sợ.
Để chặn đứng sự lo
sợ của Giê-rê-mi, Chúa không chỉ đặt lời Ngài vào trong miệng của ông – nhưng
Ngài đã ban cho Giê-rê-mi một lời hứa tuyệt vời. Và Lời hứa này cũng được ban
cho tất cả mỗi chúng ta là con cái của Chúa.
III/. Lời Hứa Dành Cho Người Chúa Gọi ( Câu 8 )
“ Đừng sợ vì cớ chúng nó; vì ta ở với ngươi đặng giải cứu ngươi, Đức
Giê-hô-va phán vậy.”
Chúa phán: ta sẽ ở với ngươi, đọc
Thánh Kinh từ đầu cho tới cuối, không biết bao nhiêu lần chúng ta nghe thấy và
gặp câu này.
Chúa sai ai đi để thực hiện một
sứ mạng nào, lời hứa duy nhất của Chúa là: Ta ở với ngươi. Chỉ có vậy thôi
không có gì hơn. Nhưng có lời hứa này là có tất cả mọi sự.
Chúa ở với chúng ta thế là đủ
rồi, Chúa ở với chúng ta thì sẽ có ánh sáng, sẽ có sự khôn ngoan, sẽ có sức
mạnh, sẽ có bình an, sẽ có nghị lực.
Tác giả Thánh vịnh tuyên bố rằng:
Chúa ở với tôi, ắt sẽ chẳng sợ chi;
Người đời sẽ làm chi tôi?
Chúng ta thấy tiên tri Giê-rê-mi
sợ, Môi se cũng sợ, Ê-li cũng sợ nhưng Chúa đã ở cùng họ, Ngài ở với họ thì họ
sẽ đắc thắng được sự hãi, Ngài ở với chúng ta cho nên chúng ta không sợ sự kinh
khiếp của ban đêm, Chúa ở với chúng ta cho lên chúng ta không sợ tên bay ban
ngày nữa.
Vua Đa-vít bảo rằng:
Dầu khi tôi đi trong trũng bóng chết,
Tôi sẽ chẳng sợ tai họa nào; vì Chúa ở cùng tôi
Và Đa-vít chốn chui, chốn lủi tận
trong rừng sâu, nước độc khi con trai Áp-sa-lôm đuổi giết. Nhưng ông đã đắc thắng
được mọi sự sợ hãi đó, vì Chúa ở với ông.
Người Công giáo mỗi khi vào
chương trình thờ phượng Chúa là bao giờ họ cũng có câu đầu tiên rằng: Chúa ở
cùng anh chị em, và giáo dân đáp lại rằng: và ở cùng cha.
Trong một buổi lễ, có biết bao
nhiêu lần họ công xưng Chúa ở với họ, và họ đang ở với Chúa, và đó là lời chào
chúc đẹp nhất.
Lời hứa duy nhất mà Chúa ban cho
người Chúa sai đi là ta ở với ngươi.
Nếu ta liên kết động từ “ Biết” với động từ “ ta ở với ngươi” thì ta
sẽ thấy một dòng chảy duy nhất, đó là dòng của tình yêu.
Động từ “ biết” trong Thánh Kinh
không chỉ biết về cái đầu, cái kiến thức mà thôi, nhưng biết có nghĩa là yêu,
cũng vậy lời hứa ta ở với ngươi là một lời hứa của tình yêu.
Một người Nam kết hôn với một
người Nữ, lời đẹp nhất dành cho nhau là:
Anh ở với em, và em ở với anh.
Dù thuận cảnh hay nghịch cảnh anh
cũng sẽ ở với em, dù nghèo hay giàu, trong thịnh vượng cũng như lúc gian nan,
khi mạnh khỏe cũng như lúc bệnh hoạn thì anh luôn ở với em. Và ngược lại em
cũng vậy.
Chứ còn không ai hứa rằng: tôi sẽ
cho cô mấy cái nhà lầu, tôi sẽ cho cô cái xe hơi, nhưng khi nhà lầu đổ thì hôn
nhân cũng đổ, khi xe hơi bị tan thì hôn nhân vợ chồng cũng tan.
Cái lời hứa đẹp nhất của tình yêu
đó là: ở với.
Chúng ta thấy Chúa Giê xu có danh
xưng là: Emmanuen. Nghĩa là Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta.
Chúa cũng hứa với
tiên tri Ê-sai rằng: “ Đừng sợ, vì ta ở với ngươi; chớ kinh khiếp, vì ta là Đức Chúa Trời ngươi!
Ta sẽ bổ sức cho ngươi; phải, ta sẽ giúp đỡ ngươi, lấy tay hữu công bình ta mà
nâng đỡ ngươi. “ ( Es 41:10 )
"Ta sẽ chẳng lìa
ngươi đâu, chẳng bỏ ngươi đâu" (Hê-bơ-rơ
13:5).
"Này,
ta ở cùng ngươi, ngươi đi đâu, sẽ theo gìn giữ đó và đem ngươi về xứ này; vì ta
không bao giờ bỏ ngươi cho đến khi ta làm xong những điều ta đã hứa cùng
ngươi" ( Sáng-thế Ký 28:15)
Hôm nay, mình có xác tín với Ngài
không, xác tín nền tảng của Cơ Đốc Nhân là: tôi được Chúa yêu trong mọi hoàn
cảnh và được Ngài ở cùng chúng ta.
Bạn có đang sợ hãi, dầu sự sợ đó
là gì đi chăng nữa thì Ngài đã phán rằng: Đừng
sợ, vì ta sẽ ở cùng ngươi, sẽ giải cứu ngươi.
Vì Chúa ở với Giê-rê-mi dù có đau
đớn, dù có thất bại đi chăng nữa nhưng cuối cùng vẫn chiến thắng, và đây chính
là an ủi và khích lệ cho tiên tri Giê-rê-mi và cho mỗi đời sống của chúng ta.
Nếu cuộc đời này có nhiều đau
khổ, và thất bại đi chăng nữa nhưng cuối cùng Chúa đứng về phía mình. Cuối cùng
mình vẫn chiến thắng, chiến thắng chính cái tội lỗi của mình, chiến thắng chính
cái xác thịt của mình.
Chiến
Chúng ta cần có đủ đức tin để bám
vào lời hứa của Chúa. Và lời hứa này rất đáng cho chúng ta suy nghĩ, suy đi
nghĩ lại trong đời sống theo Chúa của mình.
Bạn và tôi phải bám chặt vào lời
hứa này – khi Chúa ở cùng mình khi mình ở trong hoạn nạn, nghịch cảnh thì Chúa
cũng sẽ ở với mình. Chúng ta không bao giờ đơn độc.
Chúa đã phán rằng: “ vì ta không
ở một mình, nhưng Cha là Đấng đã sai ta đến vẫn ở cùng
ta.” (Giăng 8:16 ).